Ngày xuất bản: 24-10-2013

GIẢI THUẬT MỚI CHO BÀI TOÁN ĐỊNH VỊ VÀ NHẬN DẠNG BIỂN SỐ XE Ô TÔ

Trương Quốc Bảo, Võ Văn Phúc
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất phương pháp mới giúp phát hiện biển số xe ôtô. Phương pháp được đề xuất bao gồm các giải thuật: giải thuật đánh nhãn cho các thành phần liên thông (CCLA), giải thuật loại bỏ vùng không mong muốn (UREA), giải thuật định vị biển số xe ô tô cải tiến. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất mô hình mạng nơ-ron cho việc nhận dạng các ký tự trên biển số. Kết quả đã loại nhiễu và định vị biển số xe tốt hơn so với phương pháp áp dụng giải thuật xác định cạnh đứng (VEDA). Những kết quả thực nghiệm chứng tỏ phương pháp chúng tôi đề xuất là hiệu quả và đủ ổn định cho bài toán nhận dạng biển số xe.

ƯớC LƯợNG NHIễU GÂY RA BởI Độ LệCH TÂM CủA THIếT Bị CƠ KHí TRONG Hệ THốNG ĐIềU KHIểN

Ngô Quang Hiếu
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, phương pháp ước lượng nhiễu gây ra bởi độ lệch tâm của chi tiết cơ khí tác động vào hệ thống điều khiển được trình bày. Bằng cách áp dụng luật điều khiển thích nghi, nhiễu được ước lượng bao gồm tần số và biên độ. Phương pháp này được đánh giá nhờ vào việc mô phỏng một hệ thống cụ thể. Kết quả mô phỏng cho thấy tính hiệu quả của phương pháp ước lượng.

NHậN DạNG Ký Tự Số VIếT TAY BằNG GIảI THUậT MáY HọC

Đỗ Thanh Nghị, Phạm Nguyên Khang
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày giải thuật máy học rừng ngẫu nhiên xiên phân (rODT) cho nhận dạng ký tự số viết tay. Chúng tôi đề xuất sử dụng đặc trưng toàn cục (GIST) cho biểu diễn ảnh ký tự số trong không gian có số chiều lớn. Tiếp theo, chúng tôi đề xuất giải thuật học tự động rừng xiên phân ngẫu đa lớp, mỗi cây thành viên sử dụng siêu phẳng phân chia dữ liệu hiệu quả tại mỗi nút của cây dựa trên phân tích biệt lập tuyến tính (LDA). Việc xây dựng cây xiên phân ngẫu nhiên vì thế tạo cho giải thuật có khả năng làm việc tốt trên dữ liệu có số chiều lớn sinh ra từ bước tiền xử lý. Kết quả thử nghiệm trên tập dữ liệu thực MNIST cho thấy rằng giải thuật rODT do chúng tôi đề xuất nhận dạng rất chính xác khi so sánh với các phương pháp nhận dạng hiện nay.

NHẬN DẠNG MÔ HÌNH HỆ ỔN ĐỊNH LƯU LƯỢNG

Lâm Thành Hiệp, Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bài báo giới thiệu cách nhận dạng tham số mô hình toán của hệ ổn định lưu lượng chất lỏng RT020 của hãng Gunt-Hamburg mà không cần biết rõ cấu trúc vật lý của nó, là việc làm vốn dĩ khó khăn. Từ mô hình toán nhận dạng được, ta có thể mô phỏng để hiệu chỉnh bộ điều khiển một cách dễ dàng, mà không cần áp dụng ngay trên hệ thống thực, nhằm tiết kiệm thời gian, năng lượng và hao mòn thiết bị. Từ dữ liệu vào-ra thu thập được, mô hình hệ thống được nhận dạng bằng phần mềm MATLAB. Kết quả cho thấy mô hình toán nhận dạng được có độ khớp trên 80% so với hệ thực, trong cả hai trường hợp trường hợp kiểm nghiệm trên hệ vòng hở và hệ điều khiển PID vòng kín.

ĐáNH GIá BIếN ĐộNG NGUồN TàI NGUYÊN ĐấT ĐAI CHO CáC HUYệN VEN BIểN TỉNH BếN TRE DƯớI TáC ĐộNG CủA BIếN ĐổI KHí HậU

Nguyễn Thị Cẩm Sứ, Lê Văn Khoa, Võ Quang Minh, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Bản đồ đơn vị đất đai là cơ sở quan trọng cho đánh giá thích nghi đất đai đặc biệt trong công tác quy hoạch sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề tài đã tham khảo biên hội thông tin và số liệu từ các bản đồ đơn tính liên quan đến đất đai, khảo sát kiểm chứng 25 mũi khoan và 25 phiếu điều tra nông hộ, sử dụng các kết quả có sẵn từ nghiên cứu biến đổi khí hậu thành lập cho tỉnh Bến Tre năm 2011 ở hai kịch bản (1) phát thải trung bình và (2) phát thải cao nhất. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai theo quy trình của FAO (1976) và chồng lắp các bản đồ đơn tính: thủy văn nước mặt, đất và mực nước dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu bằng phần mềm Mapinfo, kết quả cho thấy: Điều kiện hiện tại, vùng nghiên cứu có 20 đơn vị đất đai; năm 2020 có 22 đơn vị đất đai và năm 2050 có 21 đơn vị đất đai. Để nâng cao giá trị thực tế của kết quả, khi xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cần xem xét đến ảnh hưởng của hệ thống thủy lợi, công trình, đồng thời các mẫu đất cần được phân tích để xác định tính chất lý hóa học liên quan.

ĐồNG Bộ Hệ CHAOTIC LORENZ DùNG Bộ ĐIềU KHIểN TRƯợT

Nguyễn Hoàng Dũng
Tóm tắt | PDF
Bài báo này đề nghị một giải pháp nhằm đồng bộ hóa hệ chaotic Lorenz gồm một chủ và một tớ. Bộ điều khiển trượt SMC (Sliding mode controller) được dùng để thực hiện việc đồng bộ hệ này. Bên cạnh đó, lý thuyết ổn định Lyapunov được áp dụng nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống cũng như tính thích nghi của bộ điều khiển nêu trên. Giải thuật này được xây dựng trên phần mềm Simulink của MATLAB. Dựa trên kết quả mô phỏng, sự đồng bộ giữa hệ chủ và tớ đạt 99.94%. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở ban đâ?u để nghiên cứu sự đồng bộ của hê? nhiê?u chu? va? nhiê?u tơ?.

Độ RộNG VạCH PHổ HấP THụ TạO BởI CấU TRúC GIếNG LƯợNG Tử ALGAAS/GAAS/ALGAAS PHA TạP ĐIềU BIếN DO TáN Xạ NHáM Bề MặT

Nguyễn Thành Tiên, Đặng Minh Thứ, Lê Thị Thu Vân
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi tính toán và khảo sát ảnh hưởng của các tham số đặc trưng của hệ giếng lượng tử thực AlGaAs/GaAs/AlGaAs pha tạp điều biến đến sự phân bố khí điện tử hai chiều trong giếng lượng tử bằng phương pháp biến phân. Kết quả tính ghi nhận được rằng có sự thay đổi đáng kể sự phân bố điện tử trong giếng ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích theo cấu hình tạp của hệ pha tạp điều biến. Từ đó, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của các tham số đặc trưng cho cấu hình tạp và cấu hình nhám lên độ rộng vạch phổ hấp thụ. Chúng tôi cho rằng sự thay đổi phân bố là nguyên nhân làm thay đổi cường độ tán xạ nhám bề mặt, vì thế làm thay đổi độ mở rộng vạch phổ hấp thụ bởi hiện tượng chuyển dời quang giữa hai vùng con thấp nhất nhưng hiệu ứng này ít được đề cập trước đây.

NHẬN DẠNG HỆ ĐIỀU KHIỂN MỰC CHẤT LỎNG

Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bài báo mô tả phương pháp nhận dạng tham số mô hình hệ điều khiến mực chất lỏng RT010 của hãng Gunt ? Hamburg dựa theo phương trình toán đã biết về hệ bồn đơn. Từ các tham số nhận dạng được, ta có thể xây dựng một mô hình toán trên máy tính nhằm phản ánh hệ thống thực. Việc xây dựng các bộ điều khiển có thể tiến hành nhanh chóng trên mô hình, giúp giảm thời gian, chi phí thiết kế và tránh hư hại đến thiết bị thực. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm MATLAB/Simulink để tiến hành thu thập dữ liệu, nhận dạng và mô phỏng hệ thống. Mô hình kết quả được so sánh trực tuyến với thiết bị thực. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ khớp của dữ liệu đạt được trên 80% và chứng tỏ mô hình toán đã phản ánh được hành vi của thiết bị thực.

ĐIệN TOáN ĐáM MÂY Và BàI TOáN Xử Lí Dữ LIệU LớN THEO MÔ HìNH ÁNH Xạ - RúT GọN

Trần Cao Đệ
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, với sự tăng trưởng bùng nổ thông tin theo cấp số nhân. Những công ty hàng đầu về công nghệ thông tin như Google, Yahoo, Amazon, Microsoft, Facebook, Twitter? đối mặt với một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Sự tăng trưởng này đòi hỏi các chiến lược mới để xử lý và phân tích dữ liệu. Điện toán đám mây được phát triển và Hadoop-MapReduce đang là một mô hình tính toán mạnh mẽ để giải quyết cho những vấn đề này. Mô hình này đưa ra một khung lập trình cho các ứng dụng xử lí văn bản có khả năng xử lí nhanh chóng một lượng lớn dữ liệu nhờ vào sự song song trong một cụm lớn máy tính. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề xử lí dữ liệu lớn trên nền tảng tính toán đám mây, như là, kiến ??trúc và thành phần của Hadoop, HDFS (Hadoop distributed File System), Mô hình MapReduce và các ứng dụng khác nhau của nó.

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY PHUN THUỐC TRÊN RUỘNG LÚA VỚI NĂNG SUẤT 1 HA/GIỜ

Phan Thanh Lương, Võ Mạnh Duy
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm xe phun thuốc có người điều khiển trên đồng ruộng. Các kết quả khảo nghiệm cho thấy máy có thể phun được khoảng 500 lít/ha, năng suất làm việc thực tế có thể đạt 0,95 ha/giờ, độ tiêu hao nhiên liệu khoảng 0,5 lít dầu/ha. Đặc biệt máy có thể làm việc ổn định, chắc chắn và hiệu quả trên nền đất ruộng mềm, dễ lún ở đồng bằng sông Cửu Long. Máy có thể phun cho lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người vận hành.

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI TRONG TƯƠNG LAI TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Khánh Vân, Lê Quang Trí, Nguyễn Thị Song Bình
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện với mục đích là xác định sự thay đổi sử dụng đất từ 2000 - 2010 , đồng thời dự báo hướng thay đổi tương lai trên vùng đất phèn ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu liên quan từ 2000-2010 do địa phương cung cấp, kết hợp phỏng vấn PRA và điều tra nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 xã nghiên cứu được chia thành 3 tiểu vùng theo đặc tính đất: tiểu vùng đất phù sa không phèn nghèo dinh dưỡng ngập nông, tiểu vùng đất phèn trung bình ngập sâu và tiểu vùng đất phè nặng ngập trung bình. Sự thay đổi sử dụng đất trên ba tiểu vùng này khác nhau. Kết quả dự đoán xu hướng sản xuất trong tương lai phổ biến trên vùng đất phèn nặng là ba vụ lúa, đồng thời vùng đất phèn trung bình mô hình ba vụ lúa và mô hình hai lúa một màu sẽ phổ biến.

ĐIỀU KHIỂN MỜ HỆ ỔN ĐỊNH NHIỆT ĐỘ RT040

Phan Thị Diễm Hương, Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu thiết kế và kiểm nghiệm bộ điều mờ áp dụng cho hệ ổn định nhiệt độ RT040 của hãng Gunt-Hamburg, Đức. Bộ điều khiển bao gồm hai thành phần, đó là một bộ điều khiển PI kinh điển và một bộ suy diễn mờ. Trong đó, bộ điều khiển PI giữ vai trò là bộ điều khiển chính để kiểm soát đối tượng và bộ suy diễn mờ dùng để tinh chỉnh thông số của bộ điều khiển PI xung quanh giá trị kinh điển thu được từ phương pháp thực nghiệm Ziegler-Nichols, gọi chung là bộ điều khiển PI mờ. Kết quả thực nghiệm trên hệ RT040 cho thấy bộ điều khiển PI mờ đã thiết kế cho đáp ứng với thời gian tăng và thời gian xác lập hợp lý, không xuất hiện vọt lố và sai số xác lập được triệt tiêu. Ngoài ra, bộ điều khiển PI mờ cũng thích nghi tốt hơn với sự tác động của nhiễu lên hệ thống so với bộ điều khiển PI kinh điển.

ĐÁNH GIÁ ĐỘNG THÁI THỦY VĂN VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Võ Thị Phương Linh, Nguyễn Thành Tựu, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Võ Quốc Thành
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá động thái nguồn tài nguyên nước theo không gian và thời gian, đồng thời, xác định sự thay đổi sử dụng đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2006 - 2010. Trên cơ sở đó, tác động của sự thay đổi động thái thủy văn lên sử dụng đất đai được xem xét. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê xu hướng được áp dụng để phân tích đặc tính mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa trên số liệu thực đo trong giai đoạn 1980 - 2004). Kết quả tính toán từ các mô hình thủy lực được sử dụng để xác định diễn biến lũ và xâm nhập mặn trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, phần mềm GIS cũng được sử dụng để xây dựng các bản đồ động thái nguồn tài nguyên nước và phân tích thay đổi sử dụng đất đai qua các năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động thái nguồn tài nguyên nước có nhiều biến động và là một trong những nguyên nhân tác động đến sự thay đổi sử dụng đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã thể hiện được những vùng có sự thay đổi đáng kể về sử dụng đất đai dưới tác động của yếu tố thủy văn và sự phát triển của hệ thống công trình thủy lợi. Kết quả của nghiên cứu này góp phần cho việc quy hoạch phát triển ngành cũng như quy hoạch tổng thể cho Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng ven biển.

KHẮC PHỤC TIẾNG HÚ TRONG HỆ THỐNG TĂNG ÂM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỊCH CHUYỂN TẦN SỐ

Phạm Sơn Hà, Trần Thanh Hùng
Tóm tắt | PDF
Hệ thống tăng âm ngày nay đóng vai trò rất quan trọng và hữu ích trong cuộc sống của con người, nó được sử dụng rất rộng rãi trong các phòng họp, giảng đường, các sân khấu âm nhạc, các phòng thu âm, cho đến các thiết bị viễn thông và di động. Tuy nhiên các hệ thống tăng âm vẫn còn tồn tại nhược điểm đó là vẫn thường xuyên xuất hiện tiếng hú trong hệ thống khi có sự phản hồi âm thanh trở lại micro. Hiện tượng này còn được gọi là hiệu ứng Larsen, làm giảm chất lượng âm thanh và gây khó chịu cho người nghe. Bài báo này trình bày bản chất của hiệu ứng Larsen và cách ngăn chặn hiệu ứng Larsen dựa vào phương pháp dịch chuyển tần số với sự hỗ trợ của phần mềm Matlab.

GEN MÃ HÓA LEUKEMIA INHIBITORY FACTOR LIÊN KẾT VỚI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH LÝ - HÓA MÁU Ở LỢN ĐỰC THIẾN

Đỗ Võ Anh Khoa, Bùi Xuân Mến, Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu là để nhận diện đa hình di truyền gen mã hóa Leukemia Inhibitory Factor (LIF) và để phân tích mối quan hệ mối quan hệ đa hình di truyền và các tính trạng về sinh lý-hóa ở lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace nuôi tại Trại Chăn nuôi Thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả chỉ ra rằng (i) đa hình di truyền được phân cắt bằng enzyme giới hạn DraIII ở exon 3 của gen LIF đã được nhận diện với tần số khác nhau (AA= 0,15, AB=0,73, and BB=0,12) và (ii) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa các kiểu gen đối với một số tính trạng sinh lý-hóa máu như hồng cầu, tiểu cầu, hematorit và urea trong máu (p

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẠM LÊN SINH TRƯỞNG CÂY BỒN BỒN TRÊN HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO

Truong Thi Phuong Thao, Ngô Thụy Diễm Trang
Tóm tắt | PDF
Đất ngập nước kiến tạo được xem như một trong những công nghệ có khả năng ứng dụng cao nhằm cải thiện chất lượng nước ô nhiễm từ đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và nước mưa chảy tràn. Nghiên cứu được thực hiện trên mô hình đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo phương ngang với cây trồng được sử dụng là Bồn bồn (Typha orientalis C. Presl.) xử lý nước thải sinh hoạt và nước mưa. Hệ thống được chia làm 3 phân đoạn với mật độ cây được trồng là 15 cây/m2. Lưu lượng nước được bơm ổn định 600 L/ngày với thời gian lưu tồn nước ước tính khoảng 15 ngày. Kết quả cho thấy nồng độ tổng Nitơ (TN) có xu hướng giảm dần dọc theo hệ thống. Bồn bồn phát triển rất tốt trên hệ thống, đặc biệt tại phân đoạn đầu tiên (3 m). Ngoài ra, hiệu suất xử lý TN tương ứng ở từng giai đoạn thích nghi (70 ngày) và giai đoạn hoạt động (98 ngày) của hệ thống là 88,5% và 60,8%. Kết quả nghiên cứu chứng minh nồng độ đạm đóng vai trò quan trọng cho sinh trưởng của thực vật và cây Bồn bồn góp phần xử lý chất ô nhiễm trong nước thải thông qua hấp thu sinh học.

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA TINH BỘT LÚA MÌ

Nhan Minh Trí, Les Copeland
Tóm tắt | PDF
Giống và môi trường gây nên sự khác nhau về tính chất tinh bột từ đó gây khó khăn cho việc dự đoán trong chế biến thực phẩm và dinh dưỡng người. Sự khác biệt về tính chất tinh bột do tính đa dạng của gen và ảnh hưởng của môi trường trong quá trình sinh tổng hợp tinh bột khi cây phát triển. Mục tiêu của nghiên cứu là tăng sự hiểu biết về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc tinh bột từ đó ảnh hưởng đến tính chất tinh bột và chất lượng hạt ngũ cốc. Tinh bột được trích ly từ năm giống lúa mì thương mại được trồng ở năm vùng khí hậu khác nhau ở úc trong mùa vụ 2008. Các tinh chất tinh bột được kiểm tra  bao gồm: hàm lượng tinh bột, amylose, kích thước hạt tinh bột, độ trương nở của tinh bột và độ trương nở bột mì. Kết quả thống kê cho thấy rằng, giống ảnh hưởng chủ yếu đến hàm lượng amylose và kích thước hạt tinh bột. Điều kiện trồng trọt (loại đất, thổ dưỡng, lượng mưa, nhiệt độ không khí và số ngày không mây) ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng tinh bột và độ trương nở của bột mì.

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở HAI XÃ THÔNG THỤ VÀ HẠNH DỊCH, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN

Nguyễn Thượng Hải, Pha?m Ho?ng Ban, Đào Thị Minh Châu,
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu các loài thực vật sử dụng làm thuốc tại xã Thông Thụ và Hạnh Dịch huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã thu thập được 139 loa?i, 120 chi (giống) và 64 họ. Trong đó, có thể sử dụng cả cây hay một bộ phận của cây để làm thuốc tùy theo loài. Các loài cây sử dụng lá chiếm nhiều nhất (59,7% tổng số loài tìm thấy); thân (17,9%), quả (8,63%), tiếp theo là hạt, củ, rễ, hoa và vỏ với tỉ lệ thấp (1,44-3,60%; riêng ngọn cây và mủ chiếm chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 1 loài (0,72%). Các loài cây thuốc tìm thấy được được dùng cứu chữa trị 17 nhóm bệnh khác nhau như bệnh ngoài da có 16,6% số loài điều tra, tiếp đến là bệnh do thời tiết chiếm 15,1% số loài và thấp nhất là nhóm bệnh chữa ung thư chỉ chiếm 0,72%. ở khu vực nghiên cứu có 6 loài cây thuốc được nghi trong Sách đỏ Việt Nam từ năm 2007.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT LANDRACE X (YORKSHIRE X BA XUYÊN)

Lê Thị Mến
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện trên 24 heo thịt lai, giống Landrace x (Yorkshire-Ba Xuyên) ở giai đoạn tăng trưởng. Heo có khối lượng bình quân đầu kỳ là 47 kg và cuối kỳ là 90 kg, cân đối đực cái. Thí nghiệm được bố trí 2 nhân tố (A: thức ăn khác nhau và B: phái tính, là heo đực và cái). Nhân tố A gồm 3 thức ăn (KP), KP1 là thức ăn hỗn hợp làm đối chứng (không có khô dầu dừa), KP2 là khẩu phần có sử dụng khô dầu dừa ở mức độ 10% và KP3 là khẩu phần có sử dụng khô dầu dừa ở mức độ cao 16%. Kết quả theo nhân tố thức ăn đối với 3 KP về tăng trọng tuyệt đối lần lượt là 625, 698, 638 g/con/ngày khác nhau có ý nghĩa thống kê (p0,05). Tuy nhiên, khi so sánh về hiệu quả kinh tế thì cả heo đực và cái khi sử dụng thức ăn KP2 cho các giá trị cao hơn và có thể khuyến cáo cho chăn nuôi ở trang trại.

ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO CHAETOCEROS VÀ NANNOCHLOROPSIS LẮNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA)

Ngô Thị Thu Thảo, Lý Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trong 90 ngày nhằm đánh giá ảnh hưởng của tảo (Chaetoceros + Nannochloropsis) lắng bằng hóa chất có bổ sung chế phẩm sinh học (CPSH) và glucose đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu (Meretrix lyrata). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần là: (1) Tảo ly tâm, (2) Tảo ly tâm + CPSH + glucose, (3) Tảo lắng, (4) Tảo lắng + CPSH + glucose. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của nghêu đạt cao nhất khi cho ăn tảo ly tâm (1,02±0,18%), tiếp theo là tảo ly tâm có bổ sung CPSH và glucose (0,89±0,1%), thấp nhất khi cho ăn tảo lắng (0,63±0,25%), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỉ lệ sống của nghêu đạt cao nhất khi cho ăn tảo ly tâm (24,33±0,58%) và thấp nhất khi cho ăn tảo lắng (6,33±4,51%). Mặc dù nghêu cho ăn tảo lắng bổ sung CPSH và glucose đạt tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng khối lượng thấp nhưng có thể là cơ sở bước đầu cho việc nghiên cứu cải thiện và phát triển các khẩu phần tảo trong sản xuất giống động vật thân mềm hai vỏ.

ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH RỬA VÀ CRYOPROTECTANT ĐẾN ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CỦA SURIMI TỪ THỊT DÈ CÁ TRA

Trần Thanh Trúc, Nguyễn Hùng Đức, Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của quá trình rửa (thời gian rửa, số lần rửa) và nồng độ muối trong nước rửa đến đặc tính gel của thịt dè cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được khảo sát. Thịt cá nghiền được rửa với nồng độ muối NaCl thay đổi từ 0; 0,3; 0,5 và 0,7% với các mức thời gian khuấy trộn được khảo sát 3, 4 và 5 phút. Ngoài ra, ảnh hưởng của số lần rửa (1 lần, 2 lần hay 3 lần kết hợp mẫu đối chứng - không rửa) đến sự thay đổi khả năng tạo gel của thịt dè cá tra cũng được xác định. ảnh hưởng của nồng độ muối và hỗn hợp cryoprotectant đến sự ổn định gel của surimi trong quá trình trữ đông được khảo sát ở 3 mức NaCl thay đổi từ 1, 1,5 và 2% kết hợp với nồng độ của hỗn hợp cryoprotectant (sorbitol và sucrose ở tỷ lệ 1:1) ở các mức 0, 2, 3 và 4%. Kết quả khảo sát cho thấy, surimi từ thịt dè cá tra có đặc tính gel tốt nhất sau quá trình rửa 2 lần trong dung dịch NaCl 0,5% và thời gian rửa 19 phút (4 phút khuấy và để yên 15 phút). Việc bổ sung NaCl 1,5% và 3% sucrose and 3% sorbitol giúp ổn định cấu trúc và khả năng giữ nước của surimi lạnh đông đến 12 tuần.

PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH CÓ KHẢ NĂNG TỔNG HỢP IAA VÀ CỐ ĐỊNH ĐẠM TRÊN CÂY CHUỐI

Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Minh Đời, Tra?n Nguye?n Nha?t Khoa, Tha?i Tra?n Phuong Minh, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Sử dụng phân bón vi sinh để thay thế cho phân bón hóa học là vấn đề đang được quan tâm và chú ý vì phân bón vi sinh không những giúp nâng cao năng suất cây trồng mà còn thân thiện với môi trường. Trong nghiên cứu này, 43 dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập từ rễ chuối trồng tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Hậu Giang. Trong số các dòng này có 25 dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường NFb và 18 dòng được phân lập từ môi trường Baz. Các dòng vi khuẩn có đặc điểm: Khuẩn lạc có dạng tròn, độ nổi mô, bìa nguyên, chủ yếu có màu trắng sữa hoặc trắng trong trên môi trường NFb và màu trắng hoặc vàng trên môi trường Baz, tế bào có chiều dài dao động trong khoảng 0,5-2,5 àm và chiều rộng dao động trong khoảng 0,5-2 àm, đa số hình que, chuyển động, Gram âm. Tất cả các dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng tổng hợp chất kích thích tăng trưởng indole acetic acid (IAA) và cố định đạm. Khảo sát khả năng tổng hợp NH4+, các dòng N5 và N12 cho kết quả cao nhất với nồng độ NH4+ lần lượt là 3,16 àg/ml và 4,85 àg/ml. Trong khi đó các dòng vi khuẩn trên môi trường NFb cho kết quả tổng hợp IAA tốt hơn, hai dòng D1 và D5 cho kết quả cao nhất với nồng độ IAA lần lượt là 3,16 àg/ml và 3,07 àg/ml. So sánh mức độ tương đồng chuỗi nucleotide 16S rDNA, dòng N12 được xác định là vi khuẩn Achromobacter sp. với độ tương đồng 97%, dòng D1 là Pseudomonas aeruginosa với độ tương đồng 94%.

ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN BACILLUS CHỌN LỌC LÊN LUÂN TRÙNG NƯỚC LỢ BRACHIONUS PLICATILIS

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Sương Ngọc
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus chọn lọc lên luân trùng nước lợ Brachionus plicatilis đã được nghiên cứu. Thí nghiệm 1 bao gồm 3 nghiệm thức và một đối chứng, nghiệm thức 1, lần lượt khảo sát ảnh hưởng của dòng vi khuẩn có lợi B37 (Bacillus cereus), B41 (Bacillus amyloliquefaciens), và B67 (Bacillus subtilis) và đối chứng (không bổ sung vi khuẩn) lên tăng trưởng, tỷ lệ mang trứng của luân trùng. Luân trùng sau khi kết thúc thí nghiệm 1 đã được gây cảm nhiễm với Vibrio harveyi ở thí nghiệm 2. Tỷ lệ sống của luân trùng sau khi cảm nhiễm đã được xác định. Kết quả đạt được cho thấy mật độ luân trùng và cá thể luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B37 (Bacillus cereus). Vi khuẩn Bacillus có khả năng lấn át vi khuẩn Vibrio. Năng suất luân trùng đã được cải thiện khi bổ sung vi khuẩn Bacillus vào hệ thống nuôi. Luân trùng ở nghiệm thức bổ sung Bacillus có thể duy trì tỷ lệ sống cao hơn khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

THÂM CANH LÚA &ÁP DỤNG 1 PHẢI 5 GIẢM (1P5G): HIỆN TRẠNG VỀ SỬ DỤNG LƯỢNG GIỐNG, PHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN, NĂNG SUẤT LÚA Ở CẤP ĐỘ NÔNG HỘ

Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Văn Sánh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về hiện trạng về sử dụng lượng giống và phân bón và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và lợi nhuận được tiến hành tại hai huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang) qua phỏng vấn 300 nông dân. Báo cáo phân tích các yếu tố chính là (1) hiện trạng sử dụng lượng giống và hai loại phân bón phổ biến (urea và DAP); (2) so sánh năng suất lúa của các nhóm nông dân theo hình thức bơm tưới; xã viên và không xã viên; và (3) tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ở cấp độ nông hộ. Lượng lúa giống được nông dân gieo sạ hơn 200 kg/ha/vụ cao hơn so với khuyến cáo là 80?100 kg/ha. Số lượng phân urea được nông dân tại hai điểm khảo sát sử dụng khá cao, trung bình khoảng 210 -230 kg/ha. Lượng phân DAP sử dụng tại Phú Tân (75 kg/ha) thấp hơn tại Tân Hiệp (126 kg/ha). Năng suất lúa tươi vụ Đông Xuân đạt hơn 8 tấn/ha. Năng suất lúa vụ Hè Thu và Thu Đông tại Tân Hiệp thấp hơn so với năng suất lúa tại Phú Tân. Kết quả phân tích hồi quy tương quan cho thấy năng suất lúa có sự tương quan thuận với lượng kali và biện pháp quản lý nước và lợi nhuận có tương quan thuận với năng suất lúa và giá lúa.

KHảO SáT CáC YếU Tố ẢNH HƯởNG ĐếN QUá TRìNH CHế BIếN BáNH NƯớNG NHÂN KHóM

Nguyễn Minh Thủy, Hồ Thanh Hương, Trần Thị Kim Ngân, Đinh Công Dinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chế biến vỏ bánh và nhân bánh, bao gồm tỷ lệ bơ (10ữ30%), shortening (20ữ40%), lòng đỏ trứng (15ữ35%) bổ sung vào khối bột dai; tỷ lệ bơ (30ữ70%) và dầu (20ữ40%) sử dụng cho chế biến bột dầu đến chất lượng của vỏ bánh; tỷ lệ khóm tươi (50ữ90%) đến chất lượng nhân bánh với nhiệt độ nướng bánh thay đổi trong khoảng 160 đến 200oC. Chất lượng bánh nướng (cấu trúc, màu sắc và giá trị cảm quan) được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi bổ sung các tỷ lệ bơ, shortening và lòng đỏ trứng là 20%, 30% và 25%, tương ứng, cho khối bột dai có cấu trúc tốt; tỷ lệ bơ 50% và dầu 30% bổ sung vào bột mì trong chế biến bột dầu cho sản phẩm đạt chất lượng cao, vỏ bánh mềm, phân lớp đặc trưng. Với tỷ lệ khóm tươi sử dụng 70% cho chế biến nhân bánh tạo sản phẩm có giá trị cảm quan cao (hài hòa về mùi và vị). Bánh có chất lượng tốt, màu vàng nhạt đặc trưng khi nướng ở 180oC trong 60 phút.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ BỐNG CÁT GLOSSOGOBIUS GIURIS (HAMILTON, 1822) Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Thị Mỹ Xuân, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát (Glossogobius giuris, Hamilton, 1822) đã được tiến hành ở thành phố Cần Thơ từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. Khoảng 30 mẫu/tháng được thu để phân tích một số đặc điểm sinh học sinh sản. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hệ số điều kiện CF thấp nhất vào tháng 10 và cao nhất vào tháng 11. Tương tự, hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá cái và cá đực đạt cao nhất vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 1. Ngược lại thì hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá cái và cá đực thấp nhất vào tháng 10 và cao nhất vào tháng 1 đối với cá cái và tháng 12 đối với cá đực. Nghiên cứu đã xác định được sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát là khá cao dao động từ 16.985 đến 77.298 trứng/cá cái. Trứng cá bống cát có hình bầu dục, kích thước trứng nhỏ nhưng có thể quan sát bằng mắt thường khi buồng trứng đạt giai đoạn IV hoặc V và trung bình đường kính trứng dao động từ 0,621 mm đến 0,719 mm.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG ĂN RẦY NÂU CỦA KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN, PAEDERUS FUSCIPES (COLEOPTERA: STAPHYLINIDAE)

Lăng Cảnh Phú, Lê Công Danh, Lê Văn Vàng
Tóm tắt | PDF
Một số đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn rầy nâu của kiến ba khoang đuôi nhọn (Paederus fuscipes) được khảo sát trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng của phòng thí nghiệm (T: 27-310C; RH: 64-80%, 12L:12D). Kết quả khảo sát cho thấy vòng đời của P. fuscipes dài 35,7 ± 3,4 ngày bao gồm thời gian ủ trứng dài 3,5±0,7 ngày, thời gian ấu trùng với 2 tuổi dài 14,3±4,3 ngày (6,7±1,7 ngày cho ấu trùng tuổi 1 và 7,7±2,6 ngày cho ấu trùng tuổi 2), giai đoạn tiền nhộng dài 1,0 ngày, giai đoạn nhộng dài 3,0±0,1 ngày và thời gian từ khi vũ hóa đến khi thành trùng cái đẻ trứng dài 13,9±2,5 ngày. Một trưởng thành P. fuscipes cái đẻ trung bình 76,8 ± 24,5 trứng với tỷ lệ trứng nở là 99,8% và tỷ lệ của ấu trùng sống đến trưởng thành là  84,5%. ở điều kiện nuôi nhốt trong hộp nhựa, thành trùng P. fuscipes cho thấy khả năng ăn rầy nâu rất cao. Một trưởng thành P. fuscipes trong một ngày có thể ăn 4,2-16,0 ấu trùng hoặc 3,3-5,5 trưởng thành của rầy nâu, tùy thuộc vào tuổi của ấu trùng và hình thức phát triển của trưởng thành (cánh dài hay cánh ngắn) của rầy nâu.

LÊN MEN RƯỢU VANG KHÓM (ANANAS COMOSUS) CẦU ĐÚC (HẬU GIANG) BẰNG NẤM MEN PHÂN LẬP VÀ THUẦN CHỦNG

Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Phú Cường, Huỳnh Trần Toàn, Trần Thị Quế, Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Ảnh hưởng của hàm lượng chất khô hoà tan (20á26oBrix), độ pH (4,0á5,0) và mật số nấm men phân lập (103á107 CFU/ml) của dịch lên men đến chất lượng rượu vang khóm được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rượu vang khóm đạt chất lượng cao (hàm lượng ethanol cao 15,3-15,95% v/v và hàm lượng đường sót thấp) khi dịch lên men được điều chỉnh với hàm lượng chất khô hoà tan 23-24o Brix, pH 4,5 và mật số nấm men 105-106 CFU/ml. Các chỉ tiêu chất lượng khác như hàm lượng acid bay hơi, ester, SO2 và methanol đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2009. Mối tương quan giữa độ cồn sinh ra và các điều kiện lên men như oBrix, pH và mật số nấm men được xác lập, có thể dự đoán được độ cồn tạo thành từ các điều kiện lên men khác nhau. Các thông số tối ưu cho quá trình lên men rượu vang khóm cũng được tìm thấy.

ĐẶC ĐIỂM QUẦN ĐÀN CÁ MIỄN SÀNH HAI GAI (EVYNNIS CARDINALIS LACEPÈDE, 1802) PHÂN BỐ Ở VỊNH BẮC BỘ

Trần Văn Cường
Tóm tắt | PDF
Đặc điểm quần đàn cá miễn sành hai gai (Evynnis cardinalis) được phân tích dựa trên kết quả của 20 chuyến điều tra bằng tàu đánh lưới kéo đáy đơn trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (VBB). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều dài cá miễn sành hai gai đánh bắt ở vùng biển này dao động trong khoảng 3 - 24 cm. Đàn cá đánh bắt chủ yếu nhóm kích thước nhỏ, nhóm kích thước lớn chiếm tỷ lệ thấp trong quần đàn. Chiều dài trung bình của quần thể tăng dần từ tháng 4 năm trước đến tháng 1 năm sau. Cá miễn sành hai gai chiếm 3,2% trong tổng sản lượng, với năng suất trung bình năm đạt 2,9 kg/h. Mật độ phân bố của loài cá này khác nhau theo tháng và có xu thế tăng từ tháng 1 đến tháng 10. Vùng phân bố tập trung là khu vực Tây Nam đảo Bạch Long Vỹ vào tháng 4, khu vực biển khơi phía Đông hòn Mê và khu vực Đông Nam đường phân định VBB. Trữ lượng nguồn lợi của loài cá này dao động khoảng 1.117 - 7.091 tấn, tương ứng với khả năng khai thác khoảng 402 - 2.553 tấn. Quần đàn cá bố mẹ chiếm khoảng 60 - 80% tổng trữ lượng. Mùa xuân là thời điểm quần thể cá miễn sành hai gai có lượng bổ sung cao nhất trong năm. Quần thể cá miễn sành hai gai ở vùng đánh cá chung VBB đang chịu áp lực khai thác quá mức. Năng suất khai thác thấp, trữ lượng quần thể và trữ lượng đàn cá bố mẹ giảm mạnh ở những năm gần đây.

KHẢO SÁT NHỮNG BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN NỘI TẠNG CỦA HEO GIẾT MỔ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU

Nguyễn Phúc Khánh, Trần Ngọc Bích
Tóm tắt | PDF
Bằng phương pháp quan sát và mổ khảo sát bệnh tích đại thể từ các cơ quan nội tạng  của 730 heo giết mổ tại thành phố Cà Mau chúng tôi phát hiện 591 con heo có một hoặc nhiều bệnh tích đại thể xuất hiện trên nội tạng heo, chiếm tỷ lệ 80,96%. Trong đó, bệnh tích ở phổi chiếm tỷ lệ 100% (591/591) với 5 dạng bệnh tích như phổi sung huyết-xuất huyết, phổi xẹp, phổi phù, phổi nhục hóa, phổi viêm. Bệnh tích ở gan chiếm tỷ lệ 43,15% (255/591) với 4 dạng bệnh tích chủ yếu là sung huyết-xuất huyết, gan xơ, gan có đốm trắng, gan vàng. Bệnh tích ở ruột chiếm tỷ lệ 8,12% (48/591) và bệnh tích dạ dày xuất huyết chiếm tỷ lệ 6,26% (37/591).

ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI CÂY CHANH TÀU (CITRUS LIMONIA L.) TẠI PHƯỜNG LONG HÒA, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Phạm Vũ Linh, Trần Sỹ Hiếu
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái trên cây chanh Tàu để làm cơ sở cho các nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất của loại cây trồng này. Đề tài được thực hiện trên cây chanh Tàu 8-10 năm tuổi tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012. Sự ra hoa và phát triển của hoa được khảo sát 10 cây, mỗi cây đánh dấu 5-7 cành. Sự nở hoa được khảo sát trên 40 hoa và theo dõi quá trình nở hoa 6 giờ/lần trong ngày từ khi hoa nở đến khi hoa tàn. Sự phát triển của trái được theo dõi 7 ngày/lần trên 50 cành từ khi đậu trái đến khi thu hoạch. Kết quả cho thấy tỉ lệ đậu trái sau khi hoa rụng cánh đạt 59,2%. Sự rụng trái non bắt đầu vào tuần thứ ba và kết thúc ở tuần thứ 10 sau khi đâ?u tra?i (SKĐT). Hoa có mang lá có tỉ lệ đậu trái cao và rụng trái non ít hơn so với hoa không mang lá. Quá trình phát triển từ đậu trái đến thu hoạch của trái chanh Tàu là 21 tuần; chiê?u cao va? đươ?ng ki?nh tra?i tăng trưởng cực đại ở tuần thứ 6 va? thư? 8 theo thư? tư?; trong khi khối lượng trái tăng trưởng cực đại ở tuần thứ 12-13.

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG THỊT ĐẦU TÔM TRONG CHẾ BIẾN XÚC XÍCH TỪ TÔM THỊT VỤN

Nguyễn Văn Mười, Chung Thị Thanh Phượng, Huỳnh Văn Nguyên, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Phần thịt từ đầu tôm sú chiếm khoảng 15% khối lượng đầu tôm nguyên liệu. Tận dụng nguồn protein này trong chế biến thực phẩm đã mở ra hướng mới trong việc nâng cao giá trị thương phẩm của tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là tận dụng nguồn thịt đầu tôm kết hợp với thịt tôm vụn trong chế biến sản phẩm xúc xích. Trước hết, nghiên cứu phối chế và bảo quản lạnh đông paste tôm từ thịt đầu tôm và tôm vụn được thực hiện, nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xúc xích. Kết quả khảo sát cho thấy, với tỉ lệ phối trộn của thịt đầu tôm và tôm vụn là 30%:70% cho khối paste tôm có cấu trúc tốt, chỉ tiêu hóa lý và vi sinh được duy trì ổn định trong 8 tuần trữ đông. Đồng thời, phối trộn paste tôm này và mỡ với tỷ lệ 7:3, kết hợp với 12% nước đá giúp xúc xích có đặc tính cấu trúc tốt, khả năng giữ nước cao. Bên cạnh đó, việc làm chín sản phẩm bằng hơi nước ở 80°C trong thời gian 75 phút, sau đó bảo quản lạnh sản phẩm ở nhiệt độ 2ữ4°C là biện pháp thích hợp để duy trì cấu trúc tốt và đảm bảo an toàn về mặt vi sinh đến 8 tuần.

THử NGHIệM LÊN MEN ETHANOL Ở NHIệT Độ CAO BằNG NấM MEN CHịU NHIệT

Nguyễn Hữu Tường, Nguyễn Minh Đời, Huỳnh Xuân Phong, Ngô Thị Phương Dung, Phạm Hồng Quang
Tóm tắt | PDF
Sử dụng nấm men chịu nhiệt vào việc sản xuất ethanol là vấn đề đang được quan tâm và chú ý vì chúng có khả năng tăng trưởng và lên men ở điều kiện nhiệt độ cao, phù hợp với điều kiện khí hậu các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 37 dòng nấm men từ các đề tài nghiên cứu trước được thử khả năng chịu nhiệt ở các mức nhiệt độ khác nhau (30, 35, 40, 43, 45 và 47ºC) trong hai ngày. Các dòng nấm men chịu nhiệt được khảo sát khả năng chịu ethanol trong môi trường sucrose 20ºBrix ở các mức độ ethanol lần lượt là 0, 3, 6, 9 và 12% (w/v). Dòng nấm men có khả năng chịu nhiệt và chịu ethanol tốt tiếp tục được khảo sát khả năng lên men ở những điều kiện khác nhau: mật số giống chủng (104, 105, 106 và 107 tế bào/mL), nồng độ đường ban đầu (10, 15, 20, 25 và 30ºBrix) và pH của môi trường (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 và 6,0). Kết quả cho thấy có 18 dòng nấm men chịu được nhiệt tương đối cao ở 43ºC và 4 dòng phát triển được ở nhiệt độ 45ºC (HX1, N1, MO và T), trong đó HX1 có khả năng chịu được ethanol ở nồng độ 9% tốt hơn so với ba dòng còn lại. Điều kiện thích hợp cho dòng nấm men HX1 phát triển và lên men ethanol là mật số giống chủng ban đầu 105 tế bào/mL, nồng độ đường ban đầu 20ºBrix và pH môi trường 4,5. So sánh mức độ tương đồng chuỗi nucleotide giữa vùng ITS1, ITS2 và 5.8S rDNA với cơ sở dữ liệu của ngân hàng gene, dòng HX1 được xác định là loài Candida tropicalis với độ tương đồng 100%.

VAI TRÒ VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
Vai trò và tiềm năng của thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được phân tích, đánh giá thông qua dữ liệu sẵn có. Kết quả thấy sản lượng khai thác cao nhất ở những tỉnh ven biển là Kiên Giang và Cà Mau, những tỉnh nội địa là An Giang và Đồng Tháp. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh từ năm 2000, tôm sú và cá da trơn là đối tượng chính trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ngành thủy sản còn gặp nhiều khó khăn như nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, người nuôi không có lãi do giá thủy sản  nguyên liệu thấp, chi phí sản xuất cao. Kết quả cũng thấy có mối tương quan thuận giữa sản lượng thủy sản và tổng sản phẩm nội địa GDP ở tất cả các tỉnh.

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CỦA NĂM GIỐNG/DÒNG LÚA TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT NHIỄM MẶN HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Quan Thị Ái Liên, Nguyễn Văn Cường, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Huyện Hồng Dân, Bạc Liêu nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu như là nước biển dâng, nhiệt độ cao và lượng mưa ít. Các yếu tố này là những nguyên nhân làm cho hơn 22.000 ha của mô hình tôm-lúa không canh tác được (Phòng NN & PTNT huyện Hồng Dân, 2011). Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn của 10 giống/dòng lúa mùa thu thập dọc các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện theo phương pháp của IRRI (1997). Chọn được 5 giống/dòng lúa có khả năng chịu mặn từ 11,72dSm-1- 15,63dSm-1 tiếp tục đem trồng khảo nghiệm tại 2 xã của huyện Hồng Dân. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, các chỉ tiêu EC được lấy ở 3 giai đoạn của lúa (cấy, tượng khối sơ khởi và thu hoạch). Kết quả thí nghiệm chọn được 2 giống/dòng là CTUS1 (lúa Sỏi) và CTUS4 (Một bụi hồng) có năng suất cao (4,5-4,8 tấn/ha).

TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY CHỦNG PENICILLIUM CITRINUM SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITINASE ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt | PDF
Chủng Penicillium citrinum có hoạt tính chitinase được phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ. Các điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sự sinh tổng hợp enzyme chitinase đã được tối ưu trong môi trường lên men bán rắn. Mật độ bào tử 106 bào tử/g môi trường nuôi cấy có chứa 10% chitin, 2% NaCl, với pH 4,5 và ẩm độ ban đầu 60-80%, thời gian nuôi cấy 36 giờ ở  nhiệt độ 40oC, là thích hợp nhất cho sự sinh tổng hợp chitinase của chủng nấm này. Hoạt tính chitinase cao nhất của chủng này là 0,144 U/ml. Dịch enzyme được tinh sạch sơ bộ bằng (NH4)2SO4 có hoạt tính chitinase cao nhất ở nhiệt độ 60oC và pH 6,0.

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRIT LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA)

Đỗ Thị Thanh Hương, Lê Trần Tường Vi
Tóm tắt | PDF
Cá lóc (Channa striatus Bloch, 1793) ở giai đoạn giống có trọng lượng 8-12 gam/con được dùng làm nghiên cứu ảnh hưởng của nitrit lên các chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng. Thí nghiệm đầu được thực hiện để xác định giá trị LC50-96 giờ của nitrit trên cá. Hai thí nghiệm còn lại được tiến hành để phân tích các chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá lóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị LC50-96 giờ ảnh hưởng của nitrit lên cá lóc (Channa striata) là 238,8 mg/L NO2-. Số lượng hồng cầu, hematocrit và hemoglobin của cá giảm khi tiếp xúc với nồng độ nitrit càng cao. Tuy nhiên giá trị metHb của cá tăng và chiếm hàm lượng cao nhất sau 72 giờ tiếp xúc. Sau 90 ngày nuôi, tăng trưởng của cá giảm đáng kể ở nồng độ 184,6 mg/L và 201,6 mg/L NO2-. Tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SCR), tỉ lệ sống của cá ở nồng độ 184,6 mg/L và 201,6 mg/L thấp hơn có ý nghĩa so với cá ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 11,94 mg/L sau 90 ngày nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của các lóc bị ảnh hưởng bởi nồng độ nitrit cao (cao hơn nồng độ an toàn).

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU HÌNH CỦA ASARONE TRONG DỊCH TRÍCH THÂN RỄ CÂY THỦY XƯƠNG BỒ (ACORUS SP.)

Lê Văn Vàng, Lê Chí Hùng, Huỳnh Phước Mẫn, Lê Thị Ngọc Xuân
Tóm tắt | PDF
Thành phần hóa học và cấu hình của asarone trong dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (Acorus sp.) đã được xác định bằng các kỹ thuật phân tích GC-MS và NMR. Kết quả phân tích cho thấy dịch trích thân rễ cây TXB chứa ít nhất 9 hợp chất. Trong đó,  ?-asarone là thành phần hóa học chính với tỷ lệ hiện diện chiếm 66,8%. Các hợp chất còn lại, trừ 1H-Cyclopropa[?]naphthalene (13,4%) và (-)-Aristolene (5,8%), đều có tỷ lệ hiện diện không vượt quá 3%. Mặt khác, cột sắc ký mở sử dụng hỗn hợp 20% nitrat bạc trong silica gel làm pha tĩnh và pha động là hỗn hợp tăng lũy tiến của 2% benzen trong n-hexane là có khả năng tinh lọc ?-asarone trong mẫu ly trích.

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN BỔ SUNG VÀ ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHÓM - CHANH DÂY

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Phú Cường, Hồ Thanh Hương, Nguyễn Thị Nếp, Đinh Công Dinh, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Hoạt động sản xuất nước khóm chanh dây được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố, bao gồm (i) xử lý dịch khóm bằng enzyme pectinase và hemicellulase ở nhiệt độ (30á45oC), (ii) các thành phần bổ sung: khóm (75ữ78%), chanh dây (2ữ5%), (iii) pH dịch quả (3,4ữ4,4) và (iv) nhiệt độ thanh trùng (90ữ100oC). Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hiện quá trình ủ bằng enzyme pectinase ở 35oC cho hiệu suất trích ly dịch khóm tối ưu (88,3%) so với phương pháp không xử lý (79%) với chất lượng dịch khóm tốt. Giá trị cảm quan cao của sản phẩm đạt được khi phối chế các tỷ lệ khóm 76,5%, chanh dây 3,5% và nước 20%, tạo sản phẩm có vị chua ngọt hài hòa, mùi thơm tốt và  duy trì màu sắc đặc trưng của khóm. Hoạt động thanh trùng được thực hiện ở nhiệt độ 95oC với thời gian giữ nhiệt 10 phút (giá trị F là 37 phút) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cải thiện chất lượng và giá trị cảm quan của sản phẩm. Sự biến đổi của acid ascorbic tuân theo mô hình 2 pha ở các nhiệt độ và pH khảo sát.

HIỆN TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRONG NUÔI CÁ BỐNG KÈO (PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS) Ở TỈNH BẠC LIÊU

Nguyễn Thu Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Tình hình quản lý dịch bệnh trên cá bống kèo nuôi tại tChaỉnh Bạc Liêu được ghi nhận qua kết quả điều tra 90 hộ nuôi cá kèo thương phẩm. Phần lớn các hộ có kinh nghiệm nuôi được 2-4 năm. Diện tích nuôi cá bống kèo phổ biến từ 1.000 -5.000 m2. Nguồn giống thả phụ thuộc vào tự nhiên với mật độ phổ biến từ 100 -150 con/m2. Vụ nuôi thuận khoảng từ tháng 6 - 9 và 10 dương lịch. Tất cả các hộ được phỏng vấn không sử dụng ao lắng, lọc mà lấy nước trực tiếp từ sông và kênh thủy lợi. Trong quá trình nuôi, hầu hết các hộ nuôi không thay nước mà chỉ cấp thêm nước, xử lý hóa chất và vi sinh nhằm cải thiện môi trường nuôi. Bệnh thường xuất hiện trong ao nuôi cá bống kèo thương phẩm chiến tỷ lệ cao là bệnh xuất huyết (chiếm 78,9%), bệnh lở loét (50%), bệnh chướng bụng (50%), bệnh gan (25,6%), tuột nhớt (18,9%) và bệnh đường ruột (15,6%) làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi và lợi nhuận của người nuôi. Thời gian cá xuất hiện bệnh tập trung nhiều ở giai đoạn 2 tháng tuổi. Amoxicillin là loại kháng sinh được sử dụng rất phổ biến để phòng và trị bệnh cho ao nuôi cá bống kèo qua kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

HIỆU QUẢ CỦA TƯ VẤN ĐỔI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN: MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC HÀNH SƯ PHẠM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Hồng Nam, Kevin Laws, Lê Ngọc Hóa
Tóm tắt | PDF
Tư vấn trong dạy học là một trong những mô hình phát triển chuyên môn cho giáo viên. Trong bài báo này chúng tôi trình bày: (1) tư vấn là gì và kết quả của hoạt động tư vấn đối với việc phát triển chuyên môn cho nhóm giáo viên tiểu học ở Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm, Sở Giáo dục Cần Thơ; (2) tác động của các câu hỏi tư duy cấp cao đối với thái độ học tập của học sinh; (3) những bài học mà các giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, những người đóng vai trò tư vấn rút ra được khi tham gia tiến trình tư vấn. Các dữ liệu thu thập trong nghiên cứu này là các giáo án dạy học, nhật ký giảng dạy, biên bản dự giờ và kết quả phỏng vấn của 4 đối tượng nghiên cứu: hai giáo viên Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm và hai giảng viên của Khoa Sư phạm.

Sử DụNG SƠ Đồ TƯ DUY Để DạY HọC Kể CHUYệN Ở TIểU HọC

Trịnh Thị Hương
Tóm tắt | PDF
Kể chuyện là môn học có vị trí quan trọng ở tiểu học vì nó góp phần rèn cho học sinh những kỹ năng như khái quát, diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ. Đây là những kỹ năng khó đối với học sinh tiểu học vì khả năng khái quát của các em chưa cao, vốn từ còn hạn chế. Vì vậy, nội dung bài kể và trình bày bài kể chưa được hấp dẫn.  Trong bài viết này, chúng tôi trình bày vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Kể chuyện ở tiểu học nhằm rèn kĩ năng khái quát và kĩ năng diễn đạt trình bày cho học sinh tiểu học thông qua dạy thực nghiệm tại trường tiểu học Ngô Quyền, Tp. Cần Thơ. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc sử dụng sơ đồ tư duy có thể cải thiện kĩ năng khái quát và kĩ năng kể chuyện của học sinh.

DẠY HỌC ĐỊNH LÝ CÓ KHÂU NÊU GIẢ THUYẾT: MỘT THỬ NGHIỆM TRONG HÌNH HỌC 11 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA

Lê Viết Minh Triết
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày một kết quả dạy học thử nghiệm một định lý trong hình học 11 theo mô hình dạy học định lý có khâu nêu giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra. Nghiên cứu được tiến hành ở lớp 11A (22 học sinh), trường phổ thông Thái Bình Dương, Thành phố Cần Thơ, năm học 2012 - 2013. Thông qua việc quan sát, phân tích tiết dạy thử nghiệm, phiếu điều tra thăm dò ý kiến của 22 học sinh, phỏng vấn giáo viên về hiệu quả dạy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ mô hình dạy học định lý có khâu nêu giả thuyết trong thực tiễn dạy học là khả thi. GeoGebra giúp giáo viên có nhiều cơ hội tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, tính ?động? của GeoGebra có thể giúp học sinh tự hình thành giả thuyết và định hướng được cách kiểm chứng giả thuyết thông qua quá trình tương tác.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ DI TÍCH VĂN HÓA ÓC EO TẠI XÃ NHƠN NGHĨA - HUYỆN PHONG ĐIỀN - TP CẦN THƠ

Phạm Đức Thuận
Tóm tắt | PDF
Văn hóa óc Eo là một nền văn hóa cổ có niên đại trong khoảng đầu công nguyên đến khoảng thế kỷ VI ? VII sau công nguyên, có địa bàn hết sức rộng lớn với trung tâm là vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời Pháp thuộc, các nhà khoa học người Pháp đã dày công nghiên cứu và có những phát hiện quan trọng về văn hóa óc Eo tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp? Tuy nhiên, ở vùng đất Cần Thơ việc phát hiện và khai quật di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa óc Eo diễn ra khá muộn, dù vậy ở đây vẫn thu thập được rất nhiều hiện vật quan trọng và có đóng góp to lớn đối với việc nghiên cứu về Văn hóa óc Eo vốn còn nhiều tranh cãi, bàn luận.

NGÔN NGỮ @ NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

Nguyễn Thị Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Tiếp theo bài viết ?Thực trạng ngôn ngữ nhắn tin (SMS) của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ và học sinh THPT Trần Đại Nghĩa và Châu Văn Liêm Thành phố Cần Thơ? kì trước, bài viết này phân tích nguyên nhân, chỉ ra ảnh hưởng của nó đến ngôn ngữ học đường, đến sự phát triển tư duy và việc hình thành tính cách của học sinh, sinh viên (HS - SV). Cuối cùng bài viết trình bày các biện pháp kiểm soát sự lan tràn của hiện tượng ngôn ngữ này trong học đường và các ngữ vực khác thuộc phong cách ngôn ngữ gọt giũa.

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỪ SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Nhật Khiêm
Tóm tắt | PDF
Đánh giá chất lượng đào tạo là một trong những hoạt động quan trọng đối với một cơ sở đào tạo nhằm không những góp phần nâng cao chất lượng ngành đào tạo, mà còn cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và đo lường mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh dựa trên khảo sát sinh viên đang theo học ngành này tại Khoa kinh tế & QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả khảo sát từ 132 sinh viên khóa 36 chỉ ra rằng có tám nhóm nhân tố với 29 tiêu chí được xác định và có ý nghĩa tác động đến chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh thông qua phương pháp phân tích nhân tố. Trong số đó, các nhóm nhân tố như đảm bảo tiến độ giảng dạy, môi trường học tập, và tín nhiệm về giảng viên được sinh viên tham gia khảo sát đánh giá hài lòng. Tuy nhiên, đối với các nhóm nhân tố về năng lực, đáp ứng, và cơ sở vật chất, sinh viên tham gia khảo sát chỉ thể hiện mức độ tạm hài lòng của họ.

ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP GIẢNG TIẾNG VIỆT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: SINH VIÊN NĂM CUỐI NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHOA SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lê Ngọc Hóa
Tóm tắt | PDF
Bài báo này đề cập phương pháp nghiên cứu thực tiễn (PPNCTT) như một công cụ hiệu quả trong việc phát triển chuyên môn cho giảng viên cũng nhưsinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Cụ thể, giảng viên đảm nhiệm môn Tập giảng Tiếng Việt cho đối tượng sinh viên năm cuối của ngành Giáo dục Tiểu học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, đã vận dụng mô hình PPNCTTđểđánh giá chất lượng dạy học môn học này trong học kì I, năm học 2012 -2013. Quy trình tiến hành bao gồm 5 bước: (1) Nhận diện vấn đề; (2) Thu thập dữ liệu (3) Phân tích dữ liệu; (4) Thực hiện tác động; và (5) đánh giá kết quả. Để thu thập dữ liệu, giảng viên đã sử dụng các phương tiện như: bảng hỏi, phỏng vấn, bảng ghi chép dự giờ... Kết quả vận dụng PPNCTT vào môn Tập giảng Tiếng Việt là căn cứ cho giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như tựđánh giá chất lượng giảng dạy của mình trong môn học này. Wolfe (1989) nhận định rằng “Giáo viên đánh giá sinh viên nhưng ít khi đánh giá chính mình. Thông qua vận dụng quy trình của PPNCTT, giảng viên có thểlàm được cả hai việc này”.

CÁC KIỂU NHIỆM VỤ TRONG CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG: MỘT NGHIÊN CỨU TRÊN CƠ SỞ SUY LUẬN TƯƠNG TỰ

Bùi Phương Uyên
Tóm tắt | PDF
Suy luận tương tự đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học các kiểu nhiệm vụ toán học. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã sử dụng tương tự vào dạy học các kiểu nhiệm vụ này và đạt được một số kết quả hữu ích. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đề cập kết quả nghiên cứu về các kiểu nhiệm vụ phương trình mặt phẳng - Hình học 12 trên cơ sở suy luận tương tự với phương trình đường thẳng - Hình học 10.

SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA HỖ TRỢ DẠY HỌC KHÁM PHÁ ĐỊNH LÝ

Phan Trọng Hải
Tóm tắt | PDF
Dạy học định lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên (GV) trong dạy học môn Toán. Làm thế nào để dạy học định lý toán học một cách tích cực là vấn đề được nhiều GV quan tâm nghiên cứu. Dạy học khám phá (DHKP) đã được nhiều nhà giáo dục trên thế giới và trong nước nghiên cứu. Hiện nay, đã có một số tác giả đề xuất các mô hình DHKP định lý và GV có thể sử dụng các mô hình này trong dạy học một cách hiệu quả. Bài báo này giới thiệu một mô hình DHKP định lý với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra. Mô hình này chỉ ra các bước chính mà GV có thể áp dụng để DHKP định lý.

HÀNH ĐỘNG TU TỪ THIẾT LẬP LÃNH ĐỊA TRONG PHẦN MỞ ĐẦU BÀI BÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH NGÔN NGỮ

Đỗ Xuân Hải, Thái Công Dân
Tóm tắt | PDF
Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu nhỏ, mang tính khám phá xem hành động tu từ thiết lập lãnh địa, hành động tu từ đầu tiên trong mô hình CARS của Swales (1990), được hiện thực hóa thành các bước thể hiện như thế nào trong phần dẫn nhập của 14 bài báo nghiên cứu thường nghiệm chọn ra từ các số xuất bản năm 2011 của hai tạp chí ngôn ngữ lớn của Việt Nam là Ngôn ngữ và Ngôn ngữ và Đời sống bằng phương pháp phân tích thể loại ESP. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn trong các bước thể hiện hành động tu từ này của các tác giả nghiên cứu là người Việt so với cách thức thường được sử dụng trong các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh có giá trị học thuật cao. Chúng tôi hy vọng những kết quả ban đầu này sẽ được sử dụng bởi những nhà nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm xuất bản nghiên cứu, những nhà nghiên cứu khác, và những người làm công tác giảng dạy môn Viết học thuật ở Việt Nam.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lưu Tiến Thuận, Ngô Thị Huyền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ của Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn 130 sinh viên sử dụng các dịch vụ tại Trung tâm. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach?s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên chịu sự tác động cùng chiều của 3 yếu tố, theo thứ tự quan trọng: sự cảm thông, sự đáp ứng và sự đảm bảo. Ngoài ra, một số dịch vụ cần được thông tin đầy đủ đến sinh viên một cách hiệu quả.

NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC: GIỚI THIỆU CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG CÁCH KHAI THÁC HIỆU QUẢ

Nguyễn Duy Sang
Tóm tắt | PDF
Xã hội không ngừng phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, người giảng viên (GV) ngày nay cần không ngừng học tập và đổi mới để chủ động thích nghi với sự biến đổi của thời đại. Việc khai thác và sử dụng các tài nguyên giáo dục trong dạy học và nghiên cứu khoa học của GV vẫn còn hạn chế và chưa đạt hiệu quả như mong đợi. ở bài báo này, tác giả không đơn thuần giới thiệu các tài nguyên giáo dục mà còn định hướng cho GV khai thác nguồn tài nguyên này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỜI SỐNG CƯ DÂN THƯƠNG HỒ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh, Lê Thị Tố Quyên
Tóm tắt | PDF
Trong những năm gần đây báo giới bắt đầu quan tâm đến đời sống của những người mua bán trên sông vì họ là những người đóng vai trò nối kết giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công với thương mại, dịch vụ; đồng thời còn góp phần gắn kết giữa đô thị với nông thôn. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của họ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng. Nhưng những nguyên nhân nào dẫn đến việc họ đến với nghề mua bán trên sông? Những khó khăn mà họ đã và đang phải đối mặt trong mua bán và sinh hoạt là gì? Cần phải làm gì để khắc phục những trở ngại để họ có được đời sống mua bán trên sông tốt hơn?... Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề này.

XáC ĐịNH MốI TƯƠNG QUAN CủA Hệ THốNG CáC TEST DùNG Để ĐáNH GIá TRìNH Độ THể LựC CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CầU LÔNG TRƯờNG ĐạI HọC ĐồNG THáP

Phạm Việt Thanh
Tóm tắt | PDF
Việc xác định được mối tương quan của hệ thống các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cầu lông sẽ làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, hiệu quả quá trình giảng dạy và huấn luyện. Đồng thời cung cấp những thông tin khoa học cần thiết làm cơ sở để các giảng viên có thể xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cũng như huấn luyện cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu cũng đã lựa chọn được các test đủ độ tin cậy cũng như đủ cơ sở khoa học để đưa vào kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học Đồng Tháp.

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Thanh Thảo, Phan Minh Tân, Trần Thị Hậu, Lê Thị Hiền, Dương Thị Kim Tuyền, Trần Chí Nguyện, Huỳnh Thị Thúy Diễm, Lâm Thị Xin
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ trong thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là nhằm khảo sát nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi về môi trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, từ đó phân tích thực trạng giáo dục môi trường hiện hành. Cả hai hình thức phỏng vấn và phát phiếu kháo sát đã được tiến hành trên 390 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại 12 trường học ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy nhìn chung đối tượng học sinh khảo sát đã có kiến thức cơ bản về môi trường. Tuy học sinh trung học phổ thông có tỉ lệ trả lời các đáp án đúng về kiến thức  liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cao hơn học sinh Trung học cơ sở nhưng sự khác biệt này là không đáng kể trong phạm vi khảo sát. Học sinh cũng bày tỏ thái độ tích cực về giáo dục môi trường và thể hiện năng lực tác động đến cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền và vận động. Các em cũng tự đánh giá năng lực hành động vì môi trường của mình còn thấp và cần được bồi dưỡng thêm thông qua các khóa học kỹ năng sống. Kết quả khảo sát cũng phản ánh thực trạng giáo dục môi trường không đồng bộ giữa gia đình - nhà trường và xã hội, trong đó sự đóng góp của gia đình vào việc giáo dục môi trường cho trẻ là rất thấp.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY LƯƠNG THỰC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trương Đông Lộc, Trần Văn Tâm
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty lương thực ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập trực tiếp từ báo cáo tài chính của 42 công ty trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng thanh toán và vòng quay hàng tồn kho của các công ty là khá tốt. Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản của các công ty còn tương đối thấp. Tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong mẫu nghiên cứu là khá cao, nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Ngoài ra, kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố, đó là: cấu trúc vốn, vòng quay tổng tài sản và tỷ trọng doanh thu xuất khẩu. Cả ba nhân tố này đều có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty.

TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN VIỆT NAM ĐẾN DỰ ĐỊNH QUAY TRỞ LẠI CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ

Dương Quế Nhu, Lương Quỳnh Như, Nguyễn Tri Nam Khang
Tóm tắt | PDF
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến dự định quay trở lại của du khách, hình ảnh điểm đến là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động của các nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến ViệtNamđến dự định quay trở lại của du khách quốc tế. Phương pháp thu mẫu thuận tiện đã được áp dụng tại những địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và thu được 100 mẫu du khách quốc tế nói tiếng Anh, đến Việt Nam lần đầu tiên, và mục đích chuyến đi là du lịch. Bằng cách phỏng vấn du khách ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau, nhược điểm của phương pháp thu mẫu thuận tiện nhìn chung đã được khắc phục và mẫu thu được có thể đại diện cho tổng thể du khách quốc tế đến ViệtNam. Sau khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến Việt Nam, phương pháp hồi quy nhị phân được sử dụng để tìm ra nhân tố có tác động mạnh nhất đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế. Trong số 6 nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến Việt Nam, 2 nhân tố Tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ; Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tác động mạnh nhất lên dự định quay trở lại của du khách.

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THÔNG QUA HỢP ĐỒNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở TỈNH AN GIANG

Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm làm rõ mối liên quan giữa đặc điểm nông hộ với việc tham gia vào mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hợp đồng, phân tích đặc điểm của các điều khoản trong hợp đồng, lợi ích và trở ngại và gợi ý một số giải pháp để cải thiện việc thực hiện mô hình này. Điều tra nông hộ được thực hiện tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang vào tháng 8 năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt giữa việc tham gia vào các tổ chức nông dân và tham gia vào sản xuất theo hợp đồng của nông hộ, nông hộ có qui mô sản xuất lớn và vị trí thuận lợi thường dễ được lựa chọn tham gia vào hợp đồng; nông dân sản xuất theo hợp đồng đạt lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn hộ sản xuất tự do lần lượt là 26,41% và 16,54%; tuy nhiên, tổng chi phí sản xuất cũng cao hơn là 8,14%, đặc biệt chi phí lao động cao hơn 47,85%; doanh nghiệp thường cung cấp vật tư nông nghiệp với giá cao cho nông dân và không thanh toán tiền ngay cho nông dân ngay sau khi kết thúc giao dịch.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Trần Ái Kết, Huỳnh Trung Thời
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Mô hình hồi quy Logit và OLS được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa trên các thông tin đặc trưng của hộ và các nhân tố ngoại sinh khác. Kết quả phân tích hồi qui mô hình Logit cho biết khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất thổ cư, giá trị tài sản của hộ và sử dụng tín dụng thương mại. Hơn nữa, phân tích hồi quy đa biến (OLS) cho biết lượng vốn tín dụng chính thức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: quan hệ xã hội của chủ hộ, mục đích vay vốn, giá trị tài sản và thu nhập của hộ.

SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ THÊM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÁ BASA NUÔI SINH THÁI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

Huỳnh Thị Ngọc Diệp, Hồ Huy Tựu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này giải thích mức độ sẵn lòng chi trả thêm cho sản phẩm cá basa nuôi sinh thái. Sự quan tâm sức khỏe, rủi ro cảm nhận đối với sản phẩm nuôi, sự tin tưởng vào ngành thực phẩm và thái độ đối với sản phẩm cá basa nuôi sinh thái là các biến số giải thích trong mô hình. Sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc dựa trên một mẫu gồm 400 người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang, kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy và giá trị của các đo lường và chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu. Cả bốn biến trên đều tác động dương lên sự sẵn lòng chi trả thêm cho cá basa nuôi sinh thái. Trong đó, biến thái độ là biến quan trọng nhất giải thích hành vi này. Bên cạnh đó, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến sức khỏe sẽ có xu hướng trả thêm sản phẩm sinh thái không chỉ vì lí do sức khỏe mà còn vì sự phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi tiêu dùng sản phẩm nuôi thông thường. Mặt khác, sự tin tưởng vào sự cải tiến chất lượng của ngành thực phẩm giúp củng cố sự tồn tại của những tính năng vượt trội mà kĩ thuật nuôi sinh thái đem lại.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH HẬU GIANG

Võ Thành Danh, Trần Bá Quang, Ong Quốc Cường
Tóm tắt | PDF
Bài viết này nghiên cứu về thực trạng của các DNNVV và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV tại tỉnh Hậu Giang. Bằng cách sử dụng mô hình kim cương làm cách tiếp cận đánh giá năng lực cạnh tranh để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài khu vực kinh tế DNNVV, kết quả phân tích cho thấy môi trường kinh doanh tương đối tốt. Tuy nhiên, các yếu tố về hội nhập kinh tế quốc tế và thị trường vẫn còn hạn chế mặc dù sự sẵn sàng hội nhập là khá tốt. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế DNNVV. Kết quả cho thấy các yếu tố: tổng tài sản, tổng số lao động, trình độ lao động, nguồn cung cấp đầu vào, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trên thị trường, và mức độ rủi ro là những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh về doanh thu và lợi nhuận của DNNVV. Ngoài ra, các yếu tố: hiệu quả kinh doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp và quy mô của doanh nghiệp là các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn cấu trúc vốn của các DNNVV.

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỘNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH

Kho?ng Van Tha?ng, Tri?nh Bi?ch Toa?n
Tóm tắt | PDF
Cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Chính vì thế mà trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã tích cực và thực hiện đồng bộ việc cải cách hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thông hiện đại để làm cho bộ máy hành chính của tỉnh hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là người đánh giá khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính. Nhờ những động thái tích cực này mà thu hút đầu tư vào Bắc Ninh nói chung và nhất là thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) nói riêng trong nhiều năm qua luôn đứng tốp đầu cả nước. Đặc biệt chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh liên tục nhiều năm qua có sự cải tiến vượt bậc năm sau cao hơn năm trước từ vị trí thứ 20 năm 2007 đến hết 2011 đã lên thứ 2 toàn quốc; vốn đầu tư nước ngoài đang là động lực chính để giúp tỉnh Bắc Ninh đến 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG TẠI CẦN THƠ

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng đầu tư sử dụng máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng máy móc và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ? xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 30%). Thế nhưng, nhìn chung các doanh nghiệp đã sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp qua các năm. Liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 5 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động là: tuổi doanh nghiệp, nguồn vốn doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, quy mô và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Trang Hoàng Như, Lê Quang Trí, Vương Tuấn Huy
Tóm tắt | PDF
Sử dụng đất đai hiện nay thay đổi nhanh và phức tạp do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đồng thời sự thay đổi điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các nhóm yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân. Dựa trên phương pháp điều tra PRA va? SWOT đối với 10 mô hình canh tác chính ở tỉnh Bạc Liêu; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; phân tích kiến thức chuyên gia đánh giá bước đầu sự tác động của các yếu tố KT-XH-MT lên sự thay đổi sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay đổi mô hình canh tác trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân bị tác động bởi yếu tố lợi nhuận, khả năng phát triển mô hình, xu hướng chung của cộng đồng, sự xâm nhập mặn, chất lượng nước. Qua kết quả nghiên cứu có đề xuất cần xây dựng các yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường để phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng đất của người dân.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC CÙ LAO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 52 hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại 4 cù lao (Thới Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ ?3 nhà? giữa nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch; Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; Thứ ba, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ mới lạ, đặc thù; Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay mang tính chuyên nghiệp.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Phú Son, Nguyễn Thị Thu An, Võ Hồng Phượng
Tóm tắt | PDF
Đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tỉnh Sóc Trăng dựa vào cách tiếp cận ?5 nguồn lực cạnh tranh? của Porter (1985) để phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các DNNVV, công cụ phân tích SWOT và pho?ng vâ?n trư?c tiê?p 349 đại diện có liên quan đến hoạt động DNNVV tỉnh Sóc Trăng bao gồm các DNNVV (kể cả hợp tác xã và hộ kinh doanh gia đình), lãnh đạo các sở ban ngành tỉnh/huyện và xã, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn nhóm và hội thảo. Nghiên cứu đi sâu phân tích (1) Đóng góp của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, (2) Chỉ số năng lực cạnh tranh của DNNVV, (3) Sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của địa phương, (4) Vấn đề môi trường có liên quan DNNVV, (5) Những chính sách có liên quan đến phát triển DNNVV, và (6) Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng nghiên cứu còn đề cập đến các giải pháp phát triển DNNVV nhằm tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và phát triển cộng đồng.

GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO ĐẶC SẢN ?ST5? TỈNH SÓC TRĂNG

Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son
Tóm tắt | PDF
Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây lúa chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, Sóc Trăng có ưu thế về điều kiện sản xuất lúa thơm chất lượng cao nhơ? va?o viê?c cho?n ta?o tha?nh công ca?c giô?ng lu?a thơm cao sa?n ?ST? nói chung và ?ST5? nói riêng. Giống lúa này đáp ứng cả hai tiêu chuẩn năng suất và chất lượng, đa? thực sự đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân và góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, co? nhiê?u yếu tố ta?c đô?ng xâ?u đê?n sa?n xuâ?t và tiêu thụ làm giảm uy tín thương hiệu trên thị trường như lẫn giống khác trong khâu sản xuất và lẫn lộn gạo khác trong khâu tiêu thụ. Nghiên cứu chuỗi giá trị gạo thơm ST5 nhằm đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi, nâng cao khả năng cạnh tranh về số lượng và chất lượng xuất khẩu, nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi.

Vì SAO CáC DOANH NGHIệP TƯ NHÂN Ở ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG PHảI THANH TOáN TIÊU CựC PHí?

Phan Anh Tú, Trần Thị Bạch Yến, Trương Khánh Vĩnh Xuyên, Phan Thị Ngọc Khuyên
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu có hay không (nếu có) và làm thế nào sự khác biệt trong đặc điểm của doanh nghiệp (DN) và hoàn cảnh có ảnh hưởng đến sự khác biệt về tiêu cực phí (hối lộ) của doanh nghiệp ởđồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam. Trong bài báo này, tác giảđã giải thích tại sao các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi tác lực (bên trong và bên ngoài) phải thanh toán tiêu cực phí nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Các nhân tố bên ngoài bao gồm mức độ cảm nhận về cạnh tranh và mức độ cảm nhận về chất lượng của chính quyền. Các nhân tố bên trong bao gồm quy mô và tuổi tác doanh nghiệp (thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh). Dựa trên bộ số liệu ở cấp độ DN, tác giả tìm thấy đặc điểm DN (tuổi, quy mô) có ảnh hưởng đến xác suất thanh toán tiêu cực phí. Tương tự, sự khác biệt trong môi trường kinh doanh (mức độ cạnh tranh, chất lượng của chính quyền) có ảnh hưởng đến xác suất thanh toán tiêu cực phí của doanh nghiệp.

THựC TRạNG Và CáC YếU Tố ẢNH HƯởNG ĐếN NăNG LựC CạNH TRANH CủA CáC DOANH NGHIệP NHỏ Và VừA Ở ĐồNG THáP

Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Đồng Tháp. Nghiên cứu được tiến hành ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng với cỡ mẫu là 113 DNNVV. Phương pháp phân tích thống kê và hàm phân biệt được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như trình độ của lao động, thị trường của doanh nghiệp, chi phí đơn vị sản phẩm, trình độ công nghệ, qui mô nguồn vốn, năng suất lao động, trình độ của giám đốc, qui mô lao động, tỷ suất lợi nhuận (ROE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu là những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV ở tỉnh Đồng Tháp.