Nguyễn Hữu Tường * , Nguyễn Minh Đời , Huỳnh Xuân Phong , Ngô Thị Phương Dung Phạm Hồng Quang

* Tác giả liên hệNguyễn Hữu Tường

Abstract

The application of thermotolerant yeasts in the ethanol production is an interested topic, because the yeasts are able to grow and ferment under high temperature. In addition, the yeasts adapt in the tropical climate, for example Vietnam?s climate. In this research, 37 yeast strains from the previous researches were tested the thermotolerant ability by incubating for two days in different temperatures (including 30, 35, 40, 43, 45 and 47ºC). Thermotolerant yeasts were tested ethanol tolerant ability in 20° Brix sucrose medium with 0, 3, 6, 9 and 12% (w/v) ethanol level. The yeast strain with high capacity of thermotolerance and ethanol tolerance was screened for ethanol production in different conditions consisting of cell density (104, 105, 106, and 107 cells/mL), initial sugar concentration (10, 15, 20, 25 and 30º Brix) and pH of medium (4.0, 4.5, 5.0, 5.5 and 6.0). There were 18 yeast strains that could withstand relative high temperature at 43ºC and 4 strains could grow at 45ºC (HX1, N1, MO, and T), among them, HX1 had higher capacity of ethanol tolerance than others at 9% ethanol level. The HX1 yeast strain grew and fermented well with conditions 105 cells/mL of initial cell density, 20 degree of initial Brix and pH 4.5. Comparing the nucleotide sequences of ITS1, ITS2 and 5.8S rDNA with the gene bank database, the HX1 strain which was determined was Candidatropicalis with 100% homogeneous level.
Keywords: Candida tropicalis, ethanol tolerant ability, ethanol fermentation, thermotolerant yeast

Tóm tắt

Sử dụng nấm men chịu nhiệt vào việc sản xuất ethanol là vấn đề đang được quan tâm và chú ý vì chúng có khả năng tăng trưởng và lên men ở điều kiện nhiệt độ cao, phù hợp với điều kiện khí hậu các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 37 dòng nấm men từ các đề tài nghiên cứu trước được thử khả năng chịu nhiệt ở các mức nhiệt độ khác nhau (30, 35, 40, 43, 45 và 47ºC) trong hai ngày. Các dòng nấm men chịu nhiệt được khảo sát khả năng chịu ethanol trong môi trường sucrose 20ºBrix ở các mức độ ethanol lần lượt là 0, 3, 6, 9 và 12% (w/v). Dòng nấm men có khả năng chịu nhiệt và chịu ethanol tốt tiếp tục được khảo sát khả năng lên men ở những điều kiện khác nhau: mật số giống chủng (104, 105, 106 và 107 tế bào/mL), nồng độ đường ban đầu (10, 15, 20, 25 và 30ºBrix) và pH của môi trường (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 và 6,0). Kết quả cho thấy có 18 dòng nấm men chịu được nhiệt tương đối cao ở 43ºC và 4 dòng phát triển được ở nhiệt độ 45ºC (HX1, N1, MO và T), trong đó HX1 có khả năng chịu được ethanol ở nồng độ 9% tốt hơn so với ba dòng còn lại. Điều kiện thích hợp cho dòng nấm men HX1 phát triển và lên men ethanol là mật số giống chủng ban đầu 105 tế bào/mL, nồng độ đường ban đầu 20ºBrix và pH môi trường 4,5. So sánh mức độ tương đồng chuỗi nucleotide giữa vùng ITS1, ITS2 và 5.8S rDNA với cơ sở dữ liệu của ngân hàng gene, dòng HX1 được xác định là loài Candida tropicalis với độ tương đồng 100%.
Từ khóa: Candida tropicalis, khả năng chịu ethanol, lên men ethanol, nấm men chịu nhiệt

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lương Đức Phẩm, 2006. Nấm men công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Nguyễn Phú Cường, Dương Kim Thanh, Lê Văn Boi, Lê Thanh Trường, Huỳnh Thị Chính và Phan Thanh Nhàn, 2011. Ảnh hưởng của mật số nấm men, chất khô hòa tan và pH của dịch lên men đến chất lượng rượu vang thốt nốt. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2011:19b 209-218.

Nguyễn Thị Pha Ly, 2011. Tuyển chọn, nghiên cứu nấm men và vi khuẩn chịu nhiệt lên men ethanol. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Vân Anh, Phạm Minh Tú, Hứa Hữu Danh, Nguyễn Bình Duy Anh, Huỳnh Xuân Phong và Ngô Thị Phương Dung, 2011. Phân lập và tuyển chọn các dòng nấm men chịu nhiệt có khả năng lên men ethanol mạnh. Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường, Trường Đại học Cần Thơ.

Alfenore, S., C. Molina-Jouve, S.E. Guillouet, J.L. Uribelarrea, G. Goma and L. Benbadis. 2002. Improving ethanol production and viability of Saccharomyces cerevisiae by a vitamin feeding strategy during fed-batch process. Applied Microbiology and Biotechnology. 60: 67-72.

Helena da Cruz, S., M. Batistote and J.R.Ernandes. 2003. Effect of sugar catabolite repression in correlation with the structural complexity of nitrogen source on yeast growth and fermentation. Journal of Industrial and Brewing. 109(4): 349-355.

Navarro, J.M. and G. Durand. 1978. Alcohol fermentation: effect of temperature on ethanol accumulation within yeast cells. Annals of Microbiology 129B: 215-224.

Pereira, F.B., P.M.R. Guimarães, J.A. Teixeira and L. Domingues. 2010. Optimization of low-cost medium for very high gravity ethanol fermentations by Saccharomyces cerevisiae using statistical experimental designs. Bioresource Technology, 101: 7856-7863.

Roehr, M. 2001. The Biotechnology of Ethanol: Classical and Future Applications. Chichester: Wiley-VCH, pp. 232.

Wang, Z.X., J. Zhuge, H. Fang and B.A. Prior. (2001). Glycerol production by microbial fermentation: A review. Biotechnology Advances. 19: 201-223.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/, ngày truy cập 31/05/2012.