Huỳnh Trường Huy * Nguyễn Nhật Khiêm

* Tác giả liên hệ (hthuy@ctu.edu.vn)

Abstract

Quality assessment of higher education has been identified as one of the most important activities for the university. This work aims at not only contributing to upgrading quality of training, but also providing skilled labor forces for the socio-economic development. The main goal of this paper is to identify criteria of training quality assessment on the program of business administration and to measure satisfication level  with a survey of 132 students in the discipline. The empirical findings show that eight groups of factors (or criteria), representing for 29 specific factors,provided the significant effects to measure the satisficiation level of training quality for the discipline of business administration. Several of those have been reported in a satistified level by the student participants in the survey, including ensuring the teaching progress of the academic term as scheduled, learning conditions and prestiges of lecturers. However, a few ofothers, such as teaching skills and professional ability, provision of student supports and teaching facilities, are evaluated at a lower level of satisfication.

Keywords: Quality assessment, training quality, satistification level

Tóm tắt

Đánh giá chất lượng đào tạo là một trong những hoạt động quan trọng đối với một cơ sở đào tạo nhằm không những góp phần nâng cao chất lượng ngành đào tạo, mà còn cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và đo lường mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh dựa trên khảo sát sinh viên đang theo học ngành này tại Khoa kinh tế & QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả khảo sát từ 132 sinh viên khóa 36 chỉ ra rằng có tám nhóm nhân tố với 29 tiêu chí được xác định và có ý nghĩa tác động đến chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh thông qua phương pháp phân tích nhân tố. Trong số đó, các nhóm nhân tố như đảm bảo tiến độ giảng dạy, môi trường học tập, và tín nhiệm về giảng viên được sinh viên tham gia khảo sát đánh giá hài lòng. Tuy nhiên, đối với các nhóm nhân tố về năng lực, đáp ứng, và cơ sở vật chất, sinh viên tham gia khảo sát chỉ thể hiện mức độ tạm hài lòng của họ.
Từ khóa: Tiêu chí đánh giá ngành, chất lượng đào tạo, mức độ hài lòng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cronin Jr, J. J., & Taylor, S. A. (1992). Measuring service quality: a reexamination and extension. The Journal of Marketing, 55-68.

Harvey, L., & Green, D. (1993). Defining quality. Assessment & Evaluation in Higher Education, 18(1), 9-34.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

Lại Xuân Thủy và Phạm Thị Minh Lý. (2011). Đánh giá chất lượng đào tạo tại Khoa Kế toán Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm người học. Trung tâm Thông tin thư viện, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988). Servqual. Journal of retailing, 64(1), 12-40.

Trần Xuân Kiên. (2006). Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội.