Ngày xuất bản: 12-10-2014
Công nghệ
THIẾT KẾ QUADROTOR ĐỂ THU THẬP KHÔNG ẢNH
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo này trình bày tổng quát quá trình thiết kế mô hình máy bay trực thăng bốn cánh quạt (quadrotor) cỡ nhỏ có giá đỡ cho máy ảnh kỹ thuật số để thu thập không ảnh. Do bản chất máy bay này có mô hình đơn giản, vấn đề đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu này là cái nhìn tổng quan về một mô hình máy bay trực thăng bốn cánh quạt hoàn chỉnh dựa trên nền phần mạch điều khiển bay ổn định và thông dụng trên thị trường, các giải pháp thu thập không ảnh để nhanh chóng triển khai ứng dụng thu thập không ảnh cho máy bay. Ba mô hình thiết kế thực nghiệm cho khung máy bay và mô hình thiết kế giá đỡ camera được đề xuất và đánh giá. Vấn đề chống rung cho các mạch cảm biến được quan tâm và các giải pháp được đề xuất. Các giải pháp thu thập ảnh với máy ảnh kỹ thuật số cũng đã được giới thiệu. Kết quả ban đầu cho thấy máy bay trực thăng bốn cánh quạt đã có thể thu thập không ảnh như yêu cầu đặt ra, mở ra nhiều hướng phát triển ứng dụng thu thập không ảnh một cách tự động. Qua quá trình thiết kế, một số điểm hạn chế của mô hình được ghi nhận và các hướng khắc phục được đề ra.
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ LẬT MẶT CƠM DỪA TỰ ĐỘNG
Tóm tắt
|
PDF
Hiện nay, cơm dừa và các sản phẩm được chế biến từ cơm dừa đang được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm. Tuy nhiên, việc gọt vỏ nâu cơm dừa để phục vụ cho các qui trình chế biến đó tại một số tỉnh thành trong cả nước hầu hết đều được thực hiện thủ công. Việc này tốn rất nhiều thời gian, nhân công nhưng năng suất thấp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm thiết kế một hệ thống tự động có khả năng phân loại và lật mặt miếng cơm dừa theo mặt đen/trắng, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho khâu tự động hóa gọt vỏ nâu trong qui trình chế biến cơm dừa nạo sấy. Yêu cầu đặt ra là hệ thống phải hoạt động liên tục, dễ vận hành, sửa chữa và dễ dàng chuyển giao cho các nơi có nhu cầu ứng dụng, thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu là hệ thống có khả năng tự động phân loại và lật mặt đen trắng cơm dừa với năng suất gần 600kg/giờ với độ chính xác của phân loại và lật mặt cho nhóm dừa phổ biến nhất là trên 90%. Với những thông số trên, hệ thống hoàn toàn có thể được cải tiến tối ưu hơn và hiệu quả hơn, tạo tiền đề phát triển tiếp tục hệ thống gọt vỏ nâu cơm dừa giúp nâng cao năng suất chế biến, chất lượng và giá trị của các sản phẩm từ cơm dừa.
THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT CHO HỆ THỐNG NÂNG CỦA TÀU ĐỆM TỪ TRƯỜNG
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo trình bày mô hình và bộ điều khiển trượt cho hệ thống nâng của tàu đệm từ trường (một phương tiện giao thông mặt đất nhanh nhất thế giới). Mục tiêu điều khiển là nâng tàu lên ở vị trí cân bằng và giữ tàu ổn định ở vị trí cân bằng đó. Trong bài viết này, hiện tượng dao động (chattering) của bộ điều khiển trượt cho hệ thống nâng được giải quyết bằng cách thay đổi hàm sign(S) trong luật điều khiển bằng hàm tanh(S). Từ kết quả của mô phỏng bằng Matlab/Simulink và mô hình thực nghiệm cho thấy công nghệ hệ thống nâng của tàu đệm từ trường đã được giải mã.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG MẠNG KHÔNG DÂY HOẠT ĐỘNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo trình bày việc thiết kế một hệ thống điều khiển và giám sát trạng thái các thiết bị điện. Việc điều khiển và giám sát được thực hiện thông qua một ứng dụng chạy trên máy tính bảng android. Máy tính bảng giao tiếp với một hệ thống nhúng qua mạng không dây. Hệ thống nhúng này giữ vai trò điều khiển thiết bị theo lệnh nhận được từ máy tính bảng và đồng thời nó cũng định kỳ gửi trạng thái của các thiết bị về máy tính bảng qua giao tiếp không dây để cập nhật lên giao diện ứng dụng. Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống đã hoạt động tốt. Phần mềm có thể điều khiển, giám sát trạng thái và công suất của từng thiết bị, có khả năng phát hiện thiết bị gặp sự cố, đo và vẽ lại đồ thị dòng điện tiêu thụ.
XÁC ĐỊNH MẶT MÓNG KẾT TINH CỦA MỘT SỐ DỊ THƯỜNG TRỌNG LỰC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG THUẬT GIẢI DI TRUYỀN NHỊ PHÂN
Tóm tắt
|
PDF
Việc giải bài toán ngược trọng lực - đặc biệt là bài toán xác định mặt móng kết tinh ? là bài toán đa trị, nên đã có nhiều phương pháp được đưa ra. Báo cáo này gồm hai phần (a) xây dựng chương trình xác định mặt móng kết tinh bằng thuật giải di truyền nhị phân cải tiến (b) áp dụng chương trình này để phân tích một số dị thường trọng lực ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả đạt được cho thấy chương trình dễ sử dụng và các dị thường phân tích cho thấy độ sâu cực đại của mặt móng đi từ 0.6 km đến 1.7 km; các kết quả này phù hợp với các kết quả phân tích trước đây.
THIẾT KẾ CƠ ĐIỆN TỬ MÁY NÉN ĐƠN TRỤC PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CƠ TÍNH TRÁI XOÀI
Tóm tắt
|
PDF
Máy nén đơn trục là thiết bị được dùng phổ biến để tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu tính chất vật lý của vật liệu nói chung, bao gồm trong xây dựng (đất, pê-tông) và các nguyên vật liệu trong ngành thực phẩm (thịt, trái cây). Để thiết kế máy nén, đề tài đi vào giải quyết hai vấn đề cơ bản là thiết kế hệ thống cơ khí với cơ cấu truyền động thích hợp và hệ thống điều khiển, thu thập dữ liệu có độ chính xác cao. Trong phần cơ khí, hệ thống truyền động sử dụng cơ cấu vít me đai ốc bi để tạo chuyển động tịnh tiến dọc trục, nguồn động lực được cung cấp bởi động cơ bước thông qua hộp giảm tốc. Chip vi điều khiển và hệ thống cảm biến chuyển vị, cảm biến lực được dùng để thu thập và xử lý số liệu, sau đó truyền về giao diện người dùng và lưu trữ trên máy tính. Kết quả máy nén đã đạt được những thông số kĩ thuật nhất định, độ chính xác đạt 48 àm đối với đo biến dạng và 1,95 N đối với đo lực. Khả năng làm việc ổn định và giá thành thấp hoàn toàn phù hợp cho việc đo cơ tính trái xoài thông qua phương pháp đo phá hủy.
Công nghệ thông tin
ỨNG DỤNG ĐỒ THỊ TẦM NHÌN VÀO BÀI TOÁN TÌM ĐƯỜNG CHO ROBOT
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo trình bày giải pháp cho bài toán xác định đường đi ngắn nhất toàn cục, tránh các vật cản trong không gian hai chiều được áp dụng và kiểm thử trên robot thật. Cách tiếp cận sử dụng là dựa vào đồ thị tầm nhìn (visibility-graph). Thông qua ưu khuyết điểm và độ phức tạp trong việc xây dựng một visibility-graph, bài báo đề xuất hai phương pháp đơn giản, hiệu quả, giúp giảm đáng kể thời gian xây dựng một visibility-graph trong trường hợp môi trường chứa nhiều vật cản. Ngoài ra, bài báo cũng giới thiệu một phương pháp giúp robot di chuyển chính xác theo đường đi đã hoạch định trước. Kết quả thực nghiệm cho thấy giải pháp đề nghị này khá hiệu quả, khả thi và có thể áp dụng dễ dàng trong thực tế.
PHÂN LỚP DỮ LIỆU VỚI GIẢI THUẬT NEWTON SVM
Tóm tắt
|
PDF
Chúng tôi trình bày trong bài viết một giải thuật học mới, ARC-x4 Newton support vector machine (ARC-x4-NSVM), cho phân loại tập dữ liệu lớn trên máy tính cá nhân. Máy học véc-tơ hỗ trợ (SVM) và phương pháp hàm nhân cung cấp mô hình phân lớp dữ liệu chính xác nhưng quá trình huấn luyện mô hình cần giải bài toán quy hoạch toàn phương rất mất thời gian và cần nhiều bộ nhớ. Chúng tôi đề xuất mở rộng giải thuật học NSVM của Mangasarian để xây dựng giải thuật cải tiến SVM. Chúng tôi đề xuất áp dụng công thức Sherman-Morrison-Woodbury vào giải thuật NSVM để có thể xử lý dữ liệu có số chiều rất lớn. Tiếp theo sau, chúng tôi kết hợp với phương pháp ARC-x4 của Breiman để xây dựng giải thuật ARC-x4-NSVM có thể phân loại dữ liệu với kích thước lớn về số phần tử cũng như số chiều. Chúng tôi đánh giá hiệu quả của giải thuật đề xuất trên tập dữ liệu y sinh học sử dụng máy tính cá nhân (2.4 GHz Pentium IV, 2 GB RAM).
Môi trường
PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH CÁC DÒNG VI KHUẨN BẢN ĐỊA CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY THUỐC KÍCH THÍCH RA HOA ACLOBUTRAZOL TỪ ĐẤT VƯỜN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Để tìm ra các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng phân hủy thuốc kích thích ra hoa cây trồng Paclobutrazol (PBZ), bốn mẫu đất được thu thập từ bốn vườn trồng cây ăn trái ở 3 địa điểm như sau: Chợ Lách, Bến Tre; Cai Lậy, Tiền Giang và Phong Điền, Cần Thơ (2 mẫu), là các mẫu đất thuộc các vườn cây ăn trái đã sử dụng lâu dài và thường xuyên Paclobutrazol trong quá trình canh tác. Qua quá trình làm giàu mật số vi khuẩn và phân lập trong môi trường khoáng tối thiểu loãng chứa PBZ như nguồn carbon duy nhất cho sự phát triển của vi khuẩn, tổng cộng 30 dòng vi khuẩn được phân lập. Tám trong số 30 dòng vi khuẩn trên được kiểm tra khả năng phân hủy PBZ của chúng trong môi trường khoáng tối thiểu (MM) có bổ sung 15 ppm PBZ trên máy lắc, trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong tối trong 15 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ có 2 dòng vi khuẩn kí hiệu CT2-29 và CT3-18 có khả năng phân hủy PBZ cao hơn các nghiệm thức còn lại và phân hủy lần lượt là 15,53% và 16,41% của nồng độ PBZ ban đầu (15 ppm). Kết quả giải mã trình tự đoạn gen 16S rRNA cho thấy 2 dòng vi khuẩn này được định danh lần lượt như là Burkholderia sp. CT2-29 và Burkholderia sp. CT3-18.
ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Lượng rơm rạ sau thu hoạch và các biện pháp sử dụng rơm rạ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được khảo sát thông qua phỏng vấn kết hợp thu mẫu trên đồng ruộng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy có 6 hình thức quản lý và xử lý lượng rơm rạ được người dân lựa chọn phổ biến là đốt rơm, vùi rơm, trồng nấm, chăn nuôi, bán và cho người khác. Các hình thức xử lý rơm trên ruộng thay đổi tùy theo mùa vụ. ở vụ Đông Xuân, đốt rơm là hình thức được sử dụng phổ biến nhất (98,2%), còn lại trồng nấm, bán rơm, cho rơm chiếm tỷ lệ rất thấp. ở vụ Hè Thu, tỷ lệ đốt rơm giảm xuống còn 89,7%, vùi rơm chiếm 6,7%. Vụ Thu Đông có tỷ lệ đốt rơm thấp nhất (54,1%), tỷ lệ vùi rơm tại ruộng khá cao (26,1%), kế đến là trồng nấm (8,1%), các hình thức khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả ước tính lượng rơm rạ phát sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 vào khoảng 26,2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 20,9 triệu tấn/năm là người dân đốt. Lượng rơm đốt ước tính hằng năm phát thải 17,95 triệu tấn CO2, 485,58 nghìn tấn CO và 10,38 nghìn tấn NOx vào khí quyển. Kết quả điều tra còn ghi nhận đa số nông dân đều có khuynh hướng giữ nguyên tập quán đốt rơm trong các năm tiếp theo.
Sử DụNG VậT LIệU HấP PHụ PHốI TRộN Từ ĐấT Đỏ BAZAN Và ĐấT PHèN Để Xử Lý LÂN TRONG NƯớC THảI
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của vật liệu hấp phụ lân tạo ra từ đất đỏ bazan và đất phèn để xử lý lân trong nước thải. Đất đỏ bazan sử dụng trong nghiên cứu này được thu ở tỉnh Lâm Đồng và đất phèn được thu ở xã Hòa An tỉnh Hậu Giang. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ của 2 loại vật liệu cho thấy đất đỏ bazan thê? hiê?n đă?c ti?nh hâ?p phu? lân rất cao, 1 g mâ?u đất đo? nguyên châ?t có khả năng hấp phụ 10,8 mg PO4-P trong khi đó 1 g đất phèn có khả năng hấp phụ khoảng 2,5 mg PO4-P. Kê?t qua? thí nghiệm xử lý nước thải bằng cột lọc với vật liệu sử dụng được tạo ra từ 80% đất đỏ và 20% đất phèn cho thấy lưu tô?c thích hợp trong hệ thống lo?c chứa vật liệu đất đỏ bazan đê? xư? ly? lân trong nước tha?i pha là 360 mL/giờ. Kha? năng xư? ly? lân trong nươ?c tha?i nha? máy chê? biê?n thu?y sa?n bơ?i vâ?t liê?u na?y râ?t hiê?u qua?, đạt khoảng 83% và hàm lượng PO4-P còn lại trong nước đầu ra chỉ khoảng 0,50 mg/L, đa?t tiêu chuâ?n chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT, loại B2).
Tự nhiên
HỢP CHẤT DITERPENOID VÀ FLAVONOID TỪ LÁ BÌNH BÁT NƯỚC ANNONA GLABRA L. (ANONACEAE)
Tóm tắt
|
PDF
Từ phân đoạn hexane và ethyl acetate lá Bình bát nước (Annona glabra L.) hai hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc là 8(14), 15-pimaradien-18-oic (1) acid và quercetin (2). Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa trên các phổ 1D và 2D NMR.
TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT DIARYL ETHER
Tóm tắt
|
PDF
Trong công bố này, 3 dẫn xuất của diaryl ether 2-chloro-(4-nitrophenoxy) benzene (1); 2?(4-nitrophenoxy) naphthalene (2); 3-methoxy-4-(4-nitrophenoxy) benzaldehyde (3) với những nhóm định chức khác nhau đã được tổng hợp dưới những điều kiện phản ứng êm dịu với hiệu suất rất cao. Phản ứng này có thể được áp dụng để tổng hợp những hợp chất có cấu trúc tương tự 1-3.
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ENZYME XANTHINE OXIDASE TỪ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS (PARK.) FOSB)
Tóm tắt
|
PDF
Tăng acid uric không chỉ là nguyên nhân gây nên bệnh gout, mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, sỏi thận, đái tháo đường và các hội chứng chuyển hóa. Sự hình thành acid uric được tạo ra do enzyme xanthine oxidase xúc tác oxy hóa hypoxanthine thành xanthine và oxy hoá xanthine thành acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout. Allopurinol được dùng như một chất ức chế enzyme xanthine oxidase trong điều trị bệnh gout, tuy nhiên allopurinol cũng có nhiều tác dụng phụ. Vì thế, yêu cầu hiện nay là tìm ra hợp chất mới có hoạt tính chữa trị cao và ít ảnh hưởng nhất. Mục đích đề tài là đánh giá hoạt động ức chế enzyme xanthine oxidase in vitro từ cao ethanol lá sa kê (Artocarpus altilis (Park.) Fosb) trong điều trị bệnh gout. Kết quả cho thấy nồng độ tối ưu để hình thành acid uric là xanthine 0,5 mM và xanthine oxidase 0,0125 U, với hiệu suất phản ứng đạt được là 93,36±0,09%. Ngoài ra, enzyme xanthine oxidase bị ức chế gần như hoàn toàn (97,96 ± 0,49%) ở nồng độ cao chiết 0,5 mg/mL và giá trị ức chế 50% enzyme xanthine oxidase là IC50 = 0,198 mg/mL.
DANH LỤC VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÍNH CHẤT KHU HỆ GIUN ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả phân tích 22.868 cá thể giun đất trong 187 điểm thu mẫu ở phần nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 2007 đến 2012. Đã ghi nhận được 34 loài giun đất, thuộc 9 giống, xếp trong 6 họ, với 2 loài mới cho khoa học (Ph. thaii và Ph. mangophila), 1 loài mới được ghi nhận ở Việt Nam (Drawida barwelli). Trong đó, giống Pheretima có 24 loài (70,58%) chiếm ưu thế tuyệt đối. Phần lớn các loài trong giống này thuộc 3 nhóm loài (posthuma, houlleti và peguana), nhiều bằng chứng cho thấy nhóm loài peguana có nguồn gốc phát sinh từ vùng núi của ĐBSCL. Yếu tố địa động vật của khu hệ giun đất ở ĐBSCL tuân theo quy luật chung cho khu hệ giun đất Việt Nam, yếu tố Phương Đông giữ vai trò chủ đạo. Kế đến là yếu tố Êtiôpi, Tân nhiệt đới và Cổ Bắc. Ngoài ra, khóa định loại các loài giun đất ở ĐBSCL cũng được cập nhật và xây dựng lại.
TổNG HợP HạT NANO SiO2 Từ TRO Vỏ TRấU BằNG PHƯƠNG PHáP KếT TủA
Tóm tắt
|
PDF
Những hạt nano SiO2 được tổng hợp thành công từ vỏ trấu bằng phương pháp kết tủa. Lúc đầu, vỏ trấu được nung ở nhiệt độ từ 500 - 700oC trong thời gian 4 h, thu được tro vỏ trấu. Sau đó bột nano Silica được tách chiết từ tro trấu bằng cách sử dụng dung dịch NaOH có nồng độ 3N và tiếp tục thêm dung dịch HCl ở độ pH = 6 cho đến khi dung dịch kết tủa trắng. Sản phẩm bột nano trên được đem đo nhiễu xạ tia X (XRD), tán sắc năng lượng (EDS), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định cấu trúc mạng, thành phần pha, nguyên tố và mẫu được đem chụp ảnh hiển vi điện tử quét (FESEM), ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM)xác định kích thước hạt, hình thái học. Kết quả, những hạt nano SiO2 chế tạo được có pha vô định hình và kích thước hạt trung bình khoảng 15 nm.
Chăn nuôi
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI THỎ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của điều tra này là thu nhận các thông tin về hiện trạng chăn nuôi, dinh dưỡng, sự tận dụng thức ăn và thành tích của thỏ được nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để xác định và đặt ưu tiên các yêu cầu nghiên cứu cải thiện năng suất của thỏ ở tương lai. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách điều tra trong 12 tỉnh/thành ở ĐBSCL với 53 trại thỏ được lựa chọn phỏng vấn, lấy mẫu và đánh giá. Kết quả cho thấy rằng mục đích chính của người nuôi thỏ ở ĐBSCL là bán thịt và làm vật thí nghiệm. Giống thỏ lai (New Zealand x địa phương) được nuôi phổ biến nhất (75,5%). Các loại thức ăn thô xanh (cỏ tự nhiên, rau lang và rau muống) thường được dùng làm khẩu phần cơ bản, các loại phụ phẩm (bã đậu nành và bã bia) và thức ăn hỗn hợp là nguồn thức ăn bổ sung. Mức độ protein thô (13,9-14,1%) khẩu phần nuôi thỏ ở ĐBSCL thấp hơn khuyến cáo của các nước ôn đới (15-19%). Lượng tiêu thụ dưỡng chất (58,4 gDM; 7,84 gCP; 680 kJME/con/ngày) và tăng khối lượng (13,2 g/con/ngày) của thỏ thịt thấp hơn các kết quả thông báo trong nước (16,7-24,5 g/con/ngày). Chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL có nhiều thuận lợi như dễ bán, nguồn thức ăn sẵn có quanh năm và giống phù hợp. Tuy nhiên, sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi dưỡng của người dân còn hạn chế nên năng suất còn thấp. Khuyến cáo của đề tài là tăng cường nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kết hợp các loại thức ăn địa phương cho thỏ lai ở ĐBSCL để phục vụ công tác khuyến nông trong chăn nuôi thỏ.
Công nghệ sinh học
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HIỆU SUẤT ĐÔNG TỤ CỦA VI KHUẨN TRONG NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Bốn chủng vi khuẩn đông tụ Bacillus cereus KG.05, Bacillus megaterium VL.01; Bacillus sp. VL.05, Bacillus aryabhattai ST.02 được phân lập và tuyển chọn trong 150 mẫu nước thải trại chăn nuôi heo đã qua phân hủy kỵ khí, thu được ở 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào tính kỵ nước trên bề mặt tế bào, chỉ số pH và nồng độ các cation (Ca2+, Mg2+, Na+, K+) trong môi trường để xác định hiệu suất đông tụ của bốn cặp chủng vi khuẩn này (Bacillus cereus KG.05+ Bacillus megaterium VL.01), (Bacillus cereus KG.05+Bacillus sp. VL.05), (Bacillus cereus KG.05+Bacillus aryabhattai ST.02) và (Bacillus megaterium VL.01+ Bacillus sp. VL.05). Kết quả xác định được yếu tố tương quan trong môi trường ảnh hưởng đến hiệu suất đông tụ trong quá trình xử lý nước thải tối ưu nhất ở pH = 7 và cation hóa trị I (K+) ở nồng độ 30 mM, và cation hóa trị II (Mg2+) ở nồng độ 20 mM cho hiệu suất đông tụ >70%. Qua đó, chọn được cặp chủng vi khuẩn Bacillus cereus KG.05 + Bacillus megaterium VL.01 đại diện cho 4 cặp chủng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas ở Đồng bằng sông Cửu Long.
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI DÒNG VI KHUẨN VÙNG RỄ PH27 VÀ TN20 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA OM10424 Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG
Tóm tắt
|
PDF
Hai dòng vi khuẩn cố định đạm tuyển chọn từ tập đoàn vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa nhiễm phèn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (dòng PH27) và Tam Nông, Đồng Tháp (dòng TN20) được sử dụng để đánh giá khả năng cung cấp đạm cho giống lúa OM10424 trong điều kiện ngoài đồng ruộng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 2 nhân tố. Kết quả thu được ở các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy, khả năng cố định đạm của hai dòng vi khuẩn đều không làm tăng chiều cao cây và chiều dài bông nhưng có tác dụng làm tăng khối lượng khô rơm khi thu hoạch. Dòng TN20 có khối lượng rơm cao nhất (11,5 g/bụi), khác biệt có ý nghĩa với không chủng vi khuẩn (10,1 g/bụi) và có chủng dòng PH27 (10,1 g/bụi). Về các chỉ tiêu năng suất, ảnh hưởng của các mức phân đạm và các dòng vi khuẩn không đủ tạo sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lép và khối lượng 1000 hạt. Chủng dòng PH27 cho số bông/m2 cao nhất (256 bông/m2), số hạt chắc/bông cao nhất (63,8 hạt) và cho năng suất cao nhất (3,25 T/ha). Chủng dòng PH27 có thể tiết kiệm được 50% lượng phân đạm mà vẫn cho năng suất tương đương với bón đầy đủ 100% đạm không chủng vi khuẩn.
NGHIÊN CỨU BỔ SUNG GIỐNG VI KHUẨN LACTIC TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM MẮM CHUA CÁ SẶC
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định hiệu quả của việc chủng các dòng vi khuẩn lactic (LAB) được phân lập từ sản phẩm mắm chua cá sặc vào hỗn hợp trước khi lên men, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm hơn so với quá trình lên tự nhiên. Ba dòng vi khuẩn Pediococcus acidilactici (L1) với mật số 107, 108, 109 CFU/g; Lactobacillus farciminis (L2) với mật số 108, 109 CFU/g và Lactobacillus farciminis (L3) với mật số 106, 107 CFU/g được chủng riêng từng dòng vào hỗn hợp đã phối trộn trước khi ủ lên men. Kết quả phân tích mật số vi sinh vật tổng số, mật số vi khuẩn lactic; các chỉ tiêu hóa học như pH, hàm lượng acid latic, hàm lượng calci trong xương cá, hàm lượng NH3 và đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi, vị, cấu trúc của sản phẩm sau 10, 20, 30 ngày lên men cho thấy Pediococcus acidilactici (L1) là dòng vi khuẩn lactic tiềm năng có thể được lựa chọn để chủng cho sản phẩm mắm chua cá sặc giúp cải thiện chất lượng sản phẩm về mùi, vị, giảm lượng NH3 sinh ra trong sản phẩm, đồng thời giúp rút ngắn được khoảng 15-20% thời gian lên men mà sản phẩm vẫn đạt được các chỉ tiêu chất lượng về vi sinh, hóa học, cảm quan giống như mẫu lên men tự nhiên.
Nông nghiệp
ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP MẶN ĐẾN DIỄN BIẾN CỦA NATRI VÀ KHẢ NĂNG PHÓNG THÍCH ĐẠM, LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi đặc tính đất do ngập mặn trên đất phù sa ngọt với các nồng độ muối khác nhau: 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 25?. Thí nghiệm được thực hiện trong phòng để theo dõi một số đặc tính hóa học đất sau 2, 4, 6 và 12 tuần ngập mặn. Mẫu đất được lấy từ ruộng lúa huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, đây là vùng được dự đoán sẽ bị xâm nhập mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau thời gian bị ngập mặn từ 2 đến 12 tuần, pH đất tăng theo thời gian ngập mặn. Độ mặn của đất tăng theo thời gian ngập mặn tuần thứ 2 và nồng độ mặn từ 2? trở lên, cho thấy độ dẫn điện của đất bão hòa ECe đạt 7 mS.cm-1. Đất bị sodic hóa sau 2 tuần ngập mặn ở độ mặn từ 6?. Đạm hữu dụng trong đất tăng trong 6 tuần và khác biệt không ý nghĩa ở các mức độ mặn khác nhau. Đất rất nghèo lân (P) và P có khuynh hướng giảm theo nồng độ mặn từ tuần thứ 2 ngập mặn (p
SO SÁNH QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ TRA TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN: CHẤT LƯỢNG CỦA VI SINH VẬT TỔNG SỐ
Tóm tắt
|
PDF
Cá tra (Pangasius hypophthalmus), được xem là loại cá thịt trắng ở thị trường phương Tây. Sản phẩm cá tra cũng đã trở thành một sản phẩm thủy sản cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các thông tin khoa học về chất lượng vi sinh vật của sản phẩm này thì rất hạn chế. Do đó, sự biến đổi chất lượng vi sinh vật trong quá trình chế biến cá tra tại hai nhà máy có qui mô lớn và nhỏ được khảo sát. Mật số vi sinh vật tổng số trên cá, tay và bề mặt tiếp xúc trên dây chuyền chế biến tại nhà máy có qui mô nhỏ thì cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với qui mô lớn. Đối với thành phẩm cá tra lạnh đông, mật số vi sinh vật tổng số tương ứng là 2,9 ± 0,4 log CFU/g (qui mô lớn) và 5,3 ± 0,4 log CFU/g (qui mô nhỏ). Vì vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này, nhà máy sản xuất cá tra có qui mô nhỏ nên cải thiện các biện pháp phòng ngừa để tránh khả năng mất an toàn thực phẩm.
ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN RƠM HỮU CƠ LÊN PHÁT THẢI KHÍ CH4, N2O VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng cu?a biện pháp bón phân rơm hữu cơ lên phát thải khí CH4, N2O và năng suất lúa trong thẩm kế. Thí nghiệm nhà lưới được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm 4 nghiệm thức: i. lượng rơm rạ của vụ trước được lấy khỏi ruộng (WRS); ii. vùi rơm vào đất (FRS); iii. bón 3 tấn/ha rơm ủ với Trichoderma (RSC1); và iv. bón 6 tấn/ha rơm ủ với Trichoderma (RSC2). Thí nghiệm được thực hiện gồm bốn lần lặp lại trên thẩm kế của khu thực nghiệm Đại học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy vùi rơm tươi làm gia tăng phát thải khí CH4 và giảm phát thải khí N2O trong khi bón phân rơm ủ với Trichoderma làm giảm phát thải cả khí CH4 và N2O. Trong điều kiện nhà lưới, bón phân rơm ủ với Trichoderma 6 tấn/ha đã làm tăng số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và do đó tăng năng suất lúa (5,76 tấn/ha).
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẾP TẠI THỦ THỪA, LONG AN
Tóm tắt
|
PDF
Canh tác lúa nếp là một trong những thế mạnh của ngành kinh tế nông nghiệp tỉnh Long An. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng và thu nhập của việc sản xuất nếp cần được xác định nhiều thông qua thực tế sản xuất. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm chứng lại giả thiết rằng mật độ và phương pháp gieo sạ có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nếp tại tỉnh Long An. Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Thủ Thừa vụ Đông Xuân 2012-2013 với ba nghiệm thức về mật độ và phương pháp gieo sạ (sạ lan với mật độ 150 kg/ha, sạ hàng khoảng cách hàng 11 cm với mật độ 100 kg/ha và sạ hàng khoảng cách hàng 20 cm với mật độ 90 kg/ha). Kết quả cho thấy phương pháp sạ hàng giúp nông dân giảm được lượng giống gieo sạ trong khi năng suất và lợi nhuận lại cao hơn so với phương pháp sạ lan với mật độ 150 kg/ha (phương pháp của nông dân). Phương pháp sạ hàng khoảng cách 11 cm cho lợi nhuận và năng suất cao nhất. Chất lượng hạt không bị ảnh hưởng bởi phương pháp và mật độ gieo sạ.
HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG CỤT TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Trong những năm gần đây, diện tích và năng suất của măng cụt giảm xuống, bởi vì trở ngại lớn nhất của người trồng măng cụt là đất bị suy thoái làm giảm năng suất và nhất là hiện tượng chảy nhựa trong trái đã làm giảm chất lượng măng cụt. Theo kết quả khảo sát các vườn trồng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, hầu hết các vườn măng cụt có tuổi từ 20 đến 40 năm chiếm khoảng 40%, trong khi các vườn có độ tuổi trẻ hơn (dưới 20 năm) chiếm khoảng 9%. Hầu hết các vườn cây ăn trái ở huyện Chợ Lách đã ở độ tuổi từ 20 đến 60 năm chiếm khoảng 60%, có những vườn đạt từ 60 đến 70 năm tuổi. Mặc dù, kỹ thuật canh tác sử dụng ít phân hữu cơ hoặc bón với số lượng rất thấp, đất chưa đến nén dẽ và dung trọng đất vẫn còn thấp. Tuy nhiên, độ bền cấu trúc đất tương đối thấp. Bên cạnh đó, pH của đất rất thấp do nông dân ít sử dụng vôi để cải thiện. Vì vậy, nó được khuyến khích để những người nông dân trồng măng cụt với tuổi liếp hơn 20 năm cần phải sử dụng N, P, K cân đối kết hợp với phân bón hữu cơ 32 kg.cây-1 giúp cải thiện chất lượng đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng trái.
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN CHI?U NHIÊ?T CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI KERATIN TỪ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở ĐỒNG THÁP
Tóm tắt
|
PDF
Nhiệt độ ở các hố chôn nguồn chất thải lông có thể tăng cao và làm ức chế hoạt động phân hủy của các dòng vi khuẩn thông thường. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn chịu nhiệt có khả năng phân hủy mạnh các cơ chất chứa keratin từ nguồn chất thải của lò giết mổ gia súc. Với 18 dòng vi khuẩn hiếu khí chịu nhiệt đã được phân lập từ năm mẫu đất và hai mẫu nước trên môi trường có bổ sung bột lông gia cầm. Và 18 dòng vi khuẩn đều có khả năng phát triển và phân hủy keratin ở 45oC; 10 dòng có khả năng phát triển ở 50oC và hai dòng có khả năng tồn tại ở 55oC. Các mẫu được pha loãng và nuôi cấy trên môi trường bột lông vũ để phân lập và khảo sát khả năng phân hủy cơ chất chứa keratin của vi khuẩn. Kết quả phân lập được 18 dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy lông vũ với đa số các dòng vi khuẩn có khuẩn lạc màu trắng đục, với đa số tế bào hình que chỉ 1 tế bào hình cầu (15 dòng gram âm và 3 dòng gram dương). Trong đó, các dòng V1, V2, V9 thể hiện khả năng phân hủy keratin mạnh nhất với kết quả phân hủy bột lông vũ lần lượt là 35,64%, 32,29% và 37,76%; kết quả phân hủy bột lông dê là 40,48%, 40,85% và 42,18%. Kết quả xác định trình tự của đoạn gen 16S rRNA dòng vi khuẩn V1 tương đồng với Bacillus megaterium ở mức 99% và dòng V2 tương đồng với Bacillus sp. P014 ở mức 99%, dòng V9 tương đồng với Pseudomonas putida Rs-198 ơ? mư?c 93%.
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC PHÙ HỢP TRÊN ĐẤT VEN BIỂN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Thạnh Phú là huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, được chia thành ba tiểu vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng và đánh giá sự thích hợp và hiệu quả kinh tế các mô hình có triển vọng phát triển so với mô hình canh tác hiện tại của nông dân. Tiểu vùng ngọt, các mô hình mới được xây dựng gồm mô hình lúa - bắp; cá lóc trên bể bạt; tôm càng xanh luân canh với lúa xen tôm càng xanh; tôm càng xanh nuôi trong mương vườn dừa. Tiểu vùng lợ, mô hình canh tác được xây dựng là tôm sú luân canh với lúa xen tôm càng xanh. Tôm sú trong mùa khô, tôm thẻ trong mùa mưa được xây dựng trong tiểu vùng mặn. Kết quả thử nghiệm mô hình cho thấy các mô hình mới phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở vùng nghiên cứu. Hiệu quả kinh tế các mô hình đều cao hơn so với mô hình canh tác hiện tại của nông dân. Do đó, các mô hình mới cần được giới thiệu và phát triển trên ba tiểu vùng sinh thái thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
HIệU QUả CủA BIệN PHáP Xử Lý ĐấT TRÊN BệNH THốI Củ GừNG DO VI KHUẩN Ralstonia solanacearum
Tóm tắt
|
PDF
Hiệu quả của biện pháp xử lý đất trên bệnh thối củ gừng đã được đánh giá trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng vụ gừng 2012. ở điều kiện nhà lưới, gừng trồng trong bao hay điều kiện lô nhỏ, kết quả thí nghiệm cho thấy các biện pháp xử lý đất như tưới với hỗn hợp vôi:urea (50:500 kg/ 1.000 m2), chlorine (Ca(ClO)2) (5 kg/ 1.000 m2), Coc 85WP (3,125 kg/ 1.000 m2), sau đó hằng tháng tưới bổ sung huyền phù vi khuẩn vùng rễ (108 cfu/ m2đất) cho kết quả tốt nhất, giúp làm giảm mật số vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh và kiểm soát bệnh thối củ trên gừng. Hiệu quả kiểm soát bệnh của các biện pháp xử lý trên đất cát (thu từ ruộng gừng ở huyện Tri Tôn, An Giang) cao hơn trên đất thịt (thu từ ruộng gừng ở huyện Chợ Mới, An Giang). ở điều kiện ngoài đồng (huyện Tri Tôn, An Giang), xử lý củ gừng giống với vi khuẩn vùng rễ trước khi trồng, sau đó tưới bổ sung hằng tháng với vi khuẩn vùng rễ (108 cfu/ m2đất) cho đến khi thu hoạch giúp duy trì mật số vi khuẩn gây bệnh ở mức thấp và có hiệu quả kiểm soát được bệnh thối củ trên giống gừng Nòi.
Thủy sản
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÁNH MÔ HÌNH NUÔI ARTEMIA Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
Tóm tắt
|
PDF
Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 124 hộ nuôi Artemia tại 5 xã bao gồm Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu (Bạc Liêu); Vĩnh Phước, Lai Hòa và Vĩnh Tân (Sóc Trăng), nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi Artemia. Số liệu được thu thập từ năm 2007 đến 2011 cho thấy mô hình sản xuất Artemia đơn được áp dụng phổ biến (chiếm 89,51%) với 1 hoặc 2 chu kỳ nuôi. Diện tích nuôi Artemia trung bình trên mỗi hộ từ 1,1 đến 1,9 ha. Mật độ thả giống dao động trong khoảng 3,5-4,8 lon trứng bào xác/ha. Phân gà được sử dụng phổ biến với lượng 0,5-2,2 tấn/ha/vụ và phân vô cơ (Ure, NPK và DAP) trong khoảng 10-250 kg/ha/vụ, cám gạo 50-200 kg/ha/vụ. Năng suất trứng bào xác Artemia trung bình đạt 65,72-72,45 kg/ha/vụ và có mối tương quan thuận (p
QUI TRÌNH RT-PCR PHÁT HIỆN VIRUS GÂY HOẠI TỬ CƠ (INFECTIOUS MYONECROSIS VIRUS-IMNV) TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu đã xác định được qui trình PCR với thành phần hóa chất, điều kiện chu kỳ nhiệt thích hợp để phát hiện virus gây hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu tập trung tối ưu hóa bước 2 của qui trình với các thành phần phản ứng được xác định bao gồm đệm PCR 1X; MgCl2 1,0 mM; dNTPs 200?M; mồi NF 0,465?M và mồi NR 0,465 ?M, Taq polymerase 2,0U; mẫu PCR bước 1. Điều kiện nhiệt độ bao gồm giai đoạn biến tính ban đầu ở 95oC trong 2 phút tiếp theo 35 chu kỳ 95oC trong 30 giây, 65oC trong 20 giây, 72oC trong 30 giây, 72oC trong 7 phút. Tổng số thời gian khuếch đại là khoảng 2 giờ. Độ nhạy và độ chuyên biệt của phản ứng phát hiện IMNV cho kết quả tốt với các mẫu ARN chiết tách từ tôm.
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG BIOFLOC
Tóm tắt
|
PDF
Vi tảo được xem là nguồn thức ăn có giá trị cho Artemia. Mục đích của thí nghiệm này nhằm đánh giá tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ biofloc trên đối tượng Artemia thông qua khảo sát thành phần tảo hiện diện trong ao bón phân. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (35, 60, 80 và 100?) và 3 lần lặp lại, được bố trí trong các ao có diện tích 150 m2, mực nước 30 cm, thời gian thí nghiệm 21 ngày. Kết quả đã phát hiện 44, 34, 21 và 19 giống tảo tương ứng với các nghiệm thức (NT) 35, 60, 80 và 100?, trong đó ngành tảo khuê chiếm ưu thế về số lượng. Các giống tảo chiếm ưu thế ở độ mặn 35 và 60? thường là Peridinium (tảo Giáp), Nitzschia (tảo Khuê); Nanochloropsis, Tetraselmis (tảo Lục). Trong khi ở độ mặn cao hơn (80 và 100?) thì giống tảo Chlamydomonas, Nanochloropsis, Tetraselmis (tảo lục) chiếm ưu thế. Mật độ tảo ở các NT dao động tương ứng từ 7.093-477.589 tb/L. Mật độ tảo không có khác biệt thống kê (p>0,05) trong thời gian thí nghiệm (ngoại trừ ngày 15 và 18 p
SỰ PHÁT TRIỂN ỐNG TIÊU HÓA CÁ RÔ BIỂN (PRISTOLEPIS FASCIATA) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT ĐẾN CÁ HƯƠNG
Tóm tắt
|
PDF
Sự phát triển ống tiêu hóa của cá rô biển được quan sát bằng hình thái bên ngoài và bằng phương pháp mô học từ cá mới nở đến ngày tuổi thứ 30. Đối với quan sát hình thái ống tiêu hóa, mỗi ngày thu 10 cá thể quan sát sự biến đổi hình thái ống tiêu hóa trực tiếp dưới kính hiển vi. Sử dụng phương pháp mô học đánh giá biến đổi của noãn hoàng và cấu trúc ống tiêu hóa giai đoạn cá bột. Tổng số 30 mẫu cá được thu vào ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25, 30 sau khi nở đem cố định, đúc khối và nhuộm bằng dung dịch Haematoxylin và Eosin (HE). Kết quả quan sát cho thấy cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài từ ngày thứ 3. Sau khi ăn thức ăn ngoài ống tiêu hóa có thể phân biệt rõ 4 phần bao gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột. ở thời điểm này, ống tiêu hóa của cá bắt đầu hoạt động tuy nhiên dạ dày chưa phát triển hoàn chỉnh. Dấu hiệu đầu tiên của việc hấp thu thức ăn được xác định bởi sự xuất hiện của thể vùi protein, không bào lipid ở phần ruột sau vào ngày thứ 9. Kết thúc giai đoạn cá bột là sự xuất hiện của các tuyến dạ dày vào ngày tuổi thứ 20, điều này chứng tỏ hệ tiêu hóa của cá đã hoàn chỉnh.Sự phát triển các bộ phận khác của tuyến tiêu hóa cá rô biển cũng được mô tả trong nghiên cứu này.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANSISCANA VĨNH CHÂU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp bổ sung chế phẩm sinh học (CPSH) đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của Artemia franciscana Vĩnh Châu. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của Artemia đạt cao nhất khi bổ sung đồng thời CPSH vào tảo và môi trường nuôi (94,3 3± 0,6%) và cao hơn rất rõ so với các nghiệm thức khác (p
Giáo dục
RèN LUYệN Và PHáT TRIểN TƯ DUY CHO HọC SINH QUA DạY HọC KHáI NIệM TOáN Ở TIểU HọC
Tóm tắt
|
PDF
Trong dạy học toán, một trong những nhiệm vụ chính của người giáo viên (GV) là rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh (HS). Từ đó, HS có được kĩ năng quan trọng cho việc học tập, giúp ích cho quá trình khám phá tri thức trong môn toán cũng như các môn học khác. Theo Marzano, trong kiến thức toán học phổ thông có hai loại chủ yếu: kiến thức thông báo (bao gồm dạy học các khái niệm) và kiến thức qui trình. Do vậy, dạy học khái niệm là một phần rất quan trọng trong giáo dục tiểu học. Từ đó, việc rèn luyện và phát triển tư duy cho HS qua dạy học khái niệm là rất cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu điều tra đối với GV và HS nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của 4 biện pháp sư phạm được đề ra để rèn luyện và phát triển tư duy cho HS qua dạy học khái niệm toán ở tiểu học.
KHẢO SÁT VIỆC TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết trình bài kết quả khảo sát việc tự đánh giá của 234 sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố của sự tự đánh giá bản thân sinh viên. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy sinh viên tự đánh giá tương đối cao yếu tố về tính cách đạo đức, kế đến là sự nỗ lực trong học tập và cuối cùng là khả năng chia sẻ. Hệ số tin cậy của thang đo tự đánh giá là 0,905. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà giáo dục những thông tin khoa học để định hướng giáo dục sinh viên.
NĂNG SUẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Sự khác biệt về năng suất nghiên cứu khoa học từ lâu thu hút sự quan tâm của cả nhà nghiên cứu và nhà quản lý trong các tổ chức giáo dục. Dựa vào những bằng chứng nghiên cứu hiện có, mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu này nhằm xây dựng các giả thuyết góp phần giải thích sự chênh lệch về năng suất của hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Cần Thơ; liên quan đến các yếu tố: lĩnh vực, giới tính, cộng tác, sau khi hoàn thành chương trình sau đại học, ngân sách, và chính sách liên quan. Kết quả kiểm định 6 giả thuyết đề xuất sẽ được trình bày trong những nghiên cứu tiếp theo dựa trên thông tin khảo sát thực tế tại các đơn vị trong trường.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11: TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo nghiên cứu tình hình sử dụng bản đồ (BĐ) trong dạy học Địa lí 11 của giáo viên (GV) và học sinh (HS) tại một số trường trung học phổ thông (THPT) ở Thành phố (TP) Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Nhóm tác giả đã kết hợp cả phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết và thực tế như nghiên cứu tư liệu, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ và dạy thực nghiệm ở trường THPT để tìm hiểu cụ thể vê? nguồn BĐ và PP sử dụng BĐ cu?a GV và HS trong dạy học Địa lí 11 tại địa bàn này. Đặc biệt, chúng tôi nghiên cứu cả những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu cụ thể mà GV và HS cần nhất trong việc sử dụng BĐ để dạy và học ở khối này ra sao. Trên cơ sở đó, kết hợp với chủ trương ?Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học? của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ tháng 6 năm 2013, nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp GV và HS sử dụng BĐ đạt hiệu quả hơn trong dạy và học Địa lí 11 với mục tiêu là nâng cao năng lực sử dụng BĐ của HS.
BàI TOáN TìM GIá TRị LớN NHấT Và GIá TRị NHỏ NHấT TRONG CHƯƠNG TRìNH TOáN 10 NHìN Từ GóC Độ CủA Lý THUYếT NHÂN HọC
Tóm tắt
|
PDF
Bài toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (bài toán Min ? Max) mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là bài toán tìm giá trị lớn nhất ? giá trị nhỏ nhất của biểu thức đại số hay hàm số trong chương trình toán 10 hiện hành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ dùng các công cụ của lý thuyết Nhân học để phân tích bài toán trên. Do đó, mục tiêu của bài viết là: chỉ ra các đặc trưng của bài toán Min ? Max trong chương trình toán 10; làm rõ các kỹ thuật được dùng để giải bài toán trên. Từ kết quả phân tích, chúng tôi đưa ra một số nhận định chung về bài toán này.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Có rất ít nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tiếng Anh của người học. Nghiên cứu trong bài viết này trình bày các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trình độ tiếng Anh của 75 sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh tham gia vào chương trình đào tạo 120 tín chỉ tại Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng bài kiểm tra IELTS để xác định trình độ của sinh viên sau hai năm học tập và một phiếu điều tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến trình độ tiếng Anh này. Kết quả cho thấy yếu tố quản lý thời gian học tập và đi làm thêm có liên quan nhiều đến kết quả học tập của sinh viên sau hai năm so với các yếu tố khác. Yếu tố quan trọng thứ hai là trình độ đầu vào, được xác định bằng điểm TOEIC đầu vào. Phương pháp tự học, cụ thể là tự điều chỉnh chỉ có tác động rất ít đối với kết quả học tập của sinh viên.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ GÂY KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NĂM NHẤT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu các yếu tố gây khó khăn trong học tập của học sinh, sinh viên (HSSV) năm nhất tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố gây khó khăn trong học tập của HSSV năm nhất đang học tập tại Trường. Số liệu được thu thập từ 219 HSSV năm nhất sau năm học 2012 ? 2013. Các phương pháp phân tích được sử dụng là thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định Cronbach?s alpha và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích cho thấy, có 4 nhân tố (được nhóm từ 15 yếu tố) gây khó khăn trong học tập của HSSV năm nhất là: nhân tố thuộc về cán bộ, giảng viên bao gồm 7 yếu tố; nhân tố cơ sở vật chất bao gồm 4 yếu tố; nhân tố khoảng cách, nơi ở bao gồm 2 yếu tố và nhân tố thuộc về bản thân HSSV bao gồm 2 yếu tố. Trong đó, nhân tố cơ sở vật chất là nhân tố gây khó khăn nhiều nhất trong học tập của HSSV năm nhất, kế đến là nhân tố thuộc về cán bộ, giảng viên; nhân tố thuộc về bản thân HSSV và nhân tố khoảng cách, nơi ở.
ĐáNH GIá KếT QUả XếP HạNG Và Dự BáO KếT QUả HọC TậP CủA HọC SINH DựA TRÊN PHÂN TíCH QUAN Hệ XáM Và MÔ HìNH XáM
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá kết quả xếp hạng và dự báo kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) dựa trên phân tích quan hệ xám (Grey Relational Analysis, GRA) và mô hình xám (Grey Model (1, 1), GM(1,1)). Kết quả cho thấy sự kết hợp GRA và GM(1,1) không chỉ có thể đánh giá kết quả xếp hạng trong học tập môn Sinh học của 30 HS trung học cơ sở (THCS) mà còn giúp xác định HS có KQHT ổn định và chọn ra HS có tiềm năng trong học tập. Bên cạnh đó, kết quả so sánh giữa GRA và GM(1,1) với phương pháp đánh giá KQHT của HS dựa trên điểm trung bình cũng cho thấy GRA và GM(1,1) có thể cải thiện phương pháp truyền thống trong việc đánh giá KQHT của HS. Chúng cung cấp cho giáo viên (GV) một phương pháp hiệu quả để đánh giá, phân loại và dự báo KQHT của HS.
THỰC TRẠNG ĐẶT CÂU HỎI TRONG LỚP HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện ở Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơvà có hai mục đích. Một là xác định số lượng câu hỏi trung bình được đặt ra trong một tiết học. Hai là khảo sát những loại câu hỏi được đặt ra. Việc phân loại câu hỏi trong khảo sát này lấy thang phân loại câu hỏi Bloom (1956) làm cơ sở. Theo đó có 6 mức độ tư duy là “Biết”, “Hiểu”, “Áp dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp”, và “Đánh giá”. Nghiên cứu này dựa trên 60 tiết quan sát lớp học để ghi lại những câu hỏi mà các giảng viên đặt ra. Những giảng viên này được lựa chọn ngẫu nhiên và đến từ hầu như tất cả các bộmôn của Khoa Sư phạm. Đểđối chiếu với kết quả quan sát lớp học trước đó, nghiên cứu còn bao gồm 20 cuộc phỏng vấn trực tiếp từng người với 20 sinh viên ngẫu nhiên của khoa Sư phạm, để từđó rút ra những kết luận đúng đắn. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số lượng câu hỏi trung bình trong một tiết học là 10.33 và hai loại câu hỏi “Biết” và “Hiểu” được đặt ra nhiều hơn so với những loại câu hỏi khác trong lớp học. ...
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PISA: KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết nghiên cứu quan điểm, cách tiếp cận và nội dung cơ bản về phương pháp đánh giá năng lực học sinh theo PISA. Từ cơ sở này, chúng tôi trình bày quá trình khảo sát và các kết quả bước đầu về việc tiến hành đánh giá năng lực toán học của học sinh tại thành phố Cần Thơ.
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG TỈNH BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu về ?Thực trạng lao động nông thôn - ảnh hưởng của đào tạo nghề - việc làm - thu nhập của lao động tỉnh Bến Tre? được tiếp cận theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn người am hiểu cũng như thu thập thông tin từ phỏng vấn nông hộ và các nguồn số liệu thứ cấp khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất ở huyện Châu Thành và Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre rất đa dạng về nông nghiệp và phi nông nghiệp. Lao động có xu hướng làm việc gần nhà. Người dân đa phần có nhu cầu học nghề nông nghiệp, còn thanh niên có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề đào tạo rất đa dạng nhưng nông nghiệp vẫn chiếm số đông học viên đăng ký. Người lao động được đào tạo nghề để có thêm thu nhập. Đa số lao động tham gia lớp ngắn hạn được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nhưng khó khăn lớn nhất của họ là chưa có kinh nghiệm học nghề phi nông nghiệp. Phần lớn số hộ cho rằng đào tạo nghề nông thôn có hiệu quả. Việc làm sau học nghề có mối quan hệ giữa người học ? cơ sở dạy nghề - doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Thu nhập nông hộ đạt 83,3 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập nông hộ phụ thuộc vào trình độ người học nghề, số người học nghề trong hộ và người học nghề có làm đúng nghề hay không. Đào tạo nghề hiện nay vẫn chưa phù hợp nhu cầu của người học nghề. Giải pháp bền vững là Sở Lao động ? Thương Binh và Xã hội tỉnh Bến Tre có kế hoạch dài hạn cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Xã hội-Nhân văn
XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC Ở KHU VỰC CÔNG TẠI VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết này được thực hiện nhằm xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho mục đích khám phá các nhân tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ở khu vực công (cán bộ công chức, viên chức) tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích ? tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu trước của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Khung lý thuyết do tác giả đề xuất dựa trên mô hình gốc Tháp nhu cầu của Maslow (1943) và mô hình Tháp nhu cầu của người Trung Quốc do Nevis đề xuất năm 1983, nhưng đã có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức, viên chức Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu này còn thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng đến các đặc trưng của một nền văn hóa tập thể và bối cảnh kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình lý thuyết do tác giả đề xuất bao gồm 5 bậc nhu cầu theo trật tự từ thấp đến cao như sau: nhu cầu xã hội ? nhu cầu sinh học ? nhu cầu an toàn ? nhu cầu được tôn trọng ? nhu cầu tự thể hiện. Năm bậc nhu cầu có thể được xem như 5 nhóm biến trong mô hình kinh tế lượng và được đo lường thông qua tất cả 26 biến thành phần. Mô hình lý thuyết này có giá trị áp dụng đối với các tổ chức trong khu vực công tại Việt Nam.
LốI SốNG Và VAI TRò CủA LốI SốNG TRONG QUá TRìNH CÔNG NGHIệP HóA NÔNG THÔN QUA KHảO SáT ĐịNH LƯợNG Ở HUYệN THANH BìNH, TỉNH ĐồNG THáP
Tóm tắt
|
PDF
Ngày nay, trong xu thế phát triển con người, lối sống của người dân đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người. Trong bài viết này, dựa trên một số khái niệm và các số liệu điều tra xã hội học về lối sống của người dân nông thôn ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, mục tiêu hướng đến của bài viết là đưa ra cái nhìn về vai trò của lối sống trong tiến trình công nghiệp hóa hiện nay. Trong quá trình thu thập thông tin vấn đề chủ yếu nhằm trả lời cho câu hỏi ?Lối sống của người dân nông thôn hiện nay có tác động gì đến tiến trình công nghiệp hóa??. Vai trò lối sống được đề cập ở một số mặt cơ bản của ba nhóm vai trò là: (1) lối sống phát huy các giá trị truyền thống phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa; (2) lối sống tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và mặt tiêu cực đang từng bước hình thành qua nhóm vai trò (3) lối sống tổ chức đời sống, liên kết cộng đồng giúp quá trình công nghiệp hóa phát triển bền vững. Trong đó, kết quả nghiên cứu cho thấy lối sống vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành tác phong công nghiệp của người dân trong tiến trình công nghiệp hóa diễn ra ở nông thôn ngày nay. Cụ thể hơn lối sống có những vai trò tích cực và tiêu cực, những mặt tích cực thường thuộc hai nhóm vai trò (1) và (2) và nổi trội hơn, mặt tiêu cực tuy chưa rõ rệt nhưng nó cũng đã và đang được hình thành. Chính vì thế, quá trình công nghiệp hóa nông thôn tuy có sự chuyển biến tích cực nhưng chưa mang tính bền vững.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG THEO CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ - GIS
Tóm tắt
|
PDF
Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã trở thành công cụ hữu hiệu trong tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng. Tỉnh Kiên Giang là một địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch. Vì vậy, việc tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ tạo cơ hội để xây dựng các chương trình phát triển du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Bài viết này đề cập đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Kiên Giang trên cơ sở sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ và phương pháp thang điểm tổng hợp trong hệ thống thông tin địa lý GIS để đánh giá tiềm năng lãnh thổ du lịch của tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết đề ra những định hướng về tổ chức lãnh thổ du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu sẽ góp phần khai thác các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch ở địa bàn có nhiều tiềm năng này.
ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Du lịch văn hóa tâm linh đang là xu thế phát triển của du lịch Việt Nam và sự phát triển của loại hình du lịch này không những mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho du khách. An Giang là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, thời gian qua, An Giang cũng như nhiều tỉnh/thành khác ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển có chất lượng và hiệu quả loại hình du lịch này. Do đó, mục đích chính của nghiên cứu là khảo sát sự đánh giá của du khách để biết được thực trạng các điều kiện và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang; qua đó cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc thực thi những giải pháp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của loại hình du lịch - cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh An Giang.
TÍN NGƯỠNG THỜ GIA THẦN Ở NAM BỘ
Tóm tắt
|
PDF
Nam Bộ là vùng đất mới dung nạp nhiều giá trị văn hoá, tín ngưỡng của nhiều dân tộc khác nhau. Ngay trong không gian ngôi nhà Nam Bộ hội tụ nhiều đối tượng thờ tự khác nhau. Các đối tượng này trở thành gia thần phù hộ độ trì bình an may mắn cho gia chủ. Trong đó, ông bà cha mẹ quá cố được xem như phúc thần, các đối tượng khác là hiển thần được thờ tự và cầu nguyện bên cạnh các vị thần được tự trong đình chùa miếu mão của làng xã. Bài viết này đặc tả tín ngưỡng thờ tự đó trên đất Nam Bộ.
CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ CẢM HỨNG ĐẠO LÍ TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
Tóm tắt
|
PDF
Cảm hứng thế sự và cảm hứng đạo lí là mạch ngầm tư tưởng chi phối toàn bộ truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Quang Sáng. Từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự và cảm hứng đạo lí là bước chuyển giàu ý nghĩa trong quá trình nhà văn tìm tòi, đổi mới chính mình để hòa nhịp với bước tiến của văn học, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ mới của thời đại; đồng thời, làm cho truyện ngắn của ông thêm phần đặc sắc. Qua đó, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định những nguồn cảm hứng trên đã góp phần làm nên sức sống lâu bền cho truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Kinh tế
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG SỮA BỘT CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ dưới 6 tuổi tại Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên 200 đối tượng, là các ông bố bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tuổi có cho bé sử dụng sữa bột. Quá trình khảo sát được thực hiện tại 3 quận: Ninh Kiều Cái Răng và Thốt Nốt. Trong nghiên cứu này, phương pháp kiểm định Cronbach?s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM kết hợp với phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng để làm rõ các mối quan hệ giữa các nhân tố trong đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sữa bột cho bé của người tiêu dùng là: Công dụng sản phẩm; giá cả và chất lượng sản phẩm; nhóm ảnh hưởng; thương hiệu và bao bì sản phẩm. Trong đó, nhân tố có tác động mạnh nhất đến quyết định của người tiêu dùng là: nhóm ảnh hưởng và công dụng sản phẩm.
MÔ HÌNH 3 NHÂN TỐ FAMA-FRENCH: CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định sự phù hợp của mô hình 3 nhân tố Fama ? French cho Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi chỉ số thị trường (VN-Index) và giá của các cổ phiếu phi tài chính được niêm yết trên HOSE theo thời gian với tần suất tuần (weekly series) trong giai đoạn từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của các cổ phiếu có tương quan thuận với rủi ro thị trường, quy mô công ty và tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME). Nói một cách khác, mô hình 3 nhân tố Fama ? French phù hợp trong việc giải thích sự thay đổi lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE.
THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VIỆT NAM PHÂN PHỐI THU NHẬP CHUỖI-GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA NGUYÊN LIỆU-GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
Tóm tắt
|
PDF
Phân phối lợi nhuận trên 1 kg sản phẩm cá tra nguyên liệu của chuỗi giá trị cho hai tác nhân: người nuôi và công ty chế biến tương đương với nhau. Điều này cho thấy sự phân phối lợi nhuận trong chuỗi tương đối hợp lý. Giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu có xu hướng gia tăng qua các năm, do giá cả thức ăn công nghiệp gia tăng. Giá thành sản xuất cá tra ẩn chứa nhiều rủi ro hơn người nuôi. Có nhiều giải pháp để phát triển ngành, tuy nhiên giải pháp tích cực nhất là cắt giảm chi phí sản xuất và phát triển thương hiệu cá tra phi lê của Việt Nam.
TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TỪ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ KHU VỰC ĐÊ BAO HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi ngoài lúa là giải pháp tiềm năng để gia tăng lợi tức và giảm thiểu ảnh hưởng môi trường khi chỉ thâm canh lúa 3 vụ vùng đê bao khép kín ở các tỉnh đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này trước hết phân tích lợi nhuận của các mô hình canh tác chủ lực như lúa, hoa màu, trồng cỏ nuôi bò trong khu vực huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Thứ đến, công cụ solver trong MS Excel được sử dụng để tìm ra các tổ hợp phân bố đất đai và lao động gia đình làm tối đa hóa lợi nhuận nông hộ. Kết quả cho thấy rằng: (i) khi diện tích đất đai càng nhỏ, để tối đa hóa lợi nhuận, cần đa dạng hóa sản xuất, đồng thời gia tăng tỉ trọng diện tích phân bố cho hoa màu và trồng cỏ nuôi bò; (ii) khi diện tích đất đai nông hộ lớn hơn, từ 1 ha hay 2 ha, kết hợp gia tăng sử dụng lao động gia đình, nông hộ cần chú trọng sản xuất hoa màu nhiều hơn, trong khi trồng cỏ chỉ phát triển ở mức độ cầm chừng với phạm vi nhất định để có thể phục vụ thức ăn cho từ 1 đến 4 con bò, diện tích còn lại dùng trồng lúa. Cần có chương trình khuyến nông kết hợp với chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp nông hộ tiêu thụ sản phẩm đa dạng mà họ làm ra.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÔM CHÔM THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI TỈNH BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thực trạng sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn Global GAP qua khảo sát 69 nông hộ tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Kết quả điều tra cho thấy, trên 1.000 m2 đất canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cho thu nhập khoảng 23 triệu đồng, cao hơn 2,36 triệu đồng so với hộ sản xuất thông thường. Sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và niềm tin người tiêu dùng, đồng thời nâng cao kỹ thuật và hình thành thói quen canh tác khoa học cho nông dân như ghi nhận hoạt động sản xuất và sử dụng các yếu tố đầu vào thân thiện với môi trường.
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, LỢI ÍCH KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP KHU VỰC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã xác định thang đo mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội gồm ba thành phần: chất lượng tổ chức (đáp ứng khách hàng và nhân viên), quan hệ xã hội (đáp ứng nhà cung cấp và cộng đồng xã hội) và bảo vệ môi trường với 14 thuộc tính. Thang đo lợi ích kinh doanh gồm hai thành phần: gắn kết với tổ chức và thu hút nguồn lực với 9 thuộc tính. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tác động mạnh và thuận chiều đến sự gia tăng lợi ích kinh doanh, đồng thời sự gia tăng lợi ích kinh doanh tác động mạnh và thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.Nghiên cứuđóng góp môhình lý thuyết về quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chínhcho các nghiên cứu tiếp theo.
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC: TRƯỜNG HỢP CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau: thu nhập của hộ, thời gian làm nghề(kinh nghiệm sản xuất), lãi suất vay của hộ, khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm huyện, số lần hộ có giao dịch vay vốn với các tổ chức tín dụng và số tổ chức tín dụng tại địa phương. Trong đó có 05 yếu tố có mối tương quan thuận là: thu nhập của hộ, thời gian làm nghề (kinh nghiệm sản xuất), lãi suất vay của hộ, số lần hộ có giao dịch vay vốn với các tổ chức tín dụng và sốtổ chức tín dụng tại địa phương. Ngược lại, yếu tố khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm huyện có mối tương quan nghịch (-) với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trên cơsở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp giúp nông hộ nói chung và nông hộnuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh có khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức ngày càng tốt hơn.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN DI CƯ VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến di cư việc làm tại Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng trên tập dữ liệu thô về khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 (VHLSS2010). Kết quả phân tích cho thấy, đối với giới tính thì xác suất của những người giới tính nam di cư thấp hơn nữ khá nhiều; đối với trình độ học vấn, những người có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp/ cao đẳng và đại học đều có xác suất di cư tăng lên, tuy nhiên những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ thì xác suất di cư không thay đổi; đối với tình trạng hôn nhân, những người có gia đình hay ở góa thì xác suất di cư giảm đi khá nhiều, tuy nhiên nếu là người ly thân/ly hôn thì xác suất di cư của họ tăng lên khá mạnh; ngoài ra, đối với thu nhập thuần của hộ và số người trong hộ có mối quan hệ thuận với xác suất xảy ra di cư, ngược lại độ tuổi và diện tích nhà ở có mối quan hệ nghịch chiều.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA HỆ THỐNG COOPMART TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết tập trung đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống CoopMart tại Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 294 khách hàng tại Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Tiền Giang. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS, sau khi phân tích chỉ số Cronbach?s Alpha, phân tích EFA, các nhân tố liên quan được đưa vào mô hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi đến mua sắm tại CoopMart. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của khách hàng phần lớn phụ thuộc vào việc trưng bày, năng lực phục vụ, mặt bằng, mức độ an toàn và sự đa dạng hàng hóa. Thông qua kết quả phân tích và tổng hợp các ý kiến đóng góp của khách hàng trong cuộc khảo sát, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống CoopMart tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế xã hội
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CHỢ ĐÊM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hoạt động của mô hình chợ đêm trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ qua khảo sát 147 đáp viên ? người tham quan và mua sắm ? tại khu vực chợ đêm. 26 tiêu chí đánh giá hoạt động chợ đêm được giới thiệu và sử dụng trong phân tích thông qua công cụ phân tích kiểm định Cronbath?s alpha và phân tích nhân tố; trong số đó, 22 tiêu chí thể hiện mối tương quan chặt chẽ và được sử dụng trong phân tích nhân tố. Kết quả phân tích cho thấy sự đánh giá của đáp viên về hoạt động chợ đêm tập trung vào 8 nhóm nhân tố với các mức độ khác nhau, trong đó nhóm nhân tố được đánh giá tốt (cách phục vụ bán hàng, trưng bày sản phẩm và hàng hóa đa dạng); đánh giá trung bình (không gian mua sắm thoải mái, thuận tiện, trật tự an ninh), đánh giá không tốt (vệ sinh, đặc sản địa phương, chất lượng hàng hóa, khoảng cách bãi xe và khu vực chợ).
ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VÀ DỰ ĐỊNH HÀNH VI CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ KHI ĐẾN CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của mức độ hài lòng của du khách quốc tế đến dự định quay trở lại và dự định giới thiệu đến người khác. Phương pháp thu mẫu thuận tiện đã được áp dụng và thu được 100 mẫu du khách quốc tế nói tiếng Anh, đến Cần Thơ lần đầu tiên, và mục đích chuyến đi là du lịch, giải trí và thư giãn. Bằng cách phỏng vấn du khách ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau, nhược điểm của phương pháp thu mẫu thuận tiện nhìn chung đã được khắc phục. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được áp dụng để kiểm tra tác động của sự hài lòng đồng thời lên dự định quay trở lại và dự định giới thiệu của du khách. Kết quả cho thấy hài lòng tác động chủ yếu đến dự định giới thiệu, còn tác động của hài lòng đến dự định quay trở lại là khá nhỏ. Đây là một phát hiện khá mới của đề tài so với các nghiên cứu đi trước.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế 376 hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh. Phương pháp phân tích hồi qui logistic và phân tích nhân tố được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TBKT và mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến trình độ học vấn, tham gia các tổ chức xã hội, tổng diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sa?n xuâ?t, cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẽ tương quan thuận với quyết định ứng dụng TBKT của nông hộ. Mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang còn phụ thuộc vào ?nguồn lực sản xuất của nông hộ?, ?lợi ích kinh tế? và ?lợi ích xã hội?.
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực của cả nước có tỷ lệ di cư lao động cao. Tuy nhiên, một bộ phận lớn lao động di cư xuất phát từ khu vực nông thôn với kỹ năng và kiến thức chuyên môn còn hạn chế đã làm cho sinh kế dễ bị tổn thương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) đánh giá thực trạng và tính dễ bị tổn thương sinh kế và (2) đề xuất những giải pháp để hạn chế tính dễ bị tổn thương của lực lượng lao động di cư này. Bằng cách sử dụng khung sinh kế bền vững để đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương, kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn sinh kế của nhóm lao động di cư này còn rất hạn chế, chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế cao 0,71. Để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương cần quan tâm đến nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề cho lực lượng lao động di cư cũng như khuyến khích sự tham gia của lao động di cư vào các tổ chức. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn đối với các nhóm dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực của chính sách.
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG XÃ ĐẤT MŨI, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index ? LVI) để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế của cộng đồng cư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với cỡ mẫu là 82 hộ dân đang sinh sống trên địa bàn xã Đất Mũi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tổn thương sinh kế của cộng đồng xã Đất Mũi giảm dần theo các yếu tố mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, đặc điểm hộ, nguồn nước, thảm họa tự nhiên, vốn tài chính và sức khỏe. Sự thể hiện tác động của BĐKH tại địa phương ở mức trung bình, sự nhạy cảm/tính dễ tổn thương trước tác động của BĐKH là không quá cao. Nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp giúp cộng đồng dân cư xã Đất Mũi nâng cao khả năng thích ứng với tác động của BĐKH.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện với 330 quan sát, các đối tượng nghiên cứu là bác sĩ và điều dưỡng tại các bệnh viện công, tư nhân tại thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của nhân viên y tế: môi trường quản lý, phương tiện làm việc, tiền lương, đồng nghiệp và đào tạo phát triển. Trong đó, các nhân tố như tiền lương, đồng nghiệp, phương tiện làm việc có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ.
Luật
GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO HÒA GIẢI CƠ SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Hòa giải cơ sở là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hoạt động hòa giải có lịch sử tồn tại và phát triển cùng với lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước. Hòa giải mang đậm tính nhân văn, vì mọi người và trên cơ sở tình người. Trong thời gian qua, hòa giải ở cơ sở góp được vai trò đáng kể trong đời sống xã hội, tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao. Tuy nhiên, để công tác hòa giải thành cao hơn nữa, chúng ta cần có những phương hướng, giải pháp cơ bản cho công tác hòa giải, như: Hoàn thiện pháp luật về hòa giải cơ sở; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên; huy động và đảm bảo các nguồn lực đầu tư về kinh phí và vật chất cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; nâng cao vai trò các tổ chức Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp? là yêu cầu hết sức bức thiết hiện nay.