Nguyễn Thị Vĩnh Châu * Nguyễn Văn Thu

* Tác giả liên hệ (chau62071101@student.ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this survey was to obtain information on the current status of husbandry, nutrition, feed utilization and performances of rabbits in the Mekong Delta (MD) in order to identify and prioritize research needs for future studies. A survey was conducted on 53 rabbit farms in 12 provinces/cities in the MD. The results showed that rabbits are mainly raised for meat and laboratorial tests and. crossbred rabbits (New Zealand x local) were the most popular (75.5%) in this region. Forage sources such as natural grasses, sweet potato vines and water spinach were often used as basal diets, while brewery waste, soybean waste and concentrates were used as supplements. The dietary crude protein (13.9-14.1%) was low as compared to the requirements of the temperate rabbits (15-19%). The nutrient intakes (58.4 g DM, 7.84 g CP and 680 kJ ME per rabbit/day) and growth rate (13.2 g/rabbit/day) of meat rabbits were lower than domestic data reported (16.7-24.5 g/rabbit/day). Rabbit production in the MD has advantages of easy sale, yearly available feed sources and adaptable breeds but due to limited knowledge on nutritional techniques, the production has not reached its potential.  It is recommended that more studies on nutrient requirements and local feeds for crossbred rabbits should be considered to serve for extension activities in raising rabbits.
Keywords: Rodents, forages, nutritional value, performance, development

Tóm tắt

Mục đích của điều tra này là thu nhận các thông tin về hiện trạng chăn nuôi, dinh dưỡng, sự tận dụng thức ăn và thành tích của thỏ được nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để xác định và đặt ưu tiên các yêu cầu nghiên cứu cải thiện năng suất của thỏ ở tương lai. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách điều tra trong 12 tỉnh/thành ở ĐBSCL với 53 trại thỏ được lựa chọn phỏng vấn, lấy mẫu và đánh giá. Kết quả cho thấy rằng mục đích chính của người nuôi thỏ ở ĐBSCL là bán thịt và làm vật thí nghiệm. Giống thỏ lai (New Zealand x địa phương) được nuôi phổ biến nhất (75,5%). Các loại thức ăn thô xanh (cỏ tự nhiên, rau lang và rau muống) thường được dùng làm khẩu phần cơ bản, các loại phụ phẩm (bã đậu nành và bã bia) và thức ăn hỗn hợp là nguồn thức ăn bổ sung. Mức độ protein thô (13,9-14,1%) khẩu phần nuôi thỏ ở ĐBSCL thấp hơn khuyến cáo của các nước ôn đới (15-19%). Lượng tiêu thụ dưỡng chất (58,4 gDM; 7,84 gCP; 680 kJME/con/ngày) và tăng khối lượng (13,2 g/con/ngày) của thỏ thịt thấp hơn các kết quả thông báo trong nước (16,7-24,5 g/con/ngày). Chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL có nhiều thuận lợi như dễ bán, nguồn thức ăn sẵn có quanh năm và giống phù hợp. Tuy nhiên, sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi dưỡng của người dân còn hạn chế nên năng suất còn thấp. Khuyến cáo của đề tài là tăng cường nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kết hợp các loại thức ăn địa phương cho thỏ lai ở ĐBSCL để phục vụ công tác khuyến nông trong chăn nuôi thỏ.
Từ khóa: Loài gậm nhấm, Rau cỏ, Giá trị dinh dưỡng, Năng suất, Phát triển

Article Details

Tài liệu tham khảo

De Blas C. and G. G. Mateos, 2010. Feed formulation. In: C. de Blas and J. Wiseman (Editors). Nutrition of the rabbit, 2nd edition. CAB International Wallingford, UK: 222-232.

ĐinhVăn Bình, Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Thị Tú, 2008. Giáo trình chăn nuôi dê và thỏ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Dư Thanh Hằng và Lê Trần Tịnh Quyên, 2012. Ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn viên tới khả năng tiêu hóa, tích lũy nitơ, sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở thỏ nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế 71 (2): 93-107.

El-Raffa A. M., 2004. Rabbit production in hot climates. Proceedings of the 8thWorld Rabbit Congress, September 7-10, Puebla, Mexico: 1172-1180.

Lebas F., 2004. Reflection on rabbit nutrition with a special emphasis on feed ingredients utilization. Proceedings of the 8thWorld Rabbit Congress,September 7-10, Puebla, Mexico: 686-736.

Lukefahr S. D., 2007. Strategies for the development of small- and medium-scale rabbit farming in South-East Asia. Livestock Research for Rural Development 19(9): http://www.lrrd.org/lrrd19/9/luke19138.htm

Maertens L., M. T. Perez, M. Villamide, C. Cervera, T. Gidenne and G. Xiccato, 2002. Nutritive value of raw materials for rabbits: Egran tables 2002. World Rabbit Science 10: 157-166.

Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2005. Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thịt thỏ. Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần 9 – Phân ban Công nghệ thực phẩm – Sinh học, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM.

Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2010a. Nghiên cứu sử dụng cúc dại (Wedelia trilobata) làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi thỏ lai tăng trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long.Kỷ yếu Hội nghị KH Phát triển NN Bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu - Tập 1, NXB Nông nghiệp, TP. HCM: 463-469.

Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2010b. Nghiên cứu sử dụng cúc dại (Wedelia trilobata) làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi thỏ lai sinh sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.Kỷ yếu Hội nghị KH Phát triển NN Bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu - Tập 1, NXB Nông Nghiệp, TP. HCM: 456-462.

Nguyễn Văn Thu, 2011. Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây đến tăng trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ thịt. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi 31: 74-80.

Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011. Sách chuyên khảo con thỏ - Công nghệ nuôi dưỡng và chế biến sản phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

NRC, 1977. Nutrient requirements of rabbits, Second revised edition, Washington DC, USA: 35 pp.