Phạm Tấn Nhật * Huỳnh Hiền Hải

* Tác giả liên hệ (phamtannhat17@yahoo.com.vn)

Abstract

This study aimes to explore the effect of demographic factors on job migration in Vietnam. We use quantitative analysis method for the VHLSS2010 data. The result of the study shows a number of conclusions. Firstly, for gender factor, the migratory probability of male is lower than female. Secondly, for education factor, the migratory probability of people who qualify at the levels as primary school, secondary school, high school, intermediate/associate degree and bachelor degree increases. On the other hand, the migratory probability of postgraduate qualifications group are stable. Next, for the marital status, the group of married and widowed people seem to decline in migration, while the migration of divorced group rose considerably. In addition, there are a positive relationship between the migration probability and family net income and member? number. Besides, age and housing area has a negative relationship with migratory probability.
Keywords: Migration, job migration, demographic factor, Vietnam

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến di cư việc làm tại Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng trên tập dữ liệu thô về khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 (VHLSS2010). Kết quả phân tích cho thấy, đối với giới tính thì xác suất của những người giới tính nam di cư thấp hơn nữ khá nhiều; đối với trình độ học vấn, những người có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp/ cao đẳng và đại học đều có xác suất di cư tăng lên, tuy nhiên những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ thì xác suất di cư không thay đổi; đối với tình trạng hôn nhân, những người có gia đình hay ở góa thì xác suất di cư giảm đi khá nhiều, tuy nhiên nếu là người ly thân/ly hôn thì xác suất di cư của họ tăng lên khá mạnh; ngoài ra, đối với thu nhập thuần của hộ và số người trong hộ có mối quan hệ thuận với xác suất xảy ra di cư, ngược lại độ tuổi và diện tích nhà ở có mối quan hệ nghịch chiều.
Từ khóa: Di cư, Di cư việc làm, Yếu tố nhân khẩu học, Việt Nam

Article Details

Tài liệu tham khảo

Action Aid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), 2011. Phụ nữ di cư trong nước: Hành trình tìm kiếm cơ hội.

Arpita Chattopadhyay, 1998. Gender, migaration and career trajectories in Malaysia. Demography (pre-2011); ProQuest Central.

Bhattacharya B.,1993. Rural-Urban Migration in Economic Development. Journal of Economic Surveys, 7 (3): 243-281.

Emilio. A. Parrado, 2003. Labor migration between developing counties: The case of Paraquay and Argentina. The International Migration Review; ProQuest Central.

Everett S.Lee, 1966. A Theory of Migration. Population Association of America, Demography, Vol.3, No.1 (1966): 47-57.

Gigg D. B, 1977. E.G. Ravenstein and “Laws of migration”. Journal of Historical Geography, 3,1 (1977): 41-54.

Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011. Từ nông thôn ra thành phố, tác động kinh tế xã hội của việc di cư tại Việt Nam. NXB Lao động Xã hội. Hà Nội.

Trịnh Khắc Thẩm và ctv, 2011. Giáo trình Dân số và môi trường. NXB Lao động Xã hội. Hà Nội.

Trương Bá Thanh và Đào Hữu Hoà, 2010. Vấn đề di dân trong quá trình đô thị hoá – từ lý luận đến định hướng chính sách. Tạp chí Khoa học và Công nghệ (ĐH. Đà Nẵng),3.2010:157-164.

Tổng Cục Thống Kê, 2011. Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2010, Các kết quả chủ yếu. Hà Nội.

Todaro, M. P. and J. Harris, 1976. Urban Job Expansion, Induced Migration and Rising Unemployment: a Formulation and Simplified Empirical Test for LDCs. Journal of Development Economics, 3 (3): 211-22.

Veronique Marx và Katherine Fleischer, 2010. Di cư trong nước: cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Biên soạn: Nhóm điều phối chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của các tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam.