Hoàng Thị Hồng Lộc * Nguyễn Quốc Nghi

* Tác giả liên hệ (hthloc@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aims to build a theoretical framework to find some main factors which affect to work motivation of government employees in Vietnam. The author uses meta ? analysis method in order to inherit valuable findings of previous researches in Vietnam and other countries. The theoretical framework is suggested by the author based on Maslow?s Hierarchy of Needs (1943) and Nevis?s Chinese Hierarchy of Needs (1983). However, the suggested model contains the modification and implementation of Maslow?s model and Nevis?s model to fit in the context of Vietnamese people today. In addition to, this research carefully considers the features of a collectivist culture, public sector and socioeconomic background in Vietnam. The suggested theoretical model shows that government employees? hierarchy of needs includes the following five orders: Belonging (social) ? Physiological ? Safety and Security ? Self esteem ? Self actualization. The five levels of needs can be considered the five main variables in an econometric model. These variables are measured by 26 items. The theoretical model can be well applied in public organizations in Vietnam.
Keywords: Work motivation, public sector, government employees, need

Tóm tắt

Bài viết này được thực hiện nhằm xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho mục đích khám phá các nhân tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ở khu vực công (cán bộ công chức, viên chức) tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích ? tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu trước của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Khung lý thuyết do tác giả đề xuất dựa trên mô hình gốc Tháp nhu cầu của Maslow (1943) và mô hình Tháp nhu cầu của người Trung Quốc do Nevis đề xuất năm 1983, nhưng đã có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức, viên chức Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu này còn thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng đến các đặc trưng của một nền văn hóa tập thể và bối cảnh kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình lý thuyết do tác giả đề xuất bao gồm 5 bậc nhu cầu theo trật tự từ thấp đến cao như sau: nhu cầu xã hội ? nhu cầu sinh học ? nhu cầu an toàn ? nhu cầu được tôn trọng ? nhu cầu tự thể hiện. Năm bậc nhu cầu có thể được xem như 5 nhóm biến trong mô hình kinh tế lượng và được đo lường thông qua tất cả 26 biến thành phần. Mô hình lý thuyết này có giá trị áp dụng đối với các tổ chức trong khu vực công tại Việt Nam.
Từ khóa: Động lực làm việc, khu vực công, cán bộ công chức viên chức, nhu cầu

Article Details

Tài liệu tham khảo

Buelens, Marc and Van den Broeck, Herman (2007), “An Analysis of Differences in Work Motivation between Public and Private Organizations”, Public Administration Review, Vol.67, No.1, pp.65 – 74.

Denibutun, S.Revda (2012), “Work Motivation: Theoretical Framework”, Journal on GSTF Business Review, Vol.1, No.4, pp.133-139.

Duke, Vic (1999), “No longer working for the state: residual state sector versus private sector”, Geo Journal, Proquest Central, pp.17 – 24.

Gambrel, Patrick A. and Cianci, Rebecca (2003), “Maslow’s Hierarchy of Needs: does it apply in a collectivist culture”, Journal of Applied Management and Entrepreneurship, Vol. 8, No.2, pp.143-161.

Halepota, Hassan Ali (2005), “Motivational Theories and Their Application in Construction”, Cost Engineering, Vol.47, Issue 3.

Herzberg, Frederick (1959), “The motivation to work”, New York, Wiley Publisher.

Kleinginna, Paul R. Jr., and Kleinginna, Anne M. (1981), “A Categorized List of Emotion Definitions, with Suggestions for a Consensual Definition”, Journal: Motivation and Emotion, Vol.5, No.4, pp.263 – 291.

Maslow, Abraham H. (1943), “A Theory of Human Motivation”, Psychological Review, Vol. 50, No.4, pp.370 – 396.

Nawab, Samina & Ahmad, Jawwad & Shafi, Khuram (2011), “An Analysis of Differences in Work Motivation between Public and Private Sector Organizations”, Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, Vol.2, No.11, pp.110 – 127.

Smith, Louise Jane (2003), Evaluating the applicability of Maslow’s theory of motivation to ancillary staff, Thesis of Doctor of Philosophy, Sheffield Hallam University.Truy cập tại website: http://www.academia.edu/3859292/Evaluating_the_applicability_of_Maslows_theory_of_motivation_to_ancillary_staff. Ngày truy cập: 20/3/2014.

Trương Minh Đức (2011), “Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn ERICSSON Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh Doanh (số 27), trang 240 – 247.

Viện Nghiên cứu Thanh Niên (2012), Báo cáo tình hình thanh niên năm 2012.

Wright, Bradley E. (2001), “Public - Sector Work Motivation: A Review of the Current Literature and a Revised Conceptual Model”, Journal of Public Administration Research and Theory, Vol.4, pp.559 – 586.

Yair Re’em (2010), “Motivating Public Sector Employees: An Application-Oriented Analysis of Possibilities and Practical Tools”, A thesis submitted in partial fulfillment of requirements for the degree of Executive Master Public Management, Hertie School of Governance, Berlin, Germany.