Lý Thanh Phương * Võ Minh Trí

* Tác giả liên hệ (ltphuong@ctu.edu.vn)

Abstract

Recently coconut copra and products from coconut copra are used in many food processing and medical industries. However, peeling the brown skin of coconut copra is often performed manually before the copra is sent to the next processing stage. This brown skin removal requires much time and labor; and is of low productivity. To tackle these issues, this research aims to design an automated system for classifying the black and white copra surfaces and flipping the white copra surface up for the next automated process of removing the brown skin of coconut copra. The requirements of the system are continuous operation, easy operation and repair, and ease for research work and application. Experimental results showed that the system was capable of automated classifying and up-flipping the white coconut copra surface at 600 kg copra per hour with 90% success rate for the most common copra size. These preliminary results indicate that the system can be further improved for higher productivity and suggests the development of a coconut peeling machine to increase the productivity of coconut copra processing, the value and quality of products from coconut copra.
Keywords: Coconut copra, copra classifying, copra flipping

Tóm tắt

Hiện nay, cơm dừa và các sản phẩm được chế biến từ cơm dừa đang được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm. Tuy nhiên, việc gọt vỏ nâu cơm dừa để phục vụ cho các qui trình chế biến đó tại một số tỉnh thành trong cả nước hầu hết đều được thực hiện thủ công. Việc này tốn rất nhiều thời gian, nhân công nhưng năng suất thấp. Để đáp ứng nhu cầu này, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm thiết kế một hệ thống tự động có khả năng phân loại và lật mặt miếng cơm dừa theo mặt đen/trắng, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho khâu tự động hóa gọt vỏ nâu trong qui trình chế biến cơm dừa nạo sấy. Yêu cầu đặt ra là hệ thống phải hoạt động liên tục, dễ vận hành, sửa chữa và dễ dàng chuyển giao cho các nơi có nhu cầu ứng dụng, thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu là hệ thống có khả năng tự động phân loại và lật mặt đen trắng cơm dừa với năng suất gần 600kg/giờ với độ chính xác của phân loại và lật mặt cho nhóm dừa phổ biến nhất là trên 90%. Với những thông số trên, hệ thống hoàn toàn có thể được cải tiến tối ưu hơn và hiệu quả hơn, tạo tiền đề phát triển tiếp tục hệ thống gọt vỏ nâu cơm dừa giúp nâng cao năng suất chế biến, chất lượng và giá trị của các sản phẩm từ cơm dừa.
Từ khóa: Cơm dừa, phân loại cơm dừa, lật mặt cơm dừa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Tấn Kỳ, 2010. Máy gọt vỏ trái dừa tươi. Xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Lê Nhứt Thống, 2010. Nghiên cứu tính toán thiết kế chế tạo máy gọt vỏ nâu cơm dừa công suất 100 kg/giờ. Công ty TNHH TM-DV-XNK BTCO, 226B Nguyễn Đình Chiểu, P.8, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Trần Văn Quý và Mai Thanh Tân, 2011. Máy bóc vỏ dừa khô. Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM.

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, 2013. Máy gọt vỏ nâu cơm dừa. Sở Khoa học &Công nghệ TP. HCM.