Nguyễn Thị Pha * , Nguyễn Hữu Hiệp Trần Đình Giỏi

* Tác giả liên hệ (ntpha@ctu.edu.vn)

Abstract

Two nitrogen- fixing bacterial strains were selected among groups of bacterial strains isolated from rice rhizosphere alum soil of Phung Hiep, Hau Giang (PH27) and Tam Nong, Dong Thap (TN20). These materials were used to test the affection of their nitrogen-fixing ability on the growth, development and yield of OM10424 rice variety in field condition. The experiment was laid out in Randomized Completed Block Designed (RCBD) with 4 replications and two factors. The results showed that, among agronomic parameters, nitrogen-fixing ability of both two bacterial strains could not improve the plant height and panicle length, but did increase straw dried weight. Dried weight mean of straw in treatments with TN20 strain innoculation attained the highest value (11,5 g/hill) and signifficantly differed with that of PH27 strain and without bacterial innoculation (10,1 g/hill). Among the yield components, the affection of nitrogen doses and bacterial innoculation did not make the unfill grain ratio and 1000 grains weight difference among treatments. Treatments innoculated with PH27 strain produced the highest panicle number/m2 (256 panicles), the highest fill grain number/panicle (63.8 grains) and the highest yield (3.25 T/ha). Innoculation with PH27 strain could save up to 50% nitrogen supplying but the obtained yield was different insignifficantly in comparison to those of full nitrogen dose without bacterial innoculation.

Keywords: Nitrogene fixing, OM10424 variety, rice rhizosphere bacteria

Tóm tắt

Hai dòng vi khuẩn cố định đạm tuyển chọn từ tập đoàn vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa nhiễm phèn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (dòng PH27) và Tam Nông, Đồng Tháp (dòng TN20) được sử dụng để đánh giá khả năng cung cấp đạm cho giống lúa OM10424 trong điều kiện ngoài đồng ruộng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 2 nhân tố. Kết quả thu được ở các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy, khả năng cố định đạm của hai dòng vi khuẩn đều không làm tăng chiều cao cây và chiều dài bông nhưng có tác dụng làm tăng khối lượng khô rơm khi thu hoạch. Dòng TN20 có khối lượng rơm cao nhất (11,5 g/bụi), khác biệt có ý nghĩa với không chủng vi khuẩn (10,1 g/bụi) và có chủng dòng PH27 (10,1 g/bụi). Về các chỉ tiêu năng suất, ảnh hưởng của các mức phân đạm và các dòng vi khuẩn không đủ tạo sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lép và khối lượng 1000 hạt. Chủng dòng PH27 cho số bông/m2 cao nhất (256 bông/m2), số hạt chắc/bông cao nhất (63,8 hạt) và cho năng suất cao nhất (3,25 T/ha). Chủng dòng PH27 có thể tiết kiệm được 50% lượng phân đạm mà vẫn cho năng suất tương đương với bón đầy đủ 100% đạm không chủng vi khuẩn.
Từ khóa: Cố định đạm sinh học, giống lúa OM10424, vi khuẩn vùng rễ lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đào Thanh Hoàng và Nguyễn Hữu Hiệp. 2013. Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm trên giống lúa OM4218 được trồng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 29: 9-15.

Ngô Thanh Phong và Cao Ngọc Điệp. 2011. Hiệu quả cố định đạm sinh học của vi khuẩn Pseudomonas stutzeri với cây lúa cao sản trồng trên đất phù sa nông trường sông Hậu, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ. Tạp Chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngô Thanh Phong và Cao Ngọc Điệp. 2013. Xác định mức độ cố định đạm sinh học của Burkholderiasp. KG1 và Pseudomonassp. BT1 trên cây lúa cao sản OM2517 trồng ngoài đồng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 26:76-81.

Park, M., C. Kim, J. Yang, H. Lee, W. Shin, S. Kim, S. and T. Sa. 2005. Isolation and characterization of diazotrophic growth promoting bacteria from rhizosphere of agricultural crops of Korea. Microbiology Research, 160: 127-133.

Trần Ngọc Châu. 2013. Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm lên sự sinh trưởng của giống lúa ST5 trong hệ thống canh tác lúa-tôm tại huyện Mỹ Xuyên-Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành CNSH Trường Đại học Cần Thơ(81 trang).

Võ Minh Kha. 2003. Sử dụng phân bón phối hợp cân đối (nguyên lý và giải pháp). Nhà xuất bản Nghệ An.