Đặng Phạm Thu Thảo * , Dương Minh Viễn , Đỗ Thị Xuân Nguyễn Khởi Nghĩa

* Tác giả liên hệ (thao102684@student.ctu.edu.vn)

Abstract

To find out bacterial isolates having ability to degrade Paclobutrazol (PBZ), a plant flowering regulator, four soil samples were collected from four different orchard gardens located in Cho Lach, Ben Tre; Cai Lay, Tien Giang and Phong Dien, Can Tho (2 samples) where farmers have intensively applied PBZ in their gardens for a long history. Bacteria from soil samples were enriched in minimal salt medium (MSM) containing PBZ as a only carbon source for bacteria?s growth. Thirty bacterial strains were isolated from the enrichment step. Eight out of 30isolates were selected to examine their degradation capacity for PBZ in MSM liquid media containing 15 ppm of PBZ for 15 days in the dark at room temperature on a shaker. Results from experiment showed that among 8 tested bacterial strains, only 2 bacterial isolates coded as CT2-29 and CT3-18 revealed their high degradation capacity for PBZ. After 15 incubation days, 15,53% and 16,41% of the initially applied PBZ concentration were degraded by CT2-29 and CT3-18, respectively and the results of the 16S rRNA gene sequence analysis showed that these 2 PBZ degrading bacterial strains were genetically identified as species of Burkholderia sp. CT2-29 and Burkholderia cepacia CT3-18, respectively.
Keywords: Bacterial isolates, biodegradation, Paclobutrazol, plant flowering regulator

Tóm tắt

Để tìm ra các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng phân hủy thuốc kích thích ra hoa cây trồng Paclobutrazol (PBZ), bốn mẫu đất được thu thập từ bốn vườn trồng cây ăn trái ở 3 địa điểm như sau: Chợ Lách, Bến Tre; Cai Lậy, Tiền Giang và Phong Điền, Cần Thơ (2 mẫu), là các mẫu đất thuộc các vườn cây ăn trái đã sử dụng lâu dài và thường xuyên Paclobutrazol trong quá trình canh tác. Qua quá trình làm giàu mật số vi khuẩn và phân lập trong môi trường khoáng tối thiểu loãng chứa PBZ như nguồn carbon duy nhất cho sự phát triển của vi khuẩn, tổng cộng 30 dòng vi khuẩn được phân lập. Tám trong số 30 dòng vi khuẩn trên được kiểm tra khả năng phân hủy PBZ của chúng trong môi trường khoáng tối thiểu (MM) có bổ sung 15 ppm PBZ trên máy lắc, trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong tối trong 15 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ có 2 dòng vi khuẩn kí hiệu CT2-29 và CT3-18 có khả năng phân hủy PBZ cao hơn các nghiệm thức còn lại và phân hủy lần lượt là 15,53% và 16,41% của nồng độ PBZ ban đầu (15 ppm). Kết quả giải mã trình tự đoạn gen 16S rRNA cho thấy 2 dòng vi khuẩn này được định danh lần lượt như là Burkholderia sp. CT2-29 và Burkholderia sp. CT3-18.
Từ khóa: chất kích thích ra hoa, Paclobutrazol, phân hủy sinh học, vi khuẩn phân lập

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chen J., Xu L., Giesy J.P. and Jin H.J., 2010. Biodegradation of Paclobutrazol by a microbial consortium isolated from industrially contaminated sediment. Toxicological & Environmental Chemistry, 92:8, 1487-1494.

Watson G. and Jacobs K., 2012. Control of Apple Scab and Cytospora Canker with Paclobutrazol.Arboriculture & Urban Forestry 2012. 38(3): 112–116.Ian L.P. and Charles P.G., 2004. Environmental microbiology: A Laboratory. Elsevier Academic Press, Second edition, 27-30.

Trần Văn Hâu, Đỗ Thị Út và Trần Quốc Tuấn, 2001. Hiệu quả của Paclobutrazol trên sự ra hoa trái vụ của sầu riêng Sữa Hột Lép tại Trại Thực Nghiệm Giống cây Trồng Khoa Nông Nghiệp, ĐHCT. Hội nghị Tổng kết chương trình IPM trên cây ăn trái ở ĐBSCL tại Trường ĐHCT, ngày 29/3/2001.

Trần Văn Hâu, Nguyễn Việt Khởi và Nguyễn Thanh Triều, 2005. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol kết hợp với một số hóa chất kích thích ra hoa trên sự ra hoa mùa nghịch bưởi “5 Roi” tại Tam Bình, Vĩnh Long. Hội nghị chuyên đề “Cây có múi, xoài và khóm”- Cải thiện kỹ thuật canh tác, năng suất, chất lượng và chế biến bảo quản, Trường ĐHCT.

Xuan D.T., Guong V.T., Anna R., Sadhna A., Benli C and Nils H., 2012. Different crop rotation system as drivers of change in soil bacterial community structure and yield of rice, Oryza sativa. Biology and Fertility of Soil, 48:2, 217-225.