Nguyễn Thị Ngọc Anh * , Nguyễn Văn Hòa Quảng Thị Mỹ Duyên

* Tác giả liên hệ (ntnanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The survey was conducted by interviewing directly 124 Artemia farmers in the five communes, including Xiem Cang and Vinh Hau (Bac Lieu Province); Vinh Phuoc, Lai Hoa and Vinh Tan (Vinh Chau District, Soc Trang Province), to assess the current status of technical application and economic efficiency of Artemia farming. Data were recorded from 2007 to 2011 showed that Artemia monoculture system was commonly applied (89.51%) with 1 or 2 cycles. Artemia culture area per household ranged from 1.1 to 1.9 ha. Stocking density was in the range of 3.5 - 4.8 Artemia cyst cans. Chicken manure was commonly used and varied from 0.5 to 2.2 tons/ha/crop, inorganic fertilizers such as Urea, NPK and DAP fluctuated 10-250 kg/ha/crop, and rice bran: 50-200 kg/ha/crop. The average Artemia cyst yields were 65.72 -72.45 kg/ha/crop which had significantly positive correlation (p<0.01) between Artemia cyst yield and the amount of chicken manure, urea and rice bran. Average production cost and income in 2011 were 21.1±7.8 and 45.4±15.2 million/ha/crop, respectively, and profit was 24.4±15.1 million/ha/crop. Artemia mono-culture obtained lower profits compared to Artemia-salt integrated system. For Artemia farming, farmers have to face some difficulties, which are water shortage (46.8%), price instability (39.5%), lack of capital investment (12.1%), and limited knowledge on culture techniques (11.3%), had considerably negative influence on the farmers? productivity and incomes. Solutions for these problems can be the capital support, providing more technical support, upgrading irrigation system, supporting more preferential loans to farmers, providing more training and transferring technical enhancements to farmers, to promote sustainable Artemia farming.
Keywords: Artemia, yield, culture technique, economic efficiency

Tóm tắt

Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 124 hộ nuôi Artemia tại 5 xã bao gồm Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu (Bạc Liêu); Vĩnh Phước, Lai Hòa và Vĩnh Tân (Sóc Trăng), nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi Artemia. Số liệu được thu thập từ năm 2007 đến 2011 cho thấy mô hình sản xuất Artemia đơn được áp dụng phổ biến (chiếm 89,51%) với 1 hoặc 2 chu kỳ nuôi. Diện tích nuôi Artemia trung bình trên mỗi hộ từ 1,1 đến 1,9 ha. Mật độ thả giống dao động trong khoảng 3,5-4,8 lon trứng bào xác/ha. Phân gà được sử dụng phổ biến với lượng 0,5-2,2 tấn/ha/vụ và phân vô cơ (Ure, NPK và DAP) trong khoảng 10-250 kg/ha/vụ, cám gạo 50-200 kg/ha/vụ. Năng suất trứng bào xác Artemia trung bình đạt 65,72-72,45 kg/ha/vụ và có mối tương quan thuận (p<0,01) với lượng phân gà, phân ure và cám gạo. Chi phí sản xuất và thu nhập trung bình năm 2011 là 21,1±7,8 và 45,4±15,2 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận 24,4±15,1 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình nuôi Artemia đơn thu lợi nhuận thấp hơn so với nuôi kết hợp Artemia-muối. Đối với nghề nuôi Artemia, người dân gặp một số khó khăn như thiếu nước sản xuất (46,8%), giá cả không ổn định (39,5%), thiếu vốn đầu tư (12,1%), kỹ thuật nuôi còn hạn chế (11,3%) đã ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và thu nhập của người nuôi. Các giải pháp khắc phục bao gồm nâng cao kỹ thuật, nâng cấp hệ thống thủy lợi, hỗ trợ vốn vay, tăng cường công tác tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi Artemia nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển Artemia bền vững.
Từ khóa: Artemia, năng suất, kỹ thuật nuôi, hiệu quả kinh tế

Article Details

Tài liệu tham khảo

Brands, J.T., Quynh, V.D., Bosteels, T. and Baert, P. 1995. The potential of Artemiabiomass in the salinas of Southern Vietnamand its valorisation in aquaculture, Final scientific report, DG XII STD3 contract ERBTS3*CT 91 006, 71 pp.

Đỗ Thị Tuyết. 2011. Giáotrình quản trị doanh nghiệp năm 2011- Khoa Kinh tế& Quản trị Kinh doanh, TrườngĐại học Cần Thơ, 55 trang.

Lavens, P. and Sorgeloos, P. 1996. Manual on the production and use of live food for aquaculture. Laboratory of Aquaculture and Artemia Reference Center, University of Ghent Belgium. Techincal boook. FAO, 205 pp.

Nguyễn Tấn Sỹ. 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscananuôi trong ao đất tại Cam Ranh. Luận án tiến sĩ, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 155 trang.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Vũ Đỗ Quỳnh,Nguyễn Văn Hòa, Peter Baert. 1997. Hiện trạng nghề sản xuất muối và Artemiaở ruộng muối ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tuyển tập công trình Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ, 1993-1997, 18-29.

Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Thanh Tới, Trần Hữu Lễ. 2007. Artemia-Nghiên cứu và Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp. 134 trang.

Nguyễn Văn Hòa. 2012. Xây dựng mô hình và phổ biến quy trình nuôi Artemiathâm canh trên ruộng muối huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Dự án nghiên cứu Khoa học, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, 87 trang.

Sorgeloos,P. 2012. Artemiaand its role in aquaculture: present and future needs. International Workshop “Artemiapond production: helping to solve the challenges of aquaculture in the 21stcentury”, Can Tho University, Vietnam.

Vũ Đỗ Quỳnh. 1997. Đánh giá mô hình nuôi Tôm và Artemiakếthợp với sản xuất muối trong ruộng muối ở ĐBSCL. Tuyển tập công trình KHCN, Trường Đại học Cần Thơ 1993-1997, 1-6.

Vũ Ngọc Út và Tạ Văn Phương. 2008. Hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi Artemia huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 10-22.