Đào Ngọc Cảnh *

* Tác giả liên hệ (dncanh@ctu.edu.vn)

Abstract

Nowadays, Geographic Information System is an effective tool for organizing social-economic territory in general and for organizing tourism territory in specific. Kien Giang province has high potential for tourism development. Therefore, well-organized tourism territory in this area will create opportunities for tourism development and for tourism investment. This paper presents organizing territorial tourism of Kiên Giang province by using map-overlaying method and synthetically rating scale method in geographic information system to evaluate tourism territorial potentiality of Kiên Giang province. Research outcomes to define important areas to develop tourism. As a result, this paper proposes orientations to organizing tourism territory of Kiên Giang province. This research will help to use tourism resources effectively and to protect tourism environment system in this area.
Keywords: Organizing tourism territory, geographic information system, tour program, tourism destination

Tóm tắt

Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã trở thành công cụ hữu hiệu trong tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng. Tỉnh Kiên Giang là một địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch. Vì vậy, việc tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ tạo cơ hội để xây dựng các chương trình phát triển du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Bài viết này đề cập đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Kiên Giang trên cơ sở sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ và phương pháp thang điểm tổng hợp trong hệ thống thông tin địa lý GIS để đánh giá tiềm năng  lãnh thổ du lịch của tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết đề ra những định hướng về tổ chức lãnh thổ du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu sẽ góp phần khai thác các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch ở địa bàn có nhiều tiềm năng này.
Từ khóa: Tổ chức lãnh thổ du lịch, hệ thống thông tin địa lý, tuyến-điểm du lịch, du lịch Kiên Giang

Article Details

Tài liệu tham khảo

Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2000), “Tổ chức lãnh thổ KTXH Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên quan điểm địa lý học đổi mới và phát triển”, Hội thảo khoa học Địa lý KTXH - lý luận và thực tiễn, TP.HCM.

Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB TP.Hồ Chí Minh.

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020 (http: //www.itdr.org.vn/ cập nhật ngày 04/11/2013).

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030(http: //www.itdr.org.vn/ cập nhật ngày 04/11/2013).