Nguyễn Thành Tâm * Đặng Kiều Nhân

* Tác giả liên hệ (ngttam@ctu.edu.vn)

Abstract

Production of glutinous rice is one of important sectors in the agricultural economy at Long An province. However, yields, quality and income of glutinous rice production are highly determined by farming practices. The present study aimed to test the hypothesis that seeding rates and methods strongly influence yields, grain quality and economic profitability of glutinous rice production at Long An. An on-farm trial, conducted in Thu Thua district in the dry season 2012-2013 crop, included three treatments of seeding rates and methods: (1) hand-seeding with 150 kg/ha, (2) row-seeding with 100 kg/ha with a row distance of 11 cm x 11 cm, and (3) row-seeding with 90 kg/ha with a row distance of 20 cm x 20 cm). Results showed that the row-seeding method helped farmers to reduce seeding rate while yield and income increased, comparing to hand-seeding with 150 kg/ha (farmer?s practice). The row-seeding with a row distance 11 cm x 11 cm gave the highest yield and economic return. Grain quality did not differ among seeding methods and rates.

Keywords: Glutinous rice, row seeding, grain yield, OM85

Tóm tắt

Canh tác lúa nếp là một trong những thế mạnh của ngành kinh tế nông nghiệp tỉnh Long An. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng và thu nhập của việc sản xuất nếp cần được xác định nhiều thông qua thực tế sản xuất. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm chứng lại giả thiết rằng mật độ và phương pháp gieo sạ có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nếp tại tỉnh Long An. Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Thủ Thừa vụ Đông Xuân 2012-2013 với ba nghiệm thức về mật độ và phương pháp gieo sạ (sạ lan với mật độ 150 kg/ha, sạ hàng khoảng cách hàng 11 cm với mật độ 100 kg/ha và sạ hàng khoảng cách hàng 20 cm với mật độ 90 kg/ha). Kết quả cho thấy phương pháp sạ hàng giúp nông dân giảm được lượng giống gieo sạ trong khi năng suất và lợi nhuận lại cao hơn so với phương pháp sạ lan với mật độ 150 kg/ha (phương pháp của nông dân). Phương pháp sạ hàng khoảng cách 11 cm cho lợi nhuận và năng suất cao nhất. Chất lượng hạt không bị ảnh hưởng bởi phương pháp và mật độ gieo sạ.
Từ khóa: Nếp, Sạ hàng, Năng suất, OM85

Article Details

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Lâm Đồng Thanh, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hai mô hình chuyên canh nếp OM85 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.Luận văn Tốt nghiệp Đai học ngành Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ.

Yoshida, 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Người dịch: Trần Minh Thành.

Nguyễn Quang Cường, 2012. Khảo sát tính thích nghi của 6 giống lúa chịu phèn trên vùng đất chuyên canh lúa và vùng đất luân canh lúa – màu tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Thu Đông 2012.Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ.