Ngày xuất bản: 01-11-2014
Môi trường
HIệU QUả CủA VùI CÂY ĐIÊN ĐIểN (SESBANIA SESBAN) Và BóN VÔI ĐốI VớI Độ PHì NHIÊU ĐấT Và NăNG SUấT LúA, BắP NếP TRồNG TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của bón vùi cây điên điển (Sesbania sesban) và kết hợp với bón vôi đối với một số diễn biến hóa học liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất lúa, bắp nếp trồng trên đất phèn. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới cho mỗi loại cây trồng với 3 nghiệm thức (1) vùi cây điên điển, (2) vùi điên điển kết hợp với bón vôi, (3) đối chứng không vùi cây điên điển và không bón vôi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cây điên điển được trồng trực tiếp trên đất thí nghiệm và vùi vào đất với lượng bón tương ứng 8-10 tấn/ha. Vôi được bón trước khi gieo hạt với lượng bón 1 tấn CaCO3/ha. Phân hóa học bón cho lúa theo công thức 100 N-60 P2O5-30 K2O và bón cho bắp theo công thức 150 N-60 P2O5-90 K2O. Kết quả thí nghiệm cho thấy trồng và bón vùi cây điên điển đã gia tăng có ý nghĩa hàm lượng đạm tổng số và đạm dễ tiêu trong đất (p < 0,05) cũng như năng suất lúa và bắp nếp (p < 0,01). Kết hợp với bón vôi giúp gia tăng hiệu quả của bón vùi cây điên điển đến hàm lượng N dễ tiêu trong đất và năng suất bắp và lúa trồng trên đất phèn.
ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN URÊ-NBTPT (N-BUTYL THIOPHOSPHORIC TRIAMIDE) VÀ NPK VIÊN ĐẾN SỰ PHÂN BỐ ĐẠM TRONG ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA Ở CẦU KÈ - TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự phân bố đạm (NH4+ và NO3-) theo thời gian và độ sâu bón của các biện pháp bón đạm, và khảo sát hiệu quả của NPK viên nén, urê-nBTPT trên năng suất lúa so với urê thường. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng gồm 10 nghiệm thức với 3 dạng đạm và 3 liều lượng bón (60, 80 và 100 kgN/ha). Kết quả cho thấy sự phân bố đạm trong đất, nước ở nghiệm thức bón vãi urê thường và urê-nBTPT có hàm lượng NH4+ tập trung cao trên bề mặt nước (21,32 mg/l; 12,64 mg/l theo thứ tự) và ở lớp đất bề mặt 3 mm (34,09 mg/kg; 48,84 mg/kg theo thứ tự) so với NPK viên nén. ở nghiệm thức NPK viên nén thì hàm lượng NH4+ và NO3- tập trung trong đất cao ở độ sâu 5 - 10 cm và đạt thấp trong nước. Ngoài ra, hàm lượng NH4+và NO3- tập trung cao tại khoảng cách xa viên phân 5 cm và 10 cm. Hàm lượng N hấp thu trong thân lá và trong hạt cao hơn khi bón phân urê-nBTPT và NPK viên nén so với bón phân urê thể hiện rõ ở lượng bón 80 kgN/ha. Năng suất và hiệu quả nông học khi bón urê-nBTPT hay NPK viên nén có khuynh hướng cao hơn so với urê thường nhưng không khác biệt có ý nghĩa.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐẤT VƯỜN CACAO (THEOBROMA CACAO L) TRỒNG XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI GIỒNG TRÔM - BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ hợp lý đến việc cải thiện độ phì nhiêu đất về mặt hóa học và sinh học đất. Thí nghiệm có 5 nghiệm thức so sánh giữa phân bón vô cơ theo các liều lượng khác nhau với nghiệm thức sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ lượng thấp. NT (1) Bón phân vô cơ theo công thức nông dân (628? 327?64/cây); NT (2) Khuyến cáo (200-200 -150 g/cây/năm); NT (3) Phân cân đối (200-70-300 g/cây/năm); NT(4) PHC + 50% phân cân đối 2; NT (5): PHC+ 75% phân cân đối. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón PHC và vô cơ cân đối giúp gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hàm lượng Carbon dễ phân hủy, N hữu cơ dễ phân hủy và hàm lượng lân hữu dụng trong đất, khác biệt có ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ với lượng rất cao và mất cân đối theo nông dân. Về mặt sinh học đất, tổng mật số nấm và tổng mật số vi khuẩn, hoạt động của enzyme phosphatase, enzyme catalase trong đất đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức bón PHC và giảm lượng vô cơ vào cả hai thời điểm quan sát 30 và 90 ngày SKBP. Do đó, giảm 50- 70% lượng phân vô cơ theo nông dân, bón 12 tấn/ha PHC giúp cải thiện có ý nghĩa độ phì nhiêu đất và hoạt động vi sinh vật đất trên đất vườn cacao trồng xen trong vườn dừa.
ẢNH HƯỞNG CỦA KNO3, BRASSINOSTEROID VÀ CAO LÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA DƯỚI ĐIỀU KIỆN TƯỚI MẶN
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện ở vùng xâm nhập mặn tại Long Mỹ - Hậu Giang, vụ Hè Thu năm 2014. Mục tiêu là để xác định hiệu quả của KNO3, Brassinosteroid và CaO trong việc cải thiện sinh trưởng và năng suất cây lúa dưới điều kiện tưới mặn. Có 7 nghiệm thức được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với 3 lần lặp lại. Lúa được tưới mặn vào lúc 5, 10 và 17 ngày sau khi sạ với nồng độ bằng 3?. Kết quả thí nghiệm cho thấy, phun Brassinosteriod, bón CaO hoặc phun KNO3 trước khi tưới mặn 1 ngày đã thúc đẩy sự tích lũy proline trong cây lúa ở giai đoạn 45 và 70 ngày sau khi sạ (SKS). Ngoài ra, phun KNO3 hoặc phun Brassinosteriod giúp duy trì tốt chiều cao cây lúa qua các thời điểm quan sát. Sinh trưởng của cây lúa được cải thiện tốt thông qua việc duy trì hiệu quả số bông/m2, số hạt chắc/bông dẫn đến gia tăng năng suất lúa sau khi phun KNO3 hoặc bón CaO kết hợp phun Brassinosteriod. Độ dẫn điện (ECe) trong đất tăng cao vào lúc 45 ngày sau khi sạ.
ẢNH HƯỞNG DÀI HẠN CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT TRÁI CHÔM CHÔM (NEPHELIUM LAPPACEUM L.) TẠI CHỢ LÁCH - BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Sử dụng phân bón vô cơ với lượng cao, không cân đối đưa đến sự suy giảm về mặt hóa lý, sinh học đất liếp vườn cây ăn trái. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả dài hạn của các dạng phân hữu cơ trong cải thiện đặc tính đất liếp vườn và năng suất trái chôm chôm. Thí nghiệm được thực hiện qua 6 vụ canh tác với 3 loại phân hữu cơ gồm bã bùn mía, cặn hầm ủ biogas, phân trùn quế với lượng 18 kg.cây-1 kết hợp với lượng phân vô cơ theo khuyến cáo so với lượng phân bón vô cơ như nông dân. Kết quả phân tích đất sau 6 vụ bón phân hữu cơ cho thấy pH đất, chất hữu cơ, đạm (N) hữu dụng, lân (P) hữu dụng, kali (K) trao đổi, canxi (Ca) trao đổi, phần trăm baze bão hòa trong đất, độ bền cấu trúc đất, hô hấp đất được cải thiện tốt, khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng. Sau 6 vụ bón phân hữu cơ kết hợp bã bùn mía, cặn hầm ủ biogas và phân trùn quế, năng suất trái tăng 60 ? 136% so với nghiệm thức chỉ sử dụng phân vô cơ như nông dân. Trọng lượng trái, số trái.kg-1 được cải thiện hiệu quả nhất ở nghiệm thức bón phân bã bùn mía và cặn hầm ủ biogas. Kết quả nghiên cứu cần thiết được khuyến cáo giảm phân vô cơ, bón phân hữu cơ nhằm giúp tăng cường độ phì nhiêu đất liếp vườn chôm chôm và tăng thu nhập cho nông dân.
XỬ LÝ RƠM RẠ TRÊN ĐỒNG RUỘNG BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG VỤ XUÂN - HÈ TA?I HUYÊ?N CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài ?Xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học trong vụ Xuân - Hè ta?i huyê?n Cái Bè, tỉnh Tiền Giang? được thực hiện với mục tiêu (i) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến quá trình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng; (ii) Khảo sát thành phần hóa học đất nhằm đánh giá vai trò của chế phẩm sinh học. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại: 1) đốt rơm theo người dân; 2) xới rơm vào đất; 3) rơm + chế phẩm Biomix; 4) rơm + chế phẩm Trichomix-DT; 5) rơm + chế phẩm AT compost. Kết quả thí nghiệm cho sau thời gian thí nghiệm rơm phân hủy đạt 72,01 - 73,11% trọng lượng rơm còn lại ở nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm Biomix, Trichomix-DT và ATcompost trung bình là (26,89% ? 27,99%) và nghiệm thức không chế phẩm (34,39%). Tỉ số C/N của rơm khi dùng Trichomix-DT thấp nhất (40,27). Thời gian phân hủy rơm rạ của Biomix là 50 ngày, Trichomix-DT và AT là 60 ngày và không dùng chế phẩm là 70 ngày. Hàm lượng Ndễ tiêu của rơm với Trichomix-DT cao nhất (23,70 mg/kg). Chế phẩm Biomix, Trichomix-DT và AT compost có triển vọng ứng dụng xử lý rơm rạ, bên cạnh Trichomix-DT và AT compost khi sử dụng có thể bổ sung chất dinh dưỡng (đạm, lân) và cải thiện C/N cho đất.
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC CÂY TRỒNG Ở VÙNG XÂM NHẬP MẶN THẤP HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác làm cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình canh tác phù hợp ở tiểu vùng có độ mặn thấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Các mô hình canh tác thử nghiệm là mô hình canh tác dưa hấu-lúa-lúa, đậu bắp-lúa-lúa và bắp-lúa?lúa. Mẫu đất và nước tưới được lấy trên các mô hình này để khảo sát diễn tiến pH, EC theo thời gian từ 4/ 2012 đến 6 / 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự xâm nhập mặn đã làm gia tăng pH và EC nước tưới trong mùa khô, đạt giá trị pH là 7,0-8,87 và EC là 3-6 mS/cm. pH và EC trong đất đạt thấp và rất ít biến động theo thời gian. Mô hình canh tác đậu bắp - lúa- lúa cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Mô hình dưa hấu ? lúa- lúa tuy hiệu quả kinh tế thấp hơn, nhưng đây cũng là mô hình mới và rất triển vọng cần được sự hỗ trợ về kỹ thuật để nông dân có nhiều sự lựa chọn. Mô hình canh tác bắp nếp cho hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các mô hình khác nhưng chi phí đầu tư thấp nên ít rủi ro. Các mô hình luân canh lúa ? màu giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận hơn so với canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm. Việc sử dụng giống mới, bón phân hữu cơ và công thức phân bón hợp lý đã giúp tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân nên cần được quan tâm.
THàNH PHầN DINH DƯỡNG NPK TRONG Ủ PHÂN HữU CƠ VI SINH Và HIệU QUả TRONG CảI THIệN SINH TRƯởNG Và NăNG SUấT LúA
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xác định hàm lượng NPK và tỉ số C/N của phân ủ với nấm Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; (ii) Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT) phân ủ gồm NT 1: Chỉ sử dụng rơm ủ với nấm Trichoderma (ĐC); NT 2: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân; NT 3: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân lân + vi sinh vật hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; NT 4: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + vi sinh vật cố định đạm Azospirillum lipoferum; NT 5: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân + Vi sinh vật cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi sinh vật hòa tan lân Pseudomonas stutzeri. Kết quả thí nghiệm cho thấy ủ phân rơm với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum làm tăng hàm lượng đạm trong phân hữu cơ. Tỉ số C/N của phân rơm ủ thấp nhất (15,2) khi chủng với nấm Trichderma kết hợp vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum, trong khi chỉ chủng với nấm Trichoderma thì có tỉ số C/N cao hơn (19,65) sau 7 tuần ủ. Việc bón phân rơm ủ với nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri đã làm tăng chiều cao cây lúa và thành phần năng suất lúa gồm tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt và năng suất so với bón phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma. Năng suất lúa đạt 0,51 kg m-2 khi bón phân rơm ủ với nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cao hơn so với 0,41 kg m-2 của phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CẦN THƠ VÀ SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Phân tích mối tương quan giữa chất lượng nước mặt và một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội được thực hiện tại Cần Thơ và Sóc Trăng từ năm 2005 đến 2009. Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt được sử dụng bao gồm DO, BOD5, COD, pH, TSS, Fe, NH4-, NO2-, NO3-, và mật độ vi sinh với 10 chỉ tiêu kinh tế - xã hội là mật độ dân số, số cơ sở công nghiệp, thương mại ? dịch vụ, diện tích lúa, sản lượng lúa, diện tích thủy sản, sản lượng thủy sản, diện tích cây trồng cạn, và số lượng gia súc và gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng mật độ dân số, số cơ sở công nghiệp, số cơ sở thương mại dịch vụ, số lượng gia súc, gia cầm là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước xung quanh. Trong khi đó, tăng diện tích lúa, sản lượng lúa, diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản nuôi trồng là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, đạm và giảm pH nước.
ĐÀNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CANH TÁC LÚA TỈNH AN GIANG TRÊN CƠ SỞ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHÁC NHAU
Tóm tắt
|
PDF
An Giang là một trong những tỉnh có sản lượng lúa gạo nhiều nhất trong khu vực ĐBSCL và trong cả nước. Hằng năm, chịu sự ảnh hưởng của lũ, biến đổi khí hậu và ấm lên của vỏ trái đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất trên địa bàn nói riêng cũng như làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của An Giang nói chung. Vì thế, đánh giá mức độ tổn thương đến sản xuất lúa dưới tác động của biến đổi khí hậu cần thực hiện để xác định vùng tổn thương về lũ lụt, xâm nhập mặn trong tỉnh. Dựa vào kịch bản nước biển dâng, kịch bản xâm nhập mặn của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam để đánh giá vùng tổn thương trên hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Kết quả cho thấy: sự tổn thương về ngập lũ, xâm nhập mặn được thể hiện trên bản đồ với những mức độ khác nhau về tính tổn thương theo từng kịch bản biến đổi khí hậu. Và từ đó các yếu tố tổn thương đã gây cản trở một phần hoặc cả một vùng lớn trong canh tác lúa tỉnh An Giang, diện tích lúa 02 vụ, 03 vụ của tỉnh bị ảnh hưởng khác nhau ở những kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau. Kết quả này là cơ sở quan trọng để tỉnh có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời trong sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CANH TÁC GIÚP HỖ TRỢ TRONG ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Tóm tắt
|
PDF
Với 03 vùng sinh thái mặn, ngọt và lợ, Bạc Liêu là tỉnh đa dạng về các mô hình sử dụng đất. Trong thời gian qua dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau về thay đổi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội về môi trường đã làm cho các hệ thống canh tác ở địa phương không ngừng biến đổi. Thông qua số liệu được thu thập bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), phỏng vấn bă?ng phiếu điều tra đối với các mô hình sản xuất, số liệu thứ cấp từ địa phương, sử dụng phần mềm hỗ trợ quyết định (Decision support system)-mDSS trong phân tích đa tiêu chí với cấu trúc của vấn đề được xác định theo khung DPSIR và trọng số được tính theo phương pháp trọng số cấp bậc FAHP-GDM đã giúp tìm ra và đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiê?p của địa phương. Kết quả cho thấy rằng ở mỗi vùng sinh thái sẽ có một mô hình chiếm ưu thế, những thay đổi về môi trươ?ng nước, dịch bệnh, khả năng vốn cu?a người dân, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và hiệu quả sa?n xuâ?t là những yếu tổ ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển mô hình sản xuất. Việc lựa chọn các mô hình sản xuất phụ thuộc vào điều kiện nguồn nước và tình hình kinh tế, xã hội thực tế của người nông dân. Kết quả nghiên cư?u có thể sử dụng đê? hỗ trợ cho những nhà quy hoạch chi?nh sa?ch, những nhà quyết định chọn lư?a các mô hình sử dụng đất phù hợp nhằm mục đích cải thiện cuô?c sống ngươ?i dân, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MÔ PHỎNG CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ LÚA BẰNG PHẦN MỀM ORYZA2000
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá so sánh kết quả mô phỏng chỉ số diện tích lá (LAI) lúa từ mô hình Oryza 2000 và thực tế quan sát tại các điểm canh tác lúa của tỉnh Sóc Trăng. Dữ liệu cây trồng, khí hậu, nước và quản lý phân bón được thu thập như là nguồn dữ liệu đầu vào của mô hình. LAI thực tế được xác định bằng cách sử dụng chiều rộng nhân chiều dài lá gián tiếp và phương pháp quét (số hóa). Với phương pháp này, chiều dài (L) và chiều rộng (W) của tất cả các lá trong khu vực lấy mẫu sẽ được đo trong khi số lượng nhỏ của lá sẽ được quét để phát triển một độ dốc dựa trên hồi quy để chuyển đổi đo lường lá L và W vào diện tích lá toàn bộ thực vật trong khu vực lấy mẫu. Kết quả cho thấy có sự tương quan giữa chỉ số diện tích lá mô phỏng và thực tế quan sát qua các vụ Đông-Xuân, Xuân-Hè và Hè-Thu (r2=0,85, r2=0,6 và r2=0,62). Diện tích lá thấp vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng và tăng nhanh vào giai đoạn làm đòng, trổ bông.
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRỒNG LÚA ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC Ô NHIỄM CỦA AO ƯƠNG CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu ?Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ương cá tra? được thực hiện nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc tận dụng dinh dưỡng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa hạn chế việc sử dụng phân hóa học trên ruộng. Thí nghiệm được bố trí trên ruộng của nông dân tại khu vực nghiên cứu: (1) Dùng nước sông để tưới lúa và bón bổ sung phân vô cơ, (2) Dùng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân NPK, (3) Dùng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân 2/3 NPK, (4) Dùng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa và chỉ bón bổ sung phân kali. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sử dụng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa cho thấy hiệu quả rõ rệt thông qua việc làm giảm các thông số hóa học ở tất cả các nghiệm thức. Hiệu suất xử lý tổng nitơ Kjeldahl (TKN) đối với điều kiện bón NPK là 63,66% thấp hơn điều kiện bón bổ sung 2/3 NPK (67,5%) và thấp hơn điều kiện chỉ bón bổ sung kali (73,09%). Tương tự đối với hiệu suất xử lý tổng lân (TP), cao nhất là ở điều kiện bón bổ sung kali (84,58%) và thấp nhất ở điều kiện bón bổ sung NPK (78,41%). Bên cạnh đó, khi sử dụng nước ao ương cá tra giống để tưới cho cánh đồng lúa có thể giảm ít nhất 1/3 lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo năng suất lúa cho nông dân.
CẢNH BÁO DỊCH HẠI LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRÊN CƠ SỞ SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM MODIS
Tóm tắt
|
PDF
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của quốc gia, chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, tình hình dịch hại và bộc phát của dịch hại rất khó quản lý và dự báo đã làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Do đó, nghiên cứu chủ yếu theo dõi, giám sát tiến độ xuống giống, hiện trạng trà lúa và cơ cấu mùa vụ của toàn vùng phục vụ cho dự báo sớm tình hình dịch hại trên lúa cho các địa phương. Nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám dựa trên ảnh MODIS để phân tích chỉ số thực vật (NDVI) hỗ trợ theo dõi tiến độ xuống giống lúa làm cơ sở dự đoán và dự báo xu thế phát triển và khả năng bộc phát các loại dịch hại lúa ở toàn vùng, giúp các nhà quản lý đề xuất các chiến lược quản lý, đồng thời giúp người nông dân có kế hoạch phòng trừ hiệu quả và kịp thời. Kết quả cho thấy có thể sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải thấp đa thời gian MODIS để xây dựng bản đồ hiện trạng trà lúa. Nó có mối liên hệ chặt chẽ giữa chỉ số khác biệt thực vật với các giai đoạn tăng trưởng của cây. Đồng thời qua kết quả kiểm tra, đối chiếu cho thấy kết quả giải đoán có độ chính xác cao với độ tin cậy R2=0,83.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ CHE PHỦ BẠT ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA LINN.) TẠI CHỢ LÁCH - BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của bón phân hữu cơ và che bạt đến một số đặc tính sinh học đất như vi sinh vật đất, hoạt độ enzyme trong đất vườn trồng măng cụt. Nghiên cứu được thực hiện qua thu mẫu đất phân tích trên 5 nghiệm thức thí nghiệm (1) Sử dụng phân bón vô cơ theo nông dân và không che bạt; (2) Bón phân vô cơ theo khuyến cáo kết hợp phân hữu cơ (PHC) và không che bạt; (3) PHC không che bạt; (4) phân vô cơ kết hợp che bạt; (5) sử dụng phân vô cơ theo khuyến cáo, PHC và che bạt. Kết quả phân tích cho thấy tổng mật số vi sinh vật, mật số vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose và mật số nấm Trichoderma sp., hoạt động của enzyme catalase, phosphatase đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân hữu cơ và phân vô cơ cân đối, kết hợp che bạt vào đầu mùa mưa, khác biệt có ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ và không che bạt như nông dân. Tuy nhiên chưa có hiệu quả trong tăng hoạt động enzyme ?-Glucosidase trong đất. Do đó bón phân hữu cơ, vô cơ cân đối, giảm ẩm độ đất trong mùa mưa qua che phủ bạt giúp cải thiện đặc tính sinh học đất như tăng mật số vi sinh vật, tăng hoạt động của vi sinh vật có ý nghĩa trong đất liếp vườn trồng măng cụt.
HIệU QUả CủA PHÂN HữU CƠ Và VÔI TRONG CảI THIệN MộT Số ĐặC TíNH ĐấT Và SINH TRƯởNG CủA LúA TRÊN ĐấT NHIễM MặN
Tóm tắt
|
PDF
Xâm nhập mặn ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân tại Thạnh Phú, Bến Tre. Vì thế, nghiên cứu cung cấp dinh dưỡng cân đối, cải thiện đặc tính đất nhiễm mặn, tăng năng suất cây trồng trên vùng đất nhiễm mặn là rất cần thiết thực hiện. Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của bón phân hữu cơ và vôi trong cải thiện đặc tính đất nhiễm mặn và sinh trưởng của lúa trong điều kiện nhà lưới. Kết quả thí nghiệm cho thấy đất bị nhiễm mặn và mặn sodic khi bị ngập mặn với độ mặn 6? vào giai đọan cuối vụ trồng. Bón phân hữu cơ và vôi giúp, giảm nồng độ Na trao đổi và giảm ESP trong đất, đồng thời tăng đạm hữu dụng, lân dễ tiêu, kali trong đất. Tuy nhiên với độ mặn cao do ngập mặn 6?, cây lúa không thể phát triển. Trong điều kiện giảm độ mặn 5?, bón 5 T/ha phân hữu cơ và 0,5 T/ha vôi giúp cây lúa phát triển tốt, thành phần năng suất và năng suất lúa được cải thiện có ý nghĩa. Thí nghiệm cần được thực hiện tiếp trong điều kiện thực tế đồng ruộng.
ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ, HÀM LƯỢNG ĐẠM VÀ CHẤT HỮU CƠ ĐẾN SỰ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ ĐẤT VƯỜN TRỒNG CHÔM CHÔM (NEPHELIUM LAPPACEUM L.) Ở CHỢ LÁCH, BẾN TRE
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm khảo sát sự phát thải khí CO2và N2O do ảnh hưởng của ẩm độ đất, sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ trên đất vườn trồng chôm chôm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức, 3 lặp lại. Mẫu đất được thu trên vườn chôm chôm 22 năm tuổi tại xã Phú Phụng, Chợ Lách, Bến Tre. Kết quả cho thấy lượng CO2 phát thải ở ẩm độ đất 60% cao hơn, có ý nghĩa so với ẩm độ đất 40%. CO2 phát thải ở các nghiệm thức có bổ sung bã bùn mía cao hơn, có ý nghĩa so với các nghiệm thức chỉ bón N vô cơ ở cả hai ẩm độ đất 40% và 60%. Hàm lượng đạm hữu dụng (NH4+, NO3-) đạt cao nhất ở nghiệm thức bón 140 mg N kết hợp với bã bùn mía so với các nghiệm thức còn lại ở cả hai ẩm độ đất 40% và 60%. Tuy nhiên, sự phát thải khí N2O ở các nghiệm thức bón N vô cơ cao hơn, có ý nghĩa so với các nghiệm thức có bổ sung bã bùn mía. Khí N2O phát thải ở ẩm độ đất 40% cao hơn có ý nghĩa so với ẩm độ đất 60%.
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC ĐẤT TRỒNG LÚA Ở ĐIỀU KIỆN CANH TÁC CÓ ĐỐT ĐỒNG LÂU NĂM TẠI TIỀN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu đặc tính hóa học đất ở điều kiện canh tác có đốt đồng lâu năm tại Tiền Giang được thực hiện nhằm: (i) xác định đặc tính hóa học đất canh tác lúa ở điều kiện đốt đồng và không đốt đồng thuộc tỉnh Tiền Giang; (ii) Đánh giá các biện pháp quản lý rơm rạ nhằm nghiên cứu giải pháp cải thiện môi trường đất canh tác lúa ba vụ/năm. Mẫu đất được thu ở ruộng trước khi đốt đồng và sau khi đốt đồng và ruộng không đốt đồng trong vụ Đông Xuân, Hè Thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 81,7% nông hộ sử dụng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Đặc tính lý hóa học đất tại thời điểm trước đốt đồng và sau đốt đồng không có sự khác biệt. Tuy nhiên có khuynh hướng tăng dung trọng (1,08 g/cm3) trên đất sau khi đốt đồng, ngược lại chất hữu cơ, tổng đạm, NH4+ và khả năng trao đổi cation trong đất giảm sau đốt đồng. Canh tác không đốt đồng có hàm lượng chất hữu cơ cao (12,29% vụ Đông Xuân và 9,24% vụ Hè Thu), dung trọng, tổng đạm ở điều kiện canh tác không đốt đồng tốt hơn điều kiện có đốt đồng. Tuy nhiên điều kiện canh tác không đốt đồng, gốc rạ được vùi vào đất làm giảm pH đất, tăng C/N trong đất.
HIỆU QUẢ CỦA XỈ THÉP LÀM PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN (ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng cải thiện đặc tính đất phèn, tăng độ phì cho đất và năng suất lúa điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được thực hiện ở vụ Đông Xuân 2012-2013 tại nhà lưới Trường Đại học Cần Thơ. Sử dụng giống lúa Núi Voi 1 (NV1), được trồng trên đất phèn nặng Epi Orthi Thionic Gleysols (Hòa An, Hậu Giang). Phân xỉ thép được tính toán trên cơ sở khả năng trung hòa hoàn toàn lượng acid trong đất, với liều lượng xỉ thép cần thiết để trung hòa toàn bộ và gấp đôi liều lượng trên. Kết quả cho thấy ở nghiệm thức có bón phân xỉ thép lúa sinh trưởng tốt hơn có ý nghĩa so với đối chứng không bón ở cả 2 liều lượng, nhưng không có sự khác biệt của 2 liều lượng trên.
ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI VÙNG ĐẤT PHÈN NHIỄM MẶN TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Đất phèn có trở ngại lớn đối với canh tác nông nghiệp. Đặc biệt, tác động của xâm nhập mặn càng làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông hộ và phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu thực hiện tại vùng trũng phía Tây tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá tiềm năng thích nghi đất đai đối với các mô hình canh tác cho vùng chịu phèn, mặn mùa khô. Nghiên cứu đã thu mẫu đất, nước cho việc phân tích các chỉ tiêu phèn và mặn. Kết quả cho thấy, đất phèn trong vùng nghiên cứu chủ yếu xuất hiện ở tầng nông (0 - 50 cm); xâm nhiễm mặn của nước thay đổi tùy năm với độ mặn và thời gian mặn khác nhau, thời gian mặn dài nhất là 3 tháng. Kết quả đánh giá đất đai về mặt tự nhiên theo quy trình của FAO (1976) cho thấy khu vực nghiên cứu chia thành 5 vùng thích nghi và hầu hết thích nghi từ trung bình đến thấp do tác động của nước mặn và phèn. Kết quả nghiên cứu góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc xác định mô hình canh tác phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế trong điều kiện xâm nhập mặn.
BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CƠ CẤU MÙA VỤ LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRÊN CƠ SỞ ẢNH VIỄN THÁM MODIS
Tóm tắt
|
PDF
Cơ cấu mùa vụ lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên biến động gây khó khăn cho việc quản lý sản xuất nông nghiệp. Để xác định được quy luật phân bố và biến động cơ cấu mùa vụ lúa của vùng trong thời gian qua, nghiên cứu được thực hiện nhằm theo dõi sự phân bố hiện trạng cơ cấu mùa vụ và đánh giá sự biến động cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu long từ năm 2000 đến 2010. ảnh viễn thám MODIS (MOD09Q1) được sử dụng để tính toán giá trị NDVI và xây dựng bản đồ phân bố cơ cấu mùa vụ theo từng năm và sau đó được chồng lắp để đánh giá sự biến động qua các năm. Kết quả cho thấy, sự phân bố cơ cấu mùa vụ có thể chia ra thành hai nhóm thời vụ điển hình của hai vùng sinh thái là vùng phù sa nước ngọt và vùng nước trời nhiễm mặn. Vùng phù sa nước ngọt, các cơ cấu chính được canh tác gồm lúa 3 vụ, lúa 2 vụ và lúa màu. Vùng nước trời nhiễm mặn, cơ cấu phổ biến trên đất lúa là lúa 2 vụ, lúa ? tôm và lúa Mùa. Sự biến động cơ cấu mùa vụ trên các vùng đất chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, lũ và việc hình thành hệ thống đê bao. Kết quả đánh giá độ chính xác cho thấy trên vùng phù sa nước ngọt kết quả giải đoán có độ chính xác cao hơn vùng nước trời nhiễm mặn.
MÔ PHỎNG NĂNG SUẤT LÚA BẰNG MÔ HÌNH ORYZA: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này thực hiện nhằm ứng dụng mô hình Oryza2000 mô phỏng năng suất lúa của khu vực tỉnh Sóc Trăng. Kết quả mô phỏng có tương quan với quan sát thực địa từ 9 điểm canh tác trong ba vụ (Đông-Xuân, Xuân-Hè và Hè-Thu) năm 2012-2013. Dữ liệu thời tiết, quản lý cây trồng, quản lý nước và phân bón cũng được thu thập tại các điểm thi nghiệm như là nguồn dữ liệu đầu vào cho mô hình. Kết quả cho thấy năng suất lúa mô phỏng từ mô hình Oryza2000 có tương quan chặt chẽ với năng suất lúa ở điều kiện thực tế cho các vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu (r = 0,77 và r=0,84). Tuy nhiên, chưa thấy có sự tương quan ở vụ Xuân-Hè, nguyên nhân có thể là do khả năng cung cấp nước và độ mặn của đất vào mùa khô.
Chăn nuôi
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN BÒ Ở 2 HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ
Tóm tắt
|
PDF
Bằng phương pháp đàn mỏng mẫu máu nhuộm giemsa được thực hiện trên 640 mẫu máu bò tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang, tiến hành tiêm truyền 120 mẫu máu bò cho chuột bạch để tìm ký sinh trùng đường máu Trypanosoma, và định danh phân loại ve và côn trùng hút máu trong vùng khảo sát kết quả cho thấy: Bò nhiễm ký sinh trùng đường máu với tỷ lệ nhiễm chung là 18,28%. Bò ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm ký sinh trùng đường máu, với tỷ lệ nhiễm tăng lần lượt 9,59%; 11,24%;21,47%; 32,37% trên các nhóm tuổi tương đương ứng 3 năm tuổi. Bò lai Sind nhiễm ký sinh trùng đường máu cao hơn bò nội với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 25% và 11,56%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu: Anaplasma marginal, Anaplasma central và loài Babesia bigemina lần lượt là 10,47%, 2,81%; và 6,88%. Chưa tìm thấy loài Trypanosoma trong các mẫu khảo sát. Các loài ve và côn trùng hút máu truyền bệnh như Boophilus microplus, Rhipicephalus sanguineus, Tabanus sp., Stomoxys calcitrans được tìm thấy trên bò khảo sát. Về chỉ tiêu sinh lý máu: bò nhiễm ký sinh trùng đường máu có các chỉ số huyết học như số lượng hồng cầu, và hàm lượng huyết sắc tố thấp hơn chỉ số sinh lý bình thường. Thuốc Trybabe với liều 1ml/12kg thể trọng tiêm bắp thịt cho bò nhiễm Anaplasma sp. cho hiệu quả điều trị 100% sau 5 ngày điều trị, thuốc an toàn, không thấy có phản ứng phụ xảy ra trong suốt quá trình thí nghiệm.
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY PHONG HUỆ (ZEPHYRANTHES ROSEA (SPRENG) LINDL)
Tóm tắt
|
PDF
Mười lăm mẫu cây Phong huệ (Zephyranthes rosea (Spreng) Lindl) được thu thập từ nhiều nơi thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ), được phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật DNA đa hình nhân bản ngẫu nhiên Random Amplified Polymorphic DNA) và thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng trong thạch để xác định nồng độức chế tối thiểu (MIC) trên 8 chủng Gram dương và Gram âm tiêu biểu Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kết quả cho thấy các mẫu Phong huệ có sựđa dạng về di truyền DNA và chia làm 5 nhóm. Cao Phong huệ có khả năng ức chế tất cả các chủng vi khuẩn thí nghiệm (256 μg/ml ≤ MIC ≤ 4096 μg/ml). Các nhóm cây Phong huệ tác động tốt nhất trên vi khuẩn Escherichia coli (nhóm Phong huệ 4 với MIC= 256 μg/ml và Phong huệ 1 với MIC= 512 μg/ml), kếđến là vi khuẩn Staphylococcus aureus (nhóm Phong huệ 5 với MIC= 1024 μg/ml), tiếp theo là vi khuẩn Aeromonas hydrophila và vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (tất cả 5 nhóm Phong huệ với MIC= 2048 μg/ml).
KHảO SáT KHả NăNG ĐáP ỨNG MIễN DịCH ĐốI VớI VACCINE NEWCASTLE TRÊN MộT Số GIốNG Gà THả VƯờN
Tóm tắt
|
PDF
Qua khảo sát 216 mẫu huyết thanh của 3 giống gà: gà Nòi, gà Tàu Vàng và gà Lương Phượng ở 3 thời điểm nuôi thịt (2, 4 và 10 tuần sau khi chủng vaccine), kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể trung bình (GMT- Geometric Mean Titer) của 3 giống gà ở thời điểm 2 tuần sau khi chủng vaccine Lasota lần 2 như sau: gà Nòi GMT = 5,00 log2, gà Tàu Vàng GMT = 4,37 log2 và gà Lương Phượng GMT = 4,29 log2. ở thời điểm 4 tuần sau khi chủng vaccine, hàm lượng kháng thể giảm dần nhưng vẫn còn bảo hộ đối với giống gà Nòi (GMT = 4 log2). Riêng giống gà Lương Phượng và gà Tàu Vàng, hiệu giá kháng thể trung bình không còn đủ khả năng bảo hộ. ở thời điểm 10 tuần sau khi chủng cả 3 giống gà đều không được bảo hộ.
ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG ?-GLUCAN VÀ VITAMIN C LÊN NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG Ở HEO SAU CAI SỮA
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại Trại Chăn nuôi Thực nghiệm Hòa An và ở hộ chăn nuôi thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trên 36 con heo sau cai sữa giống lai Yorkshire x Landrace có khối lượng bình quân đầu thí nghiệm 9 kg/con. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức. Các nghiệm thức gồm: (i) là khẩu phần cơ sở (KPCS) (NT1), (ii) KPCS có bổ sung 300 mg ?-glucan/ con/ ngày (NT2), (iii) KPCS có bổ sung 150 mg ?-glucan và 300 mg vitamin C/con/ngày (NT3). Sau 9 tuần thí nghiệm cho thấy (i) Bổ sung ?-glucan và vitamin C không ảnh hưởng đến những chỉ tiêu sinh lý cơ bản (thân nhiệt và nhịp thở) của heo sau cai sữa; (ii) Mức tăng khối lượng bình quân (g/con/ngày) của nghiệm thức bổ sung ?-glucan và vitamin C (318,4) cao hơn nghiệm thức chỉ bổ sung ?-glucan (315,6) và đối chứng không bổ sung (270,2) (p0,05); và (iv) Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo bổ sung ?-glucan và vitamin C (1,63) là thấp nhất (p
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO VÀ THỨC ĂN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ Ở TRANG TRẠI
Tóm tắt
|
PDF
24 heo nái nuôi con và đàn con được nuôi dưỡng từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngày tuổi) ở trang trại thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố giống heo con (G) (G1: Duroc x Yorkshire-Landrace, G2: Landrace x Yorkshire- Landrace) và 2 loại thức ăn hỗn hợp (TA) (TA A: 18% CP, TA B: 20% CP). Kết quả theo nhân tố giống heo đối với các chỉ tiêu về khối lượng heo con (lúc 21, 28 ngày tuổi) và sinh trưởng: tích lũy, tuyệt đối đều cao hơn có ý nghĩa (p
ẢNH HƯỞNG CỦA NGỌN LÁ KHOAI MÌ (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ) TRONG KHẨU PHẦN LÊN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ SINH KHÍ MÊ TAN CỦA BÒ LAI SIND
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông latin với 4 nghiệm thức (NT) và 4 giai đoạn trên 4 bò cái lai Sind 10-12 tháng tuổi. Bốn nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm gồm các khẩu phần như: không bổ sung ngọn lá khoai mì (NM -0); bổ sung 20% ngọn lá khoai mì khô (NMK-20); bổ sung 20% ngọn lá khoai mì ủ chua (NMU-20) và bổ sung 20% ngọn lá khoai mì tươi (NMT-20) trong khẩu phần cỏ voi (theo vật chất khô). Kết quả cho thấy vật chất khô ăn vào (DMI) và tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, CP, NDF tăng ở các NT bổ sung ngọn lá khoai mì (NM) trong khẩu phần (p
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU CỦA GIỐNG VỊT XIÊM ĐỊA PHƯƠNG (CARINA MOSCHATA DOMESTICUS) NUÔI TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài ?Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của giống vịt xiêm địa phương (Carina Moschata Domesticus) nuôi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long? được thực hiện trên 52 vịt xiêm ở lứa tuổi 9 tuần và 23 tuần tuổi nuôi tại xã Mỹ Hòa và Thuận An, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh lý máu biến động trong giới hạn sinh lý bình thường; Số lượng hồng cầu: 3,18 ± 0,12 (106/mm3); số lượng bạch cầu: 28,07 ± 3,63 (103/mm3); hàm lượng huyết sắc tố: 11,64 ± 1,34 (g%), tỉ lệ huyết cầu: 37,26 ± 4,4(%); và các chỉ số Wintrobe: M.C.V: 148,30 ± 14,20 (mm3); M.C.H: 44,58 ± 8,08 (pg); M.C.H.C: 34,41 ± 5,28(%). Nhìn chung, không có sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh lý giữa 2 xã khảo sát (p>0,05) ngoại trừ các chỉ tiêu hàm lượng huyết sắc tố, tỉ lệ huyết cầu, chỉ số Wintrobe ở xã Thuận An cao hơn xã Mỹ Hòa (p
PHÁT HIỆN QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGUYÊN TRONG PHÂN TỬ PROTEIN AS16 CỦA ASCARIS SUUM, ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT VẮC-XIN TÁI TỔ HỢP PHÒNG BỆNH GIUN ĐŨA Ở HEO
Tóm tắt
|
PDF
Ascaris suum là loại giun tròn ký sinh phổ biến trên heo, làm giảm khả năng tăng trọng của vật chủ, gây tổn thất kinh tế đáng kể cho người nuôi. Trong những năm gần đây, vắc-xin tái tổ hợp được đánh giá như là một trong những phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả cho vật nuôi, trong đó có bệnh giun đũa ở heo. Một số nghiên cứu đã chứng minh, protein 16-kilodalton (AS16) được phát hiện từ ấu trùng và giun đũa trưởng thành có khả năng tạo phản ứng miễn dịch trên chuột và heo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến phân tích các đặc điểm về tính kỵ nước và ưa nước của phân tử protein AS16 dựa trên phần mềm Genetyx phiên bản 10.0 để dự đoán vị trí quyết định kháng nguyên trong phân đoạn này và tiến hành đánh giá hiệu quả miễn dịch của phân tử protein tái tổ hợp AS16 được tiêm chủng ở chuột thí nghiệm BALB/c. Kết quả cho thấy, quyết định kháng nguyên của phân tử protein AS16 được dự đoán định vị tại vị trí 30G - 60A, chuột được tiêm với phân tử protein tái tổ hợp AS16 với GST được biểu hiện qua Escherichia coli BL21, đã tạo phản ứng miễn dịch ý nghĩa trên chuột. Những kết quả thu được sẽ là nội dung tham khảo quan trọng trong việc sản xuất vắc-xin tái tổ hợp dựa trên quyết định kháng nguyên 30G - 60A để phòng bệnh giun đũa ở heo.
TìNH HìNH NHIễM Ký SINH TRùNG ĐƯờNG MáU TRÊN VịT THịT Và THử NGHIệM ĐIềU TRị Ở MộT Số CƠ Sở TạI HAI TỉNH CầN THƠ Và ĐồNG THáP
Tóm tắt
|
PDF
Qua thu thập 2.288 mẫu máu vịt thịt tại 2 địa điểm huyện Thới Lai và quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ và huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp và kiểm tra sự hiện diện ký sinh trùng đường máu bằng phương pháp nhuộm Giemsa, tìm sự hiện diện của Leucocytozoon hoặc Plasmodium theo phương pháp của Phạm Sỹ Lăng (2005), Soulby (1999). 78 vịt được mổ khám tìm bệnh tích đặc trưng, tiến hành điều trị bệnh ký sinh đường máu trên 3 đàn vịt thịt với thuốc T.CORYZIN và HANCOC. Đàn vịt thịt nhiễm ký sinh trùng đường máu với tỷ lệ nhiễm chung khá cao chiếm 26,35%, cụ thể tỉnh Đồng Tháp là 26,38% và thành phố Cần Thơ là 26,34%. Tỷ lệ này tăng đồng biến theo lứa tuổi. Leucocytozoon simondi và Plasmodium spp. là 2 loài ký sinh trùng đường máu được tìm thấy trên vịt khảo sát. Trong đó, tỷ lệ nhiễm loài Leucocytozoon simondi là chủ yếu và cao hơn tỷ lệ nhiễm loài Plasmodium spp.. Về triệu chứng nhận thấy vịt bị nhiễm ký sinh trùng đường máu có biểu hiện thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, còi co?c, tiêu chảy phân xanh, liệt chân và có khi chết đột ngột. Về bệnh tích đại thể đã ghi nhận trên gan, phổi có nhiều nốt hoại tử và xuất huyết; lách sưng, thận sưng. Hai loại thuốc T.CORYZIN và HANCOC đều cho hiệu quả tốt sau 14 đến 21 ngày điều trị.
ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ ĐỒNG TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN, CHẤT LƯỢNG TRỨNG VÀ THÔNG SỐ HUYẾT HỌC CỦA GÀ MÁI ĐẺ
Tóm tắt
|
PDF
Một thí nghiệm được tiến hành trên 300 gà mái giống Hisex Brown 34 đến 43 tuần tuổi để đánh giá ảnh hưởng các mức độ bổ sung đồng (Cu) trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng của quả trứng, số lượng hồng cầu, thành phần lipid huyết tương và cholesterol lòng đỏ trứng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức là khẩu phần cơ sở là nghiệm thức đối chứng (NTĐC) với 16.26% CP, 2756 kcal/kg và 17 mg Cu/kg, và 4 khẩu phần thí nghiệm bổ sung 4 mức độ Cu lần lượt là 40, 60, 80 và 100 mg Cu/kg khẩu phần, lặp lại 15 lần. Kết quả chỉ ra rằng tỉ lệ đẻ và khối lượng trứng (g/gà/ngày) của gà nuôi các khẩu phần bổ sung Cu cao hơn NTĐC rất có ý nghĩa (
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CÁC MỨC TANIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA, LƯỢNG ĂN VÀO VÀ CÁC THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ CỦA BÒ
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nghiên cứu ?ảnh hưởng của bổ sung các mức tanin trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa, lượng ăn vào và các thông số dịch dạ của bò? được tiến hành tại Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ và tại trại bò Tầm Vu, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông latin với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, các nghiệm thức của thí nghiệm tăng dần mức độ tanin từ 0, 4, 6, 8% tanin (vật chất khô) trong khẩu phần. Thí nghiệm được tiến hành trên bốn bò đực lai Sind 2 năm tuổi có trọng lượng 184 - 186 Kg, cả bốn bò được mổ lỗ dò trước khi tiến hành thí nghiệm, mỗi giai đoạn gồm 15 ngày. Kết quả cho thấy khi bổ sung tanin ở các mức 4%, 6% và 8% thì tỷ lệ tiêu hóa DM, CP và OM của thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p < 0,05), lượng ăn vào cũng có kết quả tương tự (p0,05). Qua thí nghiệm cho thấy có thể sử dụng tanin 6 % (vật chất khô) trong khẩu phần để nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
TÌNH HÌNH NHIỄM VI KHUẨN VIBRIO SPP. TRÊN TÔM BẠC (PENAEUS MERGUIENSIS), TÔM SÚ (PENAEUS MONODON), TÔM RẢO ĐẤT (METAPENAEUS ENSIS) TẠI MỘT SỐ CHỢ THUỘC QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013, 120 mẫu (bao gồm 43 mẫu tôm Sú, 43 mẫu tôm Bạc và 34 mẫu tôm Rảo Đất) được thu thập tại một số chợ thuộc quận Ninh Kiều ? Thành phố Cần Thơ nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio spp. theo tiêu chuẩn ISO/TS 21872-2:2007. Kết quả ghi nhận được như sau: tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Vibrio spp. ở các mẫu kiểm tra khá cao 16,66% (20/120), trong đó mẫu tôm Sú nhiễm 20,93%, tôm Rảo Đất 17,65% và tôm Bạc nhiễm 11,63%. Bằng các thử nghiệm sinh hóa đặc biệt, xác định được sự hiện diện của 2 chủng vi khuẩn Vibrio cholerae và Vibrio fluvialis ở tôm Sú với tỷ lệ lần lượt là 11,11% và 22,22%. ở các mẫu tôm Bạc, tỷ lệ nhiễm Vibrio cholerae và Vibrio vulnificus lần lượt là 40% và 20%. Sự hiện diện của 3 chủng Vibrio fluvialis, Vibrio cholerae và Vibrio vulnificus trên tôm Rảo Đất là như nhau (16,66%). Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ, cho thấy vi khuẩn Vibrio spp. phân lập được nhạy cảm hoàn toàn với 2 loại kháng sinh là Doxycyline, Gentamicin, nhạy cảm cao với Bactrim, Amoxicillin và Norfloxacin với tỷ lệ lần lượt là 80%, 80% và 95%. Có hiện tượng đa kháng với 2 loại kháng sinh (Ax+Bt), (Nr+Bt) chiếm tỷ lệ 10% và kháng với 3 loại kháng sinh (Bt, Ax, Ge) chiếm tỷ lệ 5%.
TìNH HìNH NHIễM GIUN SáN Ở CHUộT ĐồNG (RATTUS ARGENTIVENTER) Và CHUộT CốNG (RATTUS NORVEGICUS) TạI TỉNH ĐồNG THáP
Tóm tắt
|
PDF
Qua thu thập và mổ khám 120 chuột đồng và 96 chuột cống ở 3 huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành tại tỉnh Đồng Tháp, kết quả cho thấy: chuột đồng (Rattus argentiventer) và chuột cống (Rattus norvegicus) tại tỉnh Đồng Tháp nhiễm giun sán với tỷ lệ cao (82,50 % ở chuột đồng và 100% ở chuột cống). Qua định danh phân loại cho thấy chuột đồng và chuột cống đều nhiễm giun sán thuộc cả 3 lớp Nematoda, Cestoda, và Trematoda. Trong đó chuột đồng nhiễm 8 loài, với lớp Nematoda chiếm với tỷ lệ cao nhất là 51,67% gồm các loài Nippostrongylus braziliensis (43,33%), Protospirura muricola (7,50%), Syphacia obvelata (3,33%). Kế đến là lớp Cestoda với tỷ lệ nhiễm là 36,67% gồm 4 loài Hymenolepis diminuta (16,67%), Hymenolepis sp (6,67%), Raillietina demerariensis (5,83%), Raillietina celebensis (5,00%). Chuột đồng nhiễm lớp Trematoda với tỷ lệ thấp nhất (5,83%) gồm 1 loài Echinostoma aegyptica (5,83%). Chuột cống nhiễm với 6 loài giun sán ký sinh trong đó lớp Nematoda vẫn là lớp có tỷ lệ nhiễm cao nhất với loài Nippostrongylus brazilliensis (54,17%), kế đến là lớp Cestoda với tỷ lệ là 41,67% trong đó loài Hymenolepis diminuta (20,84%), Hymenolepis sp (9,38%). Raillietina demerariensis (6,25%) và loài Raillietina celebensis (5,21%). Lớp Trematoda với duy nhất 1 loài sán lá Echinostoma aegyptica được tìm thấy chiếm tỷ lệ 12,50%. Loài sán lá Echinostoma aegyptica, sán dây Hymenolepis diminuta, Hymenolepis sp và loài giun tròn Nippostrongylus brazilliensis có khả năng lây truyền giữa chuột đồng và chuột cống sang người cần phải được quan tâm.
KHẢO SÁT NHỮNG BẤT THƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG SINH DỤC HEO CÁI ĐƯỢC GIẾT MỔ TẠI LÒ MỔ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Cơ quan sinh dục của heo nái sau giết mổ tại lò mổ thành phố Cần Thơ được thu thập để xác định các dạng bất thường xuất hiện trên heo nái. Qua kiểm tra 328 cơ quan sinh dục heo nái, có 36 heo xuất hiện những bất thường trên cơ quan sinh dục chiếm tỷ lệ 11% với các dạng bất thường như buồng trứng không phát triển, buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung kém phát triển và viêm tử cung. Trong đó, buồng trứng kém phát triển chiếm tỷ lệ cao nhất 6,11%, kế đến là ống dẫn trứng kém phát triển và tử cung kém phát triển cùng chiếm tỷ lệ 1,83%. Đối với bất thường ở buồng trứng, kết quả còn cho thấy bất thường ở buồng trứng trong trường hợp kém phát triển ở một bên chiếm tỷ lệ cao 53,57% và kém phát triển ở cả 2 bên chiếm tỷ lệ thấp hơn 17,86%. Buồng trứng không phát triển ở 1 và 2 bên chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,57% và 7,14%. Kết quả u nang noãn và u nang hoàng thể xảy ra ở một bên buồng trứng cùng chiếm tỷ lệ 7,14%. U nang noãn ở hai bên buồng trứng chiếm 3,53%. Không phát hiện trường hợp u nang hoàng thể xảy ra ở cả hai bên buồng trứng.
ĐÁNH GIÁ SỰ THUẦN CHỦNG VÀ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY HẸ (ALLIUM TUBEROSUM ROXB. ET SPRENG)
Tóm tắt
|
PDF
Để đánh giá sự đa dạng di truyền và khả năng kháng khuẩn của cây Hẹ (Allium tuberosum Roxb. et Spreng); trước tiên, 15 mẫu cây Hẹ ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long được chọn ngẫu nhiên để phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA); kế đến ly trích bằng methanol và thử khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng trong thạch (xác định nồng độ ức chế tối thiểu: MIC), sau khi trồng các cây trong cùng điều kiện đất, trên 8 chủng vi khuẩn Staphylococus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda. Kết quả đạt được:ca?c mâ?u Hẹ có sự đa dạng vê? di truyền DNA và chia làm 3 nhóm với khoảng cách liên kết dao động từ 1,000 đến 6,325. Cao Hẹ có khả năng ức chế trên tâ?t ca? ca?c chủng vi khuâ?n thi? nghiê?m (512 àg/ml ? MIC ? 4096 àg/ml). Các nhóm cây Hẹ tác động tốt nhất trên vi khuẩn Staphylococus aureus (nhóm Hẹ 1b và nhóm Hẹ 2 với MIC=512 àg/ml), kế đó là vi khuẩn Escherichia coli (nhóm Hẹ 3 với MIC= 1024 àg/ml) và vi khuẩn Streptococcus faecalis (nhóm Hẹ 1a với MIC= 1024 àg/ml).
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH TRÊN HỆ TIẾT NIỆU CỦA CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Trong số 1.652 chó đến khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú Y và các Phòng mạch Thú y Thành phố Cần Thơ, chúng tôi phát hiện 122 chó có bệnh lý ở hệ tiết niệu. Qua kết quả kiểm tra X-quang và xét nghiệm nước tiểu, xác định chó có bệnh lý trên hệ tiết niệu chiếm tỷ lệ 7,38%. Trong số đó, chó có bệnh lý suy thận mãn xuất hiện với tỷ lệ cao nhất 31,97%, kế đến là suy thận cấp 28,69%, bệnh lý viêm nhiễm trùng bàng quang 22,95%, sỏi bàng quang và niệu đạo 16,39%. Bệnh lý trên hệ niệu của chó khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi, giống chó với p
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ
Tóm tắt
|
PDF
Mổ khám 438 gà thả vườn tại 3 huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Giồng Trôm và huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, kết quả cho thấy gà thả vườn tại địa điểm khảo sát có tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao chiếm 96,58%. Tỷ lệ nhiễm giun sán trên gà giảm lần lượt 100%; 95,89%; 93,43% trên các nhóm tuổi tương ứng 30-60; 61-120; >120 ngày tuổi. Gà thả vườn nuôi ở tỉnh Bến Tre nhiễm 16 loài, trong đó có 5 loài thuộc lớp Nematoda: Tetrameres mohtedai, Heterakis galinarum, H. beramboria, Ascadia galli, Oxyspirura mansonui; 5 loài thuộc lớp Cestoda: Railietina echinoborida, R. tetragona, R. penetrans, R. georgiensis, và Cotuginia digonopora và 6 loài thuộc lớp Trematoda: Philopthalmus gralli, Prosthogonimus cuneatus, Echinostoma revolutum, E. beleocephalus, Notocotylus agyptiacus, Catatropis verucosa. Trong đó, H. gallinarum, Ascaridia galli, R. tetragona, R. echinobothrida có tỷ lệ nhiễm cao lần lượt là 65,16%, 49,54%, 30,59% và 19,86%. Tỷ lệ nhiễm ghép từ 1 ? 3, 4 ? 6 và >6 loài/cá thể lần lượt tương ứng với 48,46%, 35,22% và 16,31%. Thuốc Mebendazole liều 30 mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy sạch giun tròn và sán dây 100% sau 7 ngày điều trị liên tục. Albendazole với cùng liều 30 mg/kg thể trọng liên tục trong 7 ngày cho hiệu quả tẩy trừ 100% trên sán dây nhưng không tẩy được giun tròn.
ẢNH HƯỞNG CÁC TỈ LỆ ACID BÉO ?-6/?-3 KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ THÀNH PHẦN ACID BÉO, CHOLESTEROL CỦA LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được tiến hành trên 480 gà mái đẻ giống Hisex Brown từ 38 đến 50 tuần tuổi, gà được nuôi với 6 khẩu phần có cùng mức độ protein và năng lượng . Khẩu phần cơ sở (KPCS) nhận 0% dầu, 5 khẩu phần còn lại được bố trí với 5 tỉ lệ acid béo ?-6/ ?-3 (TLO6/3) là 2 (TLO2), 3 (TLO3), 4 (TLO4), 5 (TLO5) và 6 (TLO6) theo các mức độ phối hợp giữa dầu nành (DN) với dầu cá hồi (DCH) như sau: TLO2: 2,5%DCH+0,5%DN; TLO3: 2%DCH+1% DN; TLO4: 1,5%DCH + 1,5% DN; TLO5: 1% DCH + 2% DN; TLO6: 0,5% DCH + 2,5%DN, để đánh giá ảnh hưởng của các tỉ lệ aicd béo ?-6/ ?-3 trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, thành phần chất béo và hàm lượng cholesterol của lòng đỏ trứng. Các tỉ lệ ?-6/ ?-3 trong khẩu phần không ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn nhưng làm tăng khối lượng trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với KPCS. Chất lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi các TLO6/3, nhưng làm giảm độ dày vỏ so với KPCS. Các tỉ lệ ?-6/ ?-3 đã làm thay đổi thành phần chất béo của lòng đỏ trứng, hàm lượng acid omega 3 như linolenic, DHA cao ở các khẩu phần có mức DCH cao (TLO2). Hàm lượng cholesterol lòng đỏ trứng giảm ý nghĩa ở khẩu phần TL2, TL3, TL4 (P=0,01). Mức độ biểu hiện của các gen desaturase delta-5 (FADS1) và 6 (FADS2) của gan gà có tương quan rất cao với hàm lượng DHA lòng đỏ trứng.
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRÊN CHÓ TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ TỈNH VĨNH LONG
Tóm tắt
|
PDF
Bệnh tiểu đường trên chó là một trong 3 bệnh nội khoa quan trọng. Xác định bệnh tiểu đường trên chó được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang trên 3.300 chó tại một số phòng mạch Thú y của 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Thông qua bệnh sử, chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm đường huyết mao mach sau khi ăn 8 giờ bằng giấy thử One Touch Basic với phương pháp đặc hiệu dựa trên phản ứng glucose oxydasa, đọc kết quả sau 5 giây bằng máy đọc tự động One Touch Basic Plus glucose meter của Mỹ. Chẩn đoán bệnh tiểu đường trên chó được dựa theo tiêu chuẩn của WSAVA, 2010 (World Small Animal Verterinary Association, 2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chó mắc bệnh tiểu đường là 3,76%. Trong đó tiểu đường tiền lâm sàng 54,03%, tiểu đường lâm sàng 45,97%. Những biểu hiện lâm sàng đặc trưng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân và chứng béo phì. Bệnh tiểu đường phụ thuộc vào giới tính, giống và tuổi. Bệnh lý tiểu đường thường xuất hiện trên chó ở mọi lứa tuổi, tăng dần theo độ tuổi và nhiều nhất ở chó già, chó trên 10 năm tuổi (11,4%).
BệNH TíCH ĐạI THể Ở VịT ĐƯợC Mổ KHáM TạI Lò Mổ GIA CầM THàNH PHố CAO LãNH - TỉNH ĐồNG THáP
Tóm tắt
|
PDF
Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt được giết mổ tại lò mổ gia cầm Thành phố Cao Lãnh nhằm xác định tỷ lệ bệnh tích và các dạng bệnh tích thường xuất hiện trên vịt sau khi giết mổ. Qua mổ khảo sát 500 con vịt ở lò mổ gia cầm thu được kết quả: Tỷ lệ vịt có bệnh tích là 38,6%. Trong đó, bệnh tích 1 cơ quan chiếm tỷ lệ 46,1%, bệnh tích 2 cơ quan chiếm tỷ lệ 39,9%, bệnh tích 3 cơ quan chiếm tỷ lệ 11,4% và bệnh tích 4 cơ quan chiếm tỷ lệ 2,6%. Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên vịt ở hai hệ tiêu hóa và hô hấp chiếm khá cao với tỷ lệ lần lượt là 33,6% và 18,4%. Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên hệ tuần hoàn và niệu, sinh dục chiếm tỷ lệ thấp (7,4% và 2,6%). Đối với bệnh tích ở hệ tiêu hóa, tỷ lệ bệnh tích trên gan là cao nhất, chiếm tỷ lệ 55,3%, kế đến là bệnh tích trên ruột chiếm tỷ lệ 23,9%; bệnh tích trên lách chiếm tỷ lệ 17%, thấp nhất là bệnh tích trên tụy với tỷ lệ bệnh tích là 3,8%. Bệnh tích xuất huyết xuất hiện ở hầu hết các bộ phận của hệ tiêu hóa. Gan xuất huyết chiếm tỷ lệ là 29,2%, ruột xuất huyết chiếm tỷ lệ 15,5%, lách xuất huyết chiếm tỷ lệ 5,3%, và tụy xuất huyết chiếm tỷ lệ 3,8%.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THỊT HEO VỀ VẤY NHIỄM VI SINH VẬT TẠI HAI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2011đến tháng 9/2011 nhằm xác định sự vấy nhiễm vi sinh vật theo thời gian giết mổ và đánh giá chất lượng thân thịt heo. Tổng số mẫu được thu thập là 249 mẫu thân thịt heo và trên môi trường giết mổ ở lò giết mổ bán công nghiệp thành phố Cần Thơ và giết mổ thủ công tại lò mổ An Bình, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp (126 mẫu swab thân thịt heo và 123 mẫu swab môi trường). Tỷ lệ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, S. aureus và Salmonella spp. trên thịt và trên môi trường giết mổ ở cả hai lò mổ đều tăng theo thời gian giết mổ. Môi trường giết mổ thủ công có tỷ lệ nhiễm vi sinh vật cao hơn môi trường giết mổ bán công nghiệp. Thịt heo được giết mổ thủ công có tỷ lệ nhiễm tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E. coli, S. aureus và Salmonella lần lượt cao gấp 6,14 lần, 1,13 lần, 1,38 lần, 1,46 lần và 2,50 lần so với thịt được giết mổ bán công nghiệp. Giết mổ bán công nghiệp sản xuất thịt heo đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm TCVN 7046:2009 cao hơn gấp 2,12 lần giết mổ thủ công. Hình thức giết mổ có ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ ISA BROWN
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin E lên năng suất và chất lượng trứng gà, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là một ô chuồng nuôi 3 gà mái đẻ chuyên trứng Isa Brown 43 tuần tuổi. Các nghiệm thức lần lượt là NTĐC: KPCS; 125E: KPCS+125 mgVit.E/kgTA; và 250E: KPCS+250 mgVit.E/kgTA, thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần với tổng số gà thí nghiệm là 90 con. Kết quả phân tích cho thấy ở các NT có bổ sung vit.E tỷ lệ đẻ (90,3-92,9%) và năng suất trứng (50,56-52 trứng) của gà cao hơn so với NTĐC (89,5% và 50,12 trứng), nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Tiêu tốn thức ăn của gà giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 44-50 tuần tuổi với TTTA cao nhất ở NTĐC và thấp nhất ở NT125E.
THàNH PHầN CáC LOàI ỐC NƯớC NGọT - Ký CHủ TRUNG GIAN CủA CáC LOàI SáN Lá Ký SINH Ở VậT NUÔI TạI HAI TỉNH VĩNH LONG Và ĐồNG THáP
Tóm tắt
|
PDF
Qua thu thập 5.636 ốc nước ngọt từ đồng lúa, ao, mương, kênh, rạch tại hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Dựa vào hệ thống phân loại ốc nước ngọt của Somsak Panha (1982), John B.Burch (1982), Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm văn Miên (1980), chúng tôi đã định danh và phân loại được 14 loài ốc nước ngọt ở cả 2 tỉnh khảo sát bao gồm Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Indoplanorbis exustus, Clea sp.., Bithynia siamensis, Mekongia sp., Eyriesia sp., Adamietta sp, Melanoides tuberculata, Sermyla sp., Tarebia granifera, Pomacea canaliculata, Trochotaia sp., và Filopaludina martensi martensi thuộc 7 họ: Lymnaeaidae, Planorbidae, Buccinidae, Thiaridae, Viviparidae, Bithynidae, Ampullariidae. Các loài ốc nước ngọt có tần số xuất hiện cao ở loài ốc Lynmaea swinhoei (17,09%), Bithynia siamensis (12,74%), Lymnaea viridis (11,43%), Eyriesia sp. (9,07%), Tarebia granifera (8,41%), Pomacea canaliculata (8,22%), Melanoides tuberculata (7,75%), Mekongia sp. (7,35%), Indoplanorbis exustus (7,19%), và các loài ốc có tần số xuất hiện thấp như Clea sp. (5,61%), Adamietta sp. (3,25%), Trochotaia sp. (1,17%), Sermyla sp. (0,59%), và Filopaludina martensi martensi (0,16%). Trong 14 loài được tìm thấy có 13/14 loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của các loài sán lá gây bệnh cho người và vật nuôi và 1/14 loài ốc Pomacea canaliculata là ký chủ trung gian của loài giun tròn Angiostrongylus cantonnensis gây bệnh giun mạch trên người.
KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG BỆNH TÍCH CỦA CHUỘT BẠCH KHI TIÊM DỊCH BỆNH PHẨM DỊCH RUỘT TỪ VỊT CHẠY ĐỒNG NGHI TRÚNG ĐỘC BOTULIN
Tóm tắt
|
PDF
Trong những năm gần đây, nhiều vịt bị chết do bệnh ?liệt mềm cổ? với triệu chứng như: liệt cổ, liệt mí mắt, liệt cánh và không có bệnh tích điển hình. Bệnh được nghi là do vịt nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum (botulin). Từ tha?ng 10 đến tha?ng 12 năm 2013, chúng tôi tiến hành thu thập và kiểm tra 40 mẫu ruột của vịt có triệu chứng như mô tả ở trên bằng việc tiêm bệnh phẩm dịch ruột vào chuột bạch. Kết quả cho thấy có 7/40 mẫu bệnh phâ?m gây chết chuột chiếm tỷ lệ 17.5%. Chuột bạch chết với ca?c triệu chứng u? ru?, kém vận động, liệt cổ, liệt hai chi sau. Những chuột chết sau khi tiêm di?ch bệnh phâ?m không có bệnh tích. Có 2/14 (5%) chuột chết có bệnh tích phổi xuất huyết, và 1/14 (2.5% chuột chết có bệnh tích xuất huyết ở tim.
TÌNH HÌNH NHIỄM NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài ?Tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó tại thành phố Cần Thơ? được thực hiện từ 12/2013 đến 04/2014. Qua kiểm tra 208 chó để tìm ngoại ký sinh tại thành phố Cần Thơ cho thấy: Chó nhiễm ngoại ký sinh tại thành phố Cần Thơ với tỷ lệ nhiễm khá cao (39,42%) trong đó chó nuôi tại Cờ Đỏ nhiễm cao (55,77%) hơn chó nuôi tại quận Ninh Kiều (33,97%). Về lứa tuổi cho thấy tất cả lứa tuổi đều nhiễm ngoại ký sinh trùng. Về tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi cho thấy chó nuôi thả rong nhiễm ngoại ký sinh (46,26%) cao hơn chó diện nuôi nhốt (22,95%). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng giữa chó đực và chó cái. Có 5 loài ngoại ký sinh được tìm thấy: 2 loài ve là Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus; 2 loài bọ chét là Ctenocephalides canis, Ctenocephalides felis felis và 1 loài Demodex canis; trong đó loài Rhipicephalus sanguineus nhiễm cao nhất (25,00%), kế đến là loài ve Boophilus microplus (18,27%) và các loài Demodex canis (9,62%); bọ chét (Ctenocephalides canis là 3,85%, Ctenocephalides felis felis là 1,92%) chiếm tỷ lệ thấp nhất.
LY TRÍCH ENZYME AMYLASE VÀ PROTEASE TỪ TUYẾN TỤY CỦA GÀ
Tóm tắt
|
PDF
Tụy gà là một cơ quan tham gia nhiều vào quá trình tiêu hóa và là nguồn phụ phẩm có thể tận dụng để ly trích enzyme. ở Việt Nam, các loại enzyme amylase và protease đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, enzyme vẫn phải được nhập từ nước ngoài với giá thành tương đối cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra phương pháp hiệu quả để ly trích enzyme amylase và protease từ tụy gà. Kết quả cho thấy phương pháp ly trích enzyme bằng dung dịch đệm phosphate có pH 7 rồi kết tủa protein bằng (NH4)2SO4 60% bão hòa, sau đó đem đi thẩm tích và đông khô chân không đã cho hiệu quả ly trích enzyme tốt nhất. Amylase được trích từ tụy gà hoạt động tốt ở nhiệt độ 50oC với pH 7,5. Việc thêm NaCl 0,1% và CaCl2 0,05% đều làm tăng hoạt tính của amylase. Protease được trích từ tụy gà hoạt động tốt ở nhiệt độ 50oC với pH 7,6. Việc thêm cysteine 0,01% và CaCl2 0,1 ppm đã làm tăng hoạt tính protease. Phân tích điện di SDS-PAGE cho thấy sự hiện diện của enzyme amylase, trypsin và chymotrypsin trong mẫu protein trích được. Sản phẩm sau khi bảo quản 90 ngày ở -20oC vẫn duy trì hoạt tính xúc tác.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN BỔ SUNG ĐẠM ĐẾN SỰ SẢN SINH KHÍ METAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VITRO VÀ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA BÒ LAI SIND
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nghiên cứu ?ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung đạm đến sự sản sinh khí metan bằng phương pháp in vitro và khả năng tăng trưởng của bò lai Sind? gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm in vitro được bố trí thừa số 2 nhân tố và 3 lần lặp lại: Nhân tố 1: Nguồn đạm hữu cơ (Bột cá và đậu phộng). Nhân tố 2: Nguồn đạm vô cơ (Ure và Nitrate). Kết quả cho thấy khi bổ sung bột cá và bánh dầu đậu phộng vào trong khẩu phần thì thể tích, % CH4, ml CH4/gDM , NH3, và tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành trên 12 bò đực trên một năm tuổi, được bố trí hoàn toàn ngẫu nghiên, 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, thời gian thí nghiệm 45 ngày. Nghiệm thức 1: Khẩu phần căn bản + Bánh dầu bông vải; Nghiệm thức 2: Khẩu phần căn bản + Bột cá; Nghiệm thức 3: Khẩu phần căn bản + Bánh dầu đậu phộng. Các nghiệm thức có hàm lượng đạm tương đương nhau (12% CP). Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung bột cá có lượng ăn vào, tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại và có ý nghĩa thống kê ở mức 5 % (p
PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH VIRUS GÂY BỆNH VIÊM GAN VỊT TYPE I Ở TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu phân lập và định danh virus gây viên gan vịt được thực hiện trên 25 mẫu gan vịt thu thập từ những đàn nghi ngờ mắc bệnh viêm gan do virus ở tỉnh Hậu Giang. Các mẫu bệnh phẩm được phân lập qua phôi vịt, sau đó gây nhiễm cho môi trường tế bào xơ phôi vịt. Kết quả cho thấy tất cả các mẫu bệnh phẩm đều gây chết phôi vịt với thời gian chết phôi từ 48-72 giờ. Bệnh tích điển hình trên phôi là phôi xuất huyết, chậm phát triển; gan xuất huyết, có màu vàng cam hoặc xanh lá cây. Trên môi trường tế bào, biến đổi bệnh lý thể hiện các tế bào co tròn và bị phá hủy tạo thành những vệt tan. Kết quả giám định virus từ các mẫu đã phân lập bằng kỹ thuật RT-PCR cho thấy trong 25 mẫu bệnh phẩm đều có chứa virus gây bệnh viêm gan vịt A thuộc genotype 3 (DHAV-3).
Công nghệ thực phẩm
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH ĐƯỜNG HÓA TINH BỘT BẮP NẾP BẰNG ENZYME GLUCOAMYLASE
Tóm tắt
|
PDF
Tiến trình đường hóa dịch tinh bột bằng enzyme gluco-amylase được thực hiện nối tiếp quá trình xử lý dịch hồ hóa tinh bột bắp nếp bằng enzyme a-amylase. Tiến trình này tỏ ra có hiệu quả trong xử lý chuyển hóa tinh bột thành đường glucose, thích hợp cho công nghệ sản xuất sữa bắp. ảnh hưởng của các nhân tố trong quá trình đường hóa được thực hiện, bao gồm tỷ lệ enzyme glucoamylase (0,05ữ0,15%), nhiệt độ (60ữ70oC) và thời gian thủy phân được thực hiện trong khoảng 30 đến 240 phút. Mức độ đường hóa được kiểm soát bằng tốc độ tạo thành các chất khô hòa tan và hàm lượng đường khử (glucose) sau các điều kiện xử lý bằng enzyme glucoamylase. Kết quả phân tích bằng sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng cho thấy điều kiện tối ưu để thủy phân tinh bột bắp bằng glucoamylase với nồng độ enzyme 0,12% ở nhiệt độ 66,76oC trong 237 đến 240 phút cho hàm lượng đường khử đạt được cao nhất (13,61 ± 0,143%).
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CÁC HỢP CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG RÂU BẮP (CORN SILK)
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của râu bắp trong các điều kiện sấy và hệ dung môi chiết tách khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chống oxy hóa của mẫu râu bắp phơi khô tự nhiên cao hơn mẫu râu bắp sấy khô ở 50oC. Râu bắp được chiết bởi dung môi ethanol-nước (50%,v/v) đạt hiệu quả cao nhất. Hàm lượng polyphenol tổng số (TPC) và flavonoid tổng số (TFC) cao nhất trên dịch chiết mẫu râu bắp phơi khô tự nhiên tương ứng đạt 9,54 mg GAE/ g và 3,18 mg QE/g. Về khả năng loại gốc tự do IC50 bằng thử nghiệm DPPH, cũng trên dịch chiết mẫu râu bắp phơi khô tự nhiên, giá trị IC50 với dung môi chiết ethanol-nước đạt tương đương với dung môi nước (khoảng 0,81 mg/mL) và thấp hơn trên hệ dung môi methanol-nước (80%,v/v). Kết quả đề tài làm cơ sở các nghiên cứu tiếp theo về các hoạt chất chống oxy hóa khác có trong râu bắp, đồng thời so sánh với các nguồn nguyên liệu chứa các hoạt chất chống oxy hóa khác trong thiên nhiên.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BƠ CA CAO
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NaOH (8 đến 14%) trong quá trình trung hòa đến chất lượng, tổn thất hàm lượng bơ ca cao và hệ số tinh chế. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thời gian khử mùi (15 đến 45 phút) và tác nhân tẩy màu (than hoạt tính và sét tẩy trắng với tỷ lệ (tính theo %) thay đổi từ 0,2 đến 1% và 4 đến 6%, tương ứng) cũng đồng thời được khảo sát. Chất lượng bơ ca cao (hàm lượng acid béo tự do và màu sắc) được phân tích và đánh giá sau khoảng thời gian tồn trữ 65 ngày ở nhiệt độ phòng. Kết quả khảo sát qua các công đoạn tinh chế cho thấy hàm lượng acid béo tự do và các thành phần không xà phòng hóa giảm từ 1,5 và 0,46% đến 0,04 và 0,18%, tương ứng. Tổn thất từ quá trình tinh chế ở công đoạn trung hòa khoảng 7 đến 13% và trung bình khoảng 15% ở công đoạn tẩy màu. Tồn trữ bơ ca cao thô (chưa qua tinh chế), bơ ca cao được trung hòa và tẩy trắng trong 65 ngày ở nhiệt độ phòng cho thấy có sự thay đổi rất ít về màu sắc và hàm lượng acid béo tự do đối với bơ ca cao được trung hòa và tẩy trắng so với bơ ca cao thô chưa qua tinh chế.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA BỘT, TINH BỘT VÀ MÀNG TINH BỘT ĐẬU XANH (VIGNA RADIATE), CỦ ẤU (TRAPA BICORNIS L-HYDROCARYACEAE) VÀ KHOAI LANG (IPOMOEA BATATAS)
Tóm tắt
|
PDF
ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích trồng cây hoa màu đang gia tăng vì giá trị cao và giúp đất màu mỡ. Đặc biệt, đậu xanh, ấu và khoai lang là cây lương thực chứa nhiều tinh bột và được sản xuất với sản lượng hàng năm khá cao nhưng chúng chưa được sử dụng cho ngành chế biến thực phẩm. Đậu xanh, củ ấu và củ khoai lang cho bột và tinh bột có những tính chất khác nhau. Do đó, mục tiêu của đề tài là khảo sát và tìm mối tương quan giữa thành phần hóa học, tính chất bột và tinh bột. Đậu xanh, củ ấu và củ khoai lang trắng được sử dụng để kiểm tra thành phần (hàm lượng protein và tinh bột), tính chất bột (độ nhớt và độ bền gel), tinh bột (amylose, độ nhớt và độ bền gel) và chất lượng màng tinh bột. Kết quả thống kê cho thấy rằng thành phần hóa học và tính chất này khác biệt có ý nghĩa, và chúng có hệ số mối tương quan cao (p < 0,001) với nhau. Màng tinh bột được làm từ tinh bột khoai lang trắng có giá trị cảm quan (màu, mùi, độ dai) cao nhất. Những thông tin này sẽ giúp các nhà chế biến thực phẩm lựa chọn tinh bột từ nguồn nguyên liệu thích hợp cho nhu cầu sử dụng và tận dụng cho việc phát triển sản phẩm thực phẩm mới.
ẢNH HƯỞNG CỦA TIỀN XỬ LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC BẢO QUẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH MÀU SẮC VÀ ĐẶC TÍNH CẤU TRÚC CỦA NGÓ SEN SAU THU HOẠCH
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc tiền xử lý bằng các loại phụ gia thực phẩm đến chất lượng ngó sen tươi sau thu hoạch, đồng thời đề xuất biện pháp bảo quản sơ bộ ngó sen thích hợp nhằm hạn chế sự hóa nâu và hiện tượng úng mềm. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, phương thức tiền xử lý ngó sen tươi trong dung dịch chứa acid ascorbic 0,75% kết hợp với NaCl 0,75% và CaCl2 0,5% với thời gian ngâm 30 phút (tỷ lệ ngó sen và dịch ngâm là 1: 2) giúp ngó sen duy trì tốt độ trắng sáng (giá trị L*) và đặc tính cấu trúc. Phẩm chất của ngó sen vẫn còn duy trì tốt sau 14 ngày bảo quản lạnh bằng nước đá hoặc hệ thống tủ mát khi bao gói bằng bao bì PA với độ chân không 80%. Đối với ngó sen ngâm trong dung dịch acid citric 1%, độ tươi được duy trì đến 30 ngày.
SỬ DỤNG ENZYME ?-AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG
Tóm tắt
|
PDF
Tinh bột là nguồn dự trữ chính của nhiều cây trồng quan trọng như lúa mì, gạo, ngô, sắn và khoai tây. Trong thập kỷ qua, đã có sự chuyển dịch từ phương pháp thủy phân tinh bột bằng acid cho đến việc sử dụng enzyme chuyển hóa tinh bột trong sản xuất maltodextrin, tinh bột biến tính, dịch đường glucose và fructose. Chuyển hóa tinh bột bằng enzyme cũng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp khác mà trong đó amylase là một trong những enzyme chủ yếu, thủy phân tinh bột thành các phân tử polyme bao gồm các đơn vị glucose. Nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ (70á90oC), thời gian (10á60 phút) và nồng độ của ?-amylase (0,05á0,25%) trong quá trình thủy phân tinh bột từ gạo huyết rồng. Các điều kiện tối ưu hóa của quá trình thủy phân được xác định (nồng độ enzyme ?-amylase 0,18% với nhiệt độ và thời gian thủy phân là 90oC và 41,44 phút, tương ứng). Dịch tinh bột với hàm lượng chất khô hòa tan và đường khử cao cùng với độ nhớt tương đối thấp, tạo điều kiện tốt cho quá trình chế biến gạo huyết rồng ở các giai đoạn tiếp theo.
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU ĐẾN KHẢ NĂNG TRÍCH LY VÀ SỰ ỔN ĐỊNH ANTHOCYANIN TỪ BẮP CẢI TÍM (BRASSICA OLERACEA)
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phương pháp xử lý nguyên liệu đến hàm lượng và sự ổn định của chiết xuất anthocyanin thu được từ bắp cải tím. Dung dịch ethanol (50%, v/v) thêm 1% HCl được sử dụng làm dung môi trích ly. Một số biện pháp xử lý như: sấy, đông lạnh, sấy kết hợp với đông lạnh đã được áp dụng đối với nguyên liệu. Để thu được chiết xuất có hàm lượng anthocyanins cao nhất và ổn định nhất với các điều kiện khác nhau bắp cải tím được sấy trước khi trích ly. Nhiệt độ sấy và độ ẩm của nguyên liệu tối ưu cho quá trình sấy lần lượt là 40oC và 15%. Tính ổn định của anthocyanin bị ảnh hưởng đáng kể bằng sự gia nhiệt ở 95oC trong 15 phút (phân hủy 5,22?7,08%) và tiếp xúc với ánh sáng (phân hủy 2,50 ? 4,56% sau 24 giờ) khi so sánh với điều kiện giữ trong tối sau 24 giờ.
TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN LÊN MEN SINH TỔNG HỢP PECTIN METHYLESTERASE TỪ ASPERGILLUS NIGER BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tác động của các điều kiện lên men bề mặt trên môi trường rắn đến quá trình tổng hợp pectin methylesterase. Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM)gồm 4 thừa số với mô hình phức hợp tại tâm (CCD)được sử dụng để tối ưu hóa các điều kiện lên men tổng hợp pectin methylesterase (PME),bao gồm tỷ lệ bào tử nấm mốc - với sự kết hợp ở tỷ lệ 1:1 của 2 dòng Aspergillus niger được phân lập từ vỏ cam soàn (So2) và vỏ bưởi Năm Roi (Rư1) sử dụng, pH ban đầu, nhiệt độ ủ và độ ẩm môi trường lên men.Trong thí nghiệm này, môi trường lên men sử dụng cơ chất chính là bã táo ta khô và vỏ bưởi Năm Roi (tỷ lệ 1:1 w/w)làm cơ chất lên men chính, có bổ sung 0,1% urea, 0,5% MgCl2 và 0,15% CaCl2.Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt tính PME đạt cao nhất (65,6±3,14 U/g) sau 96 giờ ủ ở nhiệt độ 35,5°C,pH ban đầu là 4,0 (điều chỉnh bằng đệm citrate),độ ẩm ban đầu là 57,4% và tỷ lệ huyền phù bào tử nấm ở mật số 105 cfu/mL sử dụng là 16,5% v/w (mL/g). Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ phương pháp bề mặt đáp ứng có thể ứng dụng để tìm ra điều kiện tối ưu của quá trình lên men giúp cải thiện tối đa hiệu quả tổng hợp pectin methylesterase.
TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG ACID ACETIC SINH RA VÀ ETHANOL, ĐƯỜNG, MẬT SỐ VI KHUẨN A. ACETI TRONG SẢN XUẤT GIẤM VANG CHUỐI
Tóm tắt
|
PDF
Theo truyền thống, sản xuất giấm nhằm tận dụng một lượng lớn tỷ lệ trái cây ở giai đoạn trái quá chín hoặc các phần trái cây loại ra từ các cơ sở chế biến. Giấm có thể được sản xuất từ nguyên liệu có đường và tinh bột, là chất nền cho quá trình lên men tạo rượu và tiếp theo là quá trình lên men tạo acid acetic. Vi khuẩn lên men giấm (vi khuẩn acid acetic) là giống Acetobacter với đặc tính chuyển đổi rượu ethylic (C2H5OH) thành acid acetic (CH3CO2H) bởi quá trình oxy hóa. Trong nghiên cứu này, giấm được sản xuất từ ?chuối với việc kiểm soát các thông số ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng tạo acid acetic, bao gồm nồng độ rượu (5á9% v/v), nồng độ đường (0á75 g/L) và mật số vi khuẩn A. Aceti trong khoảng 104 đến 106 tế bào/mL.Phương pháp mô hình bề mặt đáp ứng được chọn nhằm tối ưu hóa các thông số của tiến trình như hàm lượng rượu, đường và mật số tế bào vi khuẩn cho quá trình lên men giấm vang chuối. Tương quan giữa hàm lượng acid acetic thực nghiệm và tính toán theo phương trình được tìm thấy(R2=0,97). Giấm chuối đạt hàm lượng acid acetic cao (4%) khi lên men trong thời gian 6 tuần ở nhiệt độ phòng(37-38oC) với dịch lên men chứa 5% ethanol, hàm lượng đường 20,62 g/L và mật số vi khuẩn 105 tế bào/mL.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ VÀ BAO GÓI ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI BÒN BON (LANSIUM DOMESTICUM CORR.) SAU THU HOẠCH
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định điều kiện bảo quản sau thu hoạch hiệu quả giúp duy trì chất lượng và kéo dài thời gian tồn trữ chùm trái bòn bon (Lansium domesticum Corr.). Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố gồm các nghiệm thức không xử lý và xử lý chùm trái kết hợp với việc bao gói chùm trái sau thu hoạch. Các nghiệm thức xử lý sau thu hoạch bao gồm: đối chứng (không xử lý) và bốn nghiệm thức xử lý chùm trái trong nước máy 5 phút (1), CaCl2 (0,5%) 5 phút (2), NaCl (1%) 5 phút (3) và nước ấm 50oC 2 phu?t (4). Các nghiệm thức bao trái sau thu hoạch gồm: không bao (1), bao màng PVC (2) và bao PE đục 10 lỗ (d=5 mm). Sau đó, các nghiệm thức được bố trí trong điều kiện nhiệt độ 12oC. Thí nghiệm có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là hai chùm trái. Kết quả thí nghiệm cho thấy chùm trái bòn bon có thể duy trì chất lượng và thời gian bảo quản đến 10 ngày sau khi thu hoạch khi được bao màng bao PVC ở điều kiện nhiệt độ 12oC. Xử lý chùm trái bằng nước ấm 50oC trong 2 phu?t, hoặc ngâm 5 phu?t trong CaCl2 0,5% và NaCl 1% kết hợp với màng bao PVC đã giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái và giảm hiện tượng trái hóa nâu so với đối chứng.
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN NẤM MEN ĐỂ LÊN MEN CỒN TỪ BÃ MÍA
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm bã mía chế biến thành sản phẩm có giá trị, đề tài ?Phân lập và tuyển chọn nấm men để lên men cồn bằng nguồn bã mía? đã được thực hiện. Kết quả đã phân lâ?p va? tách ròng được 18 dòng nấm men từ các viên men rượu khác nhau. Trong tổng số 18 dòng nấm men phân lập được chỉ có 10 dòng (H5, H6, H7, H9, H10, H12, H13, H15, H16, H18) có hoạt tính exoglucanase. Kết quả lên men trong ống Durham cho thấy bốn dòng nấm men H6, H9, H10, H13 đều có khả năng lên men với D-Glucose, D-Mannose và D-Galactose, nhưng không có khả năng lên men với cơ chất D-xylose. Bên cạnh đó, để đánh giá khả năng phối hợp giữa nấm men và vi khuẩn trong quá trình sử dụng cơ chất bã mía để lên men cồn, lần lượt các dòng nấm men H6, H9, H10, H13 được phối hợp với tổ hợp ba dòng vi khuẩn BM13 (Achromobacter xylosoxidans BL6), BM21 (Bacillus subtilis S2O) và BM49 (Bacillus subtilis FS321), kết quả cho thấy tổ hợp cu?a 3 dòng vi khuẩn và dòng H13 lên men cồn tốt nhất từ nguồn cơ chất bã mía với một số thông số về lượng khí CO2 sinh ra la? 44 ml, hàm lượng ethanol 2,23 g/L, đường khử 0,483g/L, va? phần trăm vâ?t châ?t khô (DM) và sơ?i thô (CF) được phân giải lần lượt là 9,62% và 27,57%.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU GẠO (GIỐNG MỘT BỤI ĐỎ, HỒNG DÂN - BẠC LIÊU)
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu sản xuất rượu gạo từ giống gạo "Một bụi đỏ? có sẵn tại địa phương (Hồng Dân, Bạc Liêu). Chủng nấm men thuần Saccharomyces cerevisiae được sử dụng cho quá trình lên men rượu sau khi ủ koji với chủng mốc Aspergillus oryzae 0,4á0,8% và thời gian ủ Koji 1á3 ngày,nhằm có được lượng đường tối đa, sẵn sàng cho quá trình lên men rượu.Thí nghiệm tiếp tục được bố trí với 5 tỷ lệ phối chế moto: cơm và nước chan khác nhau và hàm lượng nếp bổ sung 5-20% cùng với mẫu đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rượu gạo ?Một bụi đỏ? có chất lượng tốt khi ủ koji với Aspergillus oryzae từ 0,6 đến 0,8% trong 2 ngày, khuẩn ty xuất hiện tốt và hoạt tính enzyme ??amylase cao. Tỷ lệ phối trộn moto: cơm: nước chan 1: 2: 1 và 1: 2: 2(tính theo khối lượng) cho rượu sau lên men đạt hàm lượng ethanol cao và đường sót thấp (trung bình khoảng 12,5% v/v và 2,3%, tương ứng). Bổ sung nếp trong quy trình sản xuất rượu gạo ?Một bụi đỏ? có khả năng làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm, đặc biệt là mùi và vị. Phân tích hóa học cho thấy hàm lượng methanol trong rượu (48?65 mg/l),thấp hơn nhiều so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 6 ?3: 2010/BYT).
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỘT GỪNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐƯỜNG CONG SẤY
Tóm tắt
|
PDF
The results showed that after drying at 60°C for 5.5 hours, the ginger slices had moisture content of 8-10% and the highest quality of ginger powder could be obtained. Ginger powder color and polyphenol content were significantly affected by the drying temperature and time. Drying curve models at different temperatures were well fitted with Newton model and Henderson and Pabis model (R2 ? 0.99). Grinding time significantly affected the physical properties of the particle size of ginger powder. PA combined with paper packaging was suitable for maintaining quality and organoleptic value of the product up to 4 weeks. The solution which was prepared by dissolving ginger powder in hot water (80°C) had high polyphenol content remaining after 10 minutes. Bột gừng được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị trong các bữa ăn của người Việt Nam. Sự biến đổi chất lượng bột gừng trong quá trình chế biến dưới tác động của (i) nhiê?t đô? sâ?y (50ữ70oC), (ii) thơ?i gian xay (20ữ80 giây) và (iii) loa?i bao bi? (PE, PA, PE-giấy, PA-giấy) được khảo sát. Đô?ng thơ?i, đánh giá sự thay đổi hàm lượng polyphenol trong dung dịch khi bột được hòa tan vào nước nóng sôi (100oC), nươ?c â?m (80oC) va? đun sôi liên tu?c ơ? 100oC trong thời gian 5ữ15 phút đươ?c thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sấy ở 60oC trong 5,5 giờ, lát gừng độ ẩm 8-10% và bột gừng có chất lượng tốt nhất. Ma?u să?c và hàm lượng polyphenol của bô?t gư?ng chi?u a?nh hươ?ng bơ?i thơ?i gian va? nhiê?t đô? sâ?y. Mô hi?nh đươ?ng cong sâ?y ơ? ca?c nhiê?t đô? kha?c nhau đươ?c xây dư?ng theo mô hi?nh Newton va? mô hi?nh Henderson va? Pabis co? hê? sô? xa?c đi?nh tương quan cao (R2?0,99). Thơ?i gian xay a?nh hươ?ng co? y? nghi?a đê?n ti?nh châ?t vâ?t ly? cu?a bột gừng. Bao bi? PA kê?t hơ?p vơ?i giâ?y co? thê? duy tri? tô?t châ?t lươ?ng và gia? tri? ca?m quan cu?a sa?n phâ?m trong 4 tuâ?n. Vơ?i phương thư?c pha va?o nước â?m (80oC) sau 10 phu?t, hàm lượng polyphenol còn lại trong nước gừng đa?t gia? tri? cao
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM XÍU MẠI SỐT CÀ TỪ NGUYÊN LIỆU TÉP RONG
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền và dồi dào, sản phẩm xíu mại sốt cà được nghiên cứu bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế là tép rong (Macrobrachium lanchesteri) so với sản phẩm xíu mại truyền thống từ thịt heo. Đề tài được tiến hành trên cơ sở khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn tép rong : nạc heo : mỡ heo (50 : 40 : 10, 40 : 40 : 20 và 30 : 40 : 30), các chất tạo gel (i) tinh bột (0 - 20%), (ii) gelatin (0 - 6%) và các chế độ tiệt trùng khác nhau đến chất lượng của sản phẩm. Kết quả cho thấy, tỉ lệ phối trộn tép rong : nạc heo : mỡ heo là 50 : 40 : 10, bổ sung 20% tinh bột và 4% gelatin, tiệt trùng sản phẩm ở 118oC với thời gian giữ nhiệt 15 phút tạo sản phẩm có chất lượng và giá trị cảm quan cao nhất.
ẢNH HƯỞNG THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐẾN CẤU TRÚC, HÀM LƯỢNG ANTHOCYANIN VÀ VITAMIN C CỦA KẸO DẺO DÂU TÂY
Tóm tắt
|
PDF
Dâu tây là trái cây có mùi rất thơm và chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao như vitamin C và anthocyanin. Tuy nhiên, trái dâu tây tươi mau hư, khó bảo quản, và vị khá chua. Hiện nay, nhiều sản phẩm được bổ sung mùi dâu tây tổng hợp, chỉ có một số ít sản phẩm từ dâu tây tự nhiên như mức đông và si rô dâu trong công nghệ chế biến thực phẩm. Để đa dạng sản phẩm từ nguyên liệu dâu tây dinh dưỡng, đề tài được thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ dâu tây (i), tỉ lệ gelatin (ii), tỉ lệ acid citric và đường ảnh hưởng đến tính chất vật lý (độ ẩm và độ dai), giá trị dinh dưỡng (hàm lượng anthocyanin và vitamin C) và giá trị cảm quan của kẹo dẻo dâu tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy đường và acid citric tạo gel với pectin từ dâu góp phần tạo cấu trúc dẻo dai. Đường ảnh hưởng mạnh đối với độ ẩm và độ dai của kẹo. Acid citric góp phần hạn chế đáng kể sự hao hụt anthocyanin và vitamin C trong quá trình chế biến. Kẹo dẻo dâu tây có độ dẻo dai vừa phải, và dinh dưỡng cao khi kẹo được bổ sung 30% dâu tây, 10% gelatin, 50% đường và 0,5% acid citric trong quá trình chế biến.
CHẾ BIẾN XÚC XÍCH BỔ SUNG RAU THÌ LÀ TỪ THỊT DÈ CÁ TRA
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu chế biến xúc xích kết hợp bổ sung nguồn nguyên liệu giàu vitamin A, C và chất xơ từ rau thì là nhằm tạo sản phẩm đạt giá trị dinh dưỡng cao và cân đối dinh dưỡng giữa các thành phần đã được tiến hành. Trong đó, phương thức và tỷ lệ bổ sung rau thì là, ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian hấp chín sản phẩm đến sự thay đổi đặc tính cấu trúc, cảm quan của sản phẩm và an toàn về mặt vi sinh đã được quan tâm. Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy, sản phẩm xúc xích từ thịt dè cá tra có chất lượng tốt và giá trị cảm quan cao khi bổ sung 4% rau thì là tươi. Quá trình gia nhiệt làm chín sản phẩm bằng cách hấp ở nhiệt độ môi trường 70 ± 2°C, 80 ± 2ºC và 90 ± 2ºC tương ứng nhiệt độ tâm lần lượt là 67,50 ± 0,40oC, 77,20 ± 0,84oC và 88,16 ± 0,32oC. Tiến hành bảo quản lạnh để khảo sát sự thay đổi chất lượng và mật số vi sinh trong sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm đạt chất lượng cao nhất khi gia nhiệt ở 80 ± 2ºC trong 90 phút và đảm bảo chất lượng về các chỉ tiêu cảm quan và về mặt vi sinh trong suốt 8 tuần bảo quản ở nhiệt độ 2 ữ 4ºC.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC TỪ CÂY THUỐC DÒI (POUZOLZIA ZEYLANICA L. BENN)
Tóm tắt
|
PDF
Nước mát là tên gọi dân gian của các loại nước nấu từ các loại cây tựnhiên có chứa dược liệu giúp thanh nhiệt cơ thể. Cây thuốc dòi (hay còn gọi là “Bọ mắm”) (Pouzolzia zeylanica L. Benn) là một loại điển hình được biết đến với tính mát và nhiều tác dụng tốt. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tối ưu hóa quá trình trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (hàm lượng anthocyanin, tannin, polyphenol tổng số và tổng chất khô hòa tan) từ cây thuốc dòi. Các thông số khảo sát trong quá trình trích ly bao gồm nhiệt độ (7090oC), thời gian (1030 phút) và pH (36). Kết quảnghiên cứu cho thấy nhiệt độ tốt cho quá trình trích ly các hoạt chất sinh học từ cây thuốc dòi (dạng cắt khúc) là 90oC trong thời gian 20 phút. pHdịch trích khoảng 4 kết hợp với quá trình khuấy trộn cho hiệu suất thu hồi các hoạt chất sinh học từ nguyên liệu là cao nhất.
ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH TRÍCH LY ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA TỪ ĐẬU NÀNH
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở xác lập điều kiện tối ưu của các biến phụ thuộc ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly polyphenol và khả năng chống oxy hóa của đậu nành (Glycine max L.). Các yếu tố khảo sát bao gồm loại dung môi sử dụng (methanol, ethanol và acetone); nồng độ dung môi (40, 50, 60, 70, 80 và 90 % v/v); tỷ lệ đậu nành trong dung môi (1:4, 1:6, 1:8, 1:10) và số lần trích ly (2, 3, 4); thời gian trích ly (2, 3, 4 giờ) và nhiệt độ (30, 40, 50, 60oC). Hiệu quả quá trình trích ly polyphenol thể hiện qua hàm lượng polyphenol tổng số (TPC) và flavonoid tổng số (TFC) cũng như hoạt tính chống oxy hóa thông qua khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (1,1?diphenyl?2?picrylhydrazyl) được sử dụng như chỉ tiêu đánh giá. Nhìn chung, hiệu suất trích ly cao khi sử dụng dung môi acetone 70%; tỷ lệ đậu nành và dung môi thích hợp là 1:6 với 3 lần trích ly. Hiệu suất trích ly có thể được nâng cao khi trích ly ở nhiệt độ 40oC trong 3 giờ cho mỗi lần trích.
CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA POLYPHENOL OXYDASE TRÍCH LY TỪ CỦ KHOAI LANG TRẮNG (IPOMOEA BATATAS L.)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các tính chất cơ bản của enzyme polyphenol oxydase (PPO) có trong khoai lang trắng (Ipomoea batatas L.). Kết quả khảo sát cho thấy, PPO có hoạt tính cao nhất ở 30oC tương ứng với giá trị pH bằng 8,0. Hoạt tính PPO ban đầu đạt 256,92 U/g (tính trên thành phần chất khô của nguyên liệu). Hằng số Km = 27,4 mM và vận tốc phản ứng cực đại Vmax = 7,55.10-3 OD/ giây trên cơ chất catechol. Kết quả khảo sát đã khẳng định PPO từ khoai lang trắng thuộc nhóm enzyme bền nhiệt. Hoạt tính PPO được duy trì ở 4oC, enzyme giảm gần 80% hoạt tính ban đầu ở 80oC. Khả năng ức chế PPO của sodium bisulfite là mạnh nhất, tiếp theo là acid ascorbic, acid citric và sodium chloride.
Nông nghiệp
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI GỐC GHÉP VÀ THỜI ĐIỂM NGẮT ĐỌT THÍCH HỢP TRÊN CÂY DƯA LEO (CUCUMIS SATIVUS L.) GHÉP MƯỚP (LUFFA CYLINDRICAL L.)
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại Thực nghiệm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2012 nhằm mục tiêu xác định tuổi gốc ghép và thời điểm ngắt đọt thích hợp trên cây dưa leo (Cucumis sativus L.) ghép gốc mướp (Luffa cylindrica L.) cho sinh trưởng tốt và năng suất cao. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với 3 lặp lại, lô chính gồm 3 nghiệm thức độ tuổi gốc ghép mướp: 14, 19, 24 ngày và lô phụ gồm 3 nghiệm thức: không ngắt đọt, ngắt đọt ở lá 5 và ngắt đọt ở lá 10, áp dụng phương pháp ghép nối ống cao su. Kết quả thí nghiệm cho thấy ngọn dưa leo ghép trên gốc mướp có tỷ lệ sống rất cao (hơn 91,67%) và ra hoa, đậu trái rất sớm. Tuổi gốc ghép mướp 14 - 24 ngày không ảnh hưởng đến sinh trưởng của dưa leo và cho năng suất tương đương nhau (27,87 - 30,30 tấn/ha). Biện pháp ngắt đọt dưa leo ghép mướp ở lá thứ 5 đã làm tăng số nhánh (3,81 nhánh), số trái (29,41 trái/cây) và năng suất (31,73 tấn/ha) so với không ngắt (2,85 nhánh, 26,16 trái/cây và 28,90 tấn/ha, tương ứng).
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU NÀNH
Tóm tắt
|
PDF
Sự chống chịu mặn của 5 giống đậu nành [Glycine max (L.) Merrill] Nhật 17A, MTĐ 748-1, MTĐ 176, MTĐ 760-4 và OMĐN 29 được đánh giá bằng phương pháp thủy canh với 4 mức độ muối NaCl 0, 1, 2 và 4 g/l. Kết quả cho thấy muối NaCl ảnh hưởng đến khả năng sống và sinh trưởng của cây đậu nành. Nồng độ muối tăng làm giảm tỷ lệ sống của cây, cũng như chiều cao cây, số lóng và chiều dài rễ. Các giống MTĐ 176, OMĐN 29, Nhật 17A có tỷ lệ sống thấp ở nồng độ NaCl 4 g/l lần lượt là 25, 20, và 10% ở 5 tuần sau khi trồng trong khi giống MTĐ 760-4 không sống được ở nồng độ này. Giống MTĐ 748-1 có khả năng chịu mặn cao nhất (tỷ lệ sống là 70%). Triệu chứng ngộ độc mặn quan sát được ở nồng độ muối NaCl 4 g/l là cây còi cọc, rễ phát triển nghèo nàn, lá trưởng thành thịt lá vàng, gân lá còn xanh, cháy chóp lá và bìa lá và theo sau là sự rụng lá.
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN CANXI LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT (IPOMEOA BATATAS LAM.) Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài nghiên cứu ?ảnh hưởng của liều lượng bón canxi lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomeoa batatas Lam.) ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long? được thực hiện nhằm xác định liều lượng bón canxi thích hợp cho tăng năng suất và tăng phẩm chất khoai lang Tím Nhật. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 35 m2, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014 tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân gồm 5 nghiệm thức như sau bón 100 kg N/ha - 80 kg P2O5/ha - 200 kg K2O/ha với 5 liều lượng bón canxi (0, 100, 200, 300, 400) kg CaO/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy số nhánh trên dây, số củ trên dây, tỷ lệ củ thương mại và năng suất củ thì không bị ảnh hưởng bởi liều lượng canxi bón. Chiều dài dây, số lá/dây và chiều dài củ tăng khi tăng liều lượng bón canxi đến 200 kg CaO/ha, nhưng bón cao hơn thì chiều dài dây và dài củ không tăng trong khi đó số lá có xu hướng giảm. Hàm lượng đường (22,5%) và hàm lượng tinh bột trong củ (64,3%) là tốt nhất khi bón canxi ở liều lượng 200 kg CaO/ha.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA HẠT PHẤN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN SỰ ĐẬU TRÁI VÀ HẠN CHẾ RỤNG TRÁI DÂU HẠ CHÂU (BACCAUREA RAMIFLORA LOUR.) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hình thái và sức sống của hạt phấn, tìm ra một số biện pháp cải thiện sự đậu trái và hạn chế rụng trái non trên dâu Hạ Châu. Đề tài đã thực hiện 5 thí nghiệm trên cây dâu Hạ Châu (đực và cái) từ 8-24 năm tuổi từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 03 năm 2011 tại huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy hạt phấn dâu Hạ Châu có kích thước 18,8 ± 0,3 µm, tỉ lệ ăn màu Acetocarmin tương ứng với tỷ lệ hạt phấn có sức sống đạt 86%. Trong môi trường nuôi cấy, H3BO3 nồng độ 10 ppm làm tăng tỉ lệ nẩy mầm hạt phấn và sự phát triển chiều dài ống phấn, NAA 20-40 ppm giúp hạt phấn nẩy mầm trên 50% sau 6-12 giờ và đạt 100% sau 24 giờ. Hạt phấn sau khi thu hoạch sống đến 18 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng, bảo quản ở 20- 25o C có thể sống đến 48 giờ. Phun GA3 ở nồng độ 40 ppm giai đoạn 10-15 ngày sau khi đậu trái có hiệu quả giảm sự rụng trái non gấp 2,5 so với đối chứng
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ NƯỚC BỔ SUNG VÀ ENZYME ?-AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT KHOAI LANG TÍM NHẬT
Tóm tắt
|
PDF
Khoai lang tím giàu hương vị và đóng góp tốt cho cơ thể người các lợi ích dinh dưỡng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm từng bước chọn các thông số thích hợp cho quá trình chế biến sữa từ nguồn khoai lang tím Nhật. Tỷ lệ nước/nguyên liệu thay đổi (1:1; 2:1; 3:1) được khảo sát và tiếp tục bố trí cho công đoạn thủy phân tinh bột khoai lang tím bằng enzyme ?-amylase Termamyl SC ở các nhiệt độ từ 70 đến 90oC trong thời gian 20 đến 60 phút với các nồng độ enzyme sử dụng (0,02 đến 0,08 %). Các chỉ tiêu chất lượng được kiểm soát trong nghiên cứu này bao gồm độ Brix, độ nhớt và hiệu suất thu hồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nước và khoai lang tím được chọn cho quá trình thủy phân tốt nhất là 2:1 (w/w). Bên cạnh đó, hiệu suất thu hồi dịch thủy phân cũng đạt được cao nhất khi thực hiện quá trình thủy phân tinh bột khoai lang ở 80oC trong thời gian 40 phút cùng với nồng độ ?-amylase sử dụng là 0,05%. Tiến trình này hỗ trợ tốt cho việc chuẩn bị nguyên liệu (dạng dịch đường) cho quá trình chế biến sữa từ khoai lang tím Nhật ở các công đoạn tiếp theo.
KHẢO SÁT SƠ KHỞI 10 LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN NĂNG SUẤT ỚT HIỂM LAI 207
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới (nóc ni lông, vách lưới), Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, từ tháng 8/2012 đến 3/2013 nhằm tìm ra loại gốc ghép thích hợp với cây ớt Hiểm lai 207 cho tỉ lệ sống sau ghép và năng suất cao. Thí nghiệm trồng trong chậu, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 10 gốc ghép ớt và 01 đối chứng không ghép, ngọn ghép ớt Hiểm lai 207: (1) Hiểm trắng, (2) Hiểm xanh, (3) ớt Đà Lạt (gốc ghép), (4) TN587, (5) TN588, (6) TN589, (7) TN591, (8) TN592, (9) TN596, (10) TN598 và (11) Hiểm lai 207 (đối chứng). Kết quả cho thấy 12 ngày sau khi ghép có tỉ lệ sống cao 87,12%. Tất cả giống ớt làm gốc ghép đều cho năng suất trái cao hơn không ghép trong điều kiện nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và không có mầm bệnh từ đất xuất hiện. ớt Hiểm lai 207 cho năng suất cao nhất khi ghép lên gốc ớt TN598 (5,3 t/ha), tương đương với TN 589 (5 t/ha), TN592 (4,6 t/ha), TN596 (4,4 t/ha), TN 591 (4,2 t/ha) và thấp nhất là ớt Hiểm lai 207 không ghép (2,4 t/ha). Kết quả cho thấy hiệu quả của biện pháp ghép trong việc tăng năng suất ớt Hiểm lai 207, làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo tìm ra gốc ghép kháng bệnh do vi khuẩn Ralstoniasolanacearum).
PHÂN LẬP THỰC KHUẨN THỂ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY BÌA LÁ LÚA DO VI KHUẨN XANTHOMONAS ORYZAE PV. ORYZAE
Tóm tắt
|
PDF
Kết quả nghiên cứu phân lập Thực khuẩn thể (TKT) kí sinh và tiêu diệt vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây bệnh cháy bìa lá lúa được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả trong tổng số 26 chủng vi khuẩn Xoo gây bệnh phân lập tại 4 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu thì phân lập được 10 dòng TKT, chiếm tỉ lệ kí sinh 38,46%. Khi đánh giá về khả năng kí sinh của các dòng TKT cho thấy 4 dòng TKT có mã số 10, 12, 13, và 17 (TKT 10, 12, 13 và 17) có khả năng kí sinh trên nhiều chủng vi khuẩn, và hai chủng vi khuẩn Xoo có mã số 44 (phân lập tại huyện Thới Lai- Cần Thơ, Xoo 44) và 52 (phân lập tại Long Mỹ- Hậu Giang, Xoo 52) là mẫn cảm cao nhất đối với các dòng TKT được phân lập. Khi khảo sát khả năng thực khuẩn của 4 dòng TKT 10, 12, 13, và 17 trên chủng vi khuẩn Xoo 44, thì dòng TKT 12 (phân lập tại Châu Thành A ? Hậu Giang) có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Xoo 44 cao hơn các dòng TKT 10, 13, 17. Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh trong điều kiện nhà lưới, cả 4 dòng TKT 10, 12, 13, và 17 qua hai biện pháp xử lý (phun trước hoặc phun sau với huyền phù mang mật số 108 pfu/ml) đều thể hiện hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xoo 44 gây ra, biện pháp phun trước thể hiện hiệu quả cao hơn đối với hai dòng TKT 10 và 12, và hai dòng TKT 10 và 12 thể hiện hiệu quả phòng trị bệnh cao hơn hai dòng còn lại.
XỬ LÝ TIA GAMMA 60CO Ở CÁC LIỀU CHIẾU XẠ KHÁC NHAU TRÊN CỤM CHỒI HAI GIỐNG HOA HUỆ (POLIANTHES TUBEROSA) IN VITRO
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sự sinh trưởng của các cụm chồi hai giống hoa Huệ in vitro được xử lý bằng chiếu xạ tia gamma 60Co ở các liều khác nhau làm cơ sở để đánh giá sự đột biến sau này. Các cụm chồi hoa Huệ in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS (Murashige and Skoog, 1962) bổ sung các vitamin gồm thiamine; pyridoxine; nicotinic acid và riboflavin 1mg/lít cho mỗi loại, agar (8 g/l), đường 20 g/l, nước dừa (100 ml/l). Mẫu chiếu xạ được cấy trên dĩa petri đường kính 10 cm, mỗi dĩa cấy 10 cụm chồi, mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một dĩa. ở giống huệ 1 (ký hiệu H1) xử lý ở các liều chiếu xạ 0 (đối chứng), 5, 10, 15, 20, 25 và 30 Gy. ở giống huệ 2 (ký hiệu H2) xử lý các liều chiếu xạ lần lượt là 0 (đối chứng), 10, 20, 30, 40, 50 và 60 Gy. Các mẫu sau khi được chiếu xạ cấy trên môi trường MS bổ sung vitamin (B1 và B6), agar (8 g/l), đường (30 g/l), 0,25 mg/l NAA và 1 BA mg/l. Các cụm chồi được cấy chuyền một lần/tháng. Kết quả cho thấy rằng các cụm chồi của hai giống có khuynh hướng giảm chiều cao và số chồi khi liều chiếu xạ tăng.
KHẢO SÁT DIỄN BIẾN SỰ GÂY HẠI CỦA SÂU ĐỤC TRÁI CÂY CÓ MÚI (CITRIPESTIS SAGITTIFERELLA MOORE.) TRÊN CÂY BƯỞI TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014, trên mỗi địa bàn chọn 10 cây bưởi để điều tra định kỳ về diễn biến sự gây hại của sâu đục trái gây ra trên bưởi trong năm. Kết quả khảo sát cho thấy trong các tháng mưa nhiều (5-9/2013) tỷ lệ gây hại rất thấp hoặc không bị thiệt hại (0 ? 5,08%), trong khi các tháng mùa khô tỷ lệ trái bị sâu đục trái tấn công lên đến 26,32%; tỷ lệ gây hại của sâu đục trái giữa mùa khô và mùa mưa khác biệt có ý nghĩa thống kê.
ẢNH HƯỞNG CỦA MÀNG PHỦ VÀ SUPERHUME LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS OFFICINALIS L.)
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, thời gian từ tháng 5/2011 đến tháng 2012 nhằm xác định hiệu quả của màng phủ (plastic mulch) và tưới bổ sung Superhume lên sinh trưởng và năng suất của măng tây xanh. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với 4 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức gồm: (1) Không màng phủ + không tưới bổ sung Superhume (đối chứng), (2) Không màng phủ + tưới bổ sung Superhume, (3) Có màng phủ + không tưới bổ sung Superhume và (4) Có màng phủ + tưới bổ sung Superhume. Kết quả cho thấy trồng măng tây xanh có sử dụng màng phủ và tưới bổ sung Superhume đạt cao nhất về năng suất (17,45 tấn/ha, cao hơn 105% so với đối chứng 8,56 tấn/ha), gia tăng đường kính, trọng lượng chồi măng và số chồi măng, đồng thời cho tỉ suất lợi nhuận cao nhất (2,57).
HIỆU QUẢ CỦA HỖN HỢP THUỐC DIỆT CỎ TIỀN MỌC MẦM PENOXSULAM VÀ BUTACHLOR TRONG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LÚA SẠ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Butachlor là hoạt chất diệt cỏ tiền mọc mầm chọn lọc thuộc nhóm acetanilide được sử dụng phổ biến trên lúa sạ và lúa cấy từ lâu do có hiệu lực phòng trừ cỏ dại cao và an toàn trên lúa. Hiện nay, cỏ dại phát triển tính kháng đối với hoạt chất này ngày càng tăng. Penoxsulam là hoạt chất diệt cỏ thuộc nhóm triazolopyrimidine sulfonamides (nhóm K3) có thể sử dụng ở giai đoạn tiền mọc mầm với phổ diệt cỏ rộng. Hỗn hợp GF-2913 (10 g/l penoxsulam + 400 g/l butachlor + 40 g/l fenclorim) đã được thử nghiệm trên các vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2011 đến 2014. Kết quả cho thấy, khi xử lý ở giai đoạn từ 0 - 3 ngày sau khi sạ (NSS) với liều 512,5 g a.i/ha của hỗn hợp đã có hiệu quả diệt cỏ trên 95% đối với tất cả các nhóm cỏ quan trọng trên lúa sạ. Kết quả này cao hơn có ý nghĩa thống kê so với butachlor 600 EC (butachlor + fenclorim) ở liều 600 g a.i/ha và pretilachlor 300 EC (pretilachlor + fenclorim) ở liều 300 g a.i/ha. Hỗn hợp GF-2913 liều 512,5 g a.i/ha không ảnh hưởng đáng kể lên sự mọc mầm của lúa ...
CẢI TIẾN GIAI ĐOẠN 2 VÀ 3 TRONG VI NHÂN GIỐNG LAN AERIDES SP.
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu ?Cải tiến giai đoạn 2 và 3 trong vi nhân giống lan Aerides sp.? nhằm xác định hiệu quả của tỷ lệ kết hợp giữa NAA/BA thích hợp cho sự nhân chồi (giai đoạn 2) trên hai loại bình nuôi cấy (bọc plastic và chai thủy tinh). Xác định hiệu quả của NAA, atonik thích hợp cho sự ra rễ của lan Aerides sp. (giai đoạn 3). Tất cả các thí nghiệm được thực hiện trong hai đều kiện nuôi cấy là điều kiện chuẩn và điều kiện tự nhiên. Điều kiện chuẩn (26 ± 2oC, 1.500 lux, quang kỳ 16 giờ); và điều kiện tự nhiên 30 ± 5oC, 3.000 lux, quang kỳ 12 giờ). Mỗi điều kiện nuôi cấy bao gồm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Xác định hiệu quả của tỷ lệ NAA/BA và bình nuôi cấy thích hợp cho hệ số nhân chồi cao; Thí nghiệm 2: Xác định hiệu quả của nồng độ NAA, atonik và bình nuôi cấy thích hợp đạt tỷ lệ ra rễ cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở giai đoạn 2, hiệu quả nhân chồi lan đạt được số chồi cao ở điều kiện chuẩn cũng như điều kiện tự nhiên trên môi trường khoáng đa lượng VW và vi lượng MS có bổ sung NAA và BA với tỉ lệ 1 mg/L/10 mg/L. Không có sự khác biệt chai thủy tinh và bọc plastic trong điều kiện chuẩn. Trong điều kiện tự nhiên, nuôi cấy trong bọc plastic tốt hơn nuôi cấy trong chai thủy tinh. ở giai đoạn 3, hiệu quả của NAA, atonik trên sự ra rễ của giống lan Aerides sp., ở điều kiện chuẩn có số rễ mới tạo thành cao hơn ở điều kiện tự nhiên.
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA 6 GIỐNG HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TỪ NGUỒN GEN IN VITRO TẠI TIỀN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Sự sinh trưởng và phát triển của 6 giống hoa chuông (G1, G2, G3, G5, G7 and G11) từ nguồn gen in vitro đã được khảo sát tại Tiền Giang. Kết quả đã cho thấy tất cả các giống hoa chuông đều sinh trưởng, phát triển tốt thích hợp cho việc sản xuất hoa chậu. Trong đó, có 2 giống tiềm năng phù hợp cho việc sản xuất hoa chậu do có nhiều đặc tính nổi trội so với các giống còn lại. Giống G5 có hoa kép, màu đỏ; thời gian ra hoa ngắn (57,3 ngày); đường kính hoa 6,1 cm; có 8,1 hoa/cây; đường kính tán cây 18,9 cm; độ bền của hoa 5,3 ngày. Giống G11 có hoa kép, màu tím viền trắng; thời gian ra hoa ngắn 62,3 ngày; đường kính hoa 6,2 cm; có 8,5 hoa/chậu; đường kính tán cây 16,8 cm; độ bền của hoa 5,7 ngày.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÂM CANH CÂY CHUỐI TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình thâm canh chuối tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 5/2012 đến tháng 6/2013 với 2 vật liệu trồng khác nhau là cây cấy mô và chồi con địa phương của hai giống chuối Xiêm (Musa sp.) và chuối già (Musa cavendishii Lamb.). Kết quả cho thấy các đặc điểm nông học của cây cấy mô vào tháng thứ 8 sau khi trồng (chiều cao cây, chu vi gốc, số lá) vượt trội hơn cây trồng bằng chồi địa phương. Trọng lượng buồng của chuối già Nam Mỹ cấy mô (25,8 kg/buồng) lớn hơn so với giống chuối già Hương cấy mô trung bình 21,78 kg/buồng. Tương tự như vậy đối với giống chuối Xiêm. Trong vụ đầu tiên, mô hình thâm canh giống chuối già tiền lãi tương đương 45 triệu đồng/ha/vụ, so với giống chuối Xiêm canh tác theo nông dân thì tiền lãi là 18 triệu đồng/ha/vụ.
PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM RHIZOCTONIA SOLANI KUNH GÂY BỆNH ĐỐM VẰN TRÊN LÚA
Tóm tắt
|
PDF
Hai trăm mười sáu chủng xạ khuẩn được phân lập từ những mẫu đất thu thập tại ruộng lúa thuộc một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được sử dụng đánh giá khả năng đối kháng đối với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả đánh giá sơ khởi không lập lại cho thấy, 27 trong tổng số 216 chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng đối kháng với nấm R. solani trong điều kiện in vitro. Từ kết quả đánh giá sơ khởi, tiếp tục chọn lọc 27 chủng có biểu hiện đối kháng đối với nấm R. solani để đánh giá chính thức về hiệu lực đối kháng đối với nấm gây bệnh khô vằn trong điều kiện in vitro với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy có 2 chủng xạ khuẩn CT105 và CT68 (có nguồn gốc từ thành phố Cần Thơ) có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm gây bệnh đốm vằn cao hơn các chủng còn lại với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 43,40 mm và 32,80 mm và hiệu suất đối kháng 79,66% và 72,03%.
VI NHÂN GIỐNG CÂY HOA HUỆ TRẮNG (POLIANTHES TUBEROSA) TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG QUA MÔ HÌNH CANH TÁC
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các giai đoạn của vi nhân giống bao gồm nhân, ra rễ, thuần dưỡng và trồng thử nghiệm ngoài đồng. Nghiên cứu gồm hai phần là trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Thí nghiệm trong phòng xác định các yếu tố ảnh hưởng trên sự nhân chồi, ra rễ. Thí nghiệm ngoài đồng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thuần dưỡng và đánh giá sự sinh trưởng thông qua mô hình canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cấy hoa huệ trắng đạt được hệ số nhân giống cao. Ra rễ tốt trên môi trường có bổ sung atonik đặt trong trong điều kiện ánh sáng tự nhiên (120 àmol.mư-2.s-1). Trong giai đoạn thuần dưỡng, cây huệ trắng đã được nuôi cấy trong môi trường có atonik thích nghi tốt. Trong mô hình canh tác cho thấy rằng cây huệ trồng từ cây cấy mô sinh trưởng và phát triển rất tốt, bắt đầu ra hoa sau khi trồng năm tháng, cho năng suất và phát hoa có chất lượng cao. Sâu bệnh gây hại tương đối ít, không đáng kể.
HIệU QUả CủA ETHYL METHANESULFONATE (EMS) Và TIA GAMMA TRÊN SINH TRƯởNG PHáT TRIểN CủA HAI GIốNG Mè ĐEN TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống mè được xử lý ethyl methanesulfonate EMS và tia gamma, thế hệ M2. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 6 nghiệm thức là tổ hợp của 3 mức độ xử lý EMS (0; 0,025 và 0,05 %) kết hợp tia gamma 400 Gy và 2 giống mè với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 20 cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ EMS 0,025% kết hợp với chiếu xạ tia gamma 400 Gy cho số hoa, số trái/ cây, số hạt/cây và tỉ lệ biến dị cao trên cây mè SĐ2 ở thế hệ M2.
ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT DINH DƯỠNG KALI, CANXI TRÊN KHOAI LANG (IPOMOEA BATATAS LAM.) TẠI HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài điều tra kỹ thuật canh tác khoai lang của nông dân được thực hiện nhằm tìm hiểu kỹ thuật canh tác của nông dân và xác định hiện trạng dinh dưỡng K, Ca (trao đổi trong đất và tổng số trong củ) trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 11/2011 đến tháng 6/2012. Kết quả điều tra 60 hộ dân canh tác khoai lang cho thấy giống khoai lang Tím Nhật được trồng phổ biến (98,3%) và nguồn hom giống được lấy phần lớn tại địa phương (98,3%). Sâu bệnh gây hại chủ yếu là bệnh héo dây và sùng xuất hiện hầu hết ở các hộ điều tra. Cách phòng trừ sâu bệnh của nông dân là phun thuốc ngừa định kỳ 7 ngày/lần với số lần sử thuốc bảo vệ thực vật trong một vụ khoai lang trung bình 18 lần/vụ. Số lần bón phân trong vụ khoai lang phổ biến từ 7-8 lần/vụ. Chi phí trung bình cho 1 ha trồng khoai lang khoảng 87 triệu đồng/ha, năng suất đạt trung bình là 28.270 kg/ha, lợi nhuận trung bình 158 triệu đồng/ha và tùy thuộc lớn vào thị trường thời điểm thu hoạch khoai. Kết quả khảo sát cho thấy K trao đổi trong đất ở mức thấp (0,241 meq/100 g đất) và Ca trao đổi ở mức cao (5,267 meq/100 g đất). Hàm lượng K tổng số trong củ khoai lang trung bình 0,967% K khối lượng chất khô và Ca tổng số trong củ là 0,08%.
Sự TƯƠNG QUAN GIữA HAI NHÂN Tố, TUổI CÂY Và NăNG SUấT, VớI HIệN TƯợNG TRáI CHAI Và KHÔ ĐầU MúI TRÊN TRáI QUýT HồNG (CITRUS RETICULATA BLANCO) TạI HUYệN LAI VUNG, TỉNH ĐồNG THáP
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 6/2010 đến tháng 01/2011 nhằm tìm hiểu sự tương quan giữa tuổi cây và năng suất trái đến hiện tượng trái chai và khô đâ?u mu?i (KĐM) trên cây quýt Hồng. Thí nghiệm thư?a sô? hai nhân tô?, với 9 nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn với ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với mô?t cây. Nhân tố thứ nhất là tuổi cây với ba nghiệm thức là cây 4-6 năm tuổi, cây 7-10 năm tuổi và cây trên 10 năm tuổi. Nhân tố thứ hai là năng suất (trái/cây) với ba nghiệm thức là năng suất thấp (40-60 kg/cây), trung bình (60-80 kg/cây) và cao (80-100 kg/cây). Kết quả cho thấy ha?m lươ?ng châ?t đa?m trong la? có tương quan nghi?ch (r=-0,49**) nhưng hàm lượng Lân có tương quan thuâ?n (r=0,65**) với tỉ lệ trái KĐM. Tuổi cây có tương quan nghịch với tỉ lệ tra?i KĐM (r=-0,69**). Cây 4-6 năm có tỉ lệ KĐM cao nhất (35,61%) trong khi cây >10 năm tuô?i co? ti? lê? tra?i chai thâ?p nhâ?t (2,93%). Tuổi cây và mức năng suất có tương quan nghịch với tỉ lệ trái quýt Hồng bị chai (r =-0,63* và r=-0,48*, theo thứ tự). Cây cho năng suâ?t cao co? ti? lê? tra?i chai thâ?p nhâ?t (3,49%) trong khi cây cho năng suất thấp có tỷ lệ trái chai cao nhất (5.92%).
ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA DỪA TA XANH VÀ CÂY TRỒNG XEN TẠI VÙNG NGỌT HÓA HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sư? sinh trươ?ng va? năng suâ?t dừa Ta xanh va? cây trô?ng xen tại vùng ngọt hóa tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tư? tha?ng 10/2009-10/2010. Ba mô hình trô?ng dư?a Ta xanh đã cho trái ổn định, từ 10-15 năm tuổi, được tiến hành khảo sát trong đo? co? hai mô hình trô?ng xen dư?a-chuô?i-chanh, dư?a-chuô?i-ca cao va? mô hi?nh đô?c canh, mỗi mô hình có diện tích khoảng 0,3-0,5 ha (50-80 cây dừa/mô hình). Mâ?u đâ?t thu hai lâ?n va?o mu?a mưa va? mu?a khô, mâ?u nươ?c trong mương va? ngoa?i kênh thu 3 tha?ng/lâ?n đê? đo gia? tri? pH va? EC. Kết quả cho thâ?y EC nước mương vườn và ngoài kênh cao nhất chỉ 1,5?, pH tư? 5,9-6,6 nhưng mu?a khô ke?o da?i hơn 5 tha?ng la? trơ? nga?i lơ?n a?nh hươ?ng đê?n sư? sinh trươ?ng va? năng suâ?t cây dư?a va? cây trô?ng xen. Cây dư?a co? năng suất khá thấp (29,7-30,3 trái/cây/năm) do sô? buô?ng hoa/cây/năm i?t (9,9-10,2 buồng/cây/năm), số hoa cái/buô?ng thâ?p (15,4-16,7 hoa/buồng). Cây chuối ra hoa và thu hoạch sau một năm trồng. Buồng chuối có số nải/buồng trung bình từ 4,93-5,67 nải/buồng, mỗi nải mang từ 10-14 trái.
CÔN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI TRÊN CÂY HOA LÀI (JASMINUM SAMBAC L.) VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI HIỆN DIỆN PHỔ BIẾN
Tóm tắt
|
PDF
Qua điều tra các vườn Lài trên 4 địa bàn thuộc 3 tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre và quận 12 (tp. Hồ Chí Minh) trong thời gian 2008 ? 2010, nghiên cứu đã phát hiện được 15 loài côn trùng và nhện gây hại trên các vườn lài, bao gồm Contarinia sp. (Diptera Cecidomyidae), Hendecasis duplifascialis Hampson (Lepidoptera : Pyralidae), Palpita sp. (Lepidoptera:Crambidae), Adoxophyes privatana Walker và Archips micaceana Walker (Lepidoptera: Tortricidae), sâu kéo màng Nausinoe geometralis (Lepidoptera:Pyralidae), rầy bướm Lawana conspersa (Walker) (Homoptera:Flatidae), bọ trĩ Thrips orientalis Bagnall, bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan (Thysanoptera:Thripidae), bọ xít lưới Corythauma ayyari (Drake) (Hemiptera:Tingidae), rầy phấn trắng Dialeurodes sp. (Homoptera:Aleyrodidae), rệp dính Coccus sp., rệp sáp Pinnaspis sp. (Homoptera:Diaspidae) và 2 loài nhện Tetranychus cinnabarinus Boisd và T. urticae Koch. Trong 15 loài côn trùng và nhện đã được phát hiện trên, cây hoa Lài, Contarinia sp., Hendecasis duplifascialis, Palpita sp. và Thrips hawaiiensis là 4 loài gây hại quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được một số đặc điểm sinh học có liên quan đến sự phát triển và gây hại của 4 loài Hendecasis duplifascialis, Palpita sp., Nausinoe geometralis và Corythauma ayyari.
CHỌN GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU PHÈN CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG MARKER PHÂN TỬ
Tóm tắt
|
PDF
Chọn lọc giống lúa chống chịu phèn bằng kỹ thuật thanh lọc trong môi trường và kết hợp phân tích bằng chỉ thị phân tử là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, chính xác cao. 200 mẫu giống lúa đã được đánh giá khả năng chống chịu phèn bằng phương pháp thanh lọc trong môi trường thủy canh có chứa dung dịch Yoshida với các nồng độ Fe 2+ từ 100 ppm đến 200 ppm. Sáu dấu phân tử RM205, RM235, RM252, RM261, RM10920 và RM21772 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu phèn của các giống thí nghiệm. Kết quả PCR cho thấy rằng dấu phân tử RM252 liên kết với gen chịu phèn. Các giống chống chịu phèn được đánh giá năng suất trong ruộng bị ảnh hưởng phèn trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2013. Dựa trên kết quả đánh giá bằng thanh lọc môi trường, phân tích PCR với dấu phân tử RM252 đã chọn được giống lúa có khả năng chịu phèn tốt và thích nghi tốt trong điều kiện canh tác trên đất phèn là MTL480, MTL840, MTL844 và OM6677.
HIỆN TRẠNG CANH TÁC BƯỞI, TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI CITRIPESTIS SAGITTIFERELLA (LEPIDOPTERA: PYRALIDAE) TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được tiến hành từ tháng 3- 5 năm 2013 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 nông dân (có diện tích vườn bưởi tối thiểu là 2000 m2) với các câu hỏi được soạn sẵn về kỹ thuật canh tác, sự hiểu biết và cách phòng trừ sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella). Kết quả cho thấy mật độ trồng biến động từ 500 đến 1.000 cây/ha. Khoảng 63% số vườn bưởi được trồng xen. Cây bưởi được bón phân 3-6 lần/năm. Công việc tỉa cành và bồi bùn được thực hiện trung bình 1 lần/năm. Đa số nhà vườn cho trái ra quanh năm. Các vườn bưởi Năm Roi bị sâu đục trái gây hại nặng hơn so với các vườn bưởi Da Xanh. Tất cả nhà vườn đều nhận diện được ấu trùng (sâu); trong khi chỉ có 50% nhận ra trứng sâu đục trái. Phần lớn nhà vườn (95,56%) cho rằng sâu đục trái gây hại nặng trong mùa nắng. Tất cả nhà vườn đều áp dụng biện pháp hóa học để trừ loài sâu mới này bằng cách phun thuốc trừ sâu định kỳ 2-4 lần/tháng. Các loại thuốc trừ sâu phổ biến được sử dụng gồm Cypermethrin (31,63% trường hợp); Alpha ? cypermethrin (20%); Abamectin (13,49%); Fipronil (8,84%); bột tỏi(3,26%) và dầu khoáng (1,86%).
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỐN GIỐNG ỚT KIỂNG (CAPSICUM ANNUUM) GHÉP GỐC ỚT THIÊN NGỌC THỦY CANH
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013, nhằm tạo cây ớt kiểng ghép thủy canh có hai giống với hai dạng trái và nhiều màu sắc trái khác nhau để trang trí. Thí nghiệm được bô? tri? theo thê? thư?c hoa?n toa?n ngâ?u nhiên gô?m 4 nghiê?m thư?c la? 4 giô?ng ơ?t kiê?ng (đặt tên theo hình dạng màu sắc trái) ghe?p trên cu?ng 1 loa?i gô?c ơ?t Thiên Ngọc: 1/ Dài Tím, 2/ Dài Tră?ng, 3/ Trắng Tam Giác, 4/ ớt Cà. Kết quả cho thấy ghép kết hợp một giống ớt kiểng trên gốc ớt Thiên Ngọc và thủy canh đã tạo cây ớt kiểng ghép thủy canh có hai da?ng tra?i vơ?i nhiê?u ma?u să?c đa da?ng (tră?ng, ti?m, cam, đo? thay đổi từ lúc trái non đến chín). Va?o thơ?i điê?m 60 ngày sau khi ghép, cây ớt ghép của 4 tổ hợp đạt chiê?u cao 19,13-36,28 cm (rất thấp) và đường kính tán 8,02-16,08 cm (rất nhỏ). Mỗi tổ hợp ghép đều mang một vẻ đẹp riêng, tán cây nhỏ phù hợp chưng trên bàn, quan sát được bộ rễ trắng nằm lơ lửng trong nước. Các giống ớt Cà và Trắng Tam Giác ghép trên gốc ớt Thiên Ngọc thủy canh cho cây ớt kiểng ghép đặc sắc nhất.
PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA VI KHUẨN BACILLUS ĐỐI VỚI NẤM FUSARIUM MONILIFORME GÂY BỆNH LÚA VON TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm những chủng Bacillus phân lập từ đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng đối kháng tốt với nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von tại 7 tỉnh và thành phố thuộc ĐBSCL như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang và Trà Vinh. Vi khuẩn được phân lập trên môi trường King?s B agar và định danh dựa vào đặc điểm hình thái như màu sắc khuẩn lạc, đặc tính Gram, sự hình thành nội bào tử. Các mẫu vi khuẩn có khả năng đối kháng tốt được mang sang Nhật để định danh. Đánh giá khả năng đối kháng dựa trên bán kính vòng vô khuẩn (mm). Kết quả cho thấy trong tổng số 285 mẫu phân lập chỉ có 45 mẫu phân lập chịu đựng được nhiệt độ 850C trong 60 phút thuộc chi Bacillus, trong đó chỉ có 6 chủng Bacillus có khả năng đối kháng tốt nhưng thay đổi tùy thuộc chủng nấm Fusarium moniliforme, đã được định danh là Bacillus pumilus (ký hiệu AGB1), Paenibacillus macerans (AGB3), Bacillus sp. (AGB4), Bacillus pumilus (AGB15), Bacillus pumilus (AGB17) và Bacillus megaterium (AGB27). Trong đó, vi khuẩn Bacillus pumilus AGB15 có khả năng đối kháng tốt với nhiều chủng nấm Fusarium moniliforme tại ĐBSCL.
HIỆU QUẢ CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ DUNG DỊCH DINH DƯỠNG LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY CẢI XÀ LÁCH XOONG (NASTURTIUM OFFICINALE. B. BR) THỦY CANH
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) xác định hiệu quả của các cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau lên sự phát triển của cây cải xà lách xoong thủy canh; (2) xác định hiệu quả của hai loại dung dịch dinh dưỡng lên sự phát triển và năng suất của cây cải xà lách xoong thủy canh. Nghiên cứu bao gồm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 xác định 3 khoảng thời gian chiếu sáng kết hợp với 3 điều kiện che sáng; Thí nghiệm 2 xác định hiệu quả của hai loại dung dịch dinh dưỡng. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng cây xà lách xoong thủy canh cho năng suất cao nhất khi được trồng trong điều kiện nhận được năng lượng ánh sáng ở mức 8,36 mol/m2/d (nhận được 25% ánh sáng cả ngày) và mức 16,75 mol/m2/d (tương đương 50% ánh sáng cả ngày). Hai loại dung dịch dinh dưỡng theo công thức của Johnson và Hoagland đều thích hợp cho thủy canh cây cải xà lách xoong.
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN ĐỂ ỨC CHẾ NẤM COLLETOTRICHUM GLOEOSPORIOIDES PHÂN LẬP TỪ XOÀI CÁT HÒA LỘC BỊ BỆNH THÁN THƯ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát khả năng của chitosan trong việc ức chế nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên xoài cát Hòa Lộc ở những điều kiện khác nhau. Thông qua nội dung nghiên cứu, một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nấm như điều kiện pH, nồng độ chitosan đã được khảo sát. Qua quá trình tiến hành phân lập nấm C. gloeosporioides đã quan sát được đặc điểm hình thái học, bào tử, khả năng phát triển và thời gian gây bệnh của nấm. Kết quả giải trình tự chuỗi gen 28S rRNA và so sánh trên ngân hàng gen bằng phần mềm BLAST cho thấy chủng nấm phân lập là C. gloeosporioides với mức độ tương đồng là 99. Từ các kết quả thí nghiệm tiến hành ức chế nấm mốc trên môi trường PDA, đối với môi trường ức chế PDA đặc thì nấm C. gloeosporioides bị ức chế tốt nhất ở pH là 5 và nồng độ chitosan 1%. Dựa vào kết quả in vitro, nghiên cứu tiến hành gây nhiễm nấm nhân tạo trên trái và khả năng ức chế của chitosan với nấm C. gloeosporioides. Kết quả cho thấy là chitosan có khả năng ức chế nấm trên trái đã gây nhiễm nhân tạo.
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG NẤM TÍM PAECILOMYCES JAVANICUS KÝ SINH RỆP SÁP GIẢ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích: nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm tím Paecilomyces javanicus; khả năng hình thành bào tử của các chủng nấm P. javanicus và ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm đến sự phát triển của nấm này. Kết quả cho thấy môi trường SDAY3 là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm P. javanicus. Sau 14 ngày nuôi cấy nấm P. javanicus cho mật số bào tử 108/cm2. Trong điều kiện in vitro cho thấy cả năm loại thuốc trừ bệnh đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm P. javanicus ở liều khuyến cáo (ảnh hưởng cao nhất là hoạt chất Hexaconazole và Carbendazim và thấp nhất là hoạt chất Mancozeb).
HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN LÊN SỰ NHÂN GIỐNG IN VITRO HAI GIỐNG HOA HUỆ TRẮNG (POLIANTHES TUBEROSA L.)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện để xác định ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và điều kiện ánh sáng lên sự nhân chồi, ra rễ in vitro và sự thuần dưỡng của huệ trắng (Polianthes tuberosa L.). Thí nghiệm được tiến hành trong 2 điều kiện khác nhau: điều kiện chuẩn (26 ± 2oC, 1.500 lux, quang kỳ 16 giờ) và điều kiện tự nhiên (30 ± 5oC, 3.000 lux, quang kỳ 14 giờ), trong điều kiện ánh sáng tự nhiên môi trường nuôi cấy không thêm đường. ở mỗi điều kiện ánh sáng bao gồm 3 thí nghiệm: (1) Xác định tỷ lệ NAA:BA thích hợp cho nhân chồi và ra rễ (giai đoạn 2); (2) Xác định nồng độ atonik thích hợp đạt tỷ lệ ra rễ (giai đoạn 3) và (3) Thuần dưỡng cây con. Kết quả thí nghiệm trong điều kiện ánh sáng chuẩn và ánh sáng tự nhiên cho thấy môi trường nuôi cấy có bổ sung NAA : BA với tỷ lệ 1 mg/l : 4 mg/l hoặc 1 mg/l : 6 mg/l là môi trường nuôi cấy thích hợp nhất cho nhân chồi hai giống huệ H1 và H2 ở cả hai điều kiện ánh sáng chuẩn và ánh sáng tự nhiên (giai đoạn 2); hiệu quả của bổ sung atonik vào môi trường nuôi cấy đạt tối hảo trên sự ra rễ trên hai giống huệ H1 và H2 với nồng độ 5 ml/l ở điều kiện ánh sáng chuẩn và 10 ml/l ở điều kiện ánh sáng tự nhiên (giai đoạn 3); sau khi thuần dưỡng hai giống huệ trắng H1 và H2 trong điều kiện ánh sáng chuẩn và ánh sáng tự nhiên, cây con vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
ẢNH HƯỞNG PHỐI HỢP CỦA MÀU SẮC ÁNH SÁNG VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG LÊN SỰ SINH TRƯỞNG IN VITRO CỦA LAN DENDROBIUM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện để xác định ảnh hưởng phối hợp của chất điều hòa sinh trưởng và màu sắc ánh sáng lên sự sinh trưởng in vitro của lan Dendrobium. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 nhằm xác định ảnh hưởng phối hợp của NAA, PBZ cùng hai màu hồng, đỏ lên sự gia tăng số lá và rễ in vitro của cây lan Dendrobium trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm 2 nhằm xác định ảnh hưởng phối hợp của NAA, PBZ cùng hai màu hồng, đỏ lên sự gia tăng số lá và rễ in vitro của cây lan Dendrobium trong nhà lưới. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy, PBZ 0,5 mg/L + NAA 1 mg/L kết hợp với ánh sáng màu hồng kích thích sự gia tăng số lá và ra rễ in vitro hiệu quả hơn ánh sáng màu đỏ kết hợp với PBZ, NAA ở cùng nồng độ. Kết quả của thí nghiệm 2 cho thấy hàm lượng diệp lục tố a, b và carotenoid (àg/g lá tươi) của các nghiệm thức nuôi cấy trong điều kiện nhà lưới ở ánh sáng màu hồng đều cao hơn so với các nghiệm thức nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
HIỆU QUẢ CỦA BENZYL ADENIN (BA), INDOLE BUTYRIC ACID (IBA) VÀ THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ TẠO CHỒI VÀ RA RỄ CỦA CÂY DƯA HẤU TAM BỘI (CITRULLUS VULGARIS SCHRAD.) IN VITRO
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của nghiên cứu là tìm ra nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và than hoạt tính thích hợp cho việc nhân chồi và tạo rễ cho dòng dưa hấu tam bội Tri P1. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 4 mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường MS chỉ bổ sung nồng độ BA 1,0 mg/L cho hiệu quả tái sinh chồi dưa hấu tam bội Tri P1 cao nhất sau 3 tuần nuôi cấy. Môi trường thích hợp cho việc nhân chồi dưa hấu tam bội là môi trường MS bổ sung BA nồng độ 1,0 mg/L cho số chồi khỏe, hạn chế bị thủy tinh thể. Đồng thời, nồng độ BA 1,0 mg/L cùng than hoạt tính 2,0 g/L cho số lá, chiều cao cây tốt sau 3 tuần nuôi cấy. Số rễ, chiều dài rễ cũng như số lá và chiều cao cây dưa hấu tam bội tốt nhất được ghi nhận ở môi trường bổ sung IBA 0,5 mg/L và than hoạt tính 2,0 g/L.
HIỆU QUẢ BÓNG ĐÈN COMPACT ĐẾN SỰ RA HOA NGHỊCH MÙA CÂY THANH LONG (HYLOCEREUS UNDATUS) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN
Tóm tắt
|
PDF
Cây thanh long là loại trổ hoa trong điều kiện ngày dài đêm ngắn. Thí nghiệm ?xông đèn? để kích thích ra hoa cây thanh long được tiến hành tại 3 xã An Lục Long, Long Trì và Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Thời gian tiến hành trong mùa nghịch từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014. Tại vườn của ông Huỳnh Văn Xinh (xã An Lục Long) và của ông Nguyễn Hùng Dũng (xã Long Trì), sau khi thu hoạch đợt 1 thì tiến hành ?xông đèn? đợt 2. Riêng vườn của ông Nguyễn Văn Trạng (xã Hiệp Thạnh) thì chỉ tiến hành một đợt vào tháng 2/2014. Nghiệm thức là những loại bóng compact khác nhau và nghiệm thức đối chứng là bóng tròn 60 W. Các bóng đèn được bố trí 1.800 bóng compact và 1.000 bóng tròn/ha. Kết quả tổng hợp số liệu của 5 thí nghiệm cho thấy số nhánh ra nụ và tổng số nụ/trụ của nghiệm thức bóng đèn compact 20W luôn cao hơn so với bóng đèn tròn 60 W. Hơn nữa, sử dụng loại bóng đèn compact 20 W đã tiết kiệm được 40% lượng điện tiêu thụ so với sử dụng bóng đèn tròn 60 W, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất gần 7 triệu đồng/ha/chu kỳ xử lý.
KHảO SáT KHả NăNG ĐốI KHáNG CủA CáC CHủNG Xạ KHUẩN ĐốI VớI NấM PYRICULARIA ORYZAE GÂY BệNH ĐạO ÔN HạI LúA
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm phân lập và khảo sát khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn hại lúa. Kết quả đã phân lập được 260 chủng xạ khuẩn trên đất trồng lúa ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó 26 chủng có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh đạo ôn thông qua phương pháp đánh giá sơ bộ trong điều kiện phòng thí nghiệm đã được ghi nhận. Kết quả đánh giá chính thức về khả năng đối kháng của 26 chủng xạ khuẩn đối với nấm P. oryzae với 5 lần lặp lại cho thấy, 3 chủng xạ khuẩn CT68, TV8 và ST9 có khả năng đối kháng với nấm P. oryzae thể hiện qua bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 7,2 mm; 6,4 mm và 6,2 mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 83,33%, 77,78% và 85,33% ở thời điểm 14 ngày sau thí nghiệm. Bên cạnh đó, khả năng phân giải chitin của các chủng xạ khuẩn có triển vọng được thực hiện trong đĩa petri chứa môi trường chitin agar với 5 lặp lại. Kết quả cho thấy 3 chủng xạ khuẩn CT68, TV8 và ST9 thể hiện khả năng phân giải chitin cao với bán kính vòng phân giải lần lượt là 18,8 mm; 17,6 mm và 18,4 mm ở thời điểm 7 ngày sau thí nghiệm.