Nguyễn Xuân Dũ * , Nguyễn Thị Kim Phước Trương Thị Nga

* Tác giả liên hệ (nxdu@nomail.com)

Abstract

This research "Treating rice straw on field using probiotics in the Spring - Summer crop at Cai Be district, Tien Giang province? aimed at (i) investigating the on-field decomposition of rice straw using probiotics and (ii) evaluating the effect of on-field decomposition of rice straw on the soil chemical properties. The experiment was carried out in the farmer?s field in a randomized complete block design with 5 treatments of treating rice straw and 3 replicates: 1) Rice straw + Biomix, 2) Rice straw + Trichoderma ? DT, 3) Rice straw + AT compost, 4) Rice straw incorporated into the tillage soil and 5) rice straw burning on field (control). The results showed that straw residues after applied with probiotics such as Biomix, Trichomix-DT and AT attained from 26.89% to 27.99% of the initial mass and 34.39% with the controls.  The ratio C/N in the rice straw residue was the lowest in the treatments applied with Trichomix-DT 40,27. Rice straw decomposition of Biomix treatment was found about 50 days; for Trichomix-DT and AT treatmnet about 60 days; without probiotic treatment about 70 days at the control. The Navailable amount in soil of rice straw and Trichomix-DT treatment was highest content contain 23,70 mg/kg; Three bio- products: Biomix, Trichomix-DT and AT compost can be applied to process rice straw, however Trichomix-DT and AT compost can be used to supply nutrients (N,P) and to improve  C/N ratio in soil.
Keywords: Rice straw, decomposition, probiotics, rice straw treatment, soil chemical properties

Tóm tắt

Đề tài ?Xử lý rơm rạ trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học trong vụ Xuân - Hè ta?i huyê?n Cái Bè, tỉnh Tiền Giang? được thực hiện với mục tiêu (i) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến quá trình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng; (ii) Khảo sát thành phần hóa học đất nhằm đánh giá vai trò của chế phẩm sinh học. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại: 1) đốt rơm theo người dân; 2) xới rơm vào đất; 3) rơm + chế phẩm Biomix; 4) rơm + chế phẩm Trichomix-DT; 5) rơm + chế phẩm AT compost. Kết quả thí nghiệm cho sau thời gian thí nghiệm rơm phân hủy đạt 72,01 - 73,11% trọng lượng rơm còn lại ở nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm Biomix, Trichomix-DT và ATcompost trung bình là (26,89% ? 27,99%) và nghiệm thức không chế phẩm (34,39%). Tỉ số C/N của rơm khi dùng Trichomix-DT thấp nhất (40,27). Thời gian phân hủy rơm rạ của Biomix là 50 ngày, Trichomix-DT và AT là 60 ngày và không dùng chế phẩm là 70 ngày. Hàm lượng Ndễ tiêu của rơm với Trichomix-DT cao nhất (23,70 mg/kg). Chế phẩm Biomix, Trichomix-DT và AT compost có triển vọng ứng dụng xử lý rơm rạ, bên cạnh Trichomix-DT và AT compost khi sử dụng có thể bổ sung chất dinh dưỡng (đạm, lân) và cải thiện C/N cho đất.
Từ khóa: Chất hữu cơ, chế phẩm sinh học, phân hủy, vùi rơm, xử lý rơm rạ, hóa học đất

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lưu Hồng Mẫn (2010), Ứng dụng chế phẩm sinh học (Nấm Trichodesma) để sản xuất phân rơm rạ hữu cơ và cải thiện độ phì của đất canh tác lúa, Viện Lúa ĐBSCL.

Mai Văn Quyền (2001), Phân bón với cây lúa, Tập I – Cây Lúa Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Moorman T.B. (1989), A review of pesticide effects on microorganisms and microbial processes related to soil fertility, Journal Prod, Agric 2 (I). pp 14 – 23.

Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa (2004), Giáo trình Phì nhiêu đất, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Ngô Ngọc Hưng (2009), Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất ở ĐBSCL, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thành Hối (2008), Ảnh hưởng sự chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng của lua Oryza Sativa L ở ĐBSCL, Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 131 trang.

Swift M.J., O.W.Heal, J.M.Anderson (1979), Decomposition in terrestrial ecosystems. Berkeley: University of California Press. Pp372.

Võ Thị Gương (2010), Giáo trình Chất hữu cơ trong đất, NXB Nông nghiệp Tp.Hồ Chí Minh.

Võ Tòng Xuân, Đỗ Thị Thanh Ren, Trần Thành Lập, Ngô Ngọc Hưng, Trương Thị Nga, Nguyễn Mỹ Hoa, Võ Quang Minh và Nguyễn Kim Chung (1993), Bón phân cho lúa trên một số loại đất ở ĐBSCL (1986 – 1991), Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học (phần Nông học). Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Đại học Cần Thơ.