TRAN NGOC HUU * , Đỗ Tấn Trung , Nguyễn Thành Hối , Ngô Ngọc Hưng Nguyễn Quốc Khương

* Tác giả liên hệ (tnhuunomail@ctu.edu.vn)

Abstract

Objectives of this study were (i) to determine NPK concentration and ratio C/N of rice straw compost inoculated with Trichoderma, nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum and phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri; (ii) to evaluate the effects of above compost on rice growth and rice yield. The experiment was established in a randomized complete block design including five compost treatments NT 1: rice straw inoculated with Trichoderma (control); NT2: rice straw inoculated with Trichoderma + nitrogen fertilizer + phosphorus fertilizer; NT3: rice straw inoculated with Trichoderma + phosphorus fertilizer + phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri; NT4: rice straw inoculated with Trichoderma + nitrogen fertilizer + nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum; NT5: rice straw inoculated with Trichoderma + nitrogen fertilizer + phosphorus fertilizer + nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum + Phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri. Results showed that rice straw compost inoculated with nitrogen-fixing bacteria gave highest nitrogen content. Rice straw compost inoculated with Triochoderma and nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum gave lowest C/N ratio (15.2), while the C/N ratio of rice straw compost inoculated with only Triochoderma was higher (19.65) after 7 weeks. Application of rice straw compost inoculated with Triochoderma and nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum improved rice height, rice yield components including filled grain percentage, 1000-grain weight. This resulted in higher rice yield (0.49 kg m-2) in this treatment in comparison with the treatment of rice straw compost inoculated with Triochoderma (0.41 kg m-2).
Keywords: Compost, rice growth, rice yield, nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum and phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xác định hàm lượng NPK và tỉ số C/N của phân ủ với nấm Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; (ii) Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT) phân ủ gồm NT 1: Chỉ sử dụng rơm ủ với nấm Trichoderma (ĐC); NT 2: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân; NT 3: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân lân + vi sinh vật hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; NT 4: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + vi sinh vật cố định đạm Azospirillum lipoferum; NT 5: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân + Vi sinh vật cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi sinh vật hòa tan lân Pseudomonas stutzeri. Kết quả thí nghiệm cho thấy ủ phân rơm với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum làm tăng hàm lượng đạm trong phân hữu cơ. Tỉ số C/N của phân rơm ủ thấp nhất (15,2) khi chủng với nấm Trichderma kết hợp vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum, trong khi chỉ chủng với nấm Trichoderma thì có tỉ số C/N cao hơn (19,65) sau 7 tuần ủ. Việc bón phân rơm ủ với nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri đã làm tăng chiều cao cây lúa và thành phần năng suất lúa gồm tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt và năng suất so với bón phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma. Năng suất lúa đạt 0,51 kg m-2 khi bón phân rơm ủ với nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cao hơn so với 0,41 kg m-2 của phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma.
Từ khóa: Ủ phân hữu cơ, sinh trưởng lúa, năng suất lúa, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri

Article Details

Tài liệu tham khảo

Agricultural Publishing House Ho Chi Minh City(2006), Issue. 14 (2006), pp. 58-63

Gaur A.C., Neelakantan S. and Dargan K.S. (1990), Organic manures. I.C.A.R. Newdilhi. India.

Lưu Hồng Mẫn và ctv(2006). Ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Man LH. And Noda 1997. Trichodermafungus as biological agent to Rhizoctonia.

Nagamani A and TW Mew 1987. Trichoderma Apotentialbiogical control angent in the rice based cropping systems. 1-13. IRRI Saturday seminar, Los Banos, Philippines.

Niên giám thống kê (2009), Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. NXB Thống kê.

Trần Thị Anh Thư, 2010. Ảnh hưởng của rơm rạ xử lý bằng chế phẩm Trichodermađến độ phì nhiêu đất lúa Hè Thu 2010 tại An Giang. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp và SHƯD. Trường Đại học Cần Thơ.

Tran Thi Ngoc Son and P.P. Ramaswami. 1997. Bioconversion of organic wastes for substainable agriculture. Omon rice journal, No 5. Cuu Long Rice Reasearch Institute, Omon, Can Tho, Vietnam. Pp:56-61.

Trần Thị Ngọc Sơn, Cao Ngọc Điệp, Lưu Hồng Mẫn và Trần Thị Anh Thư (2009), Nghiên cứu sử dụng phân rơm hữu cơ và phân sinh học phục vụ các hệ thống sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong: Tuyển tập Cây Lúa Việt Nam(tập II). NXB Nông nghiệp, Hà Nội (2009). Tr. 225-238.

Trần Thị Ngọc Sơn, Trần Thị Anh Thư, Cao Ngọc Điệp, Lưu Hông Mẫn và Nguyễn Ngọc Nam, (2011), Hội thảo – Colloque – Đại học Mở tp HCM – Université Ouverte de HCM ville – 09/06/2011.