Lê Thị Mến *

* Tác giả liên hệ (ltmen@ctu.edu.vn)

Abstract

Twenty four lactating sows and their piglets were carried out an experiment of farm in the Cho Lach district, Ben Tre province. The trial was designed as a 2 x 2 factorial experiment with two different piglets? breeds (B) (B1: Duroc x Yorkshire-Landrace and B2: Landrace x Yorkshire-Landrace) and two kinds of complete feeds (F) (F1: 18% CP and F2: 20% CP) were implemented. Results on the breed showed that the total weight, mean live weight and live weight gain of piglets were significantly different (p<0.01) between two breeds. Piglets? diarrhoea rate was lower in B1. Benefit income was higher for the B1 than B2 14%. To the traits of feed, growth parameters of piglets were significantly higher (p<0.05) for the F2 in comparison to F1. Benefit income was higher for the F2 than F1 6%. Interaction between breed and feed was not significant (p>0.05) on piglets? growth parameters. However, benefit income was highest for the B1-F2 (120%), then B1-F1 (113%), B2-F2 (105%) and B2-F1 (100%). On the condition of farm in the Mekong Delta might be introduced the crossbred DYL and complete feed contained 20% for using in piglet production.
Keywords: Benefit income, live weight gain

Tóm tắt

24 heo nái nuôi con và đàn con được nuôi dưỡng từ sơ sinh đến cai sữa (28 ngày tuổi) ở trang trại thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố giống heo con (G) (G1: Duroc x Yorkshire-Landrace, G2: Landrace x Yorkshire- Landrace) và 2 loại thức ăn hỗn hợp (TA) (TA A: 18% CP, TA B: 20% CP). Kết quả theo nhân tố giống heo đối với các chỉ tiêu về khối lượng heo con (lúc 21, 28 ngày tuổi) và sinh trưởng: tích lũy, tuyệt đối đều cao hơn có ý nghĩa (p<0,01) ở G1 so với G2. Tỉ lệ tiêu chảy heo con thấp hơn ở G1; hiệu quả kinh tế (thức ăn + thú y) của G1 cao hơn G2 là 14%. Đối với nhân tố TA thì các chỉ tiêu về sinh trưởng heo con ở TA B cao hơn (p<0,05) TA A. Về hiệu quả kinh tế thì TA B cũng cao hơn TA A là 6%. Tương tác giữa 2 nhân tố về các chỉ tiêu sinh trưởng heo con khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên về hiệu quả kinh tế thì ở G1-TA B (120%) cao hơn G1-TA A (113%), G2-TA B (105%) và G2-TA A (100%). Trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Đồng bằng sông Cửu Long thì giống heo DYL cùng thức ăn hỗn hợp 20% CP sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi heo con giống nuôi thịt.
Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, tăng trọng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đặng Vũ Bình, 2005. Giống vật nuôi. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011. Khả năng sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (Landrace x Yorkshỉe), F1 (Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 4: 612 – 612.

Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004. Cẩm nang chăn nuôi heo. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Hồng Mận, 2006. Kỹ thuật mới về chăn nuôi heo ở nông hộ, trang trại và phòng chữa bệnh thường gặp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Lê Hồng Mận, 2007. Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007. Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi heo. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng, Hoàng Văn Tiến, Phan Địch Lân và Võ Trọng Hốt, 2005. Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Xuân Bình, 2008. Kinh nghiệm nuôi heo. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2006. Kỹ thuật nuôi heo nái mắn đẻ sai con. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Sỹ Tiệp, 2006. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình, 2008. Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn Duroc, L19 với nái F1 (LY) và (YL) nuôi tại Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 6.

Trần Cừ, 1972. Cơ sở sinh lý của nuôi dưỡng heo con. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Trần Thị Dân, 2006. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Lăng, 2000. Sổ tay và công tác giống heo. NXB Đà Nẵng.

Trương Lăng, 2003. Cai sữa sớm lợn con, NXB Đà Nẵng.