ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU GẠO (GIỐNG MỘT BỤI ĐỎ, HỒNG DÂN - BẠC LIÊU)
Abstract
An experiment was conducted to study the preparation of wine using locally available ?Mot bui do? rice varieties. The standard yeast strain as Saccharomyces cerevisiae was used for wine preparation after koji incubation by Aspergillus oryzae from 0.4á0.8% during 1 to 3 days in order to achieve the maximum amount of sugar, ready for fermentation. The experiment was also arranged with the blending of 5 ratios of moto: boiled rice and additional water, along with complementary sticky rice with the content from 5-20% and control sample. The study results showed that high activity ?-amylase enzyme could be obtained by koji incubation with 0.6 to 0.8% of Aspergillus oryzae in 2 days. The ratios mixing of Moto: rice: water are 1: 2: 1 and 1: 2: 2 (by weight) could be used to produce rice wine with high ethanol concentrations and low residual sugar concentrations (an average of 12.5% v/v and 2.3%, respectively). Additional sticky rice in rice wine production potentially increase the sensory value of the product, especially smell and taste. Chemical analysis showed that the methanol concentration (48-65 mg/l) in wine was much lower than the National Technical Regulations for alcohol products (QCVN 6-3: 2010/BYT).
Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu sản xuất rượu gạo từ giống gạo "Một bụi đỏ? có sẵn tại địa phương (Hồng Dân, Bạc Liêu). Chủng nấm men thuần Saccharomyces cerevisiae được sử dụng cho quá trình lên men rượu sau khi ủ koji với chủng mốc Aspergillus oryzae 0,4á0,8% và thời gian ủ Koji 1á3 ngày,nhằm có được lượng đường tối đa, sẵn sàng cho quá trình lên men rượu.Thí nghiệm tiếp tục được bố trí với 5 tỷ lệ phối chế moto: cơm và nước chan khác nhau và hàm lượng nếp bổ sung 5-20% cùng với mẫu đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rượu gạo ?Một bụi đỏ? có chất lượng tốt khi ủ koji với Aspergillus oryzae từ 0,6 đến 0,8% trong 2 ngày, khuẩn ty xuất hiện tốt và hoạt tính enzyme ??amylase cao. Tỷ lệ phối trộn moto: cơm: nước chan 1: 2: 1 và 1: 2: 2(tính theo khối lượng) cho rượu sau lên men đạt hàm lượng ethanol cao và đường sót thấp (trung bình khoảng 12,5% v/v và 2,3%, tương ứng). Bổ sung nếp trong quy trình sản xuất rượu gạo ?Một bụi đỏ? có khả năng làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm, đặc biệt là mùi và vị. Phân tích hóa học cho thấy hàm lượng methanol trong rượu (48?65 mg/l),thấp hơn nhiều so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 6 ?3: 2010/BYT).
Article Details
Tài liệu tham khảo
Đồng Thị Thanh Thu, 2003. Sinh học ứng dụng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. 270 trang.
Goel, S. K., 1974. Studies on microbiological and biochemical aspects of soy sauce fermentation, Ph. D. Thesis, University of Strathelyde.
Hang Y. D., 2008. Limiting the formation of methanol in wine and brandy. Food Science & Technology Cornell University.
Huang, H. T., 2000. Science and civilisation in China. Volume 6. Biology and biological technology. Part V: Fermentations and Food Science.
Kitamoto, K., Oda, K., Gomi, K. and Takaihashi, K. 1991. Genetic engineering of Sake yeast producing no urea by successive disruption of arginase gene. Applied and Environmental Microbialogy. p: 301 – 306.
Lamiable, D., Hoizey, G., Marty, H., Vistelle, R., 2004. Acute methanol intoxication. EMC-Toxicol. Pathol,1:7–12.
Lương Đức Phẩm, 2002. Vi sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 423 trang.
Lương Đức Phẩm, 2005. Nấm men công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 331 trang.
Lê Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Thủy, 2009. Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 331 trang.
Nguyễn Đức lượng, 2004. Công nghệ enzyme. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 534 trang.
Nguyễn Hữu Phúc, 1998. Các phương pháp lên men thực phẩm truyền thống ở Việt Nam và các nước trong vùng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Văn Thành, Bùi Thị Thúy Ngân và Nguyễn Phú Cường, 2011. Tuyển chọn môi trường dinh dưỡng và định danh nấm men phân lập từ nước thốt nốt thu hoạch tại Tịnh Biên, An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Vol. 19 a, trang 166–175. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. ISSN 1859-2333.
Nguyễn Văn Thành, 2013. Ứng dụng vi sinh vật và enzyme protease để cải thiện chất lượng nước tương lên men truyền thống, Tạp chí Khoa học 26 (2013): 205 – 212, Trường Đại học Cần Thơ.
Yong, F. M., 1971. Studies on soy sauce fermentation, M. Sc. Thesis, University of Strathclyde, Scotland.