ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY PHONG HUỆ (ZEPHYRANTHES ROSEA (SPRENG) LINDL)
Abstract
Tóm tắt
Mười lăm mẫu cây Phong huệ (Zephyranthes rosea (Spreng) Lindl) được thu thập từ nhiều nơi thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ), được phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật DNA đa hình nhân bản ngẫu nhiên Random Amplified Polymorphic DNA) và thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng trong thạch để xác định nồng độức chế tối thiểu (MIC) trên 8 chủng Gram dương và Gram âm tiêu biểu Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kết quả cho thấy các mẫu Phong huệ có sựđa dạng về di truyền DNA và chia làm 5 nhóm. Cao Phong huệ có khả năng ức chế tất cả các chủng vi khuẩn thí nghiệm (256 μg/ml ≤ MIC ≤ 4096 μg/ml). Các nhóm cây Phong huệ tác động tốt nhất trên vi khuẩn Escherichia coli (nhóm Phong huệ 4 với MIC= 256 μg/ml và Phong huệ 1 với MIC= 512 μg/ml), kếđến là vi khuẩn Staphylococcus aureus (nhóm Phong huệ 5 với MIC= 1024 μg/ml), tiếp theo là vi khuẩn Aeromonas hydrophila và vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (tất cả 5 nhóm Phong huệ với MIC= 2048 μg/ml).
Article Details
Tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.
Dolye J. J., 1991. DNA protocols for plants–CTAB total DNA isolation, In: Hewitt GM (ed) Molecular techniques intaxonomy, Springer, Berlin. Heidelberg New York. Pp. 283 – 293.
Eryilmaz, M., E. B. Merve, M. Muharrem, Yildiz and A. Ahmet, 2010. Antimicrobial resistance of urinary Escherichia coli isolates. Tropical Journal of Pharmaceutical Research. April, 9(2): 205-209.
Hoàng Hoài Phương, Nguyễn Thị Kê, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Đỗ Phúc, Nguyễn Thị Anh Đào và Trần Thị Ngọc Phương, 2008. Khảo sát gen kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh phân lập từ thực phẩm. Y học TP. Hồ Chí Minh. 12(4): 283-290.
Todar Kenneth, 2005. Todar’s online Textbook of bacteriology University of Wisconsin – Madison Department of Bacteriology (Staphylococcus).
Lê Huy Chính, 2003. Vi sinh vật y học. NXB Y học, Hà Nội.
Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền và Trần Thị Lam Hương, 1997. Vi sinh thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 215-239.
Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu,1985. Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. Thành Phố Hồ Chí Minh. NXB Y học.
Rabia, T., H. Rubeena., H. Shahida, 2012. Prevalence of multiple drug resistant Escherichia coli in patients of urinary tract infection registering at a diagnostic laboratory in Lahore, Pakistan. Pakistan J. Zool, American society for microbiology.44(3), 707.
Sneath, P.H.A. and R.R. Sokal,1973. Numerical taxonomy, Freeman, San Francisco, p.573.
Trương Công Quyền và ctv, 1986. Thực hành dược khoa. NXB Y học.
Từ Minh Koóng và ctv, 2001. Kỹ thuật sản xuất dược phẩm Tập I. Đại học Dược Hà Nội.
Văn Bích, Dương Anh Dũng, Bùi Ngọc An Pha, Nguyễn Sữ Minh Tuyết, Võ Thị Trà An và Nguyễn Thanh Tùng, 2009. Khảo sát về đề kháng kháng sinh của Escherichia coli ở bệnh viện nhân dân Gia Định. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 13(6): 253-254.
Võ Văn Chi, 1999. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. TP Hồ Chí Minh.