NGUYEN DUC TOAN * , Trần Thị Ba , Thái Văn Tân , Trần Nguyễn Ngọc Minh Võ Thị Bích Thủy

* Tác giả liên hệ (ndtoannomail@ctu.edu.vn)

Abstract

Experiment was conducted at the experimental farm, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University from September to December 2012. The objectives were to determine ages of luffa seedlings (Luffa cylindrica L.) as rootstocks and shoot cutting different times of cucumber (Cucumis sativus L.) as scions grafted on luffa to increase plant growth and fruit yield. Experiment was laid out as split-plot design with three replicates, including the main plot with three treatments of long luffa rootstock ages: 14, 19, 24 days and sub-subplot with three treatments: non shoot cutting as the control, shoot cutting at fifth-leaf and shoot cutting at tenth-leaf. Grafting techniques were applied by tube grafting methods. Results indicated that cucumber scions grafting onto luffa rootstocks got high survival ratio (higher than 91,67%) and obtained early flowering, fruitset. Ages of luffa rootstocks from 14 to 24 days after sowing did not affect on growth of cucumber and obtained yield around 27.87 ? 30.30 tons/ha. Shoot cutting at fifth-leaf increased significantly the number of branchs (3.81 branchs/plant), fruit number (29.41 fruits/plant) and yield (31.73 tons/ha) in comparison with non grafting plant (2.85 branchs, 26.16 fruit/plant và 28.90 tons/ha, respectively).
Keywords: Cucumber, luffa, grafting, rootstock ages, shoot cutting, growth, yield

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện tại Trại Thực nghiệm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2012 nhằm mục tiêu xác định tuổi gốc ghép và thời điểm ngắt đọt thích hợp trên cây dưa leo (Cucumis sativus L.) ghép gốc mướp (Luffa cylindrica L.) cho sinh trưởng tốt và năng suất cao. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với 3 lặp lại, lô chính gồm 3 nghiệm thức độ tuổi gốc ghép mướp: 14, 19, 24 ngày và lô phụ gồm 3 nghiệm thức: không ngắt đọt, ngắt đọt ở lá 5 và ngắt đọt ở lá 10, áp dụng phương pháp ghép nối ống cao su. Kết quả thí nghiệm cho thấy ngọn dưa leo ghép trên gốc mướp có tỷ lệ sống rất cao (hơn 91,67%) và ra hoa, đậu trái rất sớm. Tuổi gốc ghép mướp 14 - 24 ngày không ảnh hưởng đến sinh trưởng của dưa leo và cho năng suất tương đương nhau (27,87 - 30,30 tấn/ha). Biện pháp ngắt đọt dưa leo ghép mướp ở lá thứ 5 đã làm tăng số nhánh (3,81 nhánh), số trái (29,41 trái/cây) và năng suất (31,73 tấn/ha) so với không ngắt (2,85 nhánh, 26,16 trái/cây và 28,90 tấn/ha, tương ứng).
Từ khóa: Dưa leo, mướp, ghép, ngắt đọt, tuổi gốc ghép, sinh trưởng, năng suất

Article Details

Tài liệu tham khảo

Kim, S.E. and J.M. Lee. (1989). Effect of rootstocks and fertilizers on the growth and mineral contents in cucumber (Cucumis sativus). Res. Collection, Inst. Food Develop. Kyung Hee Univ., Korea 10:75-82.

Kurata, H. (1976). Studies on the sex expression of flowers induced by day-length and temperature in pumpkin and watermelon. Mem. Fac. Agr. Kagawa Univ. 29:1-49.

Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý (2012). Giáo trình nhân giống vô tính thực vật. NXB Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Trang 30 – 36.

Lý Hoàng Luân (2013). Ảnh hưởng của biện pháp bấm đọt dưa leo ghép gốc mướp đến sinh trưởng và năng suất, vụ Hè Thu 2012. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Hường (2004). Cây rau dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình. NXB Thanh Hóa. Trang 68 – 75.

Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2001). Kỹ thuật trồng rau. NXB nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 65 – 78.

Phan Ngọc Nhí (2013). Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ dưa bầu bí đến khả năng kháng bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum) và năng suất trên dưa leo (Cucumis sativusL.). Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Sakata, Y., O. Takayoshi, and S. Mitsuhiro (2007). The history and present state of the grafting of Cucurbitaceous vegetables in Japan. Acta Hort. 731:159-170.

Trần Thị Ba (2010). Kỹ thuật sản xuất rau sạch. NXB Đại học Cần Thơ. Trang 28 – 40.