Ngày xuất bản: 25-10-2014

BẤT ĐỐI XỨNG TIẾN - LÙI (FORWARD - BACKWARD ASYMMETRY) CỦA TOP QUARK TRONG MÔ HÌNH 3-3-1

Trịnh Thị Hồng, Hoàng Ngọc Long
Tóm tắt | PDF
Bất đối xứng tiến - lùi của top quark được dự đoán có liên quan đến sự đóng góp của các hạt mới. Kết quả tại Tevatron về tính toán bất đối xứng tiến lùi thì có hơn  độ lệch chuẩn so với từ dự đoán của mô hình chuẩn và đó là lý do thúc đẩy việc áp dụng các mô hình mở rộng vào các hiện tượng vật lý mới. Tuy nhiên, như các dự đoán của mô hình chuẩn cho tiết diện toàn phần  và sự bất biến trong phân bố của khối lượng Mtt cho quá trình này là phù hợp tốt với thực nghiệm, do đó bất kỳ một mô hình mở rộng nào cũng phải thỏa mãn yêu cầu này. Trong mô hình chuẩn mở rộng có sự đóng góp của Z' boson ở cả hai kênh: một dựa vào sự trao đổi vector boson mới với tương tác chiral để nối các quark u, d và quark top ở kênh s, và một dựa trên sự thay đổi của các hạt vị lớn với vi phạm khớp nối ở kênh t. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng mô hình 3-3-1 tối thiểu để xét cả hai đóng góp trên trong va chạm proton - phản proton. Kết quả này sẽ củng cố vai trò của mô hình 3-3-1 cho các hiệu ứng vật lý mới mà vật lý hạt sẽ gặp phải trong tương lai gần [2].

NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢI ĐOÁN ẢNH SAR (SYNTHETIC APERTURE RADAR) SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÁCH 4 THÀNH PHẦN VỚI VIỆC XOAY MA TRẬN HIỆP PHƯƠNG SAI

Nguyễn Bá Duy
Tóm tắt | PDF
Kỹ thuật phân tách dựa trên việc phân tách tán xạ ngược tổng hợp thành một nhóm các tán xạ ngược thành phần. Nhóm tán xạ ngược này được phân loại dựa trên cơ sở phân tích ma trận tán xạ cơ sở S2x2, ; S có thể được phân tích thành ma trận kết hợp (Cloude & Pottier, 1996),(Freeman & Durden, 1998), hoặc ma trận hiệp phương sai (Yamaguchi vcs, 2005). Kỹ thuật phân tích S thành ma trận kết hợp có khả năng phân biệt tốt các đối tượng tự nhiên, trong khi đó kỹ thuật phân tích S thành ma trận hiệp phương sai lại có khả năng phân biệt tốt các đối tượng nhân tạo do được bổ sung thêm thành phần tán xạ xoáy ốc(Touzi & Charbonneau, 2002). Bài báo này trình bày về phương pháp nâng cao khả năng phân biệt các đối tượng tự nhiên với các đối tượng nhân tạo sử dụng kỹ thuật xoay ma trận hiệp phương sai (Yamaguch vcs, 2011), đồng thời qua đó kiểm chứng khả năng ứng dụng kỹ thuật phân tách 4 thành phần với xoay ma trận hiệp phương sai vào một vùng cụ thể (khu vực bang Uttarakhand, ấn độ). Phần thực nghiệm sử dụng ảnh ALOS PALSAR phân cực toàn phần, kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tách biệt tốt giữa các đối tượng tự nhiên và đối tượng nhân tạo, cụ thể, tại khu vực đô thị, tán xạ nhị diện tăng từ 6,25% lên 36,89%, tán xạ khối giảm từ 84,61 % xuống còn 32,53 %; tại khu vực rừng lẫn với đất trống, tán xạ khối có sự suy giảm đáng kể do chuyển sang thành tán xạ nhị diện (đất trống ? rừng) và tán xạ bề mặt (đất trống). Với kết quả thực nghiệm này, kỹ thuật xoay ma trận hiệp phương sai đã phản ảnh rõ bản chất vật lý (mức độ của các tán xạ thành phần) của các đối tượng tự nhiên và nhân tạo, giúp cho công việc giải đoán ảnh dễ dàng hơn.

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN PCS 7

Lý Thanh Phương, Trần Nguyên Bảo
Tóm tắt | PDF
Hệ thống điều khiển phân tán DCS đã được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp đòi hỏi việc điều khiển và giám sát khối lượng rất lớn các ngõ vào/ra phân tán. PCS 7 (Process Control System) của Siemens là một hệ thống giải pháp mang tính phân cấp đáp ứng được các yêu cầu đó bao gồm tập hợp đa dạng phần cứng chuẩn và các phần mềm hỗ trợ. Bài báo này nhằm giới thiệu về hệ thống PCS 7, cách thực hiện hoàn chỉnh một dự án để mô phỏng và giám sát quy trình trộn hỗn hợp nguyên liệu thô bằng bộ phần mềm PCS 7. Kết quả mô phỏng thể hiện PCS 7 có nhiều ưu điểm, so với mạng PLC thông thường, như tính tích hợp theo chiều dọc và chiều ngang vào TIA (tự động hóa tích hợp toàn diện) và truyền thông đa cấp bậc, tính thống nhất tập trung trong lập trình, ngôn ngữ lập trình đồ họa dạng lưu đồ CFC và SFC thân thiện cùng với phần mềm WinCC cao cấp giúp vận hành và giám sát hệ thống tốt hơn.

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ CHẤT BÉO NẤM NEM Y. LYPOLITICA PO1G BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẬN TỚI HẠN

Hồ Quốc Phong, Đỗ Nguyễn Tường Vy, Huỳnh Liên Hương, Trương Thị Bé Trinh
Tóm tắt | PDF
Việc tìm ra nguồn nguyên liệu rẻ tiền và phương pháp tổng hợp hiệu quả fatty acid methyl ester (FAME, còn gọi là diesel sinh học) ngày càng được chú trọng vì thế nghiên cứu này trình bày khả năng sử dụng bã mía thủy phân để nuôi cấy nấm men Yarrowia lipolytica Po1g sản xuất chất béo nhằm sử dụng để tổng hợp FAME. Phương pháp cận tới hạn được sử dụng để chuyển hóa chất béo từ Y. lipolytica Po1g thành FAME. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chuyển hóa như nhiệt độ, thời gian, hàm lượng methanol, hàm lượng nước và nồng độ xúc tác được tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố này ảnh hưởng đáng kể đến độ chuyển hóa chất béo thành FAME. Điều kiện thích hợp cho phản ứng tổng hợp là nhiệt độ 175°C, thời gian 4 giờ, tỉ lệ chất béo: methanol 1:25 g/g, và tỉ lệ chất béo: H2O 1:0.05 g/g tương ứng với độ chuyển hóa FAME là 90.15%.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHUYẾN NÔNG TRÊN CÂY LÚA QUA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Nguyễn Chí Ngôn, Lương Thế Anh, Nguyễn Thái Nghe
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng một hệ thống nhịp cầu giữa nhà nông và các chuyên gia nông nghiệp nhằm hỗ trợ công tác khuyến nông (trước mắt là trên cây lúa) qua mạng thông tin di động, đồng thời thu thập dữ liệu thực tế dùng để phát triển các hệ thống khuyến nông tự động sau này. Hệ thống này có thể được xem là ?nhịp cầu nhà nông 24/7?. Để xây dựng được hệ thống, trước hết ta cần xây dựng mô-đun gửi và nhận tin nhắn SMS/MMS. Các mô-đun quan trọng này hỗ trợ cho nông dân gửi dữ liệu về tình trạng của cây lúa để được tư vấn bởi các chuyên gia nông nghiệp. Tiếp đến, một mô-đun phân loại tin nhắn được thiết lập dựa trên sự kết hợp các phương pháp máy học với công nghệ xử lý ảnh và xử lý văn bản. Để thuận lợi cho các chuyên gia và người dùng hệ thống, một website được xây dựng nhằm tích hợp các mô-đun trên lại với nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc xây dựng hệ thống này là rất khả thi. Đó cũng là nền tảng để xây dựng hệ thống hỗ trợ khuyến nông tự động trực tuyến qua mạng thông tin di động.

PHÁT TRIỂN KIT ĐIỀU KHIỂN PID SỐ SỬ DỤNG MCU-MSP430

Nguyễn Minh Trường, Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm thiết kế và chế tạo kit điều khiển PID số tích hợp trên vi điều khiển MSP-430 của hãng Texas Instruments, có thu thập dữ liệu theo thời gian thực và gửi về máy tính. Một động cơ DC công suất nhỏ được sử dụng làm đối tượng điều khiển để kiểm chứng khả năng hoạt động của kit PID số và phần mềm giao tiếp với máy tính. Kết quả thực nghiệm cho thấy khả năng tích hợp bộ điều khiển PID số trên MCU-MSP430 là khả thi; phần mềm giao tiếp giữa kit PID số và máy tính cho phép hiển thị và lưu trữ thời gian quá độ của đáp ứng một cách thuận lợi

GIẢI THUẬT ĐỊNH VỊ VỊ TRÍ TRONG KHÔNG GIAN 3-D CHO THẺ RFID DỰA VÀO CƯỜNG ĐỘ TÍN HIỆU (RSS)

Vũ Đức Lung, Phan Đình Duy, Phạm Quốc Cường
Tóm tắt | PDF
Những năm gần đây, công nghệ RFID đã phát triển vượt bậc và thu hút sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng một giải thuật định vị phù hợp để ứng dụng thực tế hiệu quả [4]. Trong đó, có thể kể đến phương pháp xác định vị trí Spot On, kỹ thuật định vị Landmarc và Virtural Landmarc. Hiện bài toán này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong môi trường xuất hiện nhiều vật cản cũng như mật độ phân bố số lượng Tags cực lớn trong một đơn vị diện tích nhất định.  Bài báo giới thiệu về thiết kế một phương pháp định vị tags với độ chính xác cao trong không gian 3D khi bố trí 8 anten ở các góc trong khu vực quản lý. Vị trí của Tags được tính toán dựa vào việc tổng hợp giá trị của cường độ tín hiệu trả về (RSS) [8] đồng thời loại bỏ đi các sai số xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa Tags và tầm đọc của Readers. Kết quả mô phỏng cho thấy hệ thống hoạt động có độ chính xác tương đối tốt trong không gian có mật độ vật dụng nhiều như thư viện, kho chứa hàng hóa. Ngoài ra, việc ứng dụng giải thuật đảm bảo tính thiết thực, dễ dàng lắp đặt thiết bị với hiệu quả kinh tế cao, có khả năng mở rộng nhanh chóng, cũng như tùy từng loại môi trường khác nhau để tùy biến tối ưu hóa hệ thống quản lý một cách phù hợp.

TỔNG HỢP CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM PHÂN TÍCH KHÔNG PHÁ HỦY TRÁI XOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP VA ĐẬP NHẸ

Võ Minh Trí, Võ Tấn Thành
Tóm tắt | PDF
Các phương pháp đo lường không phá hủy dùng để phân tích đánh giá trái cây như âm thanh, va đập nhẹ, phân tích hình ảnh được cộng đồng khoa học quan tâm và nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trong số đó, phân tích không phá hủy trái cây theo phương pháp va đập nhẹ có tính khả thi và kế thừa cao. Nghiên cứu này nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thí nghiệm đã ứng dụng phương pháp va đập nhẹ, từ đó đưa ra cơ sở rõ ràng đầy đủ để phân tích cơ tính xoài bằng phương pháp này. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp va đập nhẹ hoàn toàn có thể dùng để đo độ cứng của trái xoài. Đây là cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống phân loại tự động phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho vấn đề tồn trữ, vận chuyển hay tiêu thụ loại trái cây này.

HỆ THỐNG PHÁT HIỆN XÂM NHẬP CHO MẠNG KHÔNG DÂY DỰA TRÊN PHẦN MỀM NGUỒN MỞ

Ngô Trung Hiếu, Ngô Bá Hùng
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, mạng cục bộ không dây (WLAN - Wireless Local Area Network) đã trở nên vô cùng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Với đặc tính cung cấp kết nối ?qua không khí?, mạng WLAN có thể được xem như lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu phổ biến Internet mọi lúc mọi nơi mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Trong thời gian gần đây, những điểm yếu về bảo mật trong mạng WLAN đã liên tục được khai thác nhằm mục đích đột nhập các ngân hàng, công ty và các tổ chức khác? Tần suất diễn ra các cuộc tấn công đã và đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, bên cạnh việc triển khai mạng WLAN, việc triển khai một hệ thống phát hiện xâm nhập mạng không dây (WIDS) cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các hệ thống WIDS này thường đắc tiền, khó khăn trong việc tùy biến và mở rộng theo mục đích riêng của nhà triển khai. Bài báo này nhằm đề xuất một giải pháp hiệu quả để triển khai một hệ thống WIDS với giá thành thấp, dựa trên các sản phẩm mã nguồn mở và các thiết bị truy cập không dây thông thường, có khả năng phát hiện và cảnh báo sớm các hình thức tấn công mạng không dây từ bên ngoài và từ bên trong mạng WLAN. 

PHÁT HIỆN MÔN HỌC QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đỗ Thanh Nghị, Phạm Nguyên Khang, Trịnh Trung Hưng, Nguyễn Minh Trung
Tóm tắt | PDF
Trong bài này, chúng tôi giới thiệu tiếp cận khai mỏ dữ liệu để phát hiện môn học quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT). Chúng tôi tiến hành sưu tập dữ liệu học tập của sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT tại Trường Đại học Cần Thơ, sau đó thực hiện bước tiền xử lý dữ liệu, đưa dữ liệu về cấu trúc bảng. Chúng tôi đề xuất sử dụng giải thuật rừng ngẫu nhiên học từ dữ liệu để rút trích các môn học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành CNTT. Kết quả thu được sau khi rút trích có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục trong việc tổ chức giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo.

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ BÙN CỐNG THU GOM TRỒNG THỬ NGHIỆM TRÊN RAU XÀ LÁCH (LACTUCA SATIVA VAR. CAPITATA L.) TẠI VÙNG VEN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bùi Thị Nga, Nguyễn Văn Đạt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2013 với các mục tiêu: (i) Đánh giá năng suất rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống thải kết hợp với phân hóa học và bón hoàn toàn phân hóa học; (ii) Đánh giá chất lượng rau được trồng từ phân hữu cơ bùn cống thải theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (iii) Đánh giá sự thay đổi về dung trọng và độ xốp của đất trồng rau khi sử dụng phân hữu cơ bùn cống thải. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống thải kết hợp với phân NPK 16-16-8 cho năng suất rau xà lách (2,38-3,35 kg/m2) cao có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân NPK 16-16-8 (2,17-2,31 kg/m2). Các chỉ tiêu về coliform (2,41-7,56 CFU/g), hàm lượng nitrate (125,1-175,1 mg/kg) đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dung trọng và độ xốp của đất ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ đã được cải thiện có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân hóa học. Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bùn cống với liều lượng 0,02 kg/m2 phân NPK 16-16-8 + 1,6 kg/m2 phân hữu cơ bùn cống thải.

GIẢI PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ LOẠI BỎ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

Nguyễn Trung Thành, Phan Phước Toàn
Tóm tắt | PDF
Nước ngầm không nhiễm asen là rất cần thiết cho người dân ở các khu vực nông thôn Việt Nam. Trong nghiên cứu này cho thấy việc kết hợp một công nghệ đơn giản và chất hấp phụ tiên tiến tự tổng hợp là một giải pháp thích hợp cho việc loại bỏ asen từ nước ngầm với nồng độ asen cao ở các khu vực nông thôn của Việt Nam. Mẫu nước ngầm tại thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là đối tượng trong nghiên cứu này. Công nghệ loại bỏ asen gồm giai đoạn đồng kết tủa và hấp phụ. Hai thông số cơ bản là thời gian sục không khí (giai đoạn đồng kết tủa) và lưu lượng dòng nước ngầm (giai đoạn hấp phụ) đã được tối ưu trong điều kiện thí nghiệm; nồng độ asen còn lại trong nước ngầm sau xử lý < 10 ?g/L và đạt tiêu chuẩn cho phép đối với chỉ tiêu asen. Ngoài ra, vật liệu hấp phụ tự tổng hợp của nghiên cứu này cho thấy khả năng loại bỏ asen cao hơn 1,2 lần so với khả năng loại bỏ asen của vật liệu công nghiệp (NC-F20). Sự vượt trội về hoạt tính hấp phụ asen của vật liệu tự tổng hợp có thể là do sự kết hợp các tính năng vượt trội của các nguyên liệu thành phần; ví dụ như: cấu trúc rỗng (zeolite tự nhiên) và tính dễ dàng hydrat hóa của các ion sắt trong cấu trúc của betonite.

DƯ LƯỢNG HOẠT CHẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUINALPHOS TRONG NƯỚC TRÊN RUỘNG LÚA VÀ SÔNG RẠCH Ở TỈNH HẬU GIANG

Phạm Văn Toàn, Bùi Thị Nga, Nguyễn Phan Nhân
Tóm tắt | PDF
Hoạt chất Quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ, được chọn để quan trắc nồng độ nước mặt trong ruộng, kênh nội đồng và sông rạch ở tỉnh Hậu Giang vào vụ lúa Đông Xuân 2012 và Hè Thu 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy dư lượng của hoạt chất Quinalphos đều hiện diện ở các thủy vực khảo sát với tần suất phát hiện giảm dần từ ruộng lúa, sông rạch đến kênh nội đồng, lần lượt chiếm 40%, 50% và 67%. Nồng độ hoạt chất Quinalphos ở kênh nội đồng và sông ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân. Trong đó, tại một số vị trí khảo sát, nồng độ của Quinalphos trong nước đã vượt ngưỡng gây độc cấp tính EC50 đối với động vật thủy sinh không xương sống (0,66 àg/L). Trong chương trình quan trắc nước mặt hằng năm của tỉnh, cần theo dõi dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng phổ biến trong môi trường nước mặt.

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP DẪN XUẤT QUINOLINECARBOXAMIDE VÀ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH SINH HỌC

Trần Thị Thùy Dương, Nguyễn Hoàng Sơn, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, hai dẫn xuất quinolinecarboxamide là N-(2-(7-chloro-quinolin-4-ylamino)ethyl)acetamide (5) và N-(2-(7-chloroquinolin-4-ylamino)ethyl)benz-amide (8) đã được tổng hợp thành công từ tác chất ban đầu là 4,7-dichloroquinoline. Quá trình tổng hợp trải qua hai bước bao gồm: (i) Phản ứng thế thân hạch lên hệ dị vòng thơm với tác nhân thân hạch là ethan-1,2-diamine (2) tạo thành N-(7-chloroquinolin-4-yl)ethan-1,2-diamine (3) với hiệu suất là 87%; (ii) N-Acyl hóa chất trung gian (3) lần lượt bởi các tác nhân acyl hóa là acetic anhydride và benzoyl chloride thu được sản phẩm mong muốn (5) và (8) với hiệu suất tương ứng lần lượt là 92,4% và 89,7%. Cấu trúc của sản phẩm (5) và (8) được xác định bởi các phương pháp phổ nghiệm IR, 1H-NMR, 13C-NMR, và DEPT. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của hai hợp chất (3) và (5) trên dòng vi khuẩn Vibrio spp theo phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch cho thấy cả hai hợp chất này đều có dấu hiệu diệt khuẩn. Hợp chất (3), (8) được thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật trên bảy dòng vi khuẩn, vi nấm theo phương pháp pha loãng đa nồng độ xác định IC50. Kết quả cho thấy hợp chất (3) có hoạt tính kháng vi khuẩn Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa; hợp chất (8) có hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis.

DỰ BÁO DÂN SỐ VIỆT NAM BẰNG CÁC MÔ HÌNH THỐNG KÊ

Võ Văn Tài, Phạm Minh Trực
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này sử dụng các mô hình khác nhau của hồi quy, chuỗi thời gian và chuỗi thời gian mờ để dự báo dân số nước ta dựa trên các số liệu của quá khứ. Sử dụng các tiêu chuẩn thống kê để tìm mô hình thích hợp nhất cho mỗi trường hợp, từ đó tiến hành dự báo dân số nước ta đến năm 2020.

PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ỨNG DỤNG VI KHUẨN CHUYỂN HOÁ NITƠ VÀ PHOTPHO TỪ BÃI RÁC ĐỂ XỬ LÝ N VÀ P TRONG NƯỚC RỈ RÁC

Cao Ngọc Điệp, Đoàn Tấn Lực
Tóm tắt | PDF
Bốn mươi  lăm dòng vi khuẩn chuyển hoá  nitơ và 52 dòng vi khuẩn tích luỹ polyphosphate được phân lập từ n ước rỉ rác của 5 bãi rác ở V ĩnh Long, Cần Thơvà Hậu Giang. Khảo sát trên môi trường bổ sung NH4+, NO2-, NO3- và hỗn hợp 3 loại Nitơ (bao gồm NH4+, NO2-, NO3-) với lượng orthophosphate, 3 dòng vi khuẩn chuyển hóa nitơ (TOD1.1, TOD2.3, TND1.4 ) và 3 dòng vi khuẩn tích lũy poly-P (TL2.3, HP2.3, HP3.2) cao được chọn để giải trình tự và sử dụng phần mềm BLAST N để so sánh với các trình tự các dòng vi khuẩn trên ngân hàng dữ liệu gen của NCBI. Kết quả cho thấy dòng TOD1.1 đồng hình với JF799886 Enterobacter sp. CIFRI D-TSB-9-ZMA và dòng TOD2.3 tương đồng với dòng HQ259961 Klebsiella  variicola strain 7 & dòng EU884439 Enterobacter sp. 12; dòng TND1.4 đồng hình với dòng FJ189785 Enterobacter sp.CSB08 đều ở mức 99%; trong khi dòng vi khuẩn tích luỹ poly-P TL2.3 tương đồng ở mức 98% với dòng JX025736 Bacillus cereus  strain VP11 và hai dòng HP2.3 &HP3.2 đồng hình ở mức độ 99% với dòng JF505965 Exiguobacterium mexicanum strain KNUC9031 và dòng FJ976560 Acinetobacter soli strain LCR52, theo thứtự. Hỗn hợp hai dòng Enterobacter sp. TNĐ1.4 và Acinetobacter soli HP3.2 giảm lượng ammonium, TN, Nitrite, Nitrate, orthophosphate và TP trong nước rỉ rác ở mức thấp nhất sau 5 ngày sau khi chủng đồng thời hàm lượng khí ammoniac thải ra thấp nhất.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI (ME) TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG QUẦY THỊT VÀ CÁC CHỈ TIÊU DỊCH MANH TRÀNG CỦA THỎ LAI (THỎ ĐỊA PHƯƠNG X THỎ NEW ZEALAND) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Vĩnh Châu, Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm này được thực hiện trên 60 thỏ lai (địa phương x New Zealand) bắt đầu từ 8 tuần tuổi nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi (ME) trong khẩu phần đến lượng tiêu thụ dưỡng chất thức ăn, năng suất tăng trưởng, tỉ lệ tiêu hóa, nitơ tích lũy, chất lượng quầy thịt, các chỉ tiêu dịch manh tràng và hiệu quả kinh tế của thỏ lai (địa phương x New Zealand). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, thời gian thí nghiệm là 10 tuần. Các nghiệm thức là các mức ME trong khẩu phần lần lượt là 2100, 2300, 2500, 2700 và 2900 kcal/kg vật chất khô (DM) với bắp hạt là nguồn thức ăn để nâng cao mức năng lượng. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Kết quả cho thấy là lượng tiêu thụ dưỡng chất, tăng khối lượng, tỉ lệ tiêu hóa, nitơ tích lũy, chất lượng quầy thịt và các chỉ tiêu dịch manh tràng của thỏ thí nghiệm tăng dần lên khi tăng mức ME từ 2100 đến 2700 kcal/kgDM (p0,05) so với mức ME 2700 kcal/kgDM. Kết luận của thí nghiệm là mức ME khẩu phần tốt cho thỏ lai (địa phương x New Zealand) tăng trưởng ở ĐBSCL là từ 2500 đến 2700 kcal/kgDM.

TỈ LỆ NHIỄM VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN VIBRIO SPP. PHÂN LẬP TỪ HUYẾT HEO, NGHÊU VÀ PHÂN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY TẠI TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Thị Đấu, Hà Thanh Toàn, Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn Thùy Linh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ nhiễm Vibrio spp. trên mẫu nước tại cơ sở giết mổ, thức ăn hải sản và phân bệnh nhân làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về việc định danh loài thuộc Vibrio spp. và sự đề kháng kháng sinh của chúng. Kết quả đã phân lập vi khuẩn Vibrio spp. trên 300 mẫu, bao gồm 160 mẫu nghêu; 100 mẫu huyết heo tại các cơ sở giết mổ và 40 mẫu phân trên bệnh nhân tiêu chảy tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh, tỉ lệ phân lập Vibrio spp. lần lượt trên nghêu là 10%, trên huyết heo có pha nước tại cơ sở giết mổ là 4%, chưa có dấu hiệu dương tính trên bệnh nhân tiêu chảy tại tỉnh Trà Vinh. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy đa số vi khuẩn Vibrio spp. nhạy với norfloxacin (100%), với chloramphenicol (70%), và đề kháng hoàn toàn với amoxicillin (90%). Có 15% mẫu dương tính với kháng huyết thanh đa giá (O139, Ogawa, Inaba), tỉ lệ dương tính với kháng huyết thanh đơn giá Ogawa (10%) và với kháng huyết thanh đơn giá Inaba (10%) trên những mẫu bệnh phẩm được phân lập.

ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN AZOSPIRILLUM AMAZONENSE VÀ BURKHOLDERIA KURURIENSIS LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA CAO SẢN (GIỐNG MA LÂM 213) TRỒNG TRÊN ĐẤT THỊT PHA CÁT Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Văn Thị Phương Như, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Hai thí nghiệm (trong chậu và ngoài đồng) được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của hai dòng vi khuẩn Azospirillum amazonense SHL70 và Burkholderia kururiensis PHL87 với các nồng độ phân đạm hóa học khác nhau trên cây lúa cao sản (giống Ma Lâm 213) trồng trên đất thịt pha cát ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong vụ Thu Đông 2013 và Đông Xuân 2013-2014. Kết quả nhận thấy cả hai dòng vi khuẩn và phân đạm hóa học đều làm tăng chiều cao cây, thành phần năng suất; năng suất lúa trong chậu và ngoài đồng; hai dòng vi khuẩn SHL70 và PHL87 tác động có hiệu quả lên thành phần năng suất và năng suất lúa trồng trong chậu khi bón với 30 kg N/ha là khác biệt không có ý nghĩa thống kê với cây lúa bón 120 kg N/ha không bổ sung vi khuẩn. ở thí nghiệm ngoài đồng cũng cho kết quả tương tự như trong chậu, trong đó cây lúa bổ sung vi khuẩn và bón 60 kg N/ha cho thành phần năng suất; năng suất khác biệt không có ý nghĩa thống kê với thành phần năng suất; năng suất lúa khi bón 120 kg N/ha và không bổ sung vi khuẩn. Như vậy, hai dòng vi khuẩn đã cung cấp 50% đạm sinh học cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, cải thiện chất lượng hạt; độ phì của đất trồng lúa ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

ĐịNH DANH Và XáC ĐịNH MộT Số ĐặC TíNH SINH HóA CủA CáC DòNG VI KHUẩN LACTIC TRONG SảN PHẩM MắM CHUA Cá SặC

Đỗ Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Văn Thành
Tóm tắt | PDF
?Mắm chua cá sặc? hay ?Mắm tiêu xương? là tên gọi dân gian của dạng sản phẩm cá sặc lên men. Cá sặc được phối trộn cùng với muối, đường, rượu, thính, gừng, tỏi, ớt và tiến hành lên men tự nhiên ở nhiệt độ 28-30oC trong thời gian khoảng 30 ngày. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (mùi, vị, cấu trúc,?) đó chính là nguồn vi khuẩn lactic có trong sản phẩm. Vì vậy việc phân lập và xác định loài vi khuẩn lactic dựa trên đặc điểm về hình thái, đặc điểm sinh hóa và sinh học phân tử (giải trình tự gen) là rất cần thiết để làm cơ sở cho các nghiên cứu cải tiến quy trình chế biến như chủng giống vi sinh vật vào sản phẩm,?Tiến hành phân lập vi khuẩn hiện diện trong sản phẩm trên môi trường MRS có bổ sung 6% muối. Bốn dòng vi khuẩn L1, L2, L3, L4 được phân lập với các đặc điểm khuẩn lạc màu trắng hoặc trắng sữa, đường kính khoảng 1-2 mm; tế bào hình que, hình cầu đôi hoặc cầu đơn. Cả bốn dòng vi khuẩn này đều là vi khuẩn Gram dương, cho kết quả âm tính với enzyme catalase, enzyme oxidase; dương tính với enzyme amylase; chỉ có ba dòng L1, L2, L3 dương tính với enzyme protease. Bốn dòng này có mức độ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA trên 99% với các dòng vi sinh vật: Pediococcus acidilactici, Lactobacillus farciminis và Staphylococcus hominis. Trong đó Staphylococcus hominis không phải là vi khuẩn lactic.

HIệU QUả CủA CHỉ THị PHÂN Tử TRợ GIúP CHọN LọC TRONG CHọN TạO GIốNG LúA

Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Thị Liên, Trương Trọng Ngôn
Tóm tắt | PDF
Sử dụng chỉ thị hoàn hảo với bốn mồi chuyên biệt trong một phản ứng PCR là rất hữu hiệu để phát hiện nhanh những cá thể thơm đồng hợp, không thơm đồng hợp và không thơm dị hợp trong một quần thể còn đang phân ly về tính trạng mùi thơm ở lúa. Mồi ESP và IFAP khuếch đại một đoạn DNA 257-bp từ một alen thơm. Mồi INSP và EAP khuếch đại một đoạn DNA 355-bp từ một alen không thơm. Tương quan giữa chỉ thị này và tính trạng mùi thơm là 100%. Hai SNP kề cận nhau (GC/TT) của gen SSIIa liên kết gần với độ trở hồ (ĐTH), dựa trên các SNP này, bốn mồi NF1, NR1, F22 và R21 đã được sử dụng trong một phản ứng PCR. Phân tích sản phẩm PCR cho thấy với 350 bp từ kiểu gen TT có ĐTH thấp, với 550 bp từ kiểu gen GC có ĐTH cao hoặc trung bình. Tương quan giữa chỉ thị này và ĐTH là 92%. Chỉ thị S00310 nằm trên tay ngắn nhiễm sắc thể thứ 6 của lúa có liên kết với gen Bph25 đã được sử dụng trong nghiên cứu này để nhận diện tính kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) ở lúa. Kết quả của các sản phẩm PCR đã cho thấy chỉ thị S00310 liên kết với gen kháng rầy và có tỷ lệ khoảng 92% về sự tương quan giữa chỉ thị này và kiểu hình kháng rầy.

ỨNG DỤNG VI KHUẨN TẠO CHẤT KẾT TỤ SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC AO NUÔI CÁ THÁT LÁT VÀ CÁ RÔ ĐỒNG Ở TỈNH HẬU GIANG

Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn
Tóm tắt | PDF
ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở huyện Vị Thủy (cá rô đồng) và huyện Long Mỹ (cá thát lát), tỉnh Hậu Giang gồm hai giai đoạn: sử dụng bio-floc (bao gồm vi khuẩn (0,2% thể tích/thể tích) và PAC (0,05% trọng lượng/thể tích) và bèo tấm. Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bio-floc 1 giờ, nước ao cá thác lác có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng N (TN), Nitrite, nitrate, tổng P (TP) và PO43- giảm đáng kể và ổn định, sau 72 giờ lượng TSS, BOD5 trong nước ao giảm đến loại A của QCVN40:2011/BTNMT; hàm lượng amoni tăng nhưng giảm nhanh ở giai đoạn bèo tấm. Hàm lượng COD, BOD5, TP, nitrite, nitrate trong nước ao cá rô giảm đến ngày thứ 3 sau khi xử lý chế phẩm bio-floc đạt loại A của QCVN40 tuy nhiên hàm lượng PO43- tăng sau 24 giờ; hàm lượng TN và amoni tăng cao trong suốt 3 ngày xử lý và khi nước chuyển qua ao có bèo tấm, các chỉ tiêu này giảm đạt loại A của QCVN40; pH nước ao cá trung tính và ít thay đổi. Quy trình ứng dụng chế phẩm bio-floc xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở ao xử lý (3 ngày) và ao bèo tấm (2 ngày) thành công với những chỉ tiêu đạt loại A của QCVN40 trong thời gian ngắn với chi phí thấp.

SỰ PHÂN BỐ CÁC GENE ĐỘC LỰC CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN ENTEROTOXIGENIC ESCHERICHIA COLI PHÂN LẬP TỪ HEO CON BỆNH TIÊU CHẢY Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hạnh Chi, Hà Thanh Toàn, Lý Thị Liên Khai
Tóm tắt | PDF
Chín mươi chủng ETEC (49 chủng từ heo con theo mẹ và 41 chủng từ heo con sau cai sữa), từ phân heo con tiêu chảy tại một số tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long được thu thập để xác định gene mang độc lực gây bệnh bằng kỹ thuật PCR. Sự lưu hành các chủng mang kháng nguyên bám dính ở ĐBSCL như sau: F4 (15,56%), F5 (8,89%), F6 (5,56%), F18 (17,78%) và F41 (0%); trong đó ở nhóm heo con theo mẹ F4 (16,33%) và F18 (12,2%) được tìm thấy nhiều nhất, kế đến là F5 (6,12%) và F6 (8,16%); ở nhóm heo sau cai sữa, chủng mang gene F18 là cao nhất (22,45%), tiếp theo là F4, F5, F6 với tỷ lệ lần lượt là 14,63%; 12,2%; 2,44%. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng phát hiện gene mã hóa độc tố STb (33,33%) và  EAST1 (27,78%) chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là STa (15,56%) và LT (12,22%); trong đó, ở heo con theo mẹ tỷ lệ các chủng mang gene mã hóa độc tố STb (38,78%) và EAST1(30,61%) cao nhất, STa  và LT tương ứng là 14,29% và 10,2%; tỷ lệ này ở nhóm heo sau cai sữa tương đương nhau, STa (17,07%), STb (26,83%), LT (14,63%), EAST1 (24,39%). F18 và EAST1 đóng vai trò gây bệnh rất quan trọng, nhưng lại khiếm khuyết trong các loại vaccine phòng bệnh E. coli đã và đang sử dụng ở các tỉnh này.

NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN SI-RÔ BƯỞI CÓ CỒN

Nguyễn Công Hà, Lê Nguyễn Đoan Duy, Đặng Thị Mỹ Tiên
Tóm tắt | PDF
Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm từ quả bưởi để nâng cao giá trị kinh tế của chúng, nghiên cứu chế biến sản phẩm si-rô bưởi có cồn đã được thực hiện. Trong đó, khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzym ?-glucosidase và thời gian thủy phân đến hiệu suất khử đắng của dịch bưởi sau khi lên men cũng như khảo sát tìm ra công thức phối chế (độ brix, pectin, acid citric) kết hợp với chế độ thanh trùng 85oC trong 5 phút đến giá trị cảm quan vị và khả năng giữ màu sắc của si-rô bưởi theo thời gian tồn trữ đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng 1,4% enzyme ?-glucosidase kết hợp với thời gian thủy phân 40 phút cho hiệu quả khử vị đắng là cao nhất. Sản phẩm si-rô bưởi khi bổ sung đường ở 55oBx cùng với nồng độ pectin 2% tạo cho sản phẩm trạng thái tốt nhất. Đồng thời, khi bổ sung acid citric ở nồng độ 0,5% sẽ tạo vị hài hòa cho sản phẩm và màu sắc của si-rô bưởi được duy trì trong suốt 4 tuần bảo quản ở nhiệt độ phòng. Kết quả đã chỉ ra rằng có thể sử dụng enzyme ?-glucosidase để kiểm soát vị đắng trong chế biến chế phẩm si-rô bưởi lên men.

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH QUẢ THẦN KỲ ĐẾN SỰ THAY ĐỔI NGƯỠNG CẢM PHÂN BIỆT CÁC VỊ CƠ BẢN VÀ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN CỦA NƯỚC CAM ÉP

Dương Thị Phượng Liên, Nguyễn Thị Thu Thủy, Phan Thị Bích Trâm
Tóm tắt | PDF
Trái thần kỳ (Synsepalum dulcificum) chứa chất miraculin?một protein bổ sung vị, có tác động thay thế tạm thời vị chua và đắng bằng vị ngọt. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu về tâm sinh lý đã được thực hiện, nhưng rất ít thông tin về tác dụng của quả này tương tác trên vị của sản phẩm. Trong nghiên cứu này, những thay đổi gây ra bởi dịch quả thần kỳ trên ngưỡng cảm phân biệt đối với bốn vị cơ bản được nghiên cứu. Ngoài ra, tác dụng của dịch quả thần kỳ đến chất lượng cảm quan của nước cam ép cũng được đánh giá. Ngưỡng cảm phân biệt vị ngọt giảm có ý nghĩa sau khi sử dụng 1 ml dịch quả thần kỳ. Ngược lại, ngưỡng cảm phân biệt vị chua và đắng tăng lên sau khi sử dụng 1,5 ml dịch quả này và ngưỡng cảm phân biệt vị mặn không bị ảnh hưởng khi sử dụng dịch quả thần kỳ trong khoảng 1?2 ml. Việc bổ sung 10% dịch quả thần kỳ làm tăng chất lượng cảm quan sản phẩm nước cam ép.

KHảO SáT QUá TRìNH SINH TổNG HợP PROTEASE Từ Aspergillus oryzae TRÊN MÔI TRƯờNG BáN RắN

Lê Nguyễn Đoan Duy, Nguyễn Công Hà, Huỳnh Thị Phương Thảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme protease từ Aspergillus oryzae trên môi trường bán rắn với cơ chất cảm ứng là gelatin cũng như xác định các thông số động học của enzyme như pH, nhiệt độ tối ưu, Vmax và Km. Kết quả cho thấy thành phần môi trường bán rắn nuôi cấy thích hợp là hỗn hợp 70% cám, 25% trấu, 5% gelatin với độ ẩm môi trường là 60%, nhiệt độ ủ 30oC, pH 5 trong thời gian 72 giờ. Enzyme thu hồi thể hiện hoạt tính tối ưu ở nhiệt độ 45oC và pH = 5,5. Động học của enzyme protease được xác định trên cơ chất casein có Vmax = 1,2548 àmol/phút và Km = 0,3932%. Khả năng thủy phân của enzyme protease trong dịch acid protein (da cá tra ngâm acid acetic trong 24 giờ ) ứng với thời gian thuỷ phân là 50 phút với thể tích dung dịch enzyme là 1mL protein, pH dung dịch là 3,2 và nhiệt độ thuỷ phân là 45oC. Kết quả đã chỉ ra rằng, enzyme protease có nguồn gốc từ Aspergillus oryzae được nuôi cấy trên môi trường bán rắn có khả năng sử dụng tốt trong việc thủy phân dung dịch protein.

STRIGOLACTONES: SINH TỔNG HỢP VÀ SỰ TĂNG CƯỜNG THU HÚT DƯỠNG CHẤT CỦA CÂY TRỒNG

Phạm Phước Nhẫn
Tóm tắt | PDF
Strigolactones (SLs) được phát hiện ra từ việc ly trích và phân lập hợp chất tiết ra từ rễ của thực vật như là chất kích thích sự nảy mầm của những cỏ dại ký sinh rễ thuộc họ Orobanchaceae như Striga spp.,Orobanche spp., Phelipanche spp., Alectra spp..Gần đây,SLs được xem là một nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật mới với vai trò nổi bật là ức chế sự phân nhánh.SLs còn được cho là nhân tố có lợi cho sự biến dưỡng của thực vật, tín hiệu vùng rễ và sự sinh trưởng, phát triển của thực vật. SLs có các đặc tính cơ bản như sau: (1) về mặt sinh học, SLs có 3 chức năng chính: kích thích sự nảy mầm của hạt ở những cỏ dại ký sinh trên rễ thực vật, kích thích sự phân nhánh sợi nấm ở các loài nấm cộng sinh trên rễ thực vật và ức chế sự phân nhánh của thực vật;(2)SLs được tổng hợp từ carotenoids;(3)thực vật điều hòa sự sản xuất và tiết SLs tùy thuộc vào sự thay đổi của môi trường sống;(4)thực vật sinh trưởng trong điều kiện nghèo dưỡng chất có khuynh hướng gia tăng sự tạo ra SLs đểngăn cản sự phân nhánh và thúc đẩy sự cộng sinh của nấm ở vùng rễ; (5) cỏ dại ký sinh ở rễ thực vật nhận dạng nhờ vào tín hiệu mà cây chủ tiết ra để hấp dẫn các nấm cộng sinh rễ.

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN ĐẠM THEO BẢNG SO MÀU LÁ TRONG CHẨN ĐOÁN NHU CẦU ĐẠM CỦA CÂY MÍA DỰA TRÊN SINH TRƯỞNG MÍA TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Khương, Huỳnh Mạch Trà My, Ngô Ngọc Hưng, Nguyễn Kim Quyên
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định lượng đạm và thời gian bón đạm hợp lý cho tối ưu hóa sinh trưởng, năng suất và chất lượng mía. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba mức phân đạm và bốn phương pháp bón phân đạm được thực hiện ở huyện Cù Lao Dung và Long Mỹ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bón 300 kg đạm trên hecta theo so màu lá đã cho tối ưu sinh trưởng và năng suất ở Cù Lao Dung và Long Mỹ. Cụ thể, bằng phương pháp bón này đã gia tăng chiều cao, số lóng và chiều dài lóng mía nhưng không làm cải thiện độ Brix của mía ở cả hai địa điểm.

KHẢO SÁT TÍNH BỀN VỮNG SINH THÁI CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG

Lê Thanh Phong, Lê Đặng Ngọc Ẩn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Khảo sát tính bền vững sinh thái của các mô hình canh tác tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” có mục đích khảo sát tính bền vững sinh thái của các mô hình canh tác như chuyên canh Lúa (L), Lúa-Cá (LC), Lúa-Màu (LM), Vườn-Chuồng (VC) và Vườn-Ao-Chuồng-Ruộng (VACR). Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng cho mỗi nhóm sản xuất trong từng mô hình canh tác, kết quảđược sử dụng làm các thông sốđầu vào cho phần mềm ECOPATH v.3.1. Trong canh tác lúa, lượng lúa giống gieo sạ cao hơn khuyến cáo; sử dụng phân lân và kali khá hợp lý so với khuyến cáo. Các vườn cây ăn trái chưa được đầu tư thâm canh, cho năng suất thấp. Cây màu được canh tác phổ biến ở mức độ nhỏ, áp dụng phân đạm cao. Chăn nuôi gia súc và nuôi cá trong các mô hình canh tác chủ yếu ở dạng quảng canh, chưa có sựđầu tư cao về con giống, thức ăn. Mô hình LC đạt yêu cầu về các chỉ số Hiệu suất thực tế, Chỉ số quay vòng dinh dưỡng, Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng của đất và Cân bằng đạm; mô hình VACR với các chỉ sốĐa dạng sinh học, Hiệu suất thực tế, Tỷ lệ P/B và Chỉ số thu hoạch. Để tăng tính bền vững sinh thái, mô hình LC và VACR cần được chú ý phát triển trong hệ thống canh tác.

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC CHI DONG RIỀNG (CANNACEAE) Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Trọng Cần, Nguyễn Minh Chơn, Lê Nguyễn Trọng Nghi, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
ở Việt Nam, dong riềng được tìm thấy chủ yếu là các dạng hoang dại bên cạnh một số loài được trồng lấy củ và được dùng như hoa cảnh. Để bảo tồn và sử dụng hiệu quả các loài, cần thiết phải có những mô tả và phân loại chúng. Nhằm mục đích trên, đề tài ?Sưu tập và đánh giá các chi dong riềng (Canna) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long? đã được thực hiện để phân nhóm các loài dong riềng sưu tập được ở các vùng sinh thái khác nhau. Việc xác định các đặc điểm cơ bản và đặc biệt của chúng sẽ giúp cho việc nhận diện các loài dong riềng nhằm tạo cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác thương mại và làm nguồn chọn tạo giống. Từ kết quả quan sát về những đặc điểm hình thái của các mẫu sưu tập và các phân tích khác đã xác định được 3 loài: Canna hybrida Forst, Canna indica L, Canna edulis Ker Gawl. Trong đó, có 4 dòng dong riềng hoa màu đỏ, 1 dòng dong riềng màu hồng, 1 dòng màu vàng đốm đỏ, 1 dòng hoa hai màu vàng đỏ, 1 dòng hoa màu vàng lợt, 1 dòng hoa màu vàng đậm. Đã xác định được 5 dòng dong riềng có hoa to đẹp, hoa nở thường xuyên và có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong chậu nên có thể trồng làm hoa kiểng. Các dòng dong riềng còn lại thì có thể dùng ăn củ hoặc sử dụng cho các mục đích nghiên cứu khác.

Sử DụNG RONG BúN (ENTEROMORPHA SP.) LàM THứC ĂN CHO Cá NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) NUÔI TRONG AO ĐấT

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) được thực hiện trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Hậu, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và được lần lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng, ao nuôi không có rong bún và được cho ăn thức ăn viên mỗi ngày, hai nghiệm thức còn lại rong bún tươi được duy trì liên tục trong ao nuôi và được cho ăn thức ăn viên mỗi 2 ngày và mỗi 3 ngày. Sau 6 tháng nuôi, tỉ lệ sống của cá dao động 87,5-88,8%. Tăng trưởng và năng suất cá  ở  nghiệm thức cho ăn mỗi 2 ngày năng suất khá tốt hơn so với hai nghiệm thức khác nhưng không khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Hệ số tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn viên ở nghiệm thức đối chứng cao hơn có ý nghĩa (p2ở ao đối chứng luôn cao hơn ao nuôi có rong bún trong suốt thời gian nuôi. Kết quả biểu thị rong bún có thể  được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên trong nuôi cá nâu, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi. 

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI GHẸ (PORTUNUS PELAGICUS, LINNAEUS 1758) Ở VÙNG VEN BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Phạm Thị Phong Lan, Trương Hoàng Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 93 hộ ngư dân khai thác ghẹ ven đảo Phú Quốc từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2014. Kết quả cho thấy kỹ thuật khai thác của ngư dân dựa chủ yếu vào kinh nghiệm. Công suất tàu (CS, 56,25 CV), tải trọng (15,88 tấn) và chiều dài lưới (34,20 km) của nhóm CS tàu 45 đến

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN GIÁN ĐOẠN TRONG NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THƯƠNG PHẨM

Phạm Thị Thu Hồng, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương phẩm được thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 01/2012 tại huyện Vũng Liêm và Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm thứ nhất được thực hiện trong thời gian 28 tuần với 3 nghiệm thức và 2 lần lặp lại gồm (1) cho cá ăn theo nhu cầu 2 lần/ngày (đối chứng); (2) cho cá ăn theo nhu cầu 3 ngày ngừng 1 ngày (3:1); (3) cho cá ăn theo nhu cầu 7 ngày ngừng 2 ngày (7:2). Tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở nghiệm thức (7:2) cho kết quả tốt nhất. Thí nghiệm thứ 2 ứng dụng kết quả cho ăn theo nhu cầu 7 ngày ngừng 2 ngày (7:2) ở 3 ao và cho cá ăn theo nhu cầu hằng ngày ở 2 ao (đối chứng). Kết quả cho thấy cho cá ăn 7 ngày ngừng 2 ngày giảm chi phí sản xuất, cải thiện tăng trưởng và năng suất, giảm hệ số thức ăn. Kết quả nghiên cứu cần được phổ biến áp dụng rộng rãi trong nuôi cá tra thâm canh.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC RUỐC (ACETES SPP.) BẰNG NGHỀ LƯỚI ĐÁY Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Văn Tâm, Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
Tình hình khai thác ruốc bằng nghề lưới đáy đã được nghiên cứu từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014 tại 3 tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát 90 hộ khai thác. Kết quả cho thấy rằng mùa vụ khai thác từ tháng 3-8 hằng năm và mỗi hộ có nhiều miệng đáy.  Năng suất khai thác không có sự khác biệt rõ ràng giữa vùng biển phía Đông và phía Tây, nhưng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năng suất khai thác biến động lớn giữa các tỉnh và trong cùng một tỉnh tại cùng một thời điểm. Năng suất ít phụ thuộc vào độ rộng miệng đáy và cũng không phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngư dân. Các hàng đáy được đặt cách bờ 1,5-10 km, nhưng đáy gần bờ khai thác kém hiệu quả hơn đáy xa bờ.

YếU KéM CủA NGHIÊN CứU KHOA HọC GIáO DụC VIệT NAM: NGUYÊN NHÂN Và GIảI PHáP

Trần Thanh Ái
Tóm tắt | PDF
Từ mấy năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói nhiều đến khủng hoảng về giáo dục và tụt hậu về khoa học của nước ta. Tình trạng đó được thể hiện qua vị trí vô cùng khiêm tốn của các trường đại học Việt Nam trên các bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới và qua số lượng ít ỏi bài báo khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế. Thế mà nước ta lại có số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam á. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, tình trạng này càng đáng thất vọng hơn: trong 15 năm, từ 1996-2010, chỉ có 39 bài báo được công bố quốc tế, trong khi chúng ta đào tạo ra hàng loạt các thạc sĩ và tiến sĩ giáo dục. Một lần nữa, vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học của nước ta cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc để tìm giải pháp căn cơ chữa trị tận gốc rễ những nguyên nhân gây nên khủng hoảng và tụt hậu. Trong bài viết này, tác giả báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ trên 600 tên luận văn thạc sĩ giáo dục được bảo vệ trong nước, để thử phát họa những nguyên nhân của sự yếu kém trong nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam và đề ra một số giải pháp căn cơ. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn mà tác giả sẽ tiến hành trong một tương lai gần.

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Cao Ngọc Báu
Tóm tắt | PDF
Nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trường Đại học Cần Thơ hiện nay là cần thiết. Để đánh giá đúng thực trạng dạy học, từ đó tìm ra giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học, bài viết đi tìm hiểu qua khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn giảng viên, sinh viên ở Trường Đại học Cần Thơ. Từ đó, tác giả nhận thấy rằng thực trạng yếu kém trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phương pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng. Từ thực trạng đó, tác giả kiến nghị cần phải đổi mới, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp không thể tách rời với việc đổi mới phương tiện, hình thức tổ chức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả.

Tổ CHứC TOáN HọC ĐốI VớI ĐịNH SIN: MộT KHảO SáT THEO CáCH TIếP CậN NHÂN CHủNG HọC TRONG DIDACTIC TOáN

Nguyễn Phú Lộc, Diệp Văn Hoàng
Tóm tắt | PDF
Định lý sin trong tam giác là một những định lý quan trọng trong chương trình Hình học ở trường trung học phổ thông. Nội dung định lý này biểu thị mối quan hệ giữa các góc, cạnh và bán kính vòng tròn ngoại tiếp của tam giác. Nhờ vậy, trong ứng dụng để giải toán, định lý sin cho phép chuyển đổi bài toán về mối liên hệ giữa các cạnh của tam giác sang bài toán biểu thị mối liên hệ giữa các góc và ngược lại. Ngoài ra, định lý sin có nhiều ứng dụng trong thực tiễn; đây là cơ hội mà giáo viên có thể tận dụng để giáo dục tính thực tiễn của toán học cho học sinh. Định lý sin có nhiều ý nghĩa như đã nêu, thế thì các ?tổ chức toán học? định lý sin trong sách giáo khoa hiện hành ra sao? Trong giải toán về tam giác, học sinh có khuynh hướng chọn định lý sin như là một chiến lược giải hay không? Bài báo sẽ tường thuật kết quả khảo sát sách giáo khoa và khảo sát học sinh ở Trường trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu.

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TIẾNG ANH - NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Nguyễn Văn Lợi, Trương Nguyễn Quỳnh Như, Chung Thị Thanh Hằng, Phạm Thị Mai Duyên
Tóm tắt | PDF
Có rất ít nghiên cứu về nhận thức của giáo viên về tự chủ trong học tập ngoại ngữ (Borg và Al-Busaidi, 2012). ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này cũng mới được quan tâm gần đây. Bài viết này trình bày kết quả của một nghiên cứu thực hiện từ tháng 04 năm 2014 tìm hiểu nhận thức của giảng viên tiếng Anh một số trường đại học trong nước, sử dụng một phiếu khảo sát và phỏng vấn. Đối tượng là 84 giảng viên tiếng Anh công tác tại 6 trường công lập có Khoa chuyên ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên tiếng Anh ủng hộ quan điểm tâm lý học và xã hội về tự chủ hơn là quan điểm chính trị và kỹ thuật. Trong khi mong muốn sinh viên tham gia quyết định việc học của mình, và có kỹ năng tự học, giảng viên lại tin rằng khó có thể thực hiện được một cách hiệu quả.

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG

Phạm Ngọc Nhàn, Lê Trần Thanh Liêm, Đỗ Ngọc Diễm Phương
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, phụ nữ nông thôn đã nâng cao nhận thức vị trí và vai trò của họ trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, cũng như các hoạt động xã hội nhằm góp phần phát triển kinh tế trong nông hộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít phụ nữ chưa hiểu rõ quyền về mặt pháp lý trong gia đình, họ thường hay chấp nhận sự thiếu công bằng trong phân công lao động tại nông hộ. Kết quả nghiên cứu vấn đề giới trong phân công lao động phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp ? tỉnh Hậu Giang cho thấy, nữ giới chiếm 2,7% hoạt động làm đất trong sản xuất lúa, nam giới chiếm tỷ lệ khá cao 58,7%. Các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như mua bán nhỏ lẻ phụ nữ giữ vai trò chủ yếu chiếm 40%, nữ giới tham gia các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như đan tre, đan lục bình, đan lát chiếm tỷ lệ cao 87,9%. Bên cạnh đó, nữ giới còn được đánh cao trong quản lý tài chính của gia đình (chiếm 37,3%), trong khi nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn 19,4%. Nghiên cứu còn gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và nhận thức của giới trong phân công lao động tại nông hộ.

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

Nguyễn Thị Tuyền
Tóm tắt | PDF
Hình học không gian là một bộ phận quan trọng của chương trình toán trung học phổ thông hiện nay. Các bài toán hình học không gian khá phức tạp, đòi hỏi người học phải có tư duy tốt. Việc giải một số bài toán hình học không gian tương đối khó và tốn nhiều thời gian nhưng nếu giải theo phương pháp tọa độ sẽ đơn giản hơn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cách vận dụng phương pháp tọa độ để giải bài toán hình học không gian.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN: TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Hồ Hữu Phương Chi, Lê Trần Phước Huy, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Đặng Thị Ánh Dương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát từ 523 sinh viên vào tháng 4/2014. Kết quả thống kê cho thấy, sinh viên sử dụng 2,45 tiết tự học cho 1 tiết lên (50 phút). Tuy nhiên, có sự biến thiên lớn giữa các sinh viên trong việc dành thời gian tự học, từ 0,26 - 4,32 tiết tự học/1 tiết lên lớp. Kết quả phân tích hàm hồi quy đa biến cho thấy, các yếu tố như điểm đầu vào đại học, điểm trung bình tích lũy trong thời gian học đại học, bài tập nhóm có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên; trong khi đó, các yếu tố như số lượng tín chỉ đăng ký học, đi làm thêm, học vượt tiến độ làm cho thời gian tự học của sinh viên sẽ ít đi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các cơ sở vật chất hỗ trợ tự học (máy tính cá nhân, internet) cho tự học. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: phát huy tích cực vai trò của cố vấn học nhằm nâng cao chất lượng tư vấn cho sinh viên; phát huy tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm của giảng viên trong cải tiến phương pháp đánh giá học phần sẽ giúp sinh viên sử dụng nhiều thời gian cho tự học hơn.

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Trọng Nhân, Trương Thị Kim Thủy
Tóm tắt | PDF
Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 nhân tố ?chương trình đào tạo, tài liệu học tập và năng lực của giảng viên?, ?sự tương thích của ngành học và sức hấp dẫn của ngành học khác?, ?đánh giá của giảng viên, cơ sở vật chất trường học và độ khó của học phần?, ?mối quan hệ giữa kỹ năng và kiến thức trường lớp với việc làm thực tế? ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao động cơ học tập của sinh viên.

CÁC MỐI QUAN HỆ QUEN BIẾT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHÔNG?

Nguyễn Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mức độ tác động của các mối quan hệ quen biết bên trong và bên ngoài tổ chức đến động cơ làm việc của nhân viên. Dữ liệu thu thập là 485 nhân viên khối văn phòng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên khối văn phòng ở Việt Nam bị tác động bởi các mối quan hệ quen biết. Đồng thời, nghiên cứu còn đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

"VĂN HỌC DÂN GIAN NHƯ MỘT QUÁ TRÌNH" - MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN HỨA HẸN NHIỀU THAY ĐỔI TRONG NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN Ở VIỆT NAM

Huỳnh Vũ Lam
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam trước nay cũng đã có rất nhiều phương pháp tiếp cận và đã tạo nên những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nhìn đại thể, các công trình nghiên cứu vẫn dựa trên tư liệu đã in thành văn bản, lấy văn bản làm đối tượng chính để khảo sát. Dù hướng nghiên cứu văn bản cũng có chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản để hỗ trợ nhưng cách tiếp cận đó đã bộc lộ một số nhược điểm bên cạnh những đóng góp cho nền văn học nước nhà. Để bổ sung và mở rộng phương pháp nghiên cứu, định hướng xem văn học dân gian như là một quá trình trở thành một hướng đi hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi.

LỜI VĂN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Phạm Thị Lương
Tóm tắt | PDF
Tiếp cận trên phương diện lời văn trần thuật, người viết muốn chỉ ra một trong những yếu tố làm nên thành công cho truyện ngắn của Nam Cao. Dễ thấy, lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao hết sức sinh động và biến chuyển linh hoạt. Ông đã tận dụng ưu thế, khả năng biểu hiện của lời văn trực tiếp và lời văn gián tiếp để xây dựng tác phẩm. Việc kết hợp đan xen những hình thức phong phú của lời văn trần thuật giúp cho Nam Cao có điều kiện tổ chức sinh động các khía cạnh phức tạp của đời sống trong truyện ngắn của mình.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐẾN CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG (1945 - 1954)

Phạm Đức Thuận
Tóm tắt | PDF
Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ chủ động xây dựng chiến lược toàn cầu nhằm khẳng định vị thế siêu cường trên thế giới. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương ngày càng đi vào bế tắc, thực dân Pháp phải mang một gánh nặng nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương nhằm duy trì lợi ích ở khu vực này. Trong suốt thời gian từ năm 1945 đến 1954, Pháp đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Mỹ, sự giúp đỡ đó trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954) đã có những tác động mạnh mẽ đến những chuyển biến quân sự - chính trị quan trọng không chỉ ở Đông Dương mà còn cả ở Pháp và trên thế giới. Sự can thiệp của Mỹ còn được xem như là khởi đầu cho sự sa lầy của đế quốc này trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 ? 1975).

ĐỐI CHIẾU TRÊN CƠ SỞ THỂ LOẠI CẤU TRÚC TU TỪ PHẦN DẪN NHẬP BÀI BÁO NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG

Đỗ Xuân Hải
Tóm tắt | PDF
Từ ba thập kỷ nay, trong lĩnh vực Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt đã có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm ngôn ngữ và tu từ của bài báo nghiên cứu, phương tiện chính yếu để phổ biến kết quả nghiên cứu trong cộng đồng học thuật chuyên môn. Một số lớn các tác giả đã tìm hiểu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong một số chuyên ngành và ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo chúng tôi tìm hiểu, dường như chưa có công bố nào về nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng. Chúng tôi thực hiện phân tích thăm dò cấu trúc tu từ trong khối liệu gồm 10 phần dẫn nhập bài báo trong tiếng Anh và 10 phần dẫn nhập bài báo trong tiếng Việt, sử dụng công cụ phân tích là mô hình CARS  ? Tạo ra một không gian nghiên cứu của Swales (1990). Kết quả phân tích cho thấy, ở cấp độ hành động tu từ, tác giả là người Anh bản ngữ sử dụng cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo tiếng Anh khác với tác giả người Việt trong phần dẫn nhập bài báo tiếng Việt. Bên cạnh đóng góp cho hiểu biết cho nghiên cứu thể loại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn có giá trị thực tế cho những tác giả có ý định đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng trong tiếng Anh hay tiếng Việt. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn có thể được tham khảo bởi giảng viên và người học các lớp Viết học thuật nâng cao trong các trường đại học ở Việt Nam.

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ TRONG TÌNH YÊU - HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trần Thị Phụng Hà, Nguyễn Ngọc Lẹ
Tóm tắt | PDF
Xã hội không ngừng vận động và biến đổi. Bên cạnh những biến đổi mang tính tích cực thì cũng có một số vấn đề mang chiều hướng tiêu cực đáng quan tâm như những lệch lạc trong các quan niệm về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Định hướng giá trị có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi hoạt động của cá nhân. Để tìm hiểu định hướng giá trị của sinh viên Đại học Cần Thơ về tình yêu, hôn nhân và gia đình, đề tài sử dụng các phương pháp thực nghiệm bao gồm so sánh, phân tích, quan sát và phỏng vấn 170 SV thuộc 5 Khoa trong trường từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả cho thấy SV có định hướng giá trị khác nhau về tình yêu chân chính, về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và các yếu tố để đảm bảo hôn nhân bền vững và gia đình hạnh phúc trong tương lai. Việc định hướng giá trị khác nhau phụ thuộc khá chặt chẽ vào các yếu tố khách quan như giới tính, tuổi đời, hoàn cảnh kinh tế gia đình và nơi chốn xuất thân.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

Phan Thị Dang, Đào Ngọc Cảnh
Tóm tắt | PDF
Du lịch sinh thái đang trở thành loại hình du lịch thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nhất là hệ sinh thái ngập nước. Trong những năm gần đây, du khách biết đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư ngày càng nhiều. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật có giá trị cùng với những nét văn hóa bản địa gắn với cộng đồng dân cư địa phương. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại đây. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

Phan Thuận
Tóm tắt | PDF
Mục đích của bài viết là đánh giá vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với sự ổn định và phát triển xã hội hiện nay, dựa trên nguồn dữ liệu khảo sát về đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (2011). Các bằng chứng định lượng của cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, vai trò đó được thể hiện thông qua (1) những lời huấn thị của Đức Phật đối với hành động của tín đồ trong sự ổn định và phát triển xã hội, (2) vai trò của sư sãi, tín đồ trong các hoạt động tuyên truyền thực hiện tốt chủ trương ?Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội?, hoạt động từ thiện và những mong muốn của sư sãi, tín đồ phật tử đối với sự phát triển và ổn định xã hội. Từ đó, bài viết gợi mở một số giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với sự phát triển xã hội theo hướng bền vững.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI GIÁ CỦA CỔ PHIẾU: CÁC BẰNG CHỨNG TỪ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Đông Lộc
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi giá, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của 20 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, lãi suất cho vay, tỷ giá USD/VND, giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo thời gian với tần suất quý (quarterly series) trong giai đoạn từ 31/12/2006 đến 31/12/2012. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND có tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngược lại, biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu.

ĐáNH GIá HIệU QUả TàI CHíNH CủA HAI MÔ HìNH SảN XUấT XOàI CáT Ở TỉNH ĐồNG THáP

Dương Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Phong
Tóm tắt | PDF
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc phỏng vấn 200 nông dân trồng xoài tại tỉnh Đồng Tháp, trong đó có 134 nông hộ trồng xoài theo mô hình truyền thống và 66 nông hộ trồng xoài của mô hình tiêu chuẩn GAP (Thực hành nông nghiệp tốt). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài theo GAP và truyền thống, và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trồng xoài tại tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất xoài theo mô hình tiêu chuẩn GAP có doanh thu, lợi nhuận và chỉ số tài chính có hiệu quả cao hơn so với mô hình sản xuất xoài truyền thống. Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến, sản xuất xoài của nông dân bị tác động bởi các yếu tố: chi phí đầu tư, diện tích xoài, số ngày công lao động gia đình, mật độ trồng, sử dụng bao trái. Nghiên cứu cũng đề xuất 2 nhóm giải pháp: nhóm (i) các giải pháp phát triển sản xuất, và (ii) giải pháp nhóm tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài của nông dân.

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA VIETINBANK - CHI NHÁNH CẦN THƠ

Lê Thị Thu Hồng, Nguyễn Minh Tân, Đỗ Hữu Nghị, Lê Văn Thứ, Tăng Thị Ngân
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với 186 khách hàng. Các phương pháp phân tích được sử dụng như Cronbach’s alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA), Mô hình Binary logistic được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tốảnh hưởng và sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán của Chi nhánh Ngân hàng VietinBank Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở mối tương quan thuận với các thành phần như “Cung cách phục vụ”, “Sự tin cậy” và “Phương tiện hữu hình”.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở TIỀN GIANG

Lưu Thanh Đức Hải
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 1.384 du khách bao gồm 588 khách quốc tế và 796 khách nội địa. Số liệu được kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach?s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách về chất lượng dịch vụ du lịch bao gồm ?Điều kiện vật chất phục vụ du lịch và vấn đề an ninh?, ?Chất lượng nhân viên và giá cả dịch vụ?, và ?chất lượng dịch vụ ăn uống?.

THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI NẾP TẠI HAI HUYỆN THỦ THỪA VÀ CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt
Tóm tắt | PDF
Trong những năm gần đây, giá nếp có xu hướng tăng cao so với giá lúa. Do đó, nhiều nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng nếp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sản xuất nếp vẫn chưa được đánh giá, đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Cho nên, nghiên cứu ?Thực trạng kênh phân phối nếp tại hai huyện Thủ Thừa và Châu Thành? nhằm phân tích kết quả thực hiện thị trường của kênh phân phối nếp và đề xuất giải pháp phát triển. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tiếp cận theo mô hình SCP (S: cấu trúc thị trường, C: vận hành thị trường, P: kết quả thực hiện thị trường) (Lưu Thanh Đức Hải và ctv., 2004) và phương pháp phân tích chuỗi giá trị (Võ Thị Thanh Lộc, 2013) để biết được sự vận hành của kênh phân phối sản phẩm gạo nếp. Qua khảo sát cho thấy, kênh phân phối gạo nếp bao gồm các tác nhân: nông dân, thương lái, nhà máy xay xát - lau bóng, công ty kinh doanh nếp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng nếp xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong kênh phân phối gần 70%, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thông qua cửa khẩu Lạng Sơn. Thương lái đóng vai trò phân phối quan trọng với hơn 95% lượng nếp được bán thông qua thương lái. Sự liên kết giữa các tác nhân còn nhiều hạn chế, công ty xuất khẩu chủ yếu thu mua nếp từ thương lái và nhà máy xay xát - lau bóng, gần như không có sự liên kết giữa nông dân và công ty. Đặc biệt, nông dân rất thiếu thông tin thị trường và chịu nhiều rủi ro khi xảy ra biến động giá cả đầu vào vật tư nông nghiệp và đầu ra sản phẩm.

RỦI RO THỊ TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền
Tóm tắt | PDF
Rủi ro thị trường là một trong năm loại rủi ro mà nông hộ luôn phải đối mặt. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường nông sản ngày càng khắt khe và tình hình cạnh tranh ngày càng khóc liệt. Nghiên cứu này nhằm mô tả bức tranh toàn cảnh về những rủi ro thị trường mà nông hộ gặp phải, đồng thời đánh giá mức độ tác động của rủi ro thị trường đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Thông qua kết quả khảo sát 503 nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đã cho thấy hầu hết các nông hộ sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường. Trong đó, rủi ro về giá đầu ra nông sản luôn là mối nguy ngại hàng đầu của nông hộ. Kết quả phân tích hồi quy đa biến còn cho thấy số lần rủi ro thị trường tương quan nghịch đến hiệu quả sản xuất.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 58 doanh nghiệp bất động sản đang giao dịch trên hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thông qua hai chỉ tiêu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Kết quả mô hình cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản, tỷ lệ cổ phiếu quỹ/tổng vốn cổ phần, tỷ lệ chi cho chi phi bán hàng, quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Từ những kết quả trên, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay.

LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRẢ SAU VINAPHONE: MÔ HÌNH THỜI GIAN

Phạm Lê Thông, Nguyễn Thị Thiên Hảo
Tóm tắt | PDF
Tác giả sử dụng mô hình thời gian (duration model) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng. Lòng trung thành của khách hàng trong nghiên cứu này được biểu diễn bởi độ dài thời gian mà khách hàng sử dụng dịch vụ diện thoại di động trả sau Vinaphone. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 247 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ này trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả ước lượng mô hình thời gian cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng là tuổi của khách hàng, giá cước, sự giải đáp thỏa đáng các khiếu nại trong thời gian sử dụng dịch vụ và các rào cản về thời gian làm thủ tục và giao dịch.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TEAMBUILDING TRONG DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ong Quốc Cường, Hà Thị Huỳnh Anh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động teambuilding trong lĩnh vực du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 355 khách du lịch nội địa. Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach?s alpha, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thiết kế điểm đến, Thái độ của người tham gia và hướng dẫn, Năng lực và hiệu suất là những nhấn tố ảnh hưởng đến hoạt động teambulding trong du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Thiết kế là yếu tố có mức tác động cao nhất.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC-THỰC HIỆN-KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG (STRUCTURE-CONDUCT-PERFORMANCE - SCP) TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Thuận, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích cấu trúc thị trường cá Tra ở khu vực đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL). Qua việc lược khảo các lý thuyết về cấu trúc ? thực hiện ? kết quả thị trường (SCP), các tài liệu liên quan đến phát triển thị trường thủy sản; tác giả đề xuất mô hình ứng dụng SCP cho nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên việc phân tích ? tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu trước của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Kết quả đã xác định mô hình được xây dựng gồm có 4 yếu tố cấu trúc ngành, 3 yếu tố thực hiện thị trường và 2 yếu tố kết quả thị trường. Mô hình nghiên cứu này có giá trị áp dụng đối với việc nghiên cứu cấu trúc thị trường cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long.

NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ VÀ MỨC ĐỘ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM DẦU ĂN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA

Lê Kim Long, Lê Thị Minh Thanh
Tóm tắt | PDF
Mục đích của bài viết là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ và mức độ tiêu dùng sản phẩm dầu ăn. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên mẫu thuận tiện với 310 phiếu đối với các hộ gia đình tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích cấu trúc tuyến tính SEM và phân tích cấu trúc đa nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Nguồn gốc tự nhiên - kiểm soát trọng lượng, quan tâm đạo đức, sức khỏe, quen thuộc đều ảnh hưởng đến động cơ, đồng thời động cơ có tác động mạnh đến mức độ tiêu dùng sản phẩm dầu ăn.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU DÙNG BÁNH PÍA Ở SÓC TRĂNG

Vương Quốc Duy
Tóm tắt | PDF
Bánh pía là loại thực phẩm đặc trưng cho miền Tây nói chung và cho tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Thời gian gần đây, bánh pía được sản xuất với vi mô lớn hơn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của người dân đặc biệt là người dân Sóc Trăng. Mục tiêu chung của bài viết này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng bánh pía ở Sóc Trăng, vì đây là cái nôi sản xuất bánh pía cho Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng bánh pía và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng việc tiêu thụ bánh pía ở Sóc Trăng.

MÔ HÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ Y TẾ CỦA CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Nguyễn Đoan Khôi
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định mô hình mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ y tế của các bệnh viện tuyến quận huyện tại Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với 200 bệnh nhân. Các phương pháp phân tích được sử dụng như cronbach?s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trong việc kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng dịch vụ y tế được hình thành trên cơ sở các thành phần như ?Thời gian khám chữa bệnh?, ?Nhân viên khám chữa bệnh?, ?Kết quả khám chữa bệnh?, ?Chi phí khám chữa bệnh?, ?Sự đảm bảo?. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng dịch vụ tác động trực tiếp và cùng chiều đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ y tế của các bệnh viện tuyến quận huyện tại Thành phố Cần Thơ.

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Nguyễn Ngọc Anh
Tóm tắt | PDF
Thế giới đang bước chậm sau khủng hoảng tài chính tiền tệ. Hệ lụy, dư âm của cơn ?bạo bệnh? vẫn còn đó: nghèo đói ở Châu Phi, thậm chí là những khoản nợ công đang ngày càng bành trướng ở Châu Âu? Những tác động trái chiều đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và an ninh lương thực thế giới. Trong chuỗi tư duy đó các nhà khoa học kinh tế và các cơ quan hoạch định chính sách đang hướng về nông nghiệp như là một giải pháp an toàn, chắc chắn trong quá trình phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn mới, Đảng ta chủ trương: ?Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn?[1] . Bài viết này đề cập đến một khía cạnh quan trọng trong phát triển nông nghiệp đó là đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những số liệu được cập nhật ở khu vực phát triển nông nghiệp trọng yếu của cả nước: Đồng bằng sông Cửu Long.

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH KHÔNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hà Vũ Sơn, Dương Ngọc Thành
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) và mô hình không ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 750 nông hộ sản xuất lúa thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL. ứng dụng phương pháp các tỷ số tài chính và kiểm định trung bình giữa hai tổng thể độc lập, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình sản xuất lúa có ƯDTBKT đạt hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình không ƯDTBKT. Các chỉ tiêu như: tổng chi phí, năng suất, doanh thu và lợi nhuận của mô hình sản xuất  có ƯDTBKT đều cao hơn mô hình không ƯDTBKT. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh công tác ƯDTBKT trong sản xuất lúa, góp phần tăng năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL. Bên cạnh kết quả phân tích, nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị đối với các đối tượng liên quan trong sản xuất lúa của vùng nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong họat động canh tác của nông hộ. Các kiến nghị hướng đến các đối tượng bao gồm:nông hộ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, các tổ chức viện, trường.

MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỦ THỂ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ

Nguyễn Phan Khôi
Tóm tắt | PDF
Các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các quy định pháp luật dân sự. Trong quá trình phát triển, các quy định này có sự khác biệt trong từng thời kì. Trước năm 2005, khi chưa có Luật sở hữu trí tuệ ra đời, các quy định liên quan đến quyền tác giả được đề cập đến chủ yếu bởi các văn bản dưới luật. Kể từ năm 2005, khi Luật sở hữu trí tuệ được ban hành, các quy định về quyền tác giả đã được thống nhất trong một quy định chung. So với các quy định cũ, thì các pháp luật hiện hành có một vài khác biệt mang tính chất cơ bản, rõ ràng nhất là việc bỏ khái niệm ?chủ sở hữu tác phẩm? và thay thế bằng khái niệm ?chủ sở hữu quyền tác giả?. Tuy nhiên, trong luật mới lại tồn tại một số điểm bất cập khi sử dụng lại các khái niệm cũ, bỏ sót quyền công bố tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả, gây khó khăn cho việc đăng kí quyền tác giả tại cơ quan quản lí nhà nước. Bài viết này nhằm chỉ ra các điểm bất hợp lí trong các quy định của luật, và đề xuất một số thay đổi nhằm hoàn thiện các quy định đó.