Bùi Thị Nga * Nguyễn Văn Đạt

* Tác giả liên hệ (btnga@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was done in the Long Tuyen safe vegetables co-operative farming from April to September, 2013 with the following objectives: (i) Assessment of vegetables productivity applying with the compost-chemical fertilizer and chemical fertilizer; (ii) Assessment of the vegetable quality growing on sewage sludge compost according to standard of of the Ministry of Agriculture and Rural Development (99/2008/QĐ-BNN); and, (iii) Assessment of the bulk density and the porosity of soil after harvesting. The results showed that the lettuce yield was significant higher in the treatment of sewage sludge composts mixed with the N-P-K fertilizers (16-16-8) (2.38-3.35 kg/m2) than in the N-P-K fertilizers treatment (2.17-2.31 kg/m2). The quality indicators including coliform (2.41-7.56 CFU/g) and nitrate content (125.1-175.1 mg/kg) were at the safe level in accordance to the standard of the Ministry of Agriculture and Rural Development. In addition, the bulk density and porosity in the compost treatments were also improved in comparison to the chemical fertilizers treatment.
Keywords: Sewage composts, NPK fertilizers, safe vegetables, lettuces, soil porosity

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền từ tháng 4/2013 đến tháng 9/2013 với các mục tiêu: (i) Đánh giá năng suất rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống thải kết hợp với phân hóa học và bón hoàn toàn phân hóa học; (ii) Đánh giá chất lượng rau được trồng từ phân hữu cơ bùn cống thải theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (iii) Đánh giá sự thay đổi về dung trọng và độ xốp của đất trồng rau khi sử dụng phân hữu cơ bùn cống thải. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống thải kết hợp với phân NPK 16-16-8 cho năng suất rau xà lách (2,38-3,35 kg/m2) cao có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân NPK 16-16-8 (2,17-2,31 kg/m2). Các chỉ tiêu về coliform (2,41-7,56 CFU/g), hàm lượng nitrate (125,1-175,1 mg/kg) đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dung trọng và độ xốp của đất ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ đã được cải thiện có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân hóa học. Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bùn cống với liều lượng 0,02 kg/m2 phân NPK 16-16-8 + 1,6 kg/m2 phân hữu cơ bùn cống thải.
Từ khóa: Phân hữu cơ bùn cống, phân NPK, rau an toàn, xà lách, độ xốp của đất

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 về việc Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, Hà Nội.

Cao Văn Phụng, Stephanie Brich, Nguyễn Thủy Tiên và Richard Bell (2010), Xử lý chất thải rắn bằng nuôi trùn đất – bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân trùn và trùn đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông, Viện lúa ĐBSCL, Thành phố Cần Thơ.

Dương Minh Viễn, Trần Kim Tính và Võ Thị Gương (2011). Ủ phân hữu cơ vi sinh và hiệu quả trong cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng đất, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

Đỗ Đình Thuận và Nguyễn Văn Bộ (2001), “Tăng nhanh sử dụng phân bón trong quá khứ và hiện tại”. Tạp chí khoa học đất ISSN 0868-3743, 15, trang 81-89.

Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2010). Đánh giá khả năng hấp phụ đạm, lân của than đước và than tràm để tái sử dụng trồng rau xà lách. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Khoa học Môi trường. Trường Đại học Cần Thơ.

Kumar, B.S.D.; I. Berggren and A.M. Martensson (2001). Potential for improving pea production by co-inoculation with fluorescent Pseudomonas and Rhizobium, Plant and Soil, 229, p.25-34.

Lê Thị Thanh Chi, Võ Thị Gương và Joachim Clemens (2010). “Tác dụng của phân hữu cơ từ hầm ủ biogas trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng”. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 2010:13, trang 160 – 169.

Ngô Ngọc Hưng (2009). Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất ĐBSCL. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. Trang 159-260.

Nguyễn Văn Nhật (2008). Sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong canh tác rau an toàn. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Khoa học đât. Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Dương Xuân Vĩnh (2009). Nghiên cứu quy trình xử lý bùn thải đáy ao nuôi cá tra thâm canh bằng trùn Peryonyx excavatus để sản xuất phân hữu cơ. Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường, Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, Phùng Thị Nguyệt Hồng, Nguyễn Mỹ Hoa, Lê Phú Duy và Tô Như Ái (2009b), “Hiệu quả phân hữu cơ sinh học lên năng suất rau muống tại Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (11), trang 335-344.

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Zhang Yang Zhu (2005). Nitrate kinetics in vegtable graden as reslt ò combined application of organic manure and chemical fertilizers. Rural Eco-Environment, 2005 (Vol.21) (No.3) 38-42.