Cao Ngọc Điệp * , Đặng Thị Huỳnh Mai Hà Thanh Toàn

* Tác giả liên hệ (cndiep@ctu.edu.vn)

Abstract

Application of bioflocculant-producing bacteria to treat water in bronze featherback and anabas fish three-month old fish ponds at Vi Thuy district (ababas fish) and Long My district (bronze featherback fish), Hau Giang province composed of two stages: bio-floc (bacteria (0.2% v/v) and PAC (0.05% w/v) and Lemna (aquatic plant). The results showed that concentrations of TSS, COD, BOD5, TN, Nitrite, Nitrate, TP and PO43- in water of bronze featerback fish pond decreased strongly after 1 hour applying bio-floc and after 72 hours, all of data were lower than A standard of QCVN40:2011/BTNMT; Ammonia concentration increased from 1 to 3 days but it reduced strongly when water was moved to Lemna pond. Concentrations of COD, BOD5, TP, Nitrite, Nitrate in water of anabas fish pond decreased under A standard of QCVN40 after 3 days applying bio-floc however concentrations of Ammonia, PO43-, TN increased during 3 days after applying bio-floc and they only reduced strongly under A standard of QCVN40 when water was transferred to Lemna pond; neutral pH of water (two ponds) changed slowly. This process was applied for water treatment of three-month old bronze featherback fish and ababas fish ponds successfully with data under a standard of QCVN40 in a short time (3 days for bio-floc stage, 2 days for Lemna stage) with low cost.
Keywords: Ababas fish, bio-floc, bronze featherback fish, Lemna, water treatment

Tóm tắt

ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở huyện Vị Thủy (cá rô đồng) và huyện Long Mỹ (cá thát lát), tỉnh Hậu Giang gồm hai giai đoạn: sử dụng bio-floc (bao gồm vi khuẩn (0,2% thể tích/thể tích) và PAC (0,05% trọng lượng/thể tích) và bèo tấm. Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bio-floc 1 giờ, nước ao cá thác lác có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng N (TN), Nitrite, nitrate, tổng P (TP) và PO43- giảm đáng kể và ổn định, sau 72 giờ lượng TSS, BOD5 trong nước ao giảm đến loại A của QCVN40:2011/BTNMT; hàm lượng amoni tăng nhưng giảm nhanh ở giai đoạn bèo tấm. Hàm lượng COD, BOD5, TP, nitrite, nitrate trong nước ao cá rô giảm đến ngày thứ 3 sau khi xử lý chế phẩm bio-floc đạt loại A của QCVN40 tuy nhiên hàm lượng PO43- tăng sau 24 giờ; hàm lượng TN và amoni tăng cao trong suốt 3 ngày xử lý và khi nước chuyển qua ao có bèo tấm, các chỉ tiêu này giảm đạt loại A của QCVN40; pH nước ao cá trung tính và ít thay đổi. Quy trình ứng dụng chế phẩm bio-floc xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở ao xử lý (3 ngày) và ao bèo tấm (2 ngày) thành công với những chỉ tiêu đạt loại A của QCVN40 trong thời gian ngắn với chi phí thấp.
Từ khóa: Bèo tấm, cá rô đồng, cá thát lát, chế phẩm bio-floc, xử lý nước

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Thế Vinh, Phan Thanh Quốc và Cao Ngọc Điệp. 2010. Phân lập và nhận diện vi khuẩn sản xuất chất kết tụ sinh học trong chất thải sữa và ứng dụng trong xử lý nước thải. Tạp chí Công nghệ sinh học 8 (3A): 805-809.

Cao Ngọc Điệp, Lê Thị Loan, Trần Ngọc Nguyên. 2010. Phân lập và nhận diện vi khuẩn sản xuất chất kết tụ sinh học và ứng dụng trong xử lý nước thải. Tạp chí Công nghệ sinh học 8(2): 253-264.

Cao Ngọc Điệp và Phạm Sĩ Phúc. 2013. Phân lập và nhận diện vi khuẩn sản xuất chất kết tụ sinh học trong nước rỉ rác và ứng dụng trong xử lý nước rỉ rác. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, phần A, 28a:86-92.

Đặng thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn và Cao Ngọc Điệp. 2013. Đa dạng di truyền của vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học phân lập từ bùn đáy ao nuôi cá tra Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc tổ chức ngày 27 tháng 9 năm 2013 tại Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, Quyển 1, 137-141.

Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn và Cao Ngọc Điệp. 2014a. Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học phân lập từ bùn đáy ao nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long trên môi trường polysacaride và ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra ở quy mô phòng thí nghiệm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 07:69-76.

Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn và Cao Ngọc Điệp. 2014b. Tối ưu hóa và ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học trên môi trường protein vào xử lý nước ao nuôi cá tra ở quy mô phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, phần B, 30b:13-21.

Deng, S.B., G. Yu and Y.P. Ting. 2005. Production of a bioocculant by Aspergillus parasiticusand its application in dye removal. Colloids Surf. B: Biointerfaces, 44:179-186.

Hiroaki, T., Kiyoshi K. 1985. Purification and chemical properties of a flocculant produced by Paecilomyces. Agric Biol Chem., 49: 3159–3164.

Huỳnh Văn Tiền, Đinh Thị Bé Hiền và Cao Ngọc Điệp. 2014. Tối ưu hóa khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học từ dòng vi khuẩn Bacillus megateriumLong An.51 và thử nghiệm xử lý nước thải sau biogas chuồng trại chăn nuôi heo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 13:66-71.

Takeda, M., J. Koizumi, H. Matsuoka and I. Hikuma. 1992. Factors affecting the activity of a protein bioflocculant produced by Nocardia amarae. J Ferment Bioeng., 74:408–409.

Toeda, K. and R. Kurane. 1991 .Microbial flocculant from Alcaligenes cupidusKT201. Agric Biol Chem., 55: 2793–2799.

Wang, Z., K. Wang and Y. Xie. 1995. Bioflocculant-producing microorganisms. Acta icrobiol Sin., 35: 121–129.