Nguyễn Phú Lộc * Diệp Văn Hoàng

* Tác giả liên hệ (nploc@ctu.edu.vn)

Abstract

Sine theorem in the triangle is an important theorem in geometry curriculum in secondary schools. Content of this theorem indicates the relationship between the angles, edges and circumscribed circle?s radius in a triangle. Thus, in applications to sine theorem for problem solving, it is possible to change a problem on the relationship among the sides of the triangle to the problem on the relationship among the angles and vice versa. In addition, the sine theorem has many practical applications; it is an opportunity that teachers can take advantage of to educate ?realistic mathematics? for their students. Sine theorem has many meanings as stated, what are mathematical organizations of the theorem in current textbooks? While solving the problems, have students used this theorem as a strategy? This paper will report the results of investigations of into textbooks and students in Phan Ngoc Hien secondary school, Bac Lieu province.
Keywords: Sine theorem, theorem teaching, mathematical organization, mathematical didactics, anthropological approach into mathematical didactics

Tóm tắt

Định lý sin trong tam giác là một những định lý quan trọng trong chương trình Hình học ở trường trung học phổ thông. Nội dung định lý này biểu thị mối quan hệ giữa các góc, cạnh và bán kính vòng tròn ngoại tiếp của tam giác. Nhờ vậy, trong ứng dụng để giải toán, định lý sin cho phép chuyển đổi bài toán về mối liên hệ giữa các cạnh của tam giác sang bài toán biểu thị mối liên hệ giữa các góc và ngược lại. Ngoài ra, định lý sin có nhiều ứng dụng trong thực tiễn; đây là cơ hội mà giáo viên có thể tận dụng để giáo dục tính thực tiễn của toán học cho học sinh. Định lý sin có nhiều ý nghĩa như đã nêu, thế thì các ?tổ chức toán học? định lý sin trong sách giáo khoa hiện hành ra sao? Trong giải toán về tam giác, học sinh có khuynh hướng chọn định lý sin như là một chiến lược giải hay không? Bài báo sẽ tường thuật kết quả khảo sát sách giáo khoa và khảo sát học sinh ở Trường trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu.
Từ khóa: Định lý sin, dạy học định lý, tổ chức toán học, didactic toán, tiếp cận nhân chủng trong Didactic toán

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bessot, A., Comiti, C., Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến, 2010. Những yếu tố cơ bản của Didactic toán. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Văn Như Cương & ctv, 2006a. Hình học 10 nâng cao. NXB Giáo dục Hà Nội

Văn Như Cương & ctv,2006b. Bài tập hình học 10 nâng cao.NXB Giáo dục Hà Nội.

Văn Như Cương & ctv,2006c. Hình học 10 nâng cao - Sách giáo viên. NXB Giáo dục Hà Nội.

Trần Anh Dũng, 2013. Dạy học khái niệm hàm số liên tục ở trường trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Trần Văn Hạo & ctv, 2006a. Hình học 10. NXB Giáo dục Hà Nội.

Trần Văn Hạo & ctv , 2006b. Bài tập Hình học 10. NXB Giáo dục Hà Nội.

Trần Văn Hạo & ctv, 2006c. Hình học 10 - Sách giáo viên. NXB Giáo dục Hà Nội.

Nguyễn Phú Lộc, 2008. Giáo trình xu hướng dạy học không truyền thống.Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Phú Lộc, 2014. Phương pháp nghiên cứu trong Giáo dục. NXB Đại học Cần Thơ.