Nguyễn Phan Khôi *

* Tác giả liên hệ (npkhoi@ctu.edu.vn)

Abstract

Copyright law plays an important role in the Vietnamese Civil Codes. During their development, these laws have been revised. Before 2005, as Law on Intellectual Property Rights had not been enacted, copyright was primarily regulated by delegated legislation. Since the Intellectual Property Law was passed in 2005, it codified all copyright provisions. In comparison with the previous rules, the new provisions define some basic changes such as eliminating the term ?work owner? and replacing it by ?copyrights owner?. However, the Intellectual Property Law contains some inconsistencies. For example, it accidentally repeats the old term in some provisions, and misses the provisions on the right of copyright owner to public his work. The Law, therefore, causes difficulties in copyright registration. This article examines these erroneous provisions and in the conclusion, gives suggestions to revise the related provisions.
Keywords: Intellectual property rights, Copyrights, Intellectual property right holder, copyrights owner, works owner, work, author, copyrights registration certificate

Tóm tắt

Các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các quy định pháp luật dân sự. Trong quá trình phát triển, các quy định này có sự khác biệt trong từng thời kì. Trước năm 2005, khi chưa có Luật sở hữu trí tuệ ra đời, các quy định liên quan đến quyền tác giả được đề cập đến chủ yếu bởi các văn bản dưới luật. Kể từ năm 2005, khi Luật sở hữu trí tuệ được ban hành, các quy định về quyền tác giả đã được thống nhất trong một quy định chung. So với các quy định cũ, thì các pháp luật hiện hành có một vài khác biệt mang tính chất cơ bản, rõ ràng nhất là việc bỏ khái niệm ?chủ sở hữu tác phẩm? và thay thế bằng khái niệm ?chủ sở hữu quyền tác giả?. Tuy nhiên, trong luật mới lại tồn tại một số điểm bất cập khi sử dụng lại các khái niệm cũ, bỏ sót quyền công bố tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả, gây khó khăn cho việc đăng kí quyền tác giả tại cơ quan quản lí nhà nước. Bài viết này nhằm chỉ ra các điểm bất hợp lí trong các quy định của luật, và đề xuất một số thay đổi nhằm hoàn thiện các quy định đó.
Từ khóa: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tác phẩm, tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Article Details

Tài liệu tham khảo

Công ước Berne 1886 về Bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Bộ luật dân sự 1995.

Bộ luật dân sự 2005.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994.

Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Lê Nết (chủ biên), 2014, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), 2005, Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng (bản dịch của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam –NOIP)