Hà Vũ Sơn * Dương Ngọc Thành

* Tác giả liên hệ (havuson@cantho.gov.vn)

Abstract

This study was conducted to compare the financial efficiency between model of applied advanced techniques (AAT) and model unapplication advanced techniques (UAT) in rice production of farmers in the Mekong Delta (MD). The data were collected from 750 rice farmers in the provinces of the MD. Analysis of financial ratios and Independent Simple T-test were applicated in this research. The results showed that AAT model achieved more financial performance than UAT model. The indicators such as: total cost, productivity, revenue and profit of AAT model were also higher UAT model. This is an important basis for the locals continue to promote application of advanced techniques in rice production, contributing to increased productivity, increase profitability, enhance revenue integration and improve the lives of rice farmers in the MD. Besides analyzing the results, the researcher also proposed some recommendations for stakeholders in rice production to improve efficiency of application advanced techniques toward cultivating of farming households. The recommendations towards objects, including: farmers, local governments and agencies, organizations institutes and universities.
Keywords: Application, advanced techniques, financial efficiency, rice production

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) và mô hình không ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 750 nông hộ sản xuất lúa thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL. ứng dụng phương pháp các tỷ số tài chính và kiểm định trung bình giữa hai tổng thể độc lập, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình sản xuất lúa có ƯDTBKT đạt hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình không ƯDTBKT. Các chỉ tiêu như: tổng chi phí, năng suất, doanh thu và lợi nhuận của mô hình sản xuất  có ƯDTBKT đều cao hơn mô hình không ƯDTBKT. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh công tác ƯDTBKT trong sản xuất lúa, góp phần tăng năng suất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL. Bên cạnh kết quả phân tích, nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị đối với các đối tượng liên quan trong sản xuất lúa của vùng nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong họat động canh tác của nông hộ. Các kiến nghị hướng đến các đối tượng bao gồm:nông hộ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, các tổ chức viện, trường.
Từ khóa: Ứng dụng, tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả tài chính, sản xuất lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Aldas Janaiah, M V Srinivasa Gowda, and P.G Chengappa, 2003. Profitability of Hybrid Rice Cultivation. Economic & Political, Vol XXXVIII, No.25, pp.178-189.

Đỗ Thị Diệp, Nguyễn Văn Nhiễm, (2010). “Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp, tập 8 số 3:519-528.

Flordeliza H.Bordey, (2004). “Socio-economic evaluation of hybrid rice production in the Philippnes”. Philippine Rice Research Institute, Maligaya Science of Muñoz, Nueva Ecija, Philippines.

Griliches, Z. 1958. Research cost and social returns: Hybrid corn and related innovations. Journal ofPolitical Economy, Vol 66 (5), pp. 419-31.

Huỳnh Trường Huy, (2007). “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Cần Thơ.

Khuda. B, Ishtiaq. H và Asif. M, (2005). “Impact assessment Of Zero-Tillage Technology In Rice-Wheat System: A Case Study From Pakistani Punjab”. Faculty of Agricultural Economics and Rural Sociology, University of Agriculture, Faisalabad.

Nguyen Quoc Nghi, (2010). “On Efficiency of Application of Technical Advances to Agriculture: The Case of Rice Production in Thanh Binh - Hong Ngu of Dong Thap province”. Economic Development Review; Number 190 - 2010.

Schultz, T.W, 1953. The economic organization of agriculture. New York: McGraw-Hill.