Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt *

* Tác giả liên hệ (thvtkiet@ctu.edu.vn)

Abstract

In recent years, glutinous rice is sold at higher price than rice. Consequently, many farmers have changed from rice to glutinous rice cultivation. However, the efficiency of glutinous rice production hasn not yet been evaluated, especially in consumer markets. Therefore, the the research ?Situation of glutinous rice distribution channel: case of Thu Thua and Chau Thanh district, Long An province? aimed to analyze the performance of glutinous rice distribution market and propose improvement solutions. The research used Structure ? Conduct ? Performance (SCP) model (Luu Thanh Duc Hai & et al., 2004) and value chain analysis methods (Vo Thi Thanh Loc, 2013) to recognize the conduct of glutinous rice distribution channel in Long An. The research showed that glutinous rice distribution channel has several actors such as farmers, collectors, millers-polishing and company. Beside, the results also indicated that glutinous rice volume exported about 70% of total volume the glutinous rice distribution channel. Glutinous rice was mainly exported to the Chinese market by a small quota through Lang Son border gate. Collectors play an important role in the glutinous rice distribution channel. Collectors traded more than 95% glutinous rice volumes. The linkage between the actors in channel was not good. The exporting companies mainly bought glutinous rice from collectors and millers - polishing. Between farmers and companies, there was lack of linkage. Furthermore, farmers were lack of market information and take more risks when price is often volatility (input and output price).
Keywords: Added value, Glutinous rice and Distribution channel

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, giá nếp có xu hướng tăng cao so với giá lúa. Do đó, nhiều nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng nếp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sản xuất nếp vẫn chưa được đánh giá, đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Cho nên, nghiên cứu ?Thực trạng kênh phân phối nếp tại hai huyện Thủ Thừa và Châu Thành? nhằm phân tích kết quả thực hiện thị trường của kênh phân phối nếp và đề xuất giải pháp phát triển. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tiếp cận theo mô hình SCP (S: cấu trúc thị trường, C: vận hành thị trường, P: kết quả thực hiện thị trường) (Lưu Thanh Đức Hải và ctv., 2004) và phương pháp phân tích chuỗi giá trị (Võ Thị Thanh Lộc, 2013) để biết được sự vận hành của kênh phân phối sản phẩm gạo nếp. Qua khảo sát cho thấy, kênh phân phối gạo nếp bao gồm các tác nhân: nông dân, thương lái, nhà máy xay xát - lau bóng, công ty kinh doanh nếp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng nếp xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong kênh phân phối gần 70%, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thông qua cửa khẩu Lạng Sơn. Thương lái đóng vai trò phân phối quan trọng với hơn 95% lượng nếp được bán thông qua thương lái. Sự liên kết giữa các tác nhân còn nhiều hạn chế, công ty xuất khẩu chủ yếu thu mua nếp từ thương lái và nhà máy xay xát - lau bóng, gần như không có sự liên kết giữa nông dân và công ty. Đặc biệt, nông dân rất thiếu thông tin thị trường và chịu nhiều rủi ro khi xảy ra biến động giá cả đầu vào vật tư nông nghiệp và đầu ra sản phẩm.
Từ khóa: Kênh phân phối, Gạo nếp, Giá trị gia tăng

Article Details

Tài liệu tham khảo

GTZ Eschborn, 2007. Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Cẩm nang ValueLinks.

Kaplinsky, R., and M. Morris, 2001. A Handbook for Value Chain Research, The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom.

Lưu Thanh Đức Hải và Lê Tiến Thuận, 2005. Cấu trúc thị trường và phân tích kênh phân phối: trường hợp sản phẩm heo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long (Mai Văn Nam), Nxb Giáo Dục, trang 108 - 124.

Lưu Thanh Đức Hải, Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2004. Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long (Mai Văn Nam), NXB Giáo Dục, trang 79 - 107.

Lưu Thanh Đức Hải, Thái Văn Đại và Lê Tiến Thuận, 2005. Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá ba sa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Từ Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long (Mai Văn Nam), Nxb Giáo Dục, trang 126 - 140.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013. Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp). Thành phố Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.