Dương Ngọc Thành * Nguyễn Vũ Phong

* Tác giả liên hệ (dnthanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The study uses data from interviewing 200 farm households cultivating mango in Dong Thap province. The sample consists of 134 farmers cultivating mango by traditional model and 66 farmers cultivating mango by GAP standard model (Good Agriculture Practice). The objective of the study are to assess the financial performance of two mango production models and suggest some solutions to improve mango production efficiency for farmers in Dong Thap province. The results of study showed that the mango production with model GAP standard had revenue, profit and financial indexes more efficient than production with model traditional mango. Through multiple regression analysis, the mango production of farmers are influenced by the following factors: investment costs, mango acreage, number of days of family labor, planting density, using wrap fruit. Study also proposed 2 groups solution: (i) development team producing solutions, (ii) group consumed product solutions to improve the efficiency of production and consumption for mango of farmers.
Keywords: Mango, traditional practice, GAP standard, production efficiency

Tóm tắt

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc phỏng vấn 200 nông dân trồng xoài tại tỉnh Đồng Tháp, trong đó có 134 nông hộ trồng xoài theo mô hình truyền thống và 66 nông hộ trồng xoài của mô hình tiêu chuẩn GAP (Thực hành nông nghiệp tốt). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài theo GAP và truyền thống, và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trồng xoài tại tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất xoài theo mô hình tiêu chuẩn GAP có doanh thu, lợi nhuận và chỉ số tài chính có hiệu quả cao hơn so với mô hình sản xuất xoài truyền thống. Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến, sản xuất xoài của nông dân bị tác động bởi các yếu tố: chi phí đầu tư, diện tích xoài, số ngày công lao động gia đình, mật độ trồng, sử dụng bao trái. Nghiên cứu cũng đề xuất 2 nhóm giải pháp: nhóm (i) các giải pháp phát triển sản xuất, và (ii) giải pháp nhóm tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài của nông dân.
Từ khóa: Xoài, Thực hành truyền thống, Tiêu chuẩn GAP, Hiệu quả sản xuất

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dương Ngọc Thành, 2012. Giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng xoài cát tỉnh Đồng Tháp. Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ.

Đỗ Minh Hiền và ctv, 2006. Phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. ViệnNghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.

Đinh Phi Hổ, 2011. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đông.

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Lê Thị Thu Oanh, 2011. Đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Luận văn Đại học ngành Kinh tế Nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Phước Tuyên, 2012. Báo cáo tình hình sản xuất xoài tỉnh Đồng Tháp. Hội thảo sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2012.

Chi cục thống kê Đồng Tháp, 2012. Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011.

Phan Thị Thanh Nhàn, 2011. Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng xoài ở Thành Phố Cần Thơ. Luận văn Đại học ngành Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, 2012. Báo cáo sơ kết các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản-thủy sản năm 2012.

Trần Văn Hâu, 2008. Sản xuất xoài rải vụ theo hướng GAP tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Hội thảo khoa học tại Bình Thuận.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, 2012. Báo cáo Tổng kết cây xoài năm 2012.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2012. Báo cáo tình hình Kinh tế-Xã hội năm 2012.

Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, 2012. Báo cáo tổng kết năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Ủy ban nhân dân Thành phố Cao Lãnh, 2013. Báo cáo Quý I năm 2013, phương hướng quý II năm 2013.

Võ Chí Cường, 2009. So sánh hiệu quả sản xuất xoài và xoài xen chanh tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ.

Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, 2013. Giáo trình Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (Ứng dụng trong lĩnh vực Nông nghiệp). Thành phố Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.