Ngày xuất bản: 23-04-2020

Ảnh hưởng của dịch chiết cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. et Phonn) đến chất lượng cá bớp phi lê (Rachycentron canadum) trong điều kiện bảo quản lạnh

Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Tomoaki Hagiwara, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Quốc Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng dịch chiết diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) trong bảo quản lạnh cá bớp. Cá bớp phi lê (16 miếng; 800-1200 g) được ngâm trong nước đá lạnh 30 phút ở nhiệt độ ≤ 4oC, sau đó vớt ra để ráo và cho vào túi PE và được bảo quản bằng nước đá trong thùng xốp được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng. Đối với nghiệm thức xử lý diệp hạ châu, 16 miếng cá bớp phi lê được nhúng trong dịch chiết diệp hạ châu nồng độ 0,02% trong 30 phút và bảo quản lạnh tương tự như nghiệm thức đối chứng. Thu mẫu được thực hiện vào các ngày 1, 5, 10 và 15. Các thông số được đánh giá bao gồm pH, nhiệt độ, cấu trúc, cảm quan, đạm bay hơi, tổng số vi khuẩn hiếu khí, chỉ số peroxyde, chỉ số TBARs, khả năng giữ nước, sự thay đổi màu sắc và độ ẩm của cơ thịt cá. Kết quả cho thấy cá bớp phi lê giữ được chất lượng và độ an toàn tốt trong 10 ngày bảo quản ở điều kiện lạnh, có và không có bổ sung dịch chiết diệp hạ châu. Tuy nhiên, cá bớp phi lê có sử dụng dịch chiết diệp hạ châu có chất lượng cảm quan (7,96) tốt hơn và tổng vi sinh vật hiếu khí (4,24 log10 CFU/g) thấp hơn so với mẫu đối chứng (7,00; 4,89 log10 CFU/g) sau 10 ngày bảo quản. Sau 15 ngày bảo quản số lượng vi khuẩn hiếu khí vượt quá mức cho phép, 106CFU/g.

Ảnh hưởng của độ mặn lên sự mẫn cảm của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

Tạ Cẩm Tú, Trương Quốc Phú, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá tính mẫn cảm của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, một tác nhân gây bệnh gan thận mủ, ở các độ mặn khác nhau. Cá tra thí nghiệm (25 ± 0,8 g/con) được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 20 con/bể (thể tích 60 L) chứa nước (0ppt) và sục khí liên tục. Độ mặn trong các bể thí nghiệm (gồm 18 bể) được điều chỉnh ở 3, 5, 8, 11 và 14 ppt. Cá được thuần dưỡng 7 ngày để thích nghi với các độ mặn khác nhau, sau đó được gây cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm liều LD50 với vi khuẩn E. ictaluri. Sau 14 ngày cảm nhiễm, cá ở độ mặn 11 và 14 ppt dễ mẫn cảm với vi khuẩn E. ictaluri và có tỷ lệ chết tích lũy cao hơn có ý nghĩa so với cá ở các độ mặn thấp hơn (P

So sánh đặc điểm hình thái của cá chốt sọc (Mystus mysticetus) ở U Minh Thượng với các vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Ngọc Trân, Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm so sánh đặc điểm hình thái của cá chốt sọc phân bố ở U Minh Thượng với các vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu cá được thu ở tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và U Minh Thượng – Kiên Giang (47-70 cá thể/ quần thể). Đặc điểm hình thái gồm chỉ tiêu đếm (số lượng tia, gai ở vi, số lược mang trên cung mang thứ I) và chỉ tiêu sinh trắc (tỉ lệ số đo phần thân và đầu trên chiều dài chuẩn và dài đầu) được phân tích sự khác biệt theo quần thể và giới tính. Kết quả cho thấy chỉ tiêu đếm tương đương giữa 4 quần thể. Các chỉ tiêu sinh trắc khác biệt có ý nghĩa (P

So sánh nuôi đơn và nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) - rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) trong đăng lưới với các mật độ khác nhau ở điều kiện không cho ăn

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đặng Trung Đoàn, Lam Mỹ Lan, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Hoàng Vinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) ở các mật độ khác nhau trong đăng lưới đặt trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến được thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí hai nhân tố gồm sáu nghiệm thức với hai hình thức nuôi (nuôi đơn và nuôi kết hợp với rong câu) và ba mật độ nuôi (2, 4 và 6 con/m2), mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Tất cả các nghiệm thức đều không cho ăn trong suốt quá trình nuôi. Tôm sú có khối lượng trung bình ban đầu 1,07 g được thả nuôi trong giai lưới 16 m2. Sau bốn tháng nuôi, tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của tôm nuôi kết hợp cao hơn có ý nghĩa thống kê (p

Hiện trạng khai thác và nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến nghề lưới đáy ven bờ, tỉnh Sóc Trăng

Hà Phước Hùng, Võ Lê Khánh Quỳnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nhận thức của ngư dân về tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề lưới đáy ven bờ tỉnh Sóc Trăng qua phỏng vấn 40 hộ ngư dân lưới đáy từ 01/2018 đến 6/2018. Kết quả cho thấy công suất tàu 32,7±13,9 CV; chiều dài tàu 12,09±1,63 m (8,0-15,0m); tải trọng 5,46±3,97 tấn. Chiều dài lưới 23,3±7,97 m; mở ngang 14,2±5,02 m; mở cao 5,35±2,71m; cỡ mắt lưới đụt 2a=12,7±0,46 mm. Ngư dân trung bình có 3,63±1,56 người/tàu, 47,9±13,7 tuổỉ và mức học vấn thấp (80%). Thời gian khai thác là 6,2±3,1 ngày/tháng và mùa vụ khai thác chính từ tháng 01- 6 hàng năm. Sản lượng khai thác 191,9±152,8 kg/ngày/hộ (11,9±10,0 tấn/năm/hộ). Tổng chi phí đầu tư 124,1± 54,1 triệu đồng/tàu và chi phí biến đổi 1,36±0,79 triệu đồng/hộ/ngày. Doanh thu đạt 2,24±0,88 triệu đồng/ngày và tỷ suất lợi nhuận 0,53±0,47 lần. Có 77,5% ngư dân sống dựa vào khai thác. Có 55% ngư dân nhận thức biểu hiện của biến đổi khí hậu qua tần suất, cường độ gió, bão ngày càng mạnh, mùa vụ xuất hiện nguồn lợi không theo qui luật và khó dự đoán. Chỉ 45% ngư dân là có một số ứng phó tạm thời với biến đổi khí hậu. Nhìn chung, nghề lưới đáy có sản lượng thấp, thu nhập không ổn định, bị tác động của thời tiết và lệnh cấm khai thác nên ngư dân mong được các hỗ trợ để ổn định cuộc sống.

Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số chất chiết thảo dược lên vi nấm gây bệnh trên cá lóc

Đặng Thụy Mai Thy, Trần Thị Tuyết Hoa, Bùi Thị Bích Hằng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của chất chiết thảo dược đến vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của năm chất chiết thảo dược gồm cỏ lào (Chromolaena odorata), cỏ xước (Achyranthes aspera), đu đủ (Carica papaya), tía tô (Perilla frutescens) và trứng cá (Muntingia calabura) được thực hiện với vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. gây bệnh trên cá lóc. Kết quả cho thấy chất chiết tía tô có hiệu quả kháng nấm tốt hơn so với các chất chiết thảo dược còn lại. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tía tô có hiệu quả tốt nhất đối với sợi nấm và bào tử Achlya sp. và Saprolegnia sp. ở nồng độ 1,6 mg/mL sau 24 giờ. Chất chiết cỏ lào và cỏ xước có có khả năng kháng sợi nấm và bào tử ở nồng độ 3,2 mg/mL. Sợi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. vẫn phát triển khi ngâm trong chất chiết đu đủ ở các nồng độ 100, 50, 25, 12,5 and 6,4 mg/mL.

Ảnh hưởng của cao chiết cây hương thảo đến chất lượng chả cá từ cá thát lát còm và dè cá tra trong điều kiện bảo quản lạnh

Nguyễn Lê Anh Đào, Kazufumi Osako, Huỳnh Thị Kim Duyên, Toshiaki Ohshima, Nguyễn Thị Như Hạ, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của cao chiết hương thảo đến sự biến đổi chất lượng của chả cá thát lát còm (Chitala chitala) và dè cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong quá trình bảo quản lạnh. Chả cá được bổ sung cao chiết hương thảo với các nồng độ 13 mg/kg và 156 mg/kg và mẫu đối chứng (không phối trộn cao chiết). Các mẫu được xử lý cao chiết hương thảo, hấp chín, bao gói chân không trong túi PA và được bảo quản trong tủ mát. Mẫu được thu vào các tuần 0, 1, 2, 3 để phân tích các chỉ tiêu pH, tổng số vi khuẩn hiếu khí, cảm quan, chỉ số oxy hóa chất béo PV và TBARs. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phối trộn cao chiết hương thảo nồng độ 156 mg/kg giúp cải thiện các tính chất của chả cá về đặc điểm cảm quan, tổng số vi khuẩn hiếu khí và khả năng chống oxy hóa chất béo tốt hơn so với các nghiệm thức khác. Sản phẩm chả cá vẫn được duy trì chất lượng về mặt vi sinh và cảm quan sau 2 tuần bảo quản lạnh.

Biến động quần thể cá lành canh vàng (Coilia rebentischii) ở sông Cửa Lớn, tỉnh Cà Mau

Trần Đắc Định, Nguyễn Thị Vang, Đinh Minh Quang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ 12/2017 đến 02/2019 nhằm xác định các thông số sinh học quần thể của cá lành canh vàng, một trong những loài cá có giá trị thương phẩm, từ đó làm cơ sở đánh giá hiện trạng và khai thác bền vững nguồn lợi cá này ở sông Cửa Lớn, tỉnh Cà Mau. Kết quả phân tích 2.196 mẫu cá được thu định kỳ hai tháng/lần vào con nước rong bằng lưới te cho thấy phương trình đường cong tăng trưởng von Bertalanffy và hằng số tăng trưởng của loài cá này lần lượt là Lt=16,8×(1-e-0,68×(t+0.28)) và F’ = 2,28. Hệ số chết tổng (Z), hệ số chết tự nhiên (M) và hệ số chết khai thác (F) lần lượt là 2,28/năm, 1,68/năm và 0,60/năm. Cường lực khai thác đối với loài này vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép do hệ số khai thác (E = 0,260) thấp hơn hệ số khai thác tối ưu (E50 = 0,342). Chiều dài khai thác đầu tiên L50 = 7,0 cm và quần thể cá lành canh vàng được bổ sung 2 lần trong năm (vào tháng 7 và tháng 11). Mặc dù thuộc nhóm tăng trưởng cao và còn nhiều tiềm năng khai thác, tuy nhiên chiều dài khai thác đầu tiên tương đối nhỏ, do đó cần tăng kích thước mắt lưới của ngư cụ khai thác để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn lợi của loài cá này.

Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus spp. trên tuyến sông Mỹ Thanh, Sóc Trăng

Phạm Thị Tuyết Ngân, Vũ Ngọc Út, Nguyễn Hoàng Nhật Uyên, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong nước và bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh: đầu nguồn (nhánh rẽ Nhu Gia); giữa nguồn (Mỹ Thanh 1 và cuối nguồn (cửa sông Mỹ Thanh 2). Mẫu được thu mỗi tháng một lần từ tháng 7/2017 đến 6/2018 vào lúc nước ròng. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp gia nhiệt (80⁰C trong 30 phút) và đếm khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc cho vi khuẩn Bacillus. Kết quả cho thấy mật độ Bacillus trong nước và trong bùn dao động lần lượt là 7,1×101 - 5,4×103 CFU/mL và 8,1×103 - 1,6×106 CFU/g. Mật độ Bacillus cao nhất ở đầu nguồn và thấp nhất ở cuối nguồn trong suốt quá tình thu mẫu. Khuynh hướng chung của mẫu nước và bùn là dao động nhiều ở cuối nguồn và ổn định ở đầu và giữa nguồn. Mật độ Bacillus ở trong nước và bùn có khuynh hướng giảm khi độ mặn tăng, điều này có thể do hàm lượng chất hữu cơ ở đầu nguồn cao nhất so với hai điểm còn lại nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Bacillus phát tiển tốt nhất.

Đặc điểm sinh học sinh sản và mùa vụ sinh sản của tôm mũ ni (Thenus orientalis) tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Quang Nhã, Cao Mỹ Án, Trần Ngọc Hải, Trần Đắc Định, Lý Văn Khánh, Trần Nguyễn Duy Khoa
Tóm tắt | PDF
Tôm mũ ni (Thenus orientalis) là một trong số các loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Mẫu tôm mũ ni được thu hàng tháng tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 để nghiên cứu sự phát triển của tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản. Kết quả phân tích 249 mẫu tôm thu được cho thấy tỷ lệ đực: cái và kích thước của loài tôm này khá biến động, trong đó cá thể cái luôn có kích thước lớn hơn cá thể đực. Màu sắc và kích thước của noãn sào tôm cái thay đổi theo giai đoạn thành thục sinh sản, tuy nhiên các đặc điểm này không thể hiện rõ ở tôm đực. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm cái ở giai đoạn sinh sản đạt tỷ lệ cao vào tháng 2 (53,8 %), 5 (60,0 %) và tháng 9 (53,8 %). Kích thước trứng của tôm cái cũng đạt cao vào các tháng kể trên là 113,9 ± 11,8 µm; 146,0± 15,2 µm và 149,6± 12,9 µm.  Nghiên cứu này góp phần cung cấp những thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản của tôm mũ ni, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phục vụ cho sản xuất giống.

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Quốc Thịnh, Masashi Maita, Trần Minh Phú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở 2 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và các bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả cho thấy bệnh phân trắng xuất hiện trên cả 2 mô hình (ao đất và ao lót bạt) với tỉ lệ 56,6%. Bệnh đỏ thân ghi nhận tỷ lệ 40% trên ao đất và 3,3% trên ao lót bạt. Bệnh gan tụy cấp tính xuất hiện với tỷ lệ lần lượt là 26,6% và 36,6% trên ao đất và ao lót bạt. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là cotrim (23,3%), amoxcillin (20%) và ciprofloxacin (13,3%). Hầu hết các hộ nuôi sử dụng chế phẩm vi sinh, các loài vi sinh vật phổ biến sử dụng bao gồm Bacillus subtilis, B. licheniformis, B. megaterium. Kết quả khảo sát cho thấy việc cần thiết tổ chức tập huấn về sử dụng thuốc và hóa chất cho người nuôi tôm, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản.

Nghiên cứu trích ly hydroxyapatite từ xương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Hồ Quốc Phong, Nguyễn Văn Nhã, Phan Đình Khôi, Yasuaki Takagi, Trần Minh Phú, Huỳnh Liên Hương, Lê Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Bích Thuyền
Tóm tắt | PDF
Hydroxyapatite (HA) là một loại khoáng calcium phosphate tồn tại trong xương động vật và có tính tương hợp sinh học tốt. Vì thế, nghiên cứu được tiến hành nhằm sản xuất hydroxyapatite từ xương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Sau khi được xử lý với dung dịch NaOH loãng và cồn, xương cá được nung ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ và được nghiền thành bột bằng máy nghiền bi. Bột xương cá sau đó được chuyển hóa thành HA. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của HA như nồng độ H3PO4, nhiệt độ phản ứng, pH dung dịch phản ứng, nhiệt độ nung và thời gian nung HA được tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy, có thể sản xuất HA dạng hạt với kích thước tinh thể khoảng100 nm và kích thước hạt khoảng 1.100 nm khi phản ứng chuyển hóa bột xương cá được thực hiện ở điều kiện H3PO4 60 mM, nhiệt độ phản ứng 90℃, pH 11 và nung ở 1.000 ℃ trong thời gian 2 giờ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme tiêu hóa, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn giống

Đỗ Thị Thanh Hương, Lê Thanh Đăng, Nguyễn Tính Em, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hoạt tính enzyme tiêu hóa trên cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (C1). Thí nghiệm được tiến hành với bốn mức nhiệt độ 27-28℃; 30-31℃; 33-34℃ và 36-37℃ trong bể 200-L ở độ mặn 25‰. Tăng trưởng khối lượng và chiều rộng của cua ương ở nhiệt độ 27-28℃ thấp nhất có ý nghĩa thống kê (p

Sử dụng thức ăn bổ sung diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria) phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Bùi Thị Bích Hằng, Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất chiết diệp hạ châu lên khả năng phòng bệnh gan thận mủ của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức gồm 0 (đối chứng), 1 và 2% chất chiết diệp hạ châu. Sau 4 tuần thí nghiệm, cá được tiêm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri Thu mẫu máu cá vào tuần thứ 2, 4 của thí nghiệm. và ngày thứ 3 sau cảm nhiễm để phân tích các chỉ tiêu miễn dịch. Tỉ lệ chết của cá sau cảm nhiễm cũng được ghi nhận. Kết quả cho thấy, mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào đơn nhân, lympho và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức bổ sung diệp hạ châu đều tăng cao hơn đối chứng (P

Ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật lên tỉ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột

Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Hồng Quyết Thắng, Võ Thành Toàn
Tóm tắt | PDF
Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng quyết định đến tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hyphophthalmus) bột. Duy trì mật độ phiêu sinh vật từ 5-7 con/mL và mật độ tảo từ 0,15-0,3 triệu tế bào/mL, tỉ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (30,1±5,7%) khi gia tăng mật độ ương cá gấp 5 lần (5 cá/L) so với mật độ ương trong ao đất. TLS của cá tra bột chịu tác động tương tác (p

Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo mùa của họ cá đù (Sciaenidae) ở vùng cửa sông ven biển Tây tỉnh Cà Mau

Nguyen Thi Vang, Dương Trí Dũng, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện ở vùng cửa sông Cửa Lớn và Bảy Hạp ở tỉnh Cà Mau, từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019, nhằm xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của họ cá đù. Mẫu cá được thu bằng lưới te, định kỳ 2 tháng/lần (12 đợt thu mẫu). Độ mặn ở vùng nghiên cứu dao động trung bình từ 25-28 ‰ (sông Cửa Lớn) và 21-25 ‰ (sông Bảy Hạp). Kết quả nghiên cứu xác định được 10 loài cá đù; trong đó thành phần loài cá đù ở sông Cửa Lớn đa dạng hơn sông Bảy Hạp. Hầu hết các loài cá đù phân bố tại các điểm thu mẫu, cả vào mùa mưa và mùa khô. Ở sông Bảy Hạp, mức độ phong phú của họ cá đù giảm dần từ bên trong ra đến khu vực cửa sông với CPUE từ 5,2 - 0,05 g/ha. Điểm phong phú nhất  là ở Chà Là (3,3 g/ha) và Bảy Hạp (2,79 g/ha) vào cả mùa khô và mùa mưa. Trong khi đó ở sông Cửa Lớn, mức độ phong phú tăng dần từ bên trong sông ra vùng cửa sông (2,89 – 27,66 g/ha). Vào mùa mưa, mức độ phong phú cao nhất là ở Sa Phô (31,16 g/ha) và thấp nhất là ở Ông Trang (0,12 g/ha).

Biến động thành phần thực vật nổi theo mùa ở vùng cửa sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Khiếm, Vũ Ngọc Út, Âu Văn Hóa, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thanh Phương, Trang Nguyen Cong
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự biến động thành phần thực vật nổi theo mùa ở vùng cửa sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng. Mẫu thực vật nổi được thu mỗi tháng 1 lần vào thời điểm nước lớn và nước ròng tại 3 vị trí trong thời gian 12 tháng (từ tháng 07/2017-06/2018). Kết quả đã xác định được tổng cộng 221 loài thực vật nổi, trong đó ngành tảo khuê có 97 loài (44%), tảo lục với 54 loài (24%), các ngành tảo còn lại từ 16-35 loài (7-16%). Thành phần loài thực vật nổi vào mùa khô đa dạng hơn mùa mưa và thời điểm nước lớn có thành phần loài cao hơn thời điểm nước ròng. Tảo khuê luôn chiếm ưu thế qua các giai đoạn khảo sát. Mật độ tảo trung bình vùng cửa sông Hậu vào mùa mưa và mùa khô lần lượt từ 49.595±14.542 đến 83.246±29.639 cá thể (ct)/L và từ 57.745±37.505 đến 109.105±78.261 ct/L. Nhiệt độ và pH không có mối tương quan chặt chẽ với thành phần thực vật nổi ở vùng cửa sông Hậu. Mật độ tảo có mối tương quan thuận có ý nghĩa (P

Đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu Nibea soldado (Lacepède, 1802)

Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Naoki Tojo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu Nibea soldado (Lacepède, 1802) được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Cà Mau. Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng bằng tàu lưới kéo đáy (công suất máy tàu 70 CV) với hai  nhóm kích cỡ gồm nhóm cá ở giai đoạn sinh trưởng (cá nhỏ có có chiều dài tổng trong khoảng 114-170 mm) và nhóm cá ở giai đoạn sinh sản (cá lớn có chiều dài tổng 209-370 mm). Kết quả cho thấy cá sửu có miệng rộng, rạch miệng dài, xiên; xương hàm phát triển; lược mang thưa, ngắn và cứng để giữ thức ăn; thực quản ngắn, vách dày, có nhiều nếp gấp; dạ dày hình túi, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp; manh tràng có 8-9 ống với một đầu bịt kín gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột; ruột ngắn, vách dày, xếp gấp khúc dạng chữ S. Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của ruột cá sửu (RLG)

Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) giống trong ao đất

Lê Quốc Việt, Kotani Tomonari, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh, Trần Nguyễn Duy Khoa, Lê Văn Thông
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ương cá nâu trong ao đất với mật độ khác nhau nhằm xác định mật độ ương thích hợp cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu từ giai đoạn cá hương lên cá giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ (10, 20 và 30 con/m2) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 2 lần. Ao ương có diện tích 100 m2 và nước có độ mặn 15‰. Cá có khối lượng và chiều dài ban đầu lần lượt là 0,11±0,02 g, 11,2±0,1 mm. Sau 56 ngày ương, chiều dài và khối lượng của cá nuôi ở mật độ 10 và 20 con/m2 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với với mật độ nuôi 30 con/m2 (p0,05).

Ảnh hưởng của cao chiết trà xanh (Camellia sinensis) đến chất lượng chả cá điêu hồng (Oreochromis sp.) bảo quản lạnh

Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Tomoaki Hagiwara, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Quốc Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống oxi hóa và kháng khuẩn của cao chiết trà xanh đến chất lượng chả cá điêu hồng trong điều kiện bảo quản lạnh. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức. cao chiết trà xanh với các nồng độ khác nhau: 0% (nghiệm thức đối chứng), 7,63 mg/kg, 625 mg/kg phối trộn với thịt cá xay nhuyễn. Mẫu sau đó được quết, định hình chả cá và hấp trong 10 phút, để nguội. Mỗi nghiệm thức gồm 80 mẫu (20 g/mẫu) chia đều cho 4 túi PE và bảo quản lạnh trong tủ mát (

Độc cấp tính và ảnh hưởng của quinalphos đến enzyme cholinesterase ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Nguyễn Văn Công, Mitsunori Tarao, Đào Kim Thoa, Trần Sỹ Nam
Tóm tắt | PDF
Độc cấp tính và ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất quinalphos đến enzyme cholinesterase (ChE) ở tôm càng xanh(Macrobrachium rosenbergii)giai đoạn hậu ấu trùng 34 ngày tuổi được đánh giánhằm xác định giá trị LC50 của hoạt chất này và ảnh hưởng của thuốc đến ChE trong cơtôm ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết. Phương pháp nước tĩnh, không thay nước được áp dụng để xác định LC50vàảnh hưởng của quinalphos ở nồng độ 1%, 10% và 20% LC50-96h đến ChEcủa tômtrong 48 giờ. Kết quả ghi nhậnquinalphos rất độc đối với tôm càng xanh, LC50-96h là 0,69 µg/L. ChE ở thịt tôm rất nhạy cảm với hoạt chất quinalphos; ở nồng độ 1%LC50-96h, quinalphos đã gây ức chế ChE ở cơ tôm đến mức có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho đa số thủy sinh vật. Tỷ lệ ức chế ChE đạt cao nhất ở thời điểm 24 giờ sau phơi nhiễm và lần lượt là 43,3%, 44,1% và 58,6% ởcác nghiệm thức 1%, 10% và 20% LC50-96 giờ. Kết quả cho thấy quinalphos độc cấp tính cao đối với tôm càng xanh giai đoạn hậu ấu trùng và ChE tôm rất nhạy cảm với thuốc này.

Hoạt tính kháng khuẩn của một số chất chiết thảo dược kháng Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi gây bệnh ở tôm biển

Trần Thị Tuyết Hoa, Bùi Thị Bích Hằng, Hồng Mộng Huyền, Trần Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Trọng Tuân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết thảo dược trên vi khuẩn gây bệnh tôm - Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của các chất chiết xuất với vi khuẩn gây bệnh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và phương pháp pha loãng đa nồng độ. Kết quả ghi nhận: (i) chất chiết diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), lựu (Punica granatum) và trà xanh (Camellia sinensis) có khả năng ức chế đồng thời V. parahaemolyticus và V. harveyi; (ii) chất chiết hồng ri (Cleome spinosa) và hoa ngũ sắc (Agerantun conyzoides) chỉ có hoạt tính kháng khuẩn V. harveyi. Bên cạnh đó, chất chiết tra (Thespesia populnea), tía tô (Perilla frutescens), cỏ lào (Chromlacna odorata), đu đủ (Carica papaya) và chùm ngây (Moringa oleifera) không có hoạt tính kháng V. parahaemolyticus. (iii) Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ được xác định có chứa alkaloids, flavonoids, steroid và triterpenoids, đường khử, tanins và sesquiterpene lactones. Trong đó, hàm lượng polyphenols tổng là 28,6±0,9 mg GAE/g và flavonoids tổng là 341±2,4 mg QE/g.

Nghiên cứu ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofioc với các nguồn carbon bổ sung khác nhau

Châu Tài Tảo, Nguyễn Văn Hòa, Trần Ngọc Hải, Trần Nguyễn Duy Khoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định nguồn carbon thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm chân trắng ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm một thí nghiệm với 5 nghiệm thức: (i) không bổ sung nguồn carbon (đối chứng), (ii) bổ sung nguồn carbon từ bột mì, (iii) bổ sung nguồn carbon từ cám lau mịn; (iv) bổ sung nguồn carbon kết hợp giữa cám lau mịn và bột mì với tỉ lệ 1:1, và (v) bổ sung nguồn carbon từ đường cát. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Bể ương có thể tích 500 Lít, độ mặn 30‰, mật độ ương 150 ấu trùng/lít. Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài hậu ấu trùng 12 ngày tuổi (PL12) ở nghiệm thức bổ sung đường cát (10,18±0,15 mm) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (52±5,1%) và năng suất (78±8 con/lít) của PL12 ở nghiệm thức bổ sung đường cát là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Phân tích kênh phân phối và giá trị gia tăng của cá chét (Eleutheronema tetradactytum) khai thác bằng lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu

Đặng Thị Phượng, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Toàn, Huỳnh Văn Hiền, Naoki Tojo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 nhằm mô tả được kênh phân phối và phân tích giá trị gia tăng của sản phẩm cá chét khai thác lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu. Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 70 tàu khai thác cá chét với lưới rê, năm thương lái và 15 vựa thu mua thủy hải sản. Kết quả cho thấy cá chét được phân phối chủ yếu theo kênh 1: Ngư dân đến Vựa thu mua đến Xuất khẩu, chiếm 67,6% sản lượng cá chét toàn chuỗi. Đối với kênh này tổng GTGT toàn chuỗi là 205,8 ngàn đồng, trong đó ngư dân nhận được 90,3% và vựa thu mua là 9,7% tổng GTGT. Ngư dân mang về lợi nhuận là 173,8 ngàn đồng/kg (chiếm 93,0% tổng lợi nhuận) và tỷ suất sinh lời là 3,8 lần. Vựa thu mua mang về lợi nhuận là 13 ngàn đồng/kg (chiếm 7,0% tổng lợi nhuận) và tỷ suất sinh lời là 0,06 lần. Để nâng cao hiệu quả cho chuỗi giá trị cá chét khai thác lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu cần có sự liên kết chuỗi nhằm chia sẻ lợi nhuận và rủi ro trong sản xuất.

Đánh giá hoạt tính của vi khuẩn Lactobacillus từ ruột tôm thẻ chân trắng có tiềm năng probiotic để bổ sung vào thức ăn tôm

Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải, Vũ Ngọc Út, Nguyễn Hoàng Nhật Uyên, Phạm Thị Tuyết Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. từ ruột tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có đặc tính probiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thâm canh. Tổng cộng 120 mẫu tôm được thu từ 12 ao tôm thuộc bốn tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả phân lập được 141 chủng trên môi trường MRS agar. Kết quả kiểm tra đặc điểm sinh hóa cho thấy 23 chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. được chọn có hình cầu, hình que ngắn, gram dương, phản ứng oxidase và catalase âm tính. Kết quả xác định tính đối kháng và khả năng sinh bacteriocin thu được 10 chủng vi khuẩn bao gồm TV32, TV21, TV17, BL11A, DH5B, CM2B, DH3D, DH7D, DH9C, ST11. Các chủng này thể hiện tính đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, với đường kính kháng khuẩn trung bình từ 7,0-11,5 mm. Trong số các chủng này, chủng TV32 có hoạt tính enzyme protease, leu-aminopeptidase, và a-amylase cao và có thể được sử dụng cho các nghiên cứu in vivo để phát triển sản phẩm probiotic cho nuôi tôm thẻ chân trắng.

Hiện trạng khai thác và nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến nghề lưới kéo ven bờ, tỉnh Sóc Trăng

Hà Phước Hùng, Võ Lê Khánh Quỳnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nhận thức của người khai thác lưới kéo ven bờ về tác động của biến đổi khí hậu đã được thực hiện từ tháng 01-06/2018 tại tỉnh Sóc Trăng. Kết quả cho thấy, tàu có công suất 39,9±18,8 CV; chiều dài 12,16±1,11 m; trọng tải 5,63±2,94 tấn. Cỡ mắt lưới đụt 21,2±7,0 mm. Số lao động trên tàu 2,98±0,95 người/tàu, (70,58% lao động là từ gia đình). Tuổi ngư dân trung bình 45,7±11,2 tuổi. Có 77,5% ngư dân có trình độ học vấn dưới cấp hai. Mùa vụ chính từ tháng 4-7. Sản lượng khai thác 9,3±6,2 tấn/năm/tàu. Tổng chi phí đầu tư 117,62±59,57 triệu đồng/tàu. Chi phí biến đổi 1.458,1±542,6 ngàn đồng/ngày. Doanh thu 2,14±0,62 triệu đồng/ngày. Tỷ suất lợi nhuận 0,35±0,21 lần. Có 42% ngư dân cho rằng sản lượng khai thác giảm là do khai thác quá mức, 40% do biến đổi khí hậu. Có 72,5% ngư dân được tuyên truyền về biến đổi khí hậu, nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện trạng khai thác suy giảm nghiêm trọng và tác động của biến đổi khí hậu đang làm cho ngư dân ngày càng khó khăn thêm, cần có các giải pháp đồng bộ để giúp đỡ ngư dân, nhưng cần hạn chế việc dùng lưới kéo để khai thác ven bờ, nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ tỉnh Sóc Trăng trong tương lai.

Tăng trưởng của cá giống trê vàng (Clarias macrocephalus) lai giữa ba nguồn cá bố mẹ

Dương Thúy Yên, Nguyen Thanh Tuan, Đặng Trung Pha, Nguyễn Văn Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm so sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng ở giai đoạn giống được lai từ ba nguồn gồm cá tự nhiên Cà Mau (CM) và Long An (LA) và cá nuôi Cần Thơ (CT). Cá bột của 8 tổ hợp lai được ương trên bể (500 L) theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2 đến 30 ngày tuổi (2 con/L) và giai đoạn 2  từ 30 đến 75 ngày (1 con/3L). Kết quả ương giai đoạn 1 cho thấy chiều dài và khối lượng của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, dao động tương ứng 27,4 – 34,8 mm và 0,22 – 0,46 g. Ở giai đoạn 2, cá CMxCT đạt cỡ lớn nhất (62,0 mm và 2,81 g), khác biệt có ý nghĩa so với tổ hợp lai khác (P

Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ màng hạt gấc (Momordica cochinensis Spreng) trong quá trình bảo quản dầu cá

Nguyễn Lê Anh Đào, Kazufumi Osako, Huỳnh Thị Kim Duyên, Toshiaki Ohshima, Nguyễn Thị Như Hạ, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh
Tóm tắt | PDF
Màng hạt gấc được biết đến là một chất nhuộm màu tự nhiên có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ màng hạt gấc, cung cấp thông tin cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng cao chiết trong việc bảo quản dầu cá. Trong nghiên cứu này, màng hạt gấc được tiền xử lý với acid ascorbic trong 96 h. Mẫu không ngâm trong acid ascorbic là mẫu đối chứng. Sau đó các mẫu được tiếp tục chiết trong dung môi ethanol 96% để thu được cao chiết từ màng hạt gấc. Việc đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết được xác định thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng hàm lượng phenolic có trong cao chiết. Cao chiết được bổ sung vào dầu cá biển và dầu cá hồi nhằm xác định khả năng chống oxy hóa các mẫu dầu ở nhiệt độ 60°C qua các chỉ số Peroxide (PV) và TBARS. Kết quả cho thấy, việc tiền xử lý màng hạt gấc bằng acid ascorbic có khả năng bảo vệ hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn so với mẫu đối chứng. Sự khác biệt về chỉ số peroxide và TBARS trong 12 ngày bảo quản mẫu dầu cá biển và dầu cá hồi ở 60oC cho thấy khả năng ứng dụng cao chiết từ màng hạt gấc đã qua xử lý acid ascorbic trong bảo quản các loại dầu khác nhau.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Trần Lưu Khoang, Trương Quốc Phú, Đặng Thị Hoàng Oanh, Ngô Chí Nguyện
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tính mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), ở nhiệt độ môi trường nuôi khác nhau. Tôm thí nghiệm (1,5 ± 0,13 g /con) được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 30 con / bể (thể tích 150 L), trong điều kiện môi trường nước mặn 15 ppt và sục khí liên tục. Nhiệt độ trong các bể thí nghiệm (gồm 12 bể) được điều chỉnh ở 28°C, 30°C, 32°C và 34°C. Tôm được thuần dưỡng trong ba ngày để thích nghi với các mức nhiệt độ thí nghiệm. Sau đó, ba bể tôm ở mỗi mức nhiệt độ được gây cảm nhiễm với V. parahaemolyticus. Sau 14 ngày cảm nhiễm, tôm nuôi ở nhiệt độ 34°C dễ mẫn cảm với vi khuẩn V. parahaemolyticus và có tỷ lệ chết tích lũy cao hơn đáng kể (96,7 ± 2,9%) so với tôm nuôi ở các mức nhiệt độ thấp hơn (P

Thành phần loài cá trong vùng đệm khu bảo tồn U Minh Thượng và U Minh Hạ

Nguyễn Thị Ngọc Trân, Nguyễn Thanh Lăm, Huỳnh Bảo Anh Quân, Trần Đắc Định, Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Vườn Quốc Gia U Minh gồm khu vực VQG U Minh Thượng (UMT, Kiên Giang) và U Minh Hạ (UMH, Cà Mau) với hệ sinh thái đặc biệt của rừng tràm úng phèn là nơi cư trú của nhiều loài cá nước ngọt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thành phần loài cá phân bố ở khu vực xung quanh hay còn gọi là vùng đệm UMT và UMH. Sau thời gian thu mẫu (từ 09/2017 đến 08/2019), kết quả đã ghi nhận được 54 loài cá thuộc 40 giống, 23 họ và 10 bộ phân bố ở khu vực UMT và 31 loài cá thuộc 22 giống, 13 họ và 6 bộ phân bố ở UMH. Cả hai khu vực đều có thể hiện sự đa dạng về số loài trong bộ cá chép (Cypriniformes) và bộ cá vược (Perciformes). Tuy nhiên, khu vực UMT có sự phong phú và đa dạng hơn về số lượng và thành phần loài cá so với khu vực UMH, cụ thể là có 4 bộ, 10 họ và 20 giống cá chỉ xuất hiện ở khu vực UMT với đại diện các loài cá như cá ba kì đỏ, cá cơm, cá chạch khoang, cá sơn bầu,… Ngược lại, hai loài cá tráo và cá sơn xiêm chỉ xuất hiện ở UMH nhưng không thu được ở UMT. Sự khác biệt trên có thể do sự khác nhau về trao đổi nước ngọt giữa khu vực trong và ngoài vườn quốc gia cũng như mức độ nhiễm phèn ở cả hai khu vực nghiên cứu.

Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)

Lý Văn Khánh, Cao Mỹ Án, Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) ương trong hệ thống tuần hoàn nước. Thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2018. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau: (1) thức ăn công nghiệp, (2) thức ăn công nghiệp kết hợp cá tạp và (3) cá tạp. Cá chim vây vàng giống có khối lượng 3,96±0,54 g/con được bố trí ương trong bể nhựa 500 L với hệ thống nước lọc tuần hoàn, có sục khí ở mật độ 30 con/bể và ở độ mặn 20‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Kết quả sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp (0,24 g/ngày và 0,77 %/ngày) và thức ăn công nghiệp kết hợp cá tạp (0,21 g/ngày và 0,42 %/ngày) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p

Chu kỳ sinh sản của bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791) phân bố tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Quang Nhã, Cao Mỹ Án, Trần Ngọc Hải, Trần Đắc Định, Lý Văn Khánh
Tóm tắt | PDF
Bào ngư bầu dục (Haliotis ovina) là loài động vật thân mềm chân bụng có giá trị kinh tế cao, là loài hải sản nổi tiếng hiện đang được ưa chuộng tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Mẫu bào ngư bầu dục được thu tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng biển Tây Nam của Việt Nam từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để nghiên cứu về sự phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản. Tổng số 222 cá thể bào ngư đã được thu thập và cho thấy tỷ lệ cá thể đực là 52,3% và cái là 47,7%. Chỉ số thành thục sinh dục của bào ngư đực cao nhất vào tháng 11 và tháng 12 (từ 3,38 đến 3,70), trong khi đó bào ngư cái thành thục sinh dục cao nhất vào tháng 1 và tháng 2 (3,21 - 3,83). Kích thước trứng của bào ngư cái cũng đạt cao nhất vào hai tháng kể trên (83,28 và 81,72 µm tương ứng với tháng 1 và 2).  Số liệu về tỷ lệ tham gia sinh sản cho thấy bào ngư ở đảo Nam Du có thể sinh sản quanh năm nhưng mùa vụ tập trung từ tháng 1-3 và vào tháng 8. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về đặc điểm sinh học sinh sản của bào ngư bầu dục ở vùng biển Tây Nam của Việt Nam.

Ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên một số chỉ tiêu miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Thị Tuyết Hoa, Bùi Thị Bích Hằng, Nguyễn Trọng Tuân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của bổ sung chất chiết riềng (Alpinia officinarum) và lựu (Punica granatum) vào thức ăn lên hệ miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm đối chứng, bổ sung 1% và 2% chất chiết lựu/kg thức ăn, bổ sung 1% và 2% chất chiết riềng/kg thức ăn. Mẫu máu cá được thu sau 2 và 4 tuần sau khi cho ăn thức ăn có bổ sung có chứa chất chiết lựu và riềng. Mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính của nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng đều gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức bổ sung 2% riềng tăng cao nhất. Hoạt tính đại thực bào và lysozyme ở nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng cũng gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính bổ thể và lysozyme ở các nghiệm thức bổ sung thức ăn sau 4 tuần không gia tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với sau 2 tuần cho ăn.

Ảnh hưởng của dịch chiết lá trà xanh (Camellia sinensis) đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) trong điều kiện bảo quản lạnh

Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Tomoaki Hagiwara, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Lê Anh Đào, Hồ Quốc Phong, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Trọng Tuân
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của dịch chiết lá trà xanh đến chất lượng tôm sú trong quá trình bảo quản lạnh. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, tôm (25-30 g/con) được ngâm trong dịch chiết lá trà xanh với nhiều nồng độ khác nhau 0, 7,63  và 625 mg/mL ở 4°C trong 30 phút. Tôm sau khi ngâm được bảo quản bằng nước đá và thu mẫu được thực hiện vào các ngày 1, 4, 8 và 12. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: nhiệt độ, cấu trúc, tổng số vi khuẩn hiếu khí, giá trị cảm quan, khả năng giữ nước, ẩm độ, đạm bay hơi, chỉ số peroxide, chỉ số TBARs và pH. Kết quả cho thấy mẫu xử lý với dịch chiết trà xanh 7,63 mg/mL và 625 mg/mL có giá trị cảm quan cao hơn mẫu đối chứng của tôm trong suốt quá trình bảo quản lạnh. Tôm xử lý với dịch chiết trà xanh cho thấy sản phẩm oxy hóa thứ cấp và tổng số vi khuẩn thấp hơn mẫu đối chứng trong quá trình bảo quản. Tôm bảo quản được đến 8 ngày cho cả ba nghiệm thức dựa vào chỉ tiêu cảm quan và tổng số vi khuẩn hiếu khí.

Biến động quần đàn cá sơn Ambassis vachellii Richardson, 1846 phân bố ở vùng ven biển Tây, Đồng bằng sông Cửu Long

Võ Thành Toàn, Nguyễn Thị Vang, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu biến động quần đàn cá sơn được thực hiện tại vùng cửa sông phía Tây Cà Mau từ tháng 8/2017 đến 6/2019. Ngư cụ thu mẫu là lưới te. Số liệu tần suất chiều dài của cá được ghi nhận với chu kỳ thu mẫu là 2 tháng/lần và được phân tích bằng phầm mềm FiSAT II. Kết quả cho thấy mùa vụ xuất hiện của cá sơn là quanh năm, tập trung nhiều vào từ tháng 6-10, kích cỡ cá khai thác phổ biến ở chiều dài chuẩn từ 3-5 cm. Với 6.922 mẫu cá sơn thu được và tính toán dữ liệu tần suất chiều dài, sử dụng đường cong tăng trưởng von Bertalanffy đã xác định được các tham số tăng trưởng gồm: L∞=7,35 cm và K=0,73/năm. Tỉ lệ chết của cá là Z=2,48/năm, trong đó tỉ lệ chết tự nhiên của cá khá cao (M=2,12), trong khi đó tỉ lệ chết do khai thác thấp hơn rất nhiều (F=0,36). Cường lực khai thác cá sơn ở khu vực vùng ven biển phía Tây tỉnh Cà Mau (E=0,15) thấp hơn khả năng khai thác với hệ số khai thác tối đa là Emax=0,421. Kết quả cũng chỉ ra rằng sự bổ sung của quần đàn cá vào ngư trường khai thác là 2 lần trong năm, tập trung nhiều vào tháng 5 và tháng 10.

Đặc điểm bệnh học của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

Nguyen Thi Ngoc Huyen, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh đặc điểm bệnh học của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Các chủng vi khuẩn phân lập từ cá tra và cá điêu hồng mắc bệnh gan thận mủ được định danh là Edwardsiella ictaluri dựa trên những đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, kit API 20E và PCR với cặp mồi đặc hiệu của E. ictaluri. Những mẫu cá bệnh gan thận mủ không có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài đặc trưng, bên trong có nhiều đốm trắng trên nội quan. Biến đổi mô học đặc trưng là hiện tượng hoại tử dạng hạt và sự tạo thành các u hạt trên mô gan, thận và tỳ tạng tại vị trí các đốm trắng. Thí nghiệm xác định khả năng gây bệnh ghi nhận vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá tra bệnh gan thận mủ có khả năng gây bệnh ở cá tra và cá điêu hồng khi tiêm liều LD50. Tuy nhiên, chủng E. ictaluri phân lập từ cá điêu hồng bệnh gan thận mủ chỉ gây bệnh ở cá điêu hồng mà không gây bệnh ở cá tra. Giá trị LD50 của chủng E. ictaluri ở cá điêu hồng và ở cá tra (cùng kích cỡ 7,5 - 10 gram/con) lần lượt khoảng 4,7x103 CFU/mL và 3,6x105 CFU/mL.

Đa dạng di truyền của cá rô biển (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851) ở Đồng bằng sông Cửu Long

Dương Thúy Yên, Trần Đắc Định, Nguyễn Thị Ngọc Trân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền và sự khác biệt di truyền của các quần thể cá rô biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá được thu ở ba nơi đại diện cho hai môi trường phân bố: vùng trũng khu bảo tồn (Láng Sen-Long An và U Minh Hạ-Cà Mau) và vùng nội đồng Hậu Giang. Sáu chỉ thị Inter-simple sequence repeats (ISSR) được dùng để khuếch đại 95 mẫu. Kết quả thu được 56 vạch (dao động từ 5 đến 12 vạch cho mỗi chỉ thị) với tỉ lệ đa hình (P, %) chung là 86,9% và tỉ lệ dị hợp mong đợi (He) là 0,250. Quần thể cá rô biển ở Long An (n=33) có sự đa dạng di truyền cao nhất (P = 98,2%; He=0,289) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với 2 quần thể Cà Mau (n=30; P=80,4%; He=0,239) và Hậu Giang (n=32; P=80,4%; He=0,245). Ba quần thể có mức độ tương đồng di truyền cao (từ 0,968 đến 0,984) và có sự trao đổi gen lớn (Nm=9,3). Phân tích khoảng cách di truyền Nei’s và cây di truyền cho thấy hai quần thể Cà Mau và Hậu Giang có khoảng cách di truyền gần hơn so với khoảng cách hai quần thể này với quần thể cá Long An.

Nghiên cứu khả năng hấp thụ đạm (N) và lân (P) trong nước thải từ nuôi tôm sú thâm canh của rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) ở các mật độ và chế độ sục khí khác nhau

Nguyễn Hoàng Vinh, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của mật độ rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) và chế độ sục khí lên khả năng hấp thụ đạm (N) và lân (P) trong nước thải nuôi tôm sú thâm canh. Thí nghiệm hai nhân tố gồm tám nghiệm thức với bốn mật độ rong câu chỉ (0, 1, 2 và 3 kg/m3) và hai chế độ sục khí (có sục khí và không sục khí), mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần và bố trí ngẫu nhiên trong thời gian 7 ngày. Kết quả cho thấy hiệu suất xử lý hợp chất đạm (TAN, NO3-, TN) và lân (PO43- và TP) của rong câu chỉ trong nước thải đạt cao nhất ở nghiệm thức có sục khí và mật độ rong câu 3 kg/m3 cho chất lượng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT. Thành phần hóa học của rong sau thí nghiệm gồm ẩm độ, hàm lượng lipid và xơ không thay đổi nhiều. Riêng hàm lượng protein của rong ở tất cả các nghiệm thức tăng cao hơn trong khi hàm lượng carbohydrate giảm thấp so với ban đầu.

Hiện trạng khai thác và nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến nghề lưới rê ven bờ tỉnh Bạc Liêu

Hà Phước Hùng, Võ Lê Khánh Quỳnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện qua phỏng vấn 40 hộ ngư dân từ 01- 06/2018. Kết quả cho thấy, công suất tàu 26,30±14,54 CV; chiều dài lưới 3.613,10±2.269,31 m, chiều cao lưới 3,59±1,86 m và mắt lưới 2a=53,4±15,5 mm. Số lao động 3,65±1,42 người/tàu; tuổi ngư dân 40,08±11,13 tuổi; kinh nghiệm khai thác 18,10±11,31 năm; 75% học vấn  tiểu học. Số tàu thường xuyên hoạt động 60-87,5 %/tháng và 9,3±3,11 tháng/năm. Sản lượng khai thác 4,44±2,21 tấn/năm. Nguyên nhân giảm sản lượng: khai khác quá mức (100%); khí hậu thay đổi (47,5%); ngư cụ hủy diệt (22,5%); ô nhiễm môi trường (20,0%). Mức hài lòng về sản lượng: rất thất vọng (55,0%); thất vọng (35%); bình thường (5%) và hài lòng (5%). Tổng chi phí đầu tư 130,8±74,1 triệu đồng/tàu, khấu hao 3,2±2,3 triệu đồng/tháng. Tổng chi phí biến đổi 1,012±0,393 triệu đồng/ngày. Tỉ suất lợi nhuận 0,64±0,49 lần. 45% ngư dân có nghe và hiểu sơ sài về biến đổi khí hậu. 62,5% nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. 47,5% có một số biện pháp tạm thời.

Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hồng Mộng Huyền, Nguyễn Văn Toàn, Trần Thị Tuyết Hoa, Huỳnh Văn Hiền
Tóm tắt | PDF
Thảo dược được sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe, phòng và trị bệnh trên động vật thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thông tin chi tiết về tình hình sử dụng thảo dược tại hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Những thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đặc điểm, nhu cầu và tiềm năng của thảo dược đối với ngành nuôi tôm biển. Nghiên cứu trình bày kết khảo sát về việc sử dụng thảo dược tại 90 hộ nuôi tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, khảo sát được thực hiện vào năm 2018. Kết quả ghi nhận (i) thảo dược được sử dụng trong mô hình nuôi thâm canh bằng ao đất và siêu thâm canh bằng ao lót bạt. Số hộ đang sử dụng thảo dược chiếm 58% ở Cà Mau và 51% ở Sóc Trăng; đối tượng áp dụng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. (ii) Có 18 loài thảo dược được sử dụng trong quá trình nuôi. (iii) Các loài thảo dược giúp tăng cường miễn dịch được người nuôi lựa chọn sử dụng nhiều nhất, kế đến là hoạt tính kháng khuẩn. (iv) Ở Cà Mau, nhóm hộ nuôi sử dụng thảo dược cho biết có sự chênh lệch về kích cỡ tôm thu hoạch, chi phí và lợi nhuận so với nhóm hộ không sử dụng thảo dược. Kết quả khảo sát cho thấy thảo dược được sử dụng hiệu quả và có tiềm năng sử dụng rộng rãi trong tương lai gần trong nuôi tôm biển ở vùng ĐBSCL.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Tính Em, Nguyễn Minh Ngọc, Toyoji Kaneko, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm (i) xác định ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá tra bột; và (ii) ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh lý, tăng trưởng của cá tra bột lên cá hương được thực hiện trong 60 ngày ở các nhiệt độ 24°C, 30°C, 33°C, và 36°C. Kết quả cho thấy ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá tra bột là 35°C và 21°C. Các chỉ tiêu huyết học của cá tăng cao ở nghiệm thức 30°C. Nhiệt độ thấp 24°C và cao 36°C gây stress cho cá thể hiện qua nồng độ glucose và cortisol tăng cao, đồng thời tăng trưởng giảm. Hoạt tính enzyme tiêu hóa tăng theo sự tăng của nhiệt độ. Cá ương đạt khối lượng cao ở nhiệt độ 27, 30 và 33°C, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ương ở 24 và 36°C (p

Khảo sát thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Thanh Long, Lê Thị Bé Mơ, Naoki Tojo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác thủy sản của nghề lưới kéo và lưới rê được thực nhiện từ tháng 1 đếng tháng 9 năm 2019 nhằm cung cấp thông tin để quản lý hai nghề này phát triển bền vững. Có 44 hộ làm nghề lưới kéo và 43 hộ làm nghề lưới rê được phỏng vấn về khía cạnh kỹ thuật và tài chính. Sản phẩm khai thác của năm tàu lưới rê và năm tàu lưới kéo được thu thập để xác định thành phần loài, và năm cơ sở thu mua được phỏng vấn hoạt động thu mua sản phẩm khai thác thủy sản. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo và lưới rê có thể cung cấp sản phẩm khai thác quanh năm. Đối với nghề lưới rê, sản lượng hằng năm đạt 14,1 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp là 7,8% trong khi đó ở nghề lưới kéo sản lượng đạt 17,7 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp cao, 45,2%. Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (79,3%) và cơ sở thu mua bán cho nhà máy chế biến (73,4%). Nghề lưới rê thì chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (97%) và cơ sở thu mua bán cho người bán lẻ (77%); phần còn lại dành cho xuất khẩu (15%) và làm khô (5%). Lợi nhuận hàng năm của cơ sở thu mua là 4,26 tỉ đồng/năm với tỷ suất lợi nhuận là 0,16 lần. Khó khăn lớn nhất là sản phẩm khai thác ngày càng suy giảm và mùa vụ thu mua không ổn định làm ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh.

Ảnh hưởng của độ mặn lên sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio spp. trên tuyến sông Mỹ Thanh

Phạm Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Văn Trọng, Vũ Ngọc Út, Nguyễn Hoàng Nhật Uyên
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên mật độ vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh: đầu nguồn (Nhu Gia); giữa nguồn (Mỹ Thanh 1) và cuối nguồn (Mỹ Thanh 2). Mẫu được thu mỗi tháng một lần từ tháng 7/2017 đến 6/2018 vào lúc nước lớn và nước ròng. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy, mật độ của Vibrio cao nhất trong bùn ở cuối nguồn (2,6×105 CFU/mL) và thấp nhất ở đầu nguồn (5,5×102 CFU/mL). Tổng vi khuẩn Vibrio spp. có khuynh hướng tăng theo độ mặn. Mật độ vi khuẩn Vibrio harveyi và  V. parahaemolyticus trong bùn ở Mỹ Thanh 2 cao nhất. Khi độ mặn càng cao, mật độ tổng Vibrio spp. và V. parahaemolyticus càng tăng cao. Trong nước, mật độ V. harveyi giảm khi độ mặn tăng. Trong bùn, mật độ V. harveyi tăng khi độ mặn tăng.

Đặc điểm hình thái của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) ở vùng biển Kiên Giang

Lý Văn Khánh, Hồ Huỳnh Hoa, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Đắc Định, Ngô Thị Thu Thảo, Trần Nguyễn Duy Khoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá lưỡi trâu vảy to ở vùng biển Kiên Giang được thực hiện từ tháng tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Mẫu cá sau khi thu được rữa sạch, cho vào thùng đá bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lưỡi trâu vảy to có thân dài, dẹp về hai bên cơ thể. Mắt nhỏ, nằm một bên đầu. Hàng vảy đường bên từ 56 đến 70 vảy, còn ở giữa đường bên bên mắt của cơ thể có 7-9 vảy. C. arel là loài sống đáy. Hệ thống ống tiêu hóa của cá gồm miệng nhỏ có dạng móc câu, hàm không đối xứng, không có lược mang, dạ dày nhỏ (không phân biệt rõ rệt) và ruột non với thành ruột mỏng.

Ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn bổ sung ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa ở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau

Võ Hoàng Liêm Đức Tâm, Lam Mỹ Lan, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sử dụng thức ăn ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa được thực hiện ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau với hai nghiệm thức bổ sung thức ăn và không bổ sung thức ăn. Tôm bột được thả với mật độ 3 con/m2. Trong quá trình ương một số chỉ tiêu thủy lý hóa, phiêu sinh vật và động vật đáy trong ruộng ương được thu mẫu hai lần mỗi tháng. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, oxy hòa tan, N-NH4+ và N-NO2 -), phiêu sinh động vật, động vật đáy đều không ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh. Sau 2,5 tháng ương, khối lượng trung bình của tôm ở nghiệm thức 1 và 2 lần lượt là 4,47 ± 0,05 g/con và 3,78 ± 0,13 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,059 ± 0,059 g/ngày và 0,050 ± 0,046 g/ngày. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm ở nghiệm thức 1 (lần lượt là 56,4% và 7,56 ± 0,58 g/m2) cao hơn có ý nghĩa (p

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chà bông tôm sú (Penaeus monodon)

Nguyễn Lê Anh Đào, Kazufumi Osako, Huỳnh Thị Kim Duyên, Toshiaki Ohshima, Nguyễn Thị Như Hạ, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chà bông trong quá trình chế biến sản phẩm chà bông từ thịt tôm sú (Penaeus monodon). Nghiên cứu được thực hiện với bốn nội dung nghiên cứu chính bao gồm các đánh giá: (i) ảnh hưởng của tỷ lệ (%) glycerol và nước mắm, (ii) phương thức sao thích hợp đến chất lượng của sản phẩm chà bông từ thịt tôm sú; (iii) tác động của điều kiện bảo quản đến sự ổn định chất lượng chà bông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ glycerol và nước mắm bổ sung thích hợp là 2% và 6% cho sản phẩm có giá trị cảm quan tốt. Tiến hành sao theo phương thức 2 (sao đến độ ẩm 29,95%, đánh tơi và ủ 1 giờ, sao đến độ ẩm 19,95%) thu được sản phẩm chà bông có hoạt độ nước (0,547) và hiệu suất thu hồi (19,94%) thích hợp. Sản phẩm được đóng gói bằng bao bì Polyamide (PA), hút chân không kết hợp với bảo quản lạnh (4±1⁰C) giúp duy trì chất lượng và đảm bảo an toàn vi sinh cho sản phẩm đến tuần thứ 3.

Ảnh hưởng của độ mặn lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính men tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Tính Em, Tăng Minh Kỳ, Takagi Yasuaki, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý, hoạt tính enzyme tiêu hoá và tăng trưởng của cá lóc giai đoạn cá bột lên cá hương. Cá lóc bột được thuần hóa và ương trong bể ở 5 độ mặn (0, 3, 6, 9 và 12‰). Kết quả sau 90 ngày ương cho thấy độ mặn không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý máu như số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, glucose, Na+, Cl- và ASTT nhưng làm giảm hàm lượng hematocrit ở độ mặn 9‰. Hàm lượng cortisol tăng cao nhất ở nghiệm thức 9‰. Hoạt tính enzyme tiêu hóa amylase, chymotrypsin và pepsine không bị ảnh hưởng bởi độ mặn nhưng hoạt tính của trypsin giảm có ý nghĩa so với đối chứng ở các nghiệm thức 6‰ và 9‰. Nghiệm thức 0 và 3‰ cá tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại, và tỉ lệ sống cao nhất ở 3‰. Qua đó cho thấy có thể ương cá lóc bột ở độ mặn từ 0 đến 3‰.

Ảnh hưởng của chất chiết lựu (Punica granatum) lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Bùi Thị Bích Hằng, Trần Thị Tuyết Hoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá  ảnh hưởng chất chiết lựu lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức bao gồm 0% (đối chứng); 1,5% và 3% chất chiết lựu trong bốn tuần. Sau bốn tuần, cá được cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri. Các chỉ tiêu bao gồm mật độ hồng cầu, bạch cầu, lympho, bạch cầu đơn nhân, trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme được theo dõi vào tuần thứ 2, 4 của thí nghiệm và ngày thứ 3 sau cảm nhiễm. Kết quả cho thấy bổ sung chất chiết lựu giúp cá tăng trưởng nhanh. Mật độ bạch cầu, tế bào đơn nhân, lympho và hoạt tính lysozyme gia tăng ở các nghiệm thức bổ sung lựu so với đối chứng (p

Cân bằng vật chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus)

Nguyễn Thị Hồng Nho, Trương Quốc Phú, Phạm Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) được thực hiện trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) gồm bể nuôi 100 L, bể lắng 30 L, bể chứa nước 60 L và bể lọc sinh học 70 L. Cá có bốn kích cỡ khác nhau (10 g, 30 g, 70 g và 100 g) được nuôi với mật độ 100 con/bể và cho ăn thức ăn viên nổi (41% protein) trong 15 ngày. Trong tổng lượng thức ăn cung cấp, cá tích lũy 25,4-32,7% vật chất khô (DM) và 28,6-42,7% nitơ (N); chất thải dạng phân là 8,8-23,1% DM và 14,7-40,0% N; 12,8-15,3% DM và 36,7-38,4% N được thải ở dạng hòa tan . Phần còn lại được tích lũy trong sinh khối vi khuẩn và thất thoát do rò rỉ, bay hơi. Kết quả cho thấy để sản xuất 1 kg cá, cần cung cấp 780,6-1.033,7 g DM (chứa 48,5-64,3 g N). Trong đó, cá tích lũy 255,2-262,3 g DM  (chứa 20,0-21,1 g N); lượng chất thải là 525,4-771,5 g DM (chứa 27,5-44,3 g N).

Khả năng sử dụng động vật nổi trong quan trắc sinh học trên sông Hậu

Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Vĩnh Trị, Glenn Satuito, Vũ Ngọc Út, Âu Văn Hóa, Trương Quốc Phú, Huỳnh Trường Giang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính đa dạng thành phần loài động vật nổi và sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị trong đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu. Mẫu động vật nổi được thu tại 19 điểm trên sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ vào tháng 03/2019. Nghiên cứu đã xác định được tổng cộng 106 loài động vật nổi ở khu vực sông Hậu, trong đó Rotifera có thành phần loài cao nhất với 39 loài (43%), kế đến là Protozoa (28 loài, 28%), các nhóm còn lại từ 10-14 loài (9-13%). Thành phần loài và mật độ động vật nổi trên sông nhánh có xu hướng cao hơn ở các điểm thu trên sông chính. Mật độ của các nhóm Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copoepoda và Nauplius của Copepoda có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (P

Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên thành phần động vật nổi

Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Khiếm, Vũ Ngọc Út, Âu Văn Hóa, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thanh Phương, Trang Nguyen Cong
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên thành phần động vật nổi. Nghiên cứu gồm có 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại gồm 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰ và nước biển tự nhiên (30‰). Độ mặn được nâng từ 0 lên 5‰ trong 6 giờ và giữ 1 tuần, sau đó tiếp tục nâng 5‰ vào tuần tiếp theo cho đến khi tất cả các nghiệm thức độ mặn thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 1.000 L đặt ngoài trời, đáy bể có lớp bùn 10 cm. Kết quả xác định được 84 loài động vật nổi, trong đó Rotifera có thành phần loài đa dạng nhất với 35 loài (42%), Protozoa 28 loài (33%), các nhóm còn lại biến động từ 2-14 loài (2-17%). Cladocera không xuất hiện ở độ mặn cao hơn 5‰. Một số loài động vật nổi nước ngọt thuộc Protozoa, Rotifera và Copepoda có xu hướng biến mất và được thay thế bằng các loài khác khi môi trường nước khi độ mặn tăng. Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa (r=-0,49) giữa độ mặn và chỉ số H’. Tính đa dạng thành phần loài động vật nổi ghi nhận được thấp hơn ở các nghiệm thức có độ mặn cao hơn. Như vậy, sự thay của độ mặn ảnh hưởng đáng kể đến sự thành phần của động vật nổi.

Đặc điểm sinh học sinh sản của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) ở vùng biển Kiên Giang

Lý Văn Khánh, Hồ Huỳnh Hoa, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Đắc Định, Ngô Thị Thu Thảo, Trần Nguyễn Duy Khoa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) được thực hiện trong vòng một năm từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Mẫu cá được thu mỗi tháng một lần ở vùng biển Kiên Giang, có tổng cộng 780 mẫu cá được thu trong thời gian nghiên cứu. Các mẫu cá được rửa bằng nước sạch, sau đó được làm lạnh và chuyển đến phòng thí nghiệm tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để bảo quản trong tủ đông (-20oC) và tiến hành phân tích. Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học sinh sản như tỷ lệ giới tính, giai đoạn phát triển buồng trứng, chỉ số tuyến sinh dục, mùa sinh sản, sức sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lưỡi trâu vảy to có mùa vụ sinh sản chính tập trung chủ yếu vào tháng 04 và tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình 11.938±1.523 trứng/cá thể cái, sức sinh sản tương đối trung bình khoảng 112±15 trứng/g cá cái với khối lượng thân 88,03-154,23 g/con.

So sánh một số chỉ tiêu sinh sản giữa các nguồn cá trê vàng (Clarias macrocephalus)

Dương Thúy Yên, Nguyen Thanh Tuan, Nguyen Thi Ngoc Tran, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Quyết Thắng, Nguyễn Thanh Hiệu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cá cá trê vàng bố mẹ đến các chỉ tiêu sinh sản và sự phát triển của cá bột. Ba nguồn cá bố mẹ gồm 2 nguồn  cá tự nhiên ở Cà Mau (CM) và Long An (LA) và nguồn 1 nuôi ở Cần Thơ (CT) được nuôi vỗ ba tháng. Khi cá đạt giai đoạn thành thục, 6 đến 9 cặp cá từ mỗi nguồn được lai chéo theo 9 tổ hợp. Kết quả cho thấy cá cái CM có sức sinh sản thực tế thấp nhất (25.700 trứng/kg) nhưng đường kính trứng lớn nhất (1,77 mm), khác biệt có ý nghĩa (P

Nghiên cứu chiết xuất glucosamine hydrochlorua từ vỏ tôm sú (Penaeus monodon)

Lê Thị Minh Thủy, Nguyễn Văn Thơm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng sản phẩm glucosamine hydrochlorua từ vỏ tôm sú thông qua quá trình khử khoáng và khử protein để thu chitin. Chitin được tiến hành thủy phân bởi HCl với các nồng độ khác nhau để sản xuất glucosamine hydrochlorua. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi khử khoáng với nồng độ HCl 8% trong 9 giờ, hàm lượng khoáng còn lại thấp nhất, chiếm 0,89 % và hàm lượng protein là 6,43 % khi sử dụng NaOH ở nồng độ 10% trong 16 giờ để khử protein. Chitin được chuyển thành glucosamine hydrochlorua bằng HCl 12 M cho hiệu suất thu hồi glucosamine hydrochlorua cao nhất là 57,30 %. Qua phân tích phổ FTIR cho thấy, sản phẩm glucosamine hydrochlorua thu được trong nghiên cứu này gần giống với sản phẩm thương mại. Sản phẩm được sấy ở nhiệt độ 50 °C trong 10 giờ có ẩm độ, hiệu suất thu hồi cao nhất và độ hòa tan lần lượt là 3,92, 60,83 và 84,0%.

Xác định tỉ lệ năng lượng (protein: lipid) tối ưu của cá điêu hồng (Oreochromis sp.) trong điều kiện nhiệt độ - độ mặn cao

Trần Lê Cẩm Tú, Yutaka Haga, Trần Minh Phú, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu xác định tỉ lệ sống, tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả tích lũy dưỡng chất (protein, lipid) của cá điêu hồng (Oreochromis sp.) 7,06 g được thực hiện trong môi trường nuôi bình thường (28oC-0‰) và môi trường nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-12‰) với sáu nghiệm thức thức ăn gồm ba mức protein (25, 30 và 35%) và hai mức lipid (6 và 9%) tương ứng với các mức năng lượng là 13,42; 15,76; 17,99; 12,90; 15,26; 17,84 KJ/g; và tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) lần lượt là 2,59; 3,08; 3,67; 1,71; 2,01và 2,33 trong thời gian nuôi 25 ngày. Kết quả cho thấy nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-12‰) của môi trường làm tăng tỉ lệ sống; tăng trưởng; tỉ lệ thức ăn ăn vào; hiệu quả tích lũy protein, hiệu quả tích lũy lipid tuy nhiên không ảnh hưởng lên tỉ lệ HSI (khối lượng gan tụy) của cá điêu hồng. Tỉ lệ năng lượng (protein: lipid) trong thức ăn chỉ ảnh hưởng lên tích lũy protein của cá điêu hồng. Tỉ lệ năng lượng (protein: lipid) tối ưu trong thức ăn cho cá điêu hồng là 2,8 ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn bình thường (28oC-0‰); 2,6 ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-12‰). Như vậy khi cá điêu hồng nuôi trong điều kiện môi trường nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-12‰), cá có nhu cầu sử dụng năng lượng từ lipid trong thức ăn nhiều hơn.

Tình hình bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong mô hình nuôi cá lóc (Channa striata) ở An Giang và Trà Vinh

Nguyễn Quốc Thịnh, Masashi Maita, Trần Minh Phú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi thâm canh cá lóc (Channa striata) ở tỉnh An Giang, Trà Vinh. Tổng cộng có 94 hộ nuôi được phỏng vấn về diện tích nuôi, mật độ cá thả, các bệnh xuất hiện, các loại thuốc và hóa chất được sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy các bệnh thường xuất hiện trên cá lóc là bệnh đốm trắng nội tạng với 82 - 88%, bệnh trắng mình với 40 - 71% và ghẻ lở với 60 - 75%. Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là florfenicol (21 - 76%), doxycycline (17 - 68%), florfenicol kết hợp doxycycline (17 - 40%), sulphonamides kết hợp trimethoprim (26 - 33%), amoxicillin (29 - 30%). Hai loại hóa chất (gồm enrofloxacin và malachite green) thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ NN&PTNT vẫn được sử dụng. Người nuôi cá cần được tập huấn về quản lý dịch bệnh hiệu quả cũng như sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý.

Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá chim vây vàng trong lồng biển tại tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa

Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn
Tóm tắt | PDF
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá chim vây vàng trong lồng biển ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018, nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật nghề nuôi cá chim vây vàng trong lồng. Đề tài được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 42 hộ nuôi cá chim vây vàng tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung về khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi. Mô hình nuôi cá chim vây vàng tại Ninh Thuận và Khánh Hòa có thể tích lồng nuôi trung bình là 50,4-60,2 m3 với mật độ nuôi là 4,5-12,5 con/m3; kích cỡ giống trung bình 5,2-5,4 cm; thời gian nuôi thường từ 9-11 tháng; kích cỡ cá thu hoạch dao động từ 0,99-1,03 kg/con; tỷ lệ sống trung bình 76,6-85,7%. FCR là 8,3-18,8; năng suất trung bình 353,1-1019,4 kg/m3; lợi nhuận trung bình là 103,5-152,8 triệu đồng/100m3; tỷ suất lợi nhuận 41,6-56,4. Nhìn chung, nghề nuôi cá chim vây vàng trong lồng ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa mang lại hiệu quả kinh quả kinh tế cao nhưng chưa ổn định. Cần quy hoạch sắp xếp lại vùng nuôi, phát triển thức ăn viên để đảm bảo chất lượng, cá tăng trưởng tốt và đạt tỷ lệ sống cao.

Khảo sát hiện trạng khai thác các loài bào ngư (Haliotis) tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Quang Nhã, Huỳnh Văn Rạng, Cao Mỹ Án, Trần Ngọc Hải, Trần Đắc Định, Lý Văn Khánh
Tóm tắt | PDF
Khảo sát hiện trạng khai thác và tiêu thụ bào ngư ở Quần đảo Nam Du được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019  qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ dân khai thác thủy sản. Kết quả cho thấy bào ngư được khai thác quanh năm ở quanh các Quần đảo Nam Du và tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm. Ngư cụ duy nhất được sử dụng để khai thác bào ngư là cây móc. Mùa mưa sản lượng khai thác bào ngư (0,5 kg/chuyến biển) thấp hơn mùa khô (3 kg/chuyến biển). Phần lớn ngư dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai thác hải sản, trong đó tỷ lệ hộ khai thác bào ngư chiếm 12,5 %. Lợi nhuận thu được là 1,71 triệu đồng/chuyến biển. Khó khăn chính của nghề khai thác bào ngư là sự thay đổi bất thường của thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng khai thác.

Đánh giá chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng

Trần Trung Giang, Minoru Wada, Aina Ayotunde Oluwadamilare, Vũ Ngọc Út, Âu Văn Hóa, Trương Quốc Phú, Huỳnh Trường Giang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước xung quanh sông nhánh Mỹ Thanh và ven cửa sông Mỹ Thanh, sông Hậu với 10 điểm thu mẫu làm cơ sở cho việc quản lý nguồn nước trong khu vực. Thời gian thu mẫu trong 6 tháng (01-06/2019). Kết quả cho thấy nhiệt độ và pH phù hợp với chất lượng nước tầng mặt theo quy chuẩn quốc gia (QCVN08-MT:2015/BTNMT). Độ mặn ở các điểm thu biến động cao, cao nhất là 21‰ ở vùng ven cửa sông. Độ kiềm, DO, BOD5, COD, TAN và nitrate phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng vật chất lơ lửng, nitrite, phosphate, mật độ vi sinh vật trong nước khá cao. Chất lượng nước của các sông nhánh nội địa chủ yếu chịu tác động trực tiếp của con người, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên dễ bị biến động so với nguồn nước ngoài vùng cửa sông, ven biển.

Ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng phi lê cá lóc (Channa striata) trong điều kiện bảo quản lạnh bằng nước đá

Trần Minh Phú, Huỳnh Thị Kim Duyên, Tomoaki Hagiwara, Nguyễn Thị Như Hạ, Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Quốc Thịnh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng của phi lê cá lóc trong quá trình bảo quản lạnh bằng nước đá. Phi lê cá lóc được ngâm trong dịch chiết cỏ sữa ở nồng độ 14,08 µg/mL (nồng độ ức chế 50% gốc tự do DPPH, IC50) và 625 µg/mL (nồng độ ức chế tối thiểu sự phát triển của vi sinh vật, MIC) và mẫu đối chứng ngâm trong nước lạnh trong 30 phút. Sau đó, phi lê cá được đóng gói và bảo quản lạnh trong nước đá với tỉ lệ cá: đá là 1:1 (w/w). Tiến hành đánh giá chất lượng phi lê cá lóc sau 1, 4, 8 và 12 ngày bảo quản thông qua chỉ tiêu vi sinh (tổng số vi khuẩn hiếu khí), hóa lý (đặc tính cấu trúc, khả năng giữ nước, tổng lượng nitơ bazơ bay hơi, chỉ số peroxide, chỉ số TBARs, sự thay đổi nhiệt độ, pH) và giá trị cảm quan. Kết quả cho thấy phi lê cá lóc được xử lý với dịch chiết cỏ sữa 14,08 µg/mL và 625 µg/mL có giá trị cảm quan cao hơn mẫu đối chứng trong suốt quá trình bảo quản lạnh. Sau 8 ngày bảo quản lạnh bằng nước đá, phi lê cá lóc được xử lý bằng dịch chiết có sữa đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh và cảm quan.

Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) qui mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đặng Thị Phượng, Nobuyuki Yagi, Lê Nguyễn Đoan Khôi, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Kim Quyên
Tóm tắt | PDF
Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long được ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas. Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ 204 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre. Kết quả cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình trung bình là 69,0% và có khoảng 31,4% số hộ nuôi đạt mức hiệu quả kỹ thuật trên 80%. Năng suất mất đi do kém hiệu quả về kỹ thuật của mô hình bình quân là 2,2 tấn/ha/vụ. Nguyên nhân chính do người nuôi sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hợp lý. Có 94,6% mức kém hiệu quả do các yếu tố đầu vào mà nông dân có thể kiểm soát được như mật độ thả giống, ngày công lao động và chi phí thuốc thú y thủy sản. Trình độ học vấn, nguồn vốn sản xuất và mùa vụ nuôi có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.

Nghiên cứu sản xuất bột đạm và bột canxi từ xương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng phương pháp thủy phân enzyme

Lê Thị Minh Thủy, Trương Thị Mộng Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ enzyme Tegalase đến quá trình thủy phân protein cùng với việc khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nâng nhiệt, chế độ sấy đến chất lượng của bột đạm và bột canxi từ xương cá Tra đã được thực hiện. Kết quả cho thấy khi mẫu được thủy phân ở 50°C trong 24 giờ với nồng độ enzyme Tegalase 0,1% thì khả năng thủy phân các phân tử protein tạo thành liên kết peptit là tốt nhất (2.935 liên kết peptit) và  hàm lượng đạm amin là 14,8% đối với phần dịch đạm. Bên cạnh đó, mẫu xương cá tra cũng đạt hàm lượng khoáng cao nhất (37,4%) và hàm lượng protein là thấp nhất (17,5%). Dịch đạm được nâng nhiệt ở 95-100 °C trong thời gian 6 phút sẽ thu được hàm lượng axit amin cao (17,7%). Sau đó dịch đạm sấy ở 60°C trong 1 ngày đạt được ẩm độ, hiệu suất thu hồi và hàm lượng đạm lần lượt là 4,64; 5,48 và 68,9%. Xương cá cũng được sấy ở 60°C trong 4 giờ để được bột canxi có ẩm độ tốt nhất 10,8% và hàm lượng canxi là 22,9%.