Ngày xuất bản: 26-06-2015

Đánh giá sự đa dạng di truyền và tính kháng khuẩn của cây lược vàng (Callisia fragrans Lindl.)

Huỳnh Kim Diệu, Phan Thị Tư
Tóm tắt | PDF
Để đánh giá sự đa dạng di truyền và khả năng kháng khuẩn của cây Lược Vàng,15 mẫu cây Lược Vàng đã được thu thập từ nhiều nơi thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp  và Hậu Giang), được phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật đánh dấu phân tử RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) và kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp pha loãng trong thạch, trên 8 chủng vi khuẩn G+ và G- tiêu biểu: Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kết quả cho thấy: các mẫu Lược Vàng có sự đa dạng về di truyền DNA và chia làm 4 nhóm với khoảng cách liên kết dao động từ 2,646 đến 5,816.  Cao Lược Vàng có khả năng ức chế mạnh nhất trên vi khuẩn Staphylococcus aureus (512 µg/ml ≤ MIC ≤ 1024µg/ml, nhóm 1, 3, 4 mạnh nhất), kế đến Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri (1024 µg/ml ≤ MIC ≤ 2048 µg/ml, nhóm 1 mạnh nhất). Khả năng kháng khuẩn của cao Lược Vàng thấp hơn trên Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeroginosa và Aeromonas hydrophila (2048 µg/ml ≤ MIC ≤  4096 µg/ml) và  yếu nhất trên 2 chủng: Escherichia coli và Salmonella spp., với MIC=6400 µg/ml.

Phân tích hiện trạng kỹ thật và kinh tế của mô hình chăn nuôi bò sữa ở vùng nước trời tại Đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thúy Hằng, Đỗ Văn Hoàng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Phân tích hiện trạng kỹ thật và kinh tế của mô hình chăn nuôi bò sữa ở vùng nước trời tại Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện với mục tiêu chính: (1) Khảo sát hiện trạng kỹ thuật, phân tích những thuận lợi, khó khăn của mô hình chăn nuôi bò sữa ở cấp độ nông hộ; (2) Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò sữa ở cấp nông hộ; (3) Đề xuất các giải pháp để nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Kết quả phân tích chỉ ra là hiện trạng tài nguyên đất trong nông hộ chăn nuôi bò sữa quan trọng nhất là sử dụng cho sản xuất lúa, trồng cỏ và trồng rau màu. Diện tích trồng cỏ thấp, lượng cỏ chưa đủ cung cấp cho bò sữa nên phải mua cỏ và rơm từ bên ngoài hoặc sử dụng nguồn rơm từ sản xuất lúa trong nông hộ. Lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, lượng sữa trung bình/bò sữa/năm có xu hướng cao ở các nông hộ có số lượng bò sữa nhiều. Các giải pháp hỗ trợ và ưu tiên là hỗ trợ nguồn vốn và các kỹ thuật quản lý chăm sóc bò sữa theo tiêu chuẩn tiên tiến, đồng thời, hỗ trợ nguồn tinh sạch và toàn cái để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thông qua sản phẩm là bê con cái.

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của rắn ráo thường- Ptyas Korros (Schlegel, 1837) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hoàng Thị Nghiệp
Tóm tắt | PDF
Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học (các đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản) của loài rắn Ráo thường - Ptyas korros (Schlegel, 1837) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Rắn Ráo thường có chiều dài thân trung bình khá lớn, đối với rắn cái là 963,38 mm và rắn đực là 1086,14 mm. Chiều dài thân và khối lượng cơ thể của các cá thể rắn Ráo thường có mối tương quan nhau, rắn đực có hệ số tương quan R2 = 0,9191 lớn hơn so với rắn cái có hệ số tương quan R2 = 0,783. Khối lượng cơ thể trung bình của rắn ráo thường đực là 226,72g cũng lớn hơn so với rắn Ráo thường cái là 179,51g. Thức ăn của Rắn ráo thường là chuột, nhái, ếch, cóc, côn trùng, mùn bã hữu cơ… Trong đó, tần số gặp nhiều nhất là chuột và cóc. Khối lượng tinh hoàn chiếm 0,14% đến 0,19% khối lượng cơ thể, khối lượng buồng trứng chiếm 0,14% khối lượng cơ thể. Ở nhóm rắn Ráo thường, rắn đực và rắn cái đều có bộ phận sinh sản bên trái phát triển hơn bên phải.

Nghiên cứu tinh sạch các enzim protease từ mủ đu đủ (Carica papaya) bằng phương pháp sắc ký lỏng

Nguyễn Thị Hà
Tóm tắt | PDF
Mủ đu đủ được thu hoạch từ trái trong khoảng từ 8-10 tuần tuổi để thu được enzyme protease với hoạt tính và hiệu suất cao.  Sắc ký trao đổi ion với giá thể gel SP-Streamline kết hợp với sắc ký tương tác kỵ nước với giá thể gel Phenil-Sepharoz có thể tinh sạch  được một trong các thành phần enzyme trong  mủ đu đủ. Thuận lợi của quy trình tinh sạch là có thể sản xuất nhiều mà không cần phải qua nhiều công đoạn như tủa bằng ammonium sulfat hay bằng cồn, sản phẩm tinh sạch hơn và không gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, do nguồn papain dồi dào, gel dùng để chạy sắc ký có thể tái sử dụng nhiều lần, vì vậy gía thành thấp hơn papain thương mại. Tuy nhiên phương pháp này khó tách rửa enzyme có hàm lượng lớn và phải sử dụng một lượng lớn dung dịch đệm để tách rửa nên nồng độ enzyme thu được sau khi qua cột rất loãng, có thể nên kết hợp sử dụng phương pháp siêu lọc  để tách muối đồng thời có hoạt tính enzyme tốt hơn. Xử lý dung dịch enzyme với 2-PDS trước khi cho qua cột sắc ký trao đổi ion có thể bảo vệ enzyme tránh tình trạng tự phân giải trong quá trình tinh sạch.

Phân lập, tuyển chọn và định danh các dòng vi khuẩn cố định đạm vùng rễ lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Đình Giỏi
Tóm tắt | PDF
Đề tài đã thực hiện phân lập, tuyển chọn và định danh các dòng vi khuẩn cố định đạm cao từ mẫu đất vùng rễ lúa thu thập ở Đồng bằng sông Cửu Long với 02 sinh thái là đất phù sa và đất mặn. Vi khuẩn được phân lập trên môi trường Burk không đạm, sau đó nhân sinh khối và xác định hàm lượng NH4+ bằng phương pháp Indophenol Blue. Các dòng vi khuẩn có hàm lượng đạm cao nhất được sử dụng để tuyển chọn các dòng tốt nhất qua khả năng cung cấp đạm cho cây lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các dòng vi khuẩn cho kết quả tốt nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm tiếp tục khảo sát khả năng cung cấp đạm cho cây lúa ở điều kiện nhà lưới. Kết quả tuyển chọn xác định được 8 dòng vi khuẩn có tác động tốt đến cây lúa ở điều kiện phòng thí nghiệm và 02 dòng vi khuẩn của mỗi vùng sinh thái có khả năng thay thế từ 25-50% phân đạm cho cây lúa trồng trong chậu ở nhà lưới, gồm AM3, TV2B7 (đất mặn), CT1N2 và CTB3 (đất phù sa). Định danh các dòng vi khuẩn này, xác định được chúng có quan hệ gần nhất theo thứ tự với các loài:Stenotrophomonas maltophilia, Bacillus megaterium, Ideonella sp. và Serratia marcescens.

Đa dạng dấu phân tử indel của các dòng lúa thơm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lâm Thùy Giang, Phạm Quang Nghĩa, Đỗ Tấn Khang
Tóm tắt | PDF
Mười primer InDel được khảo sát trên 6 giống lúa thơm gồm Jasmine, Ngọc Đồng, Tài Nguyên, Nàng Thơm, Hương lài sữa và Hương Biển. Kết quả ghi nhận có 8 primer cho kết quả đa hình (primer R6M14 và R8M33 không thể hiện được mức độ đa hình giữa các mẫu lúa thơm). Tổng cộng ghi nhận được 25 băng được khuếch đại, trong đó có 17 băng đa hình (68%) và 8 băng đơn hình (32%). Hai primer R7M7 và R10M10 khuếch đại được nhiều băng đa hình nhất (4 băng). Trong thí nghiệm này, số băng trung bình mỗi primer khuếch đại được trên mỗi mẫu lúa là 2,5. Các băng khuếch đại có sự khác biệt về kích thước trong khoảng 20-500 bp. Dựa trên hệ số tương đồng Jaccard khi phân tích InDel profile, mẫu lúa Nàng Thơm có sự khác biệt di truyền tương đối lớn so với các mẫu còn lại (48% so với mẫu Lúa thơm Ngọc Đồng, 44% so với Hương Biển, 28% so với Hương lài sữa). Bên cạnh đó, mẫu Hương Biển cũng cho thấy sự khác biệt về di truyền đáng kể so với các mẫu còn lại (36% khi so với Jasmine, Tài Nguyên và Lúa thơm Ngọc Đồng). Kết quả này cho thấy khả năng ứng dụng của các dấu phân tử InDel trong việc phân tích các loci liên quan đến các đặc tính phẩm chất của lúa phục vụ cho công tác lai tạo.

Nghiên cứu chất lượng cảm quan của sữa chua trái cây

Lý Nguyễn Bình, Dương Thị Phượng Liên, Lê Thị Thanh Hà
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các thuộc tính cảm quan và thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa chua bổ sung các loại mứt trái cây gồm mứt khóm - chanh dây, mứt mít và mứt thanh long ruột đỏ (thuộc dự án RIP do Bộ môn Công nghệ thực phẩm điều phối), kết hợp với việc so sánh với hai loại sữa chua trên thị trường gồm sữa chua trái cây Vinamilk và sữa chua dâu Zottinos.Kết quả phân tích mô tả các thuộc tính cho thấy các thuộc tính này của năm loại sữa chua là có sự khác biệt nhau. Màu trắng, trạng thái xơ nhám, mùi trái cây là các thuộc tính phân biệt. Các thuộc tính mùi sữa, cấu trúc cứng chắc, vị ngọt, trạng thái đồng nhất là các thuộc tính góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng cao.Sự chấp nhận năm sản phẩm trên được dự đoán bởi mùi vị, mức độ ưa thích sản phẩm nói chung và chất lượng sản phẩm. Việc chấp nhận các sản phẩm không có sự khác biệt bởi giới tính nhưng lại có sự khác biệt bởi các nhóm tuổi dựa vào mức độ thích sản phẩm nói chung. Thứ tự sản phẩm được ưu thích theo trật tự giảm dần là sữa chua Vinamilk trái cây, sữa chua Zottinos dâu, sữa chua khóm-chanh dây, sữa chua mít và sữa chua thanh long ruột đỏ.

Ảnh hưởng thành phần nguyên liệu đến quá trình chế biến và chất lượng bánh tráng sữa khoai lang

Nhan Minh Trí
Tóm tắt | PDF
Khoai lang là loại cây lương thực quan trọng cung cấp năng lượng, dinh dưỡng và chất chức năng. Tuy nhiên, giá khoai lang rất thấp nếu kích thước không đạt yêu cầu và không còn nguyên vẹn. Các giống khoai lang có sự khác biệt về thành phần hóa học và tính chất tinh bột từ đó khó dự đoán giá dinh dưỡng và chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến. Nghiên cứu này trình bày về công nghệ chế biến sản phẩm bánh tráng khoai lang sữa với giá trị cảm quan cao, dinh dưỡng và bảo quản lâu. Thành phần công thức và điều kiện chế biến (nhiệt độ và thời gian) ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát (i) giống khoai lang, (ii) tỉ lệ sữa tươi và loại bột (bột nếp, bột gạo, tinh bột nếp và tinh bột gạo) ảnh hưởng đến quá trình chế biến và chất lượng bánh tráng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình Page có thể mô tả tốt quá trình thay đổi ẩm theo các điều kiện không khí khi làm ráo bánh. Giống khoai lang, tỉ lệ sữa tươi và loại bột tác động đáng kể đến độ nhớt hỗn hợp, tốc độ sấy, độ dai và màu sắc sản phẩm. Tỉ lệ sữa ảnh hưởng mạnh đến sự thay đổi độ nhớt và độ dai bánh. Bánh tráng sữa có giá trị cảm quan màu sắc, mùi, vị, cấu trúc dẻo dai khi bánh được chế biến từ khoai lang tím, được bổ sung sữa tươi 15% và bột nếp (hoặc tinh bột nếp).

Khảo sát hiện trạng xâm nhập mặn trong nước và đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Lê Hồng Việt, Châu Minh Khôi, Đỗ Bá Tân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trong nước và đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Mẫu đất và nước được thu tại 30 vị trí phân bố đều trên địa bàn hai xã Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A, là khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Mẫu nước được thu từ các kênh chính và kênh nội đồng vào thời điểm triều cường từ tháng 2 đến cuối tháng 4 trong mùa khô hai năm 2012 và 2013. Mẫu đất được thu ở độ sâu từ 0 đến 20 cm từ các ruộng canh tác lúa hoặc rau màu nằm gần vị trí thu mẫu nước. Mẫu đất được thu vào hai thời điểm: mùa khô (đầu tháng 3) và đầu mùa mưa (cuối tháng 4) trong cùng năm khảo sát mẫu nước. Kết quả ghi nhận EC nước kênh trong khu vực đê bao < 2 mS/cm vào đầu mùa khô và tăng cao vào cuối mùa khô. Có sự biến động về độ mặn của nước kênh giữa các năm, độ mặn nước kênh tại hai xã năm 2013 cao hơn năm 2012. Vào cuối mùa khô năm 2013, EC nước kênh cao nhất đạt 16,0 mS/cm tại xã Lương Nghĩa và 12,0 mS/cm tại xã Vĩnh Viễn A. Xâm nhập và tích lũy mặn trong đất thấp, đất tại đa số các vị trí thu mẫu chưa bị “sodic hóa” với phần lớn các vị trí thu mẫu đất có ESP dao động trong khoảng 0,1 đến 14,4%. Không tìm thấy mối tương quan giữa giá trị EC trong nước kênh với EC dung dịch trích đất-nước (1:2,5) và hàm lượng Na+ hòa tan trong dung dịch đất tại khu vực khảo sát.

Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời điểm bắt đầu bón đạm theo bảng so màu lá trong bón phân đạm cân đối cho cây mía vụ gốc trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Quốc Khương, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định lượng đạm phù hợp và thời gian bón đạm hợp lý bằng bảng so màu lá để tối hảo sinh trưởng, hấp thu đạm và năng suất mía vụ gốc. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba liều lượng đạm và bốn thời điểm bắt đầu sử dụng bảng so màu lá cho bón phân đạm trên cây mía vụ gốc được thực hiện ở Cù Lao Dung - Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang vào năm 2012. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón 350 kg N ha-1 vào các thời điểm bón đạm cho cây mía bằng biện pháp so màu lá hàng tuần được ghi nhận vào 7, 35, 63, 98 và 145 ngày sau khi nảy chồi trên đất phù sa Cù Lao Dung và 7, 35, 56, 91 và 145 ngày sau khi nảy chồi trên đất phù sa Long Mỹ đã cho tối ưu sinh trưởng, hấp thu đạm và năng suất mía vụ gốc. Bón 350 kg N ha-1 đạt năng suất 141 tấn ha-1 trên đất phù sa Cù Lao Dung so với 131 tấn ha-1 trên đất phù sa Long Mỹ.

Sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học trong phòng trừ cây Mai dương tại thành phố Cần Thơ

Nguyễn Chí Cương, Đào Thị Hồng Xuyến, Trần Thị Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Mai dương (Mimosa pigra L.) có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ và nó đã xâm lấn  nhiều quốc gia ở Châu Á và Úc. Những khảo sát gần đây cho thấy rằng Mai dương đã mọc nhiều nơi ở Việt Nam. Nó đã mọc tràn lan ở đất trồng trọt, bờ sông, bờ hồ, đường lộ và một số vườn quốc gia. Sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học phòng trừ cây Mai dương được thực hiện tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012. Thuốc trừ cỏ được sử dụng phun cho Mai dương từ 3 đến 4 năm tuổi và kết quả cho thấy rằng khi kết hợp thuốc trừ cỏ Lyrin 480DD (Glyphosate 4320 gr a.i/ha) và Anco 600DD (2,4-D 1500 gr a.i/ha) cho hiệu quả kiểm soát 100% cây chết và kéo dài đến 120 ngày. Thuốc trừ cỏ Lyrin 480DD (Glyphosate 4320 gr a.i/ha) cho hiệu quả kiểm soát 85,7% cây chết và kéo dài 93 ngày. Thuốc trừ cỏ Gfaxone 20SL (Paraquat 42 gr a.i./ha) cho hiệu quả kiểm soát 10% cây chết và chỉ  kéo dài 10 ngày.

Khả năng cố định vi khuẩn phân hủy hoạt chất thuốc trừ sâu propoxur (Paracoccus sp. P23-7) của biochar

Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Lâm Tử Lăng, Đỗ Hoàng Sang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng cố định vi khuẩn phân hủy thuốc trừ sâu Propoxur, Paracoccus sp. P23-7 của biochar. Thí nghiệm được thực hiện trong 25 mL dung dịch khoáng tối thiểu lỏng chứa 50 ppm Propoxur như là nguồn carbon duy nhất cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển suốt thời gian thí nghiệm và được kéo dài trong 18 ngày. Ba vật liệu biochar khác nhau được chọn để kiểm tra khả năng có định vi khuẩn của chúng bao gồm: biochar than củi, than đước và rác đô thị. Thí nghiệm được thực hiện với bốn lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy biochar có khả năng cố định vi khuẩn phân hủy thuốc trừ sâu Paracoccus sp. P23-7 trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng. Biochar rác đô thị có khả năng cố định vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 cao hơn so với 2 vật liệu biochar còn lại (than củi và than đước). Tuy nhiên, khả năng cố định và phóng thích vi khuẩn phân hủy thuốc trừ sâu Propoxur, Paracoccus sp. P23-7 khác nhau giữa các vật liệu biochar. Bổ sung biochar vào trong môi trường nuôi cấy khoáng tối thiểu lỏng chứa 50 ppm hoạt chất thuốc trừ sâu Propoxur giúp gia tăng mật số vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 tự do trong 1 mL môi trường lỏng vào thời điểm ban đầu của thời gian nuôi cấy và tổng mật số vi khuẩn (trong 25 mL môi trường nuôi cấy và trong 1,5 g biochar).

Phun kali nitrate sau đậu trái làm tăng năng suất và phẩm chất trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco)

Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Bích Hằng, Bùi Thị Cẩm Hường
Tóm tắt | PDF
Đề tài “Phun kali nitrate qua lá làm tăng năng suất và phẩm chất của trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco)” được thực hiện nhằm xác định số lần phun kali nitrate làm trái quýt đường có năng suất và phẩm chất tốt. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên có 5 nghiệm thức là số lần phun KNO3 ở nồng độ 5 g/l với 4 lần lặp lại, 10 cây/lặp lại. Năm nghiệm thức thí nghiệm là đối chứng (không phun), 16 lần (2 tuần/lần), 8 lần (4 tuần/lần), 6 lần (6 tuần/lần) và 5 lần phun (8 tuần/lần). Thời điểm bắt đầu phun kali nitrate lúc trái non xuất hiện (có đường kính từ 1,0-2,0 cm). Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức phun kali nitrate 6 lần (6 tuần/lần) cho kết quả cao nhất về trọng lượng trái (144,5 g), chiều cao trái (54,4 mm), năng suất trái đạt được tăng gấp đôi (27,3 kg/cây).

Ảnh hưởng môi trường của ba mô hình canh tác lúa cánh đồng mẫu lớn, GAP và truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Thanh Phong, Hà Minh Tâm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Ảnh hưởng môi trường của ba mô hình canh tác lúa cánh đồng mẫu lớn (CĐML), GAP và truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long” có mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác lúa đến tác động ấm lên toàn cầu, chua hóa và phú dưỡng hóa. Phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) được sử dụng để đánh giá tác động môi trường. Kết quả cho thấy, mô hình truyền thống (TT) sử dụng lượng giống gieo sạ cao hơn mô hình CĐML và GAP. Lượng phân bón được sử dụng trong 3 mô hình là khá phù hợp với khuyến cáo thông thường. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá cao. Năng suất lúa của mô hình CĐML và GAP tương đối cao hơn mô hình TT. Mô hình GAP đạt lợi nhuận cao nhất. Tác động môi trường của mô hình GAP (1.009,13 g CO2-tương đương, 3,61 g SO2-tương đương, 25,81 g NO3-tương đương) và CĐML (1.008,56 g CO2-tương đương, 4,45 g SO2-tương đương, 26,26 g NO3-tương đương) trong sản xuất 1 kg gạo thấp hơn mô hình TT. Về ấm lên toàn cầu, tác động do phát thải CH4 từ đất lúa (75,3-77,5%) và phân N (12,1-16,1%) là chủ yếu. Về chua hóa, phát thải của phân N là tác động chủ yếu (90,6-92,5%). Về phú dưỡng hóa, trực di dinh dưỡng từ đất (66,2-72,0%) và phân N (26,2-32,4%) gây tác động quan trọng nhất.

Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới đến năng suất và phát thải methane (CH4) trong sản xuất lúa tại Gò Công Tây - Tiền Giang

Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Văn Sánh, Trần Kim Tính, Võ Văn Bình, Trần Thị Huyền Trang
Tóm tắt | PDF
Quản lý nước được biết là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính nông học, thành phần năng suất và giảm phát thải khí nhà kính của sản xuất lúa. Thí nghiệm được tiến hành với ba mức độ tưới khác nhau được thử nghiệm vào vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Các chỉ tiêu nông học, lượng phát thải khí methane (CH4) và chi phí sản xuất được thu thập định kỳ và số liệu được phân tích biến động (ANOVA) giữa các nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lúa khô của nghiệm thức canh tác theo truyền thống (NT-3) thấp (6,6 t/ha) hơn và khác biệt ý nghĩa với NT-1 (7,3 t/ha) và NT-2 (6,8 t/ha). Lợi nhuận từ NT-1 cao hơn 7,4 tr.đ/ha khác biết rất ý nghĩa so với NT-3. Nghiệm thức-1 và NT-2 có số lần bơm nước ít hơn 50% đã tiết kiệm lượng nước rất đáng kể so với NT-3. Áp dụng NT-1 giảm lượng phát thải khí methane (CH4) là 5,9 tấn CO2e/ha/vụ so với NT-3. Qua thí nghiệm trên, mô hình 1P6G và tưới “ngập khô xen kẽ” mang lại lợi ích kinh tế cao và là tiềm năng ứng dụng rộng cho sản xuất lúa gạo sạch và ít phát thải của mô hình cánh đồng lớn ở Đồng băng sông Cửu Long.

Đánh giá hiện trạng sản xuất và thị trường lúa gạo tại xã Xuân Hiệp, Trà Ôn, Vĩnh Long

Vũ Anh Pháp, Nguyễn Trọng Nguyễn, Nguyễn Ngọc Đệ, Nguyễn Hoàng Khải
Tóm tắt | PDF
Đánh giá hiện trạng sản xuất và thị trường lúa gạo tại xã Xuân Hiệp, tỉnh Vĩnh Long nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo để tìm giải pháp nâng cao lợi nhuận cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo. Chọn 120 hộ để khảo sát bao gồm 30 hộ thuộc câu lạc bộ giống Xuân Hiệp và 90 hộ ngoài câu lạc bộ tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Nội dung khảo sát bao gồm giống, mùa vụ, kỹ thuật canh tác, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và SWOT để đánh giá, phân tích số liệu. Kết quả cho thấy nông dân trong câu lạc bộ giống, được tập huấn kỹ thuật chọn tạo và sản xuất giống, hầu hết sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn để làm giống, sử dụng ít hơn 66 kg/ha lúa giống, 16 kg/ha phân đạm, 0,64 l/ha thuốc trừ cỏ, 0,28 l/ha thuốc trừ sâu và 3,93 l/ha thuốc trừ bệnh nhưng có lợi nhuận cao hơn 80 % do tăng năng suất 0,6 tấn/ha và giá bán lại cao hơn 1.000 đ/kg so với nông dân ngoài câu lạc bộ. Hiện nay, chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa, lợi ích của người nông dân/mỗi kg gạo cao hơn so với những tác nhân khác. Tuy nhiên, do diện tích đất ít nên thu nhập lại thấp hơn nhiều các tác nhân khác

Hiệu quả của thuốc hóa học lên ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis Hendel) xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Trần Văn Hâu, Nguyễn Chí Linh, Lưu Thị Thảo Trang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra loại thuốc có hiệu quả phòng trừ ruồi đục trái trong mùa nắng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng trái xoài cát Hòa Lộc. Thí nghiệm được thực hiện ở vườn xoài của ba hộ nông dân tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ 01/2013 đến 6/2013. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với năm nghiệm thức và bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nghiệm thức của thí nghiệm là phun các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa ruồi đục trái, bao gồm: (A) đối chứng không phun thuốc; (B) phun thuốc Actara 25 WG (1 g/10 lít); (C) Cyrux 25 WG (1cc/lít); (D) Regent 5 SC (1,5cc/lít); (E) Karate 2.5 EC (1,3cc/lít). Các loại thuốc được phun vào giai đoạn 50 ngày sau khi đậu trái (NSKĐT), phun 7 ngày/lần, ngưng thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch, tổng cộng phun bốn lần thuốc. Kết quả cho thấy cây xoài cát Hòa Lộc không phun thuốc phòng trừ ruồi đục trái trong mùa khô tỉ lệ trái bị nhiễm ruồi có thể lên đến 80-85%, cả hai nghiệm thức phun Actara 25 WG và Karate 2.5 EC có hiệu quả kinh tế cao và tỉ lệ trái bị ruồi gây hại thấp.

Phân tích phẩm chất gạo của tập đoàn giống lúa MTL (Miền Tây Lúa) đang lưu giữ tại ngân hàng gen Trường Đại học Cần Thơ

Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Nguyễn Hồng Huế, Nguyễn Văn Chánh
Tóm tắt | PDF
Phân tích phẩm chất gạo của tập đoàn 835 giống lúa MTL đang bảo quản tại Ngân hàng Gen, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ theo các tiêu chí phân cấp của IRRI,1996. Kết quả cho thấy đây là nguồn gen có biến động lớn về các đặc tính phẩm chất gạo, đặc biệt về độ bạc bụng và hàm lượng amylose. Cả hai nhóm lúa tẻ và lúa nếp cho thấy hàm lượng amylose tương quan thuận với chiều dài hạt gạo. Nhóm lúa tẻ có đặc tính mùi thơm tương quan nghịch với trọng lượng hạt, chiều dài hạt, bạc bụng và hàm lượng amylose. Các giống lúa có hạt gạo dài hơn 7 mm và không bạc bụng là MTL199, MTL124, MTL309, MTL331, MTL422, MTL512, MTL513. Những đặc tính quý như gạo rất thơm và hàm lượng amylose thấp hơn 20% có ở các giống lúa MTL233, MTL392, MTL372.

Ứng dụng biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với mật độ khác nhau kết hợp với cá rô phi (Oreochromis niloticus)

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải, Trần Minh Nhứt, Lý Văn Khánh, Tạ Văn Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định mật độ tôm thẻ chân trắng thích hợp trong mô hình nuôi ghép với cá rô phi kết hợp với biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mật độ tôm thẻ gồm: (i) 150 con/m3; (ii) 200 con/m3; (iii) 250 con/m3 và (iv) 300 con/m3; cá rô phi được nuôi ghép ở tất cả các nghiệm thức với mật độ 4 con/m3 và kết hợp với biofloc (C:N = 15:1); mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm có thể tích 2 m3/bể với mức nước bố trí là 1,5 m3, độ mặn 15 ‰, khối lượng trung bình tôm bố trí là 0,006 g. Sau 60 ngày nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng và cá rô phi. Tôm nuôi ở mật độ 150 và 200 con/m3 đạt khối lượng trung bình lần lượt là 6,76; 5,97 g/con và có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh, tỷ lệ sống cao, FCR thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức ở mật độ 250 và 300 con/m3. Tuy nhiên, năng suất thu được ở các mật độ nuôi khác nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biến động cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới vây từ 90CV trở lên của các tỉnh ven biển Đông Nam Bộ

Nguyễn Như Sơn, Hoàng Văn Tính
Tóm tắt | PDF
Điều tra được tiến hành trên đội tàu lưới vây công suất từ 90 CV trở lên của các tỉnh ven biển Đông Nam Bộ được từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013, đại diện cho 02 mùa gió Đông Bắc và Tây Nam với tổng số mẫu là 3.327 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng cường lực khai thác của đội tàu lưới vây công suất từ 90 CV trở lên là 694,76 km3/năm. Cường lực khai thác biến thiên tăng dần theo chiều tăng công suất tàu; cường lực khai thác cao nhất vào tháng 3/2013 và thấp nhất vào tháng 1/2013. Sản lượng khai thác của đội tàu lưới vây từ 90 CV trở lên là 126.689 tấn. Sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 6/2012 và thấp nhất vào tháng 1/2013. Sản lượng khai thác trung bình của nhóm tàu trên 250 CV đạt 5.981,1 ± 2.181,6 tấn/tháng; nhóm tàu 150 - 249 CV đạt 3.320,6 ± 1.874 tấn/tháng và nhóm tàu 90 - 149 CV đạt 1.255,7 ± 1.126,2 tấn/tháng. Hiệu quả khai thác trung bình đạt 991,6 ± 518,5 tấn/km3 và nhóm tàu 90 - 149 CV có hiệu quả khai thác cao nhất.

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Bến Tre

Nguyễn Thanh Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu hoạt động của nghề lưới kéo xa bờ được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 6/2014 tại 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre là huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 35 hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ với nội dung về số tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, những loài khai thác chính, sản lượng khai thác và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Bến Tre có 687 chiếc, chiếm 18,8% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre. Tàu có công suất trung bình là 258 CV/tàu và trọng tải trung bình 25,3 tấn/tàu. Sản lượng khai thác trung bình là 91,3 tấn/tàu/năm, trong đó cá tạp chiếm 52%. Tổng chi phí trung bình của một chuyến biển là 276 triệu đồng và lợi nhuận trung bình là 39,2 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 0,19. Không có hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ nào bị thua lỗ. Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn xa bờ là giá nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu vốn và thiếu lao động.

Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua (Scylla paramamosain)

Lý Văn Khánh, Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn
Tóm tắt | PDF
Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua (Scylla paramamosain) được thực hiện nhằm góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng cua biển. Thí nghiệm ương ấu trùng cua biển từ Zoea-1 đến Cua-1 được thực hiện với các nghiệm thức độ kiềm khác nhau: 80, 100, 120, 140 và 160 mg CaCO3/L với mật độ ương ấu trùng là 200 con/L. Kết quả thí nghiệm cho thấy, giai đoạn Zoae-5 ở độ kiềm 80 mg CaCO3/L có tỷ lệ biến thái cao nhất (57,8%) và chiều dài lớn nhất (3,74 mm). Chiều dài ấu trùng cua ở giai đoạn Cua-1 lớn nhất ở độ kiềm 80 mg CaCO3/L (3,53 mm/con). Tỷ lệ sống đến Zoae-5 của các nghiệm thức đạt khá cao, cao nhất là ở nghiệm thức 80 mg CaCO3/L (76,7%), đến Megalop và Cua-1 thì tỷ lệ sống các nghiệm thức tương đương nhau. Có thể ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn Zoae-1 đến Zoae-5 ở độ kiềm 80-120 mg CaCO3/L, nhưng tốt nhất ở độ kiềm 80 mg CaCO3/L.

Ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng đến tỷ lệ nở và sinh trưởng của ốc bươu đồng (Pila polita)

Ngô Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Nha Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ nở và sinh trưởng của ốc bươu đồng. Thí nghiệm 1 đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ nở của trứng ốc được tiến hành với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức có 8 lần lặp lại là: 1) Ánh sáng tự nhiên (NL); 2)Che 1 lớp lưới lan (OL) và 3). Che 2 lớp lưới lan (TL). Trong thí nghiệm 2, ốc bươu đồng mới nở được ương ở các chế độ ánh sáng tương tự thí nghiệm 1. Ốc giống có khối lượng và chiều cao ban đầu (0,03 g và 4,80 mm) được ương với mật độ 300 con/m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trứng ốc bươu đồng đạt tỷ lệ nở cao nhất (83,3%) ở nghiệm thức OL (tương đương với cường độ ánh sáng từ 1000 đến 9000 lux) và cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức còn lại (p0,05). Tuy nhiên, khối lượng và chiều cao trung bình của ốc (1,56 g và 20 mm) ở nghiệm thức TL cao hơn so với điều kiện bình thường (1,21 g và 18,23 mm) hoặc che 1 lớp lưới (1,22 g và 18,57 mm).

So sánh kết quả sử dụng thức ăn cho nuôi cá lóc (Channa striatus) và sự chấp nhận của người nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ngô Thị Minh Thúy, Lê Xuân Sinh
Tóm tắt | PDF
Việc phân tích được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 01/2014 với số liệu khảo sát từ 205 hộ nuôi cá lóc theo cách sử dụng thức ăn (chỉ sử dụng cá tạp và có dùng một phần hoặc toàn bộ là thức ăn viên) với 2 mô hình chủ yếu (nuôi ao và giai vèo trên sông rạch) ở hai vùng sinh thái của Đồng bằng sông Cửu Long (vùng ảnh hưởng lũ ở nội đồng, vùng ven biển). Nhóm chỉ dùng cá tạp có mật độ cá thả trung bình 171 con/m3, cao hơn so với nhóm có áp dụng thức ăn viên (34 con/m3). Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tương ứng khi sử dụng cá tạp và thức ăn viên là 4,3 và 1,9. Sau khoảng 5-6 tháng, cá nuôi đạt kích cỡ 0,5-0,6 kg/con, khi chỉ dùng cá tạp thì cá lóc thu hoạch có kích cỡ lớn hơn và năng suất cũng cao hơn (68,3 kg/m3 so với 23,6 kg/m3). Tuy nhiên, nuôi cá lóc bằng thức ăn viên có giá thành thấp hơn so với chỉ nuôi bằng cá tạp. Sử dụng thức ăn viên cũng giúp chủ động hơn trong cung cấp thức ăn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước và giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở cả vùng nội đồng và ven biển. Tuy nhiên cần chú ý tăng cường chuyển giao kỹ thuật nuôi và sử dụng thức ăn cũng như cải tiến chất lượng và giảm giá bán thức ăn viên để giúp phát triển nghề nuôi.

Khảo sát thành phần dinh dưỡng và lợi ích sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra trong nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Võ Nam Sơn, Nguyễn Dương Anh, Phan Thanh Lâm, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Khảo sát thành phần dinh dưỡng, xử lý và sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra nhằm mục đích phân tích thành phần dinh dưỡng của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được tiến hành với các nội dung chính: (1) phân tích thành phần dinh dưỡng bùn đáy ao nuôi cá tra; (2) sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về hàm lượng dinh dưỡng ao nuôi cá tra giữa các qui mô nuôi, giữa các ao có chứng nhận và ao chưa chứng nhận, giữa ao nuôi bằng thức ăn tự chế biến và ao nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê giữa giai đoạn cá 500 g/con và giai đoạn cá khoảng 900 g/con. Thành phần dinh dưỡng bùn đáy ao nuôi cá tra có: 17,1% chất hữu cơ (CHC), 9,90% tổng carbon (TC), 2,04 mg/g tổng đạm (TN) và 0,96 mg/g tổng lân (TP); với giá trị pH là 6,7 và độ dẫn điện (EC) là 2,45 mS/cm. Khi sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra để trồng hoa màu thì có thể tiết kiệm một lượng phân đáng kể từ 9 - 100% lượng phân bón vô cơ tùy theo loại cây trồng, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh là một trong những mô hình phát triển bền vững và góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi bùn đáy ao nuôi cá tra thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.

Ảnh hưởng của độ mặn đến các chỉ tiêu sinh học, sinh sản và phát triển của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis

Trần Sương Ngọc, Vũ Ngọc Út, Phạm Thị Tuyết Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng chịu đựng và phát triển của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis dưới các độ mặn khác nhau. Việc thuần hóa luân trùng được thực hiện với các thời gian là 0, 5, 10, 15, 20 và 25 giờ ở các độ mặn 0; 1; 3 và 5‰. Các chỉ tiêu sinh học, sinh sản và sự phát triển quần thể luân trùng được thu thập ở các độ mặn thí nghiệm. Kết quả cho thấy luân trùng B. angularis có khả năng tồn tại và phát triển ở độ mặn 5‰ trong thời gian thuần hóa là 20 giờ. Ở độ mặn 5‰, luân trùng có sức sinh sản thấp, nhịp sinh sản dài hơn, tốc độ lọc và tốc độ ăn thấp hơn, thời gian thành thục và phát triển phôi kéo dài hơn những cá thể ở các độ mặn khác (p

Ứng dụng gis đánh giá tình hình nuôi cá thác lác còm (Chitala ornata Gray, 1831) ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
GIS đã được áp dụng nhằm nghiên cứu tình hình nuôi cá thát lát còm ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh hậu Giang. Nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014, thông qua khảo sát 100 hộ nuôi cá thát lát còm trong huyện. Mục đích nghiên cứu là đánh giá tình hình nuôi cá thác lác trong huyện, xây dựng bản đồ vùng nuôi theo mô hình, diện tích, năng suất nuôi ở mức độ hộ và khu vực. Kết quả thấy rằng cá thát lát còm được tập trung nuôi nhiều ở 5 trong 12 xã của huyện, có 2 mô hình nuôi chính là nuôi vèo ven sông và nuôi ao . Nuôi vèo thường diện tích nhỏ nhưng mật độ cao khoảng 40 con/m2, nuôi ao thì khoảng 9 con/m2. Sau thời gian nuôi khoảng 6 tháng, cá đạt cỡ thương phẩm 510g/con với tỷ lệ sống từ 70-80%. Nghiên cứu đã xây dựng được các bản đồ vùng nuôi theo mô hình, diện tích và năng suất. Ngoài ra, những thuận lợi, khó khăn và hiệu quả kinh tế cũng được phân tích trong nghiên cứu này.

Ước lượng hệ số di truyền về tăng trưởng của cá rô (Anabas testudineus) giai đoạn nhỏ theo phương pháp hồi qui bố mẹ-đàn con

Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của kích cỡ cá rô bố mẹ đến tăng trưởng của đàn con và ước lượng hệ số di truyền về tăng trưởng ở giai đoạn nhỏ bằng phương pháp hồi qui bố mẹ-đàn con. Cá rô bố mẹ G1 có nguồn gốc từ tự nhiên được chọn cho sinh sản 12 cặp (gia đình) có khối lượng trung bình chung từ 21-203,5 g. Cá con được ương 2 giai đoạn với mật độ khác nhau: (1) từ cá bột đến 21 ngày, 3 con/L và (2) từ 22-66 ngày, 1 con/L, trong bể chứa 40 L nước (3 bể cho mỗi gia đình). Kết quả giai đoạn 1, kích cỡ cá con  (2,47 – 2,69 cm và 0,35 – 0,41 g) tương đương nhau (p~0,5) nhưng tỉ lệ sống (40.0 - 82,2%) khác biệt có ý nghĩa giữa các gia đình (p

Khả năng thay thế bột cá bằng bột thịt xương làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822)

Trần Thị Thanh Hiền, Bùi Vũ Hội, Trần Lê Cẩm Tú
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột thịt xương (BTX) làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala chitala) ở giai đoạn giống 7,83 g. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức được phối chế có cùng mức protein (42%) và năng lượng (19 KJ/g), với các mức thay thế protein bột cá bằng protein BTX lần lượt là 0% (đối chứng), 10%, 20%, 30%, 40%. Kết quả tỷ lệ sống, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của các nghiệm thức thay thế từ 10 - 30% không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (p>0,05). Hệ số và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm khi thay thế hơn 20% protein BTX. Độ tiêu hóa thức ăn, protein và lipid giảm khi tăng hàm lượng BTX, tuy nhiên thành phần sinh hóa cơ thể cá không bị ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy protein BTX có thể thay thế đến 20% protein bột cá (tương ứng 16,5% trong công thức thức ăn) làm thức ăn cho cá thát lát còm giai đoạn giống.

Ảnh hưởng độ mặn lên chu kỳ lột xác, sinh sản và tăng trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Huỳnh Kim Hường, Lai Phước Sơn, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh Hương, Lê Quốc Việt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự lột xác, sinh sản và sinh trưởng của tôm càng xanh, góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ. Thí nghiệm được bố trí với các nghiệm thức độ mặn khác nhau (0, 5, 10 và 15‰) trong 4 bể composite thể tích 2 m3. Mỗi bể gồm 60 lồng lưới (kích cỡ 15 × 15 × 75 cm) và mỗi lồng thả 1 con tôm, với khối lượng tôm từ 0,42 - 0,47 g /con. Sau 120 ngày nuôi, số lần lột xác của tôm ở các độ mặn khác nhau dao động từ 8 - 10 lần và chu kỳ của các lần lột xác biến động từ 7,7 - 23,8 ngày/lần. Ở độ mặn cao, tỉ lệ tôm mang trứng giảm dần, chu kỳ tái phát dục dài hơn và sức sinh sản cũng giảm dần. Đặc biệt ở độ mặn 15‰ tôm không tham gia sinh sản trong thời gian 120 ngày nuôi.Tốc độ tăng trưởng của tôm ở độ mặn 5‰ và 10‰ nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa so với độ mặn 0‰ và 15‰.Tỉ lệ sống của tôm ở độ mặn 5‰, 10‰ và 15‰ tốt hơn so với nghiệm thức 0‰. Kết quả trên cho thấy,khả năng phát triển nuôi tôm càng xanh ở vùng nước lợ (5 -15‰) ĐBSCL là có triển vọng.

Đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang

Hồ Mỹ Hạnh, Bùi Minh Tâm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về hình thái của cá chành dục phân bố tại tỉnh Hậu Giang.Kết quả phân tích trên 226 mẫu cá chành dục cho thấy, cá chành dục là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể dao động từ 6,2–17 cm. Cơ thể cá có dạng thon dài.Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao đầu. Mắt tròn nằm lệch về nửa trên của đầu.Miệng có hình cung rộng, chiều dài xương hàm ngắn hơn chiều rộng của miệng. Hàm dưới nhô ra hơn hàm trên và chiều dài xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên. Răng phân bố trên 2 hàm, các răng nhỏ, nhọn và sắc, không có răng nanh. Vây lưng dài, không có gai cứng, vây đuôi tròn, không chẻ hai, cuống đuôi ngắn, vây bụng nhỏ. Vảy quanh cuối đuôi từ 12-14 vảy, vảy trước vây lưng: 11-13 vảy. Cá có màu xám đen ở mặt lưng và nhạt gần xuống bụng. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có màu xanh óng ánh với phần rìa màu đỏ tươi hoặc màu cam. Kết quả giải trình tự gen cho thấy loài cá chành dục thu ở Đồng bằng sông Cửu Long có tên khoa học là Channa gachua (Hamilton,1822).Kết quả nghiên cứu 226 mẫu cá chành dục thu được  cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá (L=6,2-17 cm; W=1,7-39,5 g) 

Một số đặc điểm bệnh học trên cá bóp (Rachycentron canadum Linaeus, 1766) nuôi thâm canh tại Nha Trang

Lê Thanh Cần, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Cá bóp (Rachycentron canadum) bệnh nuôi thương phẩm tại Nha Trang được thu mẫu và phân tích. Cá bệnh có dấu hiệu lờ đờ, hoại tử mang và gốc vây, nội quan trương to có chứa dịch, thận có nhiều đốm trắng. Phát hiện sán lá đơn chủ Neobenedenia sp. và rận cá Parapetalus sp. ở một số cơ quan như da, mang và hốc mang, ruột và máu. Các chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu gan, thận, tỳ tạng và não được định danh là Photobacterium damselae subsp. damselae và Vibrio alginolyticus bằng kít API 20E (BioMerieuex, Pháp). Biểu hiện mô bệnh học đặc trưng của mẫu cá bệnh là hiện tượng hoại tử ở tế bào gan, thận, xuất hiện các trung tâm đại thực bào sắc tố ở tế bào tỳ tạng và thận, các tế bào mang tăng sinh cùng với sự mất cấu trúc ở các bó cơ.

Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ

Nguyễn Hồng Tín, Võ Thành Danh, Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim Thoa
Tóm tắt | PDF
Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức (CBCC) thành phố Cần Thơ (TPCT) để nhận ra những hạn chế, năng lực cần bổ sung phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực TPCT là yêu cầu cấp bách hiện nay. Bài viết này trình bày kết quả đánh giá năng lực CBCC bao gồm khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, đòi hỏi của tổ chức, sự khác nhau về năng lực giữa CBCC trong sở ban ngành (SBN) và quận/huyện (QH) TPCT. Kết quả nghiên cứu nhận ra rằng bên cạnh những CBCC trẻ, nhiệt tình, năng nổ và kinh nghiệm, tâm huyết với công việc vẫn tồn tại một tỷ lệ nhất định CBCC cơ hội, làm việc kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân hạn chế động lực làm việc của CBCC, trong đó quan trọng phải kể đến là chế độ đãi ngộ, bố trí công việc, áp lực công việc, cơ hội thăng tiến cũng như điều kiện và môi trường làm việc. Năng lực của nhân viên, trưởng phó phòng (TPP) và lãnh đạo SBN, QH TPCT so với yêu cầu đạt mức tốt chiếm tỷ trọng nhiều nhất, kế đến mức trung bình, mức rất tốt, kém và rất kém. Qua đó, khẳng định CBCC TPCT có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng để cải thiện năng lực. Ngoài ra, ở cùng một vị trí công chức (nhân viên, TPP, hay lãnh đạo) nhưng có sự nhận định, đòi hỏi khác nhau về năng lực của cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc khi xem xét bởi 3 kênh thông tin từ nhân viên, TPP, lãnh đạo. Do vậy, cần có những khung đánh giá năng lực thống nhất cho các kênh thông tin. Kết quả của nghiên cứu là tham chiếu hữu ích cho việc xác định nhu cầu và xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nhằm nâng cao năng lực xây dựng nguồn nhân lực TPCT chất lượng và vững mạnh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Trương Đông Lộc, Phạm Phát Tiến
Tóm tắt | PDF
Chính sách cổ tức là một trong những nội dung rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp và đây cũng là vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) nhằm làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến vấn đề này. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 236 công ty phi tài chính trong giai đoạn 2010 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty trong giai đoạn nghiên cứu dao động từ 9,5% đến 17,9%. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình các ảnh hưởng cố định cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng kiểm soát (quản trị công ty) và hình thức chi trả cổ tức là các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE.

Ứng dụng khung kỹ năng trong quản trị và đánh giá nhân sự

Đỗ Thị Thanh Vinh, Huỳnh Hoàng Long, Nguyễn Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
Sự thiếu đồng nhất về kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển và đào tạo nâng cao trình độ nhân viên. Việc thiết lập khung kỹ năng góp phần hệ thống hóa và thúc đẩy hoàn thiện các kỹ năng theo chuyên môn của nhân viên trong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh doanh chiến lược. Khung kỹ năng tạo nên sự chuẩn hóa và đồng nhất trong hoạt động quản trị nhân sự, làm nền tảng cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc tính nhân khẩu học và hành vi phàn nàn của khách hàng đối với dịch vụ điện thoại di động: Trường hợp Vinaphone Cần Thơ

Nguyễn Thanh Liêm, Lưu Tiến Thuận
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về đặc tính nhân khẩu học và hành vi phàn nàn của khách hàng đối với dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone Cần Thơ được thực hiện thông qua khảo sát 110 khách hàng có sự không hài lòng trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hành vi phàn nàn của khách hàng không có sự khác biệt về giới tính, nhóm tuổi có nhiều sự phàn nàn chủ yếu nằm trong khoảng 18 đến 45 tuổi, và trình độ học vấn chủ yếu rơi vào nhóm có trình độ đại học, cao đẳng. Hành vi phàn nàn tập trung vào (1) nói xấu về người bán với bạn bè người thân, (2) nói xấu về nhà cung cấp thông qua mạng xã hội, diễn đàn, và (3) ngưng mua và đổi nhà cung cấp. Nguyên nhân chủ yếu của những phàn nàn được xác định là do khách hàng cho rằng cách tính cước phí không minh bạch, cước phí cao và thái độ phục vụ của nhân viên tại các điểm giao dịch chưa tốt. Các biện pháp nhằm giảm hành vi phàn nàn của khách hàng và tiếp nhận hành vi phàn nàn tốt hơn được đề xuất cho Vinaphone Cần Thơ gồm (1) minh bạch cách tính giá cước cho khách hàng bằng cách sử dụng các tài khoản khách hàng trên mạng internet để cho phép khách hàng truy cập xem thông tin cước phí đã sử dụng bất kỳ thời điểm nào, đồng thời xem xét các phương án giảm giá cước; (2) song song với việc sử dụng đường dây nóng hay hộp thư góp ý, Vinaphone Cần Thơ nên lập thêm mục tiếp nhận phản ánh của khách hàng trực tuyến trên website chính thức của công ty, hoặc tài khoản facebook.

Phân tích sự thay đổi nhu cầu thị trường xe gắn máy tại thành phố Cần Thơ

Huỳnh Trường Huy, Trần Tuý Hỷ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này dựa trên cuộc khảo sát 265 người dân đang sử dụng xe gắn máy tại thành phố Cần Thơ với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi nhu cầu và quyết định mua xe tay ga. Thông qua sử dụng công cụ thang đo Likert-5 mức độ và kỹ thuật phân tích nhân tố, kết quả phân tích chỉ ra rằng người tiêu dùng có nhu cầu và quyết định mua xe tay ga thể hiện sự quan tâm đến các yếu tố như thương hiệu, giá cả, tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, an toàn, thể hiện cá nhân, và chính sách bảo hành; trong khi đó, các yếu tố về đặc điểm cá nhân (như tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và thu nhập) không thể hiện ảnh hưởng đến nhu cầu và quyết định mua xe tay ga.

Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất gạch và gốm tỉnh Vĩnh Long

Nguyễn Thị Mỹ Linh, Võ Thị Thanh Lộc
Tóm tắt | PDF
Vĩnh Long là một trong những tỉnh có ngành thủ công nghiệp gạch và gốm phát triển mạnh, có quy mô lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các hộ sản xuất gạch và gốm hiện nay lâm vào tình trạng trì trệ hoặc ngưng sản xuất do cạnh tranh cao với các sản phẩm gạch được nung từ lò có công nghệ khép kín với chi phí thấp hơn mặc dù chất lượng và màu sắc không đẹp bằng gạch Vĩnh Long; qui trình và công nghệ sản xuất hàng chục năm qua hầu như không có sự đổi mới do doanh nghiệp thiếu tài chính để tái đầu tư cho sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất gạch và gốm ở tỉnh Vĩnh Long được đánh giá thông qua thực trạng sản xuất và thực trạng tiêu thụ của hộ. Thực trạng sản xuất bao gồm các yếu tố đầu vào như: số lượng lao động, trình độ lao động, nguyên vật liệu bao gồm đất sét và trấu, công nghệ sản xuất. Thực trạng tiêu thụ đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay và mức lợi nhuận đạt được trong 3 năm gần nhất. Bên cạnh đó, ma trận SWOT được xây dựng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của ngành trong thời điểm hiện tại. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ trong tương lai.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ

Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viênKhoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên kinh tế (năm nhất và năm hai) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thực hiện một nghiên cứu khám phá chúng tôi tìm thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) Giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) Nguồn vốn, (4) Quy chuẩn chủ quan và (5) Nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu mong muốn sẽ góp phần tích cực vào chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp.

Khả năng tiếp cận thị trường của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang

La Nguyễn Thùy Dung, Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích khả năng tiếp cận thị trường của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 252 nông hộ thuộc 4 huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, trong đó có 50% nông hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp. Phương pháp thống kê mô tả, hồi qui logistic, kiểm định t trung bình hai tổng thể và kiểm định Chi bình phương được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ bị tác động bởi các nhân tố: tuổi, kinh nghiệm, năng suất, trình độ học vấn và liên kết với doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố về năng suất có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu

Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh, Tăng Thị Ngân
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tỉnh Bạc Liêu. Số liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát 113 DNNVV. Các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại tỉnh Bạc Liêu được hình thành từ mối tương quan với các nhân tố như: tiếp cận chính sách hỗ trợ, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, qui mô, mối quan hệ xã hội, tuổi doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động có trình độ từ đại học trở lên trong các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ

Quan Minh Nhựt, Đặng Thị Đoan Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động có trình độ đại học trở lên trong các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ (TPCT). Tác giả phỏng vấn 165 nhân viên ở 50 doanh nghiệp trên địa bàn TPCT. Nghiên cứu sử dụng mô hình Binary Logistic để xác định sự gắn bó của người lao động. Kết quả phân tích hồi quy logistic xác định các nhóm nhân tố - lương, phúc lợi và thăng tiến; môi trường làm việc; đặc điểm công việc; và phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến quyết định gắn bó của người lao động có trình độ đại học trở lên trong các doanh nghiệp ở TPCT. Thông qua kết quả phân tích tác giả cũng đề ra một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp ở TPCT trong công tác phát triển nguồn nhân lực có trình độ của đơn vị cũng như các biện pháp để giữ chân người lao động.

Phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu tham gia vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Trường Đại học Cần Thơ

Lê Nguyễn Đoan Khôi
Tóm tắt | PDF
Trong tiến trình toàn cầu hóa, chủ đề đổi mới và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn được quan tâm. Vườn ươm doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học có khả năng thương mại hóa từ các trường đại học và lồng ấp cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp. Nghiên cứu này trình bày phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu tham gia vào vườn ươm doanh nghiệp và định hướng phát triển sản phẩm khoa học công nghệ từ trường đại học.

Phân tích chuỗi giá trị ớt tỉnh Đồng Tháp

Võ Thị Thanh Lộc, Huỳnh Hữu Thọ, Lâm Huôn, Nguyễn Phú Son, Nguyễn Thị Thu An, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lê Trường Giang
Tóm tắt | PDF
Đồng Tháp là tỉnh sản xuất ớt lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2.677 ha). Ớt Đồng Tháp được sản xuất tập trung ở huyện Thanh Bình, là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao về độ cay so với trồng ở các vùng khác. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt. Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2008) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm (1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt tỉnh Đồng Tháp, (2) Phân tích chuỗi giá trị ớt và (3) Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị ớt nhằm giúp các nhà hỗ trợ các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng từ tập trung cải tạo giống, sử dụng phân hữu cơ và nghiên cứu nước sấy ớt sử dụng thay thuốc bảo vệ thực vật; Khâu sản xuất cần phát triển liên kết sản xuất qui mô lớn, nâng cao chất lượng và kết nối đầu ra; Khâu tiêu thụ cần tăng cường ớt cấp đông và sấy khô xuất khẩu chất lượng cao, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này tìm ra các yếu tố ảnh hưởng kết quả sinh kế nông hộ dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh. 409 hộ canh tác lúa-màu, lúa, cây ăn trái, tôm, hoa màu, lúa-thủy sản và mía ở 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu được khảo sát năm 2013. Số liệu quan sát về tài sản và kết quả sinh kế được chuẩn hóa theo thang đo [0,1]. Do giá trị kết quả sinh kế biến động từ 0 đến 1 nên mô hình hồi qui Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng kết quả sinh kế. Nghiên cứu cho thấy tài sản sinh kế hộ chuyên canh thấp hơn hộ canh tác kết hợp (lúa-thủy sản, lúa-màu). Nông hộ chuyên canh tôm ở vùng ven biển gặp khó khăn về ô nhiễm nước và dịch bệnh trên tôm (vốn tự nhiên) và các vấn đề xã hội trong khi đó nông dân sản xuất lúa và mía đối mặt với sự suy giảm vốn tài chính do giá nông sản thấp. Kết quả sinh kế hộ có sự ảnh hưởng tích cực của các nguồn vốn tài chính, xã hội và vật chất. Chất lượng lao động cũng thúc đẩy hộ đạt kết quả sinh kế tốt; tuy nhiên, giảm giá nông sản đã làm cho hộ trồng lúa và hoa màu chưa đạt được kết quả sinh kế kỳ vọng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với cơ chế một cửa liên thông tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

Nguyễn Quốc Nghi, Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với cơ chế một cửa liên thông tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 130 người dân có sử dụng cơ chế một cửa liên thông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, đó là: sự phản ánh và phương tiện hữu hình, chất lượng nguồn nhân lực, tiến trình giải quyết hồ sơ. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người dân.

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lãnh đạo và hiệu quả tài chính: Trường hợp doanh nghiệp khu vực thành phố

Châu Thị Lệ Duyên, Huỳnh Trường Thọ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích tác động của trách nhiệm xã hội (TNXH) và lãnh đạo chuyển đổi đến hiệu quả tài chính (FP), cũng như tác động của lãnh đạo chuyển đổi đến TNXH bằng việc vận dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, trong đó TNXH được đo lường thông qua các bên liên quan (các đối tượng hữu quan) gồm: môi trường, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng. Lợi ích kinh doanh (BB) được sử dụng như biến trung gian để đo lường sự ảnh hưởng của TNXH đến FP. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNXH có tác động tích cực đến BB, BB có tác động tích cực đến FP. Lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH nhưng lại có tác động ngược chiều đến FP.

Phân tích chuỗi giá trị xoài cát chu (Mangifera indica) tỉnh Đồng Tháp

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Từ Thị Kim Trang, Trần Hoàng Khoa, Dương Ngọc Thành
Tóm tắt | PDF
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài nhiều nhất ĐBSCL 9.031ha. Trong đó, diện tích trồng xoài Cát Chu chiếm 60%. Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ vì thế mùa vụ thu hoạch xoài là quanh năm. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, một nghiên cứu mang tính hệ thống là rất cần thiết để tìm ra các vấn đề tồn tại từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận của Kaplinsky & Morris (2000),  Recklies (2001), Eschborn GTZ (2007), M4P (2007) và Võ Thị Thanh Lộc (2013) để phân tích sự vận hành của chuỗi giá trị xoài Cát Chu Đồng Tháp. Kết quả cho thấy qui mô sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có 1 HTX xoài, chưa có công ty chế biến xoài. Kênh thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn 75% tổng lượng xoài tiêu thụ (chủ yếu xuất khẩu xoài tươi sang thị trường Trung Quốc). Việc rút ngắn kênh thị trường và liên kết nông dân sản xuất giúp giảm được chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia.