Vũ Anh Pháp * , Nguyễn Trọng Nguyễn , Nguyễn Ngọc Đệ Nguyễn Hoàng Khải

* Tác giả liên hệ (vaphap@ctu.edu.vn)

Abstract

Evaluation of the current rice production and market in Xuan Hiep commune (Vinh Long) was carried out in order to determine the factors that affect the production and consumption of rice and to find the solutions for improving profits of agents involved in the rice value chain. The survey of 120 farmers, in which 30 farmers inside the Xuan Hiep seed club and 90 households outside the club in Xuan Hiep village(Tra On - Vinh Long) was conducted and information were collected such as  variety, seed quality, seasonal calendar, cultural practices, advantages and disadvantages in production and consumption of rice. The descriptive statistical analysis, SWOT were used to analyze the data. Results showed that farmers in the club used the standardized seed, low seeding rate of less than 66kg/ha of seeds, 16 kg/ha of nitrogen, 0.64 l/ha of herbicides, 0.28 l/ha of pesticides and 3.93 l/ha of fungicides but obtained 80% higher profits by increasing 0.6 tons/ha of yield and VND 1,000/kg of price compared to farmers outside the club. Currently, the rice value chain of export is more efficient than of domestic consumption, and the benefit of the farmers per kg of rice grain is higher than of other agents.
Keywords: Rice production, rice seed club, the rice market

Tóm tắt

Đánh giá hiện trạng sản xuất và thị trường lúa gạo tại xã Xuân Hiệp, tỉnh Vĩnh Long nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo để tìm giải pháp nâng cao lợi nhuận cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo. Chọn 120 hộ để khảo sát bao gồm 30 hộ thuộc câu lạc bộ giống Xuân Hiệp và 90 hộ ngoài câu lạc bộ tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Nội dung khảo sát bao gồm giống, mùa vụ, kỹ thuật canh tác, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và SWOT để đánh giá, phân tích số liệu. Kết quả cho thấy nông dân trong câu lạc bộ giống, được tập huấn kỹ thuật chọn tạo và sản xuất giống, hầu hết sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn để làm giống, sử dụng ít hơn 66 kg/ha lúa giống, 16 kg/ha phân đạm, 0,64 l/ha thuốc trừ cỏ, 0,28 l/ha thuốc trừ sâu và 3,93 l/ha thuốc trừ bệnh nhưng có lợi nhuận cao hơn 80 % do tăng năng suất 0,6 tấn/ha và giá bán lại cao hơn 1.000 đ/kg so với nông dân ngoài câu lạc bộ. Hiện nay, chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa, lợi ích của người nông dân/mỗi kg gạo cao hơn so với những tác nhân khác. Tuy nhiên, do diện tích đất ít nên thu nhập lại thấp hơn nhiều các tác nhân khác
Từ khóa: sản xuất lúa, câu lạc bộ giống lúa, thị trường lúa gạo

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp – PTNT (2008). Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp – PTNT, Hà Nội.

Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long (2009). Niên giám thống kê năm 2008.

Nguyễn Ngọc Đệ (2002). Kỹ thuật canh tác lúa cao sản. Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Sơn (2000). Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Phòng thống kê huyện Trà Ôn (2010). Niên giám thống kê năm 2009.

Uỷ ban nhân dân huyện Trà Ôn (2009). Báo cáo tình hình thực hiện năm 2009 và kế hoạch năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2008). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2008 và kế hoạch thực hiện năm 2009.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu (2009). Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Tạp chí NN và PTNT số 132 tháng 3/2009, trang 3 – 5.