Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của rắn ráo thường- Ptyas Korros (Schlegel, 1837) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Abstract
Tóm tắt
Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học (các đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản) của loài rắn Ráo thường - Ptyas korros (Schlegel, 1837) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Rắn Ráo thường có chiều dài thân trung bình khá lớn, đối với rắn cái là 963,38 mm và rắn đực là 1086,14 mm. Chiều dài thân và khối lượng cơ thể của các cá thể rắn Ráo thường có mối tương quan nhau, rắn đực có hệ số tương quan R2 = 0,9191 lớn hơn so với rắn cái có hệ số tương quan R2 = 0,783. Khối lượng cơ thể trung bình của rắn ráo thường đực là 226,72g cũng lớn hơn so với rắn Ráo thường cái là 179,51g. Thức ăn của Rắn ráo thường là chuột, nhái, ếch, cóc, côn trùng, mùn bã hữu cơ… Trong đó, tần số gặp nhiều nhất là chuột và cóc. Khối lượng tinh hoàn chiếm 0,14% đến 0,19% khối lượng cơ thể, khối lượng buồng trứng chiếm 0,14% khối lượng cơ thể. Ở nhóm rắn Ráo thường, rắn đực và rắn cái đều có bộ phận sinh sản bên trái phát triển hơn bên phải.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp (2008), “Thành phần loài lưỡng cư và bò ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Sinh học, Tập 30 - số 3, trang 52 - 57.
Lê Nguyên Ngật (2007), Đời sống các loài lưỡng cư và bò sát, NXb Giáo dục, Hà Nội, trang 10 - 101.
Hoàng Thị Nghiệp (2011), “Khu hệ lưỡng cư - bò sát ở vùng An Giang và Đồng Tháp”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Huế, trang 150-156.
Campden - Main S. M. (1984), A Field Guide to Snakes of South Vietnam, Herpetological Seach Service & Exchange, New York, pp 12 - 15.
Nguyen, V. S., Ho, T. C., Nguyen, Q. T., (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira.