Trần Văn Hâu * , Nguyễn Chí Linh Lưu Thị Thảo Trang

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was aimed to identify an effective insecticide to protect fruits of Hoa Loc mango from attacks of fruitflies in the dry season which henceforth help to increase the fruit quality. Experiments were carried out in mango orchards of three growers located in Hoa Hung commune (Cai Be - Tien Giang) from January to June 2013. Experimental design was completely randomized with five treatments and four replications with each of which equals to one tree. The treatments included different spraying of insecticides to protect fruits from the fly attack, i.e. (A) control (non-spray), (B) Actara 25 WG (1 g/10 L); (C) Cyrux 25 WG (1 mL/L); (D) Regent 5 SC (1.5 mL/L); and (E) Karate 2.5 EC (1.3 mL/L). The insecticides were sprayed at the 50th day after fruit set (AFS), for every 7 days and ceased at 15 days prior to harvesting. Results reflected that there were 80-85% of non-sprayed fruits attacked by fruitflies. The two treatments, spraying Actara 25 WG and Karate 2.5 EC, brought about high economic efficiency and low ratio of attacked fruits.
Keywords: Cyrux 25 WG, Regent 5 SC, Karate 2.5 EC, fruit fly (Bactrocera dorsalis Hendel), Actara 25 WG, ‘cat Hoa Loc’ mango

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra loại thuốc có hiệu quả phòng trừ ruồi đục trái trong mùa nắng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng trái xoài cát Hòa Lộc. Thí nghiệm được thực hiện ở vườn xoài của ba hộ nông dân tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ 01/2013 đến 6/2013. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với năm nghiệm thức và bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nghiệm thức của thí nghiệm là phun các loại thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa ruồi đục trái, bao gồm: (A) đối chứng không phun thuốc; (B) phun thuốc Actara 25 WG (1 g/10 lít); (C) Cyrux 25 WG (1cc/lít); (D) Regent 5 SC (1,5cc/lít); (E) Karate 2.5 EC (1,3cc/lít). Các loại thuốc được phun vào giai đoạn 50 ngày sau khi đậu trái (NSKĐT), phun 7 ngày/lần, ngưng thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch, tổng cộng phun bốn lần thuốc. Kết quả cho thấy cây xoài cát Hòa Lộc không phun thuốc phòng trừ ruồi đục trái trong mùa khô tỉ lệ trái bị nhiễm ruồi có thể lên đến 80-85%, cả hai nghiệm thức phun Actara 25 WG và Karate 2.5 EC có hiệu quả kinh tế cao và tỉ lệ trái bị ruồi gây hại thấp.
Từ khóa: Cyrux 25 WG, Regent 5 SC, Karate 2.5 EC, Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis Hendel), Actara 25 WG, xoài cát Hòa Lộc

Article Details

Tài liệu tham khảo

FAO, 1996. International standards for phytosanitary measures: Guidelines for surveillance. Publication No 6, 8 pp.

Lê Quốc Điền, 2012. Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả Bactrocera carambolae Drew & Hancock và Bactrocera tau Walker (Diptera: Tephritidae) vùng Đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 185 tr.

Nguyễn Đức Khiêm, 2006. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 268 tr.

Nguyễn Minh Châu, Phạm Ngọc Liễu, Lê Thị Thu Hồng và Phạm Văn Vui, 2009. Giới thiệu các giống cây ăn quả phổ biến ở miền Nam. Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 96 tr.

Nguyễn Minh Chơn, Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thu Thủy. 2005. Giáo trình thực tập môn Sinh hóa. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 73 tr.

Trần Văn Hai, 2009. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật, chương 3: Thuốc trừ dịch hại. Nxb Đại học Cần Thơ, tr. 59-146.

Trần Văn Hâu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Sỹ Hiếu, Châu Bá Bình, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Công Sơn, 2011. Nâng cao năng suất xoài rải vụ tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo đề tài khoa học cấp tỉnh. 146 tr