Dương Thúy Yên *

* Tác giả liên hệ (thuyyen@ctu.edu.vn)

Abstract

The study aimed to evaluate effects of climbing perch broodstock sizes on offspring's growth at early life stages and estimate heritability on growth. Twelve pairs of G1 broodstock (families) originated from the wild with variuos mean weights (21-203.5 g) were propagated. Offspring were reared into 2 stages with different stocking densities (stage 1 from fry to 21 days-old, 3 ind./L and stage 2 from 21- 66 days-old, 1 ind./L) in the same tanks containing 40 L of water (3 replicates per family). After stage 1, offspring sizes (2.47 – 2.69 cm and 0.35 – 0.41 g) were similar (p~0.5) but survival rates (40.0 - 82.2%) were significantly different (p<0.01) among families. In stage 2, growth of offspring increased with the increase of their parents' sizes. As the increase of parents' weight to 100 g, genetic gains at 36, 51 and 66 days were estimated 7.2%, 12.9% and 19.4%, respectively. The values of % genetic gain were correspondent to the slopes of mid parent-offspring regressions where weights were standardized by each generational weight mean, which was proved to be equivalent to heritability. Results had significant implications in climbing perch selective breeding programs and can be applied for other cultured fish species.
Keywords: Heritability, climbing perch, Anabas testudienus, selection, parent-offpsring regression

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của kích cỡ cá rô bố mẹ đến tăng trưởng của đàn con và ước lượng hệ số di truyền về tăng trưởng ở giai đoạn nhỏ bằng phương pháp hồi qui bố mẹ-đàn con. Cá rô bố mẹ G1 có nguồn gốc từ tự nhiên được chọn cho sinh sản 12 cặp (gia đình) có khối lượng trung bình chung từ 21-203,5 g. Cá con được ương 2 giai đoạn với mật độ khác nhau: (1) từ cá bột đến 21 ngày, 3 con/L và (2) từ 22-66 ngày, 1 con/L, trong bể chứa 40 L nước (3 bể cho mỗi gia đình). Kết quả giai đoạn 1, kích cỡ cá con  (2,47 – 2,69 cm và 0,35 – 0,41 g) tương đương nhau (p~0,5) nhưng tỉ lệ sống (40.0 - 82,2%) khác biệt có ý nghĩa giữa các gia đình (p<0,01). Ở giai đoạn 2, tăng trưởng của cá con càng nhanh khi khối lượng cá bố mẹ càng lớn. Khi khối lượng cá bố mẹ tăng 100 g, khối lượng cá con được cải thiện ở 36, 51 và 66 ngày tuổi lần lượt là từ 7,2%, 12,9% và 19,4%. Tỉ lệ này tương ứng với hệ số góc của phương trình hồi qui giữa khối lượng cá bố mẹ và cá con đã được chuẩn hóa theo khối lượng trung bình của mỗi thế hệ và đã được chứng minh tương đương với hệ số di truyền. Kết quả trên có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống cá rô và có thể được ứng dụng cho các loài cá nuôi khác.
Từ khóa: Hệ số di truyền, cá rô đồng, Anabas testudineus, chọn lọc, hồi qui bố mẹ-đàn con

Article Details

Tài liệu tham khảo

Åkesson, M., Bensch, S., Hasselquist, D., Tarka, M., Hansson, B., 2008. Estimating Heritabilities and Genetic Correlations: Comparing the ‘Animal Model’ with Parent-Offspring Regression Using Data from a Natural Population. PLoS ONE 3, e1739.

Chevassus, B., Quillet, E., Krieg, F., Hollebecq, M.-G., Mambrini, M., Faure, A., Labbe, L., Hiseux, J.-P., Vandeputte, M., 2004. Enhanced individual selection for selecting fast growing fish: the "PROSPER" method, with application on brown trout (Salmo trutta fario). Genetics Selection Evolution 36, 643 - 661.

Conner, J.K. (Ed), 2004. A Primer of Ecological Genetics. Sinauer Associates, Inc., 304p.

de Villemereuil, P., Gimenez, O., Doligez, B., 2013. Comparing parent–offspring regression with frequentist and Bayesian animal models to estimate heritability in wild populations: a simulation study for Gaussian and binary traits. Methods in Ecology and Evolution 4, 260-275.

Dunham, R., 2011. Aquaculture and fisheries biotechnology: genetic approaches. Second edition. CABI Publishing, 506p.

Dương Thúy Yên và Dương Nhựt Long, 2013. Ảnh hưởng của nguồn gốc cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô (Anabas testudineus Bloch, 1792) giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống. Tạp chí Nông nghiệp, số 6/2013, 66 – 72.

Dương Thúy Yên, 2014. Bảo tồn nguồn gien cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang. Đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ Hậu Giang, 118 trang.

Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, & Dương Nhựt Long, 2014. Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn từ cá bột lên cá giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30, 92-100.

Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương và Dương Nhựt Long, 2015. Ảnh hưởng mức độ chọn lọc và tuổi cá bố mẹ chọn lọc lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn nuôi thương phẩm. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, số 37, 72-81.

Friars, G.W., Smith, P.J., 2010. Heritability, correlation and selection response estimates of some traits in fish populations. Atlantic Salmon Federation Technical Report March 2010. http://asf.ca/docs/uploads/friars-smith.pdf.

Gjedrem, T., Robinson, N., Rye, M., 2012. The importance of selective breeding in aquaculture to meet future demands for animal protein: A review. Aquaculture 350–353, 117-129.

Hồ Mỹ Hạnh, 2004. Khảo sát tính ăn và ảnh hưởng của mật độ thức ăn lên sự tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus, Bloch) từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Luận văn cao học - Đại học Cần Thơ.

Mousseau, T.A., Roff, D.A., 1987. Natural selection and the heritability of fitness components. Heredity 59, 181-197.

Nguyễn Thành Trung, 1998. Một số đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất cá rô đồng (Anabas testudineus, Bloch). Luận văn cao học ngành Thủy sản. Đại học Thủy sản Nha Trang.

R Core Team, 2012. R: A language and environment for statistical computing. R Foundation for Statistical Computing, Vienna, Austria. ISBN 3-900051-07-0, URL http://www.R-project.org/

Tave, D. (Ed), 1993. Genetics for Fish Hatchery Managers. Van Nostrand Reinhold New York.

Varian, A., and Nichols, K.M., 2010. Heritability of Morphology in Brook Trout with Variable Life Histories. PLoS ONE 5(9): e12950.