Võ Nam Sơn * , Nguyễn Dương Anh , Phan Thanh Lâm , Trần Ngọc Hải , Lý Văn Khánh Nguyễn Thanh Phương

* Tác giả liên hệ (vnson@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aims to determine the nutrient characteristics and current status of utilization of sediment in the Tra catfish pond. The objectives of study were (1) analysis of parameters of catfish sediment’s nutrition; (2) determination on status of catfish sediment re-used for agriculture sector. Results pointed out that there are statistically significant difference on the nutrition degree among farm scales, between certified farms and none certified farms, between pond used home-made fish and commercial feed but are not significant different on the nutrition degree between pond with average fish weight of 500 g/fish and 900 g/fish. The catfish pond sediment contains 17.1% total organic matter (CHC); 9.90% total carbon (TC); 2.04 mg/g total nitrogen (TN) and 0.96 mg/g total phosphorus (TP); and 6.7 pH and 2.45 mS/cm electrical conductivity (EC). The sediment re-used for agriculture indicated plants which used catfish sediments as planting beds/plots could save 9 - 100% quantity of inorganic fertilizers used that depended on type of plants, the production and quality of plants also were improved and increased. The utilization of catfish sediment for agriculture sector could be a suitable model for sustainable development and it can contribute to reduce potential pollution compared to that of none treatment method for sediment removing and its draining directly into public areas.
Keywords: Tra Catfish, sediment, nutrient characteristics, re-used

Tóm tắt

Khảo sát thành phần dinh dưỡng, xử lý và sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra nhằm mục đích phân tích thành phần dinh dưỡng của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được tiến hành với các nội dung chính: (1) phân tích thành phần dinh dưỡng bùn đáy ao nuôi cá tra; (2) sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về hàm lượng dinh dưỡng ao nuôi cá tra giữa các qui mô nuôi, giữa các ao có chứng nhận và ao chưa chứng nhận, giữa ao nuôi bằng thức ăn tự chế biến và ao nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê giữa giai đoạn cá 500 g/con và giai đoạn cá khoảng 900 g/con. Thành phần dinh dưỡng bùn đáy ao nuôi cá tra có: 17,1% chất hữu cơ (CHC), 9,90% tổng carbon (TC), 2,04 mg/g tổng đạm (TN) và 0,96 mg/g tổng lân (TP); với giá trị pH là 6,7 và độ dẫn điện (EC) là 2,45 mS/cm. Khi sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra để trồng hoa màu thì có thể tiết kiệm một lượng phân đáng kể từ 9 - 100% lượng phân bón vô cơ tùy theo loại cây trồng, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh là một trong những mô hình phát triển bền vững và góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi bùn đáy ao nuôi cá tra thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.
Từ khóa: Cá Tra, Bùn đáy ao, Đặc điểm dinh dưỡng, Tái sử dụng

Article Details

Tài liệu tham khảo

American Public Health Assiociation (APHA), American Water Works Assiociation (AWWA) and Water Pollution Control Federation (WPCF), 1998. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 20th edition., Washington DC, USA. 905 trang.

Boyd C. E., 2003. Guideline for Aquaculture Effluent Management at the Farm Level. Aquaculture 226: 101-112.

Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam, 1st – Hà Nội, Nông nghiệp: 631 trang.

http://www.fishnet.gov.vn, truy cập ngày 2.6.2012.

Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thâm canh ở Tân Lộc, Thốt Nốt. Cần Thơ. Luận văn cao học ngành khoa học môi trường: 79 trang.

Ngô Thị Đào, Vũ Hữu Yêm, 2005. Đất và phân bón. NXB Đại học Sư phạm: 418 trang.

Nguyễn Thanh Phương, 2012. Giáo trình Nuôi trồng Thủy sản. Đại học Cần Thơ: 152 trang.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Văn Bùi, Trần Văn Nhì, Huỳnh Thị Tú, 2006. Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra nuôi ao và nuôi bè ở An Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ: 152-157.