Huỳnh Quang Tín * , Nguyễn Văn Sánh , Trần Kim Tính , Võ Văn Bình Trần Thị Huyền Trang

* Tác giả liên hệ (hqtin@ctu.edu.vn)

Abstract

Water management is an important factor affecting the yield components and greenhouse gas (GHG) emission in rice production. Pilot study with three irrigation methods was tested in the dry season 2013-2014 at Thanh Nhut Village, Go Cong Tay district of Tien Giang province. Data collection for agronomic characteristics, methane emission (weekly) and input costs were done and ANOVA was used to treat the collected data. Results showed that rice yields of the traditional practice (NT-3) were significantly lower than the others.  Net income of the alternative wet and dry treatment with -15 cm water table below soil surface (coded as NT-1) was higher (7.3 mil. đong/ha) in comparison with the NT-3 (traditional method). For irrigation water, NT-1 saved approximately 50% of the water use in comparison with NT-3. The NT-1 method reduced 5.9 tons of CO2e emission/ha*crop. The model of rice practice so called 1M6R-AWD (1 must, 6 reductions) has showed a promising practice (potential) for applying and expanding to low carbon rice farming practices of the large field model in the Mekong Delta.
Keywords: 1 Must-6Reductions (1M6R), alternative wetting and drying, yield, economic efficience and rice

Tóm tắt

Quản lý nước được biết là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đặc tính nông học, thành phần năng suất và giảm phát thải khí nhà kính của sản xuất lúa. Thí nghiệm được tiến hành với ba mức độ tưới khác nhau được thử nghiệm vào vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Các chỉ tiêu nông học, lượng phát thải khí methane (CH4) và chi phí sản xuất được thu thập định kỳ và số liệu được phân tích biến động (ANOVA) giữa các nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lúa khô của nghiệm thức canh tác theo truyền thống (NT-3) thấp (6,6 t/ha) hơn và khác biệt ý nghĩa với NT-1 (7,3 t/ha) và NT-2 (6,8 t/ha). Lợi nhuận từ NT-1 cao hơn 7,4 tr.đ/ha khác biết rất ý nghĩa so với NT-3. Nghiệm thức-1 và NT-2 có số lần bơm nước ít hơn 50% đã tiết kiệm lượng nước rất đáng kể so với NT-3. Áp dụng NT-1 giảm lượng phát thải khí methane (CH4) là 5,9 tấn CO2e/ha/vụ so với NT-3. Qua thí nghiệm trên, mô hình 1P6G và tưới “ngập khô xen kẽ” mang lại lợi ích kinh tế cao và là tiềm năng ứng dụng rộng cho sản xuất lúa gạo sạch và ít phát thải của mô hình cánh đồng lớn ở Đồng băng sông Cửu Long.
Từ khóa: 1 Phải 6 Giảm, Ngập khô xen kẽ, Đối chứng, Năng suất, Hiệu quả kinh tế, Phát thải mê-tan, Lúa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cù Ngọc Quí, 2012. Ảnh hưởng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, phương thức gieo trồng và liều lượng phân lân lên sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 vụ Đông Xuân 2011-2012 ở Tà Đảnh-Tri Tôn-An Giang. Luận văn Cao học ngành Khoa học cây trồng. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Đinh Văn Lữ, 1978. Giáo trình cây lúa Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội.

Gomes, J.; Bayer, C.; Costa, F.S.; Piccolo, M.C.; Zanatta, J.A; Vieira, F.C.B. & Six, J., 2009. Soil nitrous oxide emissions in long-term cover crops-based rotations under subtropical climate. Soil Tillage Res., 106:36-44.

Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Hồng Cúc, Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Việt Anh, Jane Hughes, Trịnh Thị Hòa và Trần Thu Hà, 2012. Canh tác lúa ít khí thải nhà kính tỉnh An Giang vụ Đông Xuân 2010-2011. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 23a: 31-41.

Neue, H. 1993. Methane emission from rice fields: Wetland rice fields may make a major contribution to lobal warming. BioScience 43 (7): 466-473.

Ngô Thị Nhàng, 2013. So sánh hiệu quả ba nghiệm thức canh tác: Tưới tiết kiệm nước, tưới tiết kiệm nước kết hợp vùi rơm rạ và truyền thống đến năng suất lúa và phát thải khí methane (CH4) trên ruộng lúa. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Khoa học cây trồng. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Minh Chơn, 2003. Đặc tính đổ ngã của lúa và ứng dụng anti-giberellin để ổn định năng suất và giảm đổ ngã cho lúa Hè Thu. Hội nghị biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL 2003. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hồng Tín và Nguyễn Văn Sánh, 2013. Thâm canh lúa và áp dụng 1 phải 5 giảm (1P5G): Hiện trạng sử dụng lượng giống, phân và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, năng suất lúa ở cấp độ nông hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 27: 97-103.

Phạm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Đức Vinh, 2013.Nước và An ninh lương thực:Vấn đề toàn cầu và Việt Nam. http://nawapi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1397:nuoc-va-an-ninh-luong-thuc-van-de-toan-cau-va-viet-nam&catid=3:tin-trong-nuoc&Itemid=6. Truy cập ngày 20/4/2014.

Tuong T.P, Bouman B.A.M and Martin Mortimer, 2005. More Rice, Less Water – Integrated Approaches for Increasing Water Productivity in Irrigated Rice – Based Systems in Asia. Plant Prod Sci 8(3): 231 – 241.

Vietnam Second Communication (VSC), 2010. Vietnam Second Communication to UNFCCC, Ministry of Natural Resources and Environment, 2010 (Thông báo Quốc gia lần 2 của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm 2010).

Vũ Anh Pháp, 2013. Đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của một số giống lúa cao sản triển vọng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 25: 67-74.

Yoshida S., 1981. Cơ sở khoa học về cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế. (Người dịch: Trần Minh Thành, Trường Đại học Cần Thơ). Trang 105-256.

Zach Willey & Bill Chameides, 2007. Harnessing farms and forests in the low-carbon economy how to create, measure, and verify greenhouse gas offsets. Duke University Press. Durham & London. 223 pp.