Nguyễn Khởi Nghĩa * , Nguyễn Thị Kiều Oanh , Lâm Tử Lăng Đỗ Hoàng Sang

* Tác giả liên hệ (nknghia@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study was to investigate the immobilization capacity of biochar for the pesticide Propoxur degrading bacteria, Paracoccus sp. P23-7. The experiment was conducted in 25 mL minimal salt medium solution containing 50 ppm Propoxur as the only carbon source for the growth of bacteria during the experimental course and lasted for 18 days. Three kinds of biochar materials were chosen to test their immobilization capaticy for bacteria including wood biochar, charcoal and municipal waste biochar. Four replicates were performed for each treatment. The bacterial cell counting was observed at the time intervals of 0, 4, 6, 11 and 18 incubation days. Results showed that biochar have a capacity to immobilize Paracoccus sp. P23-7 in the liquid culture. The municipal waste biochar revealed the highest capacity of immobilization for Paracoccus sp. P23-7 as compared to two other biochars in the solution. However, each biochar material has a different capacity of immobilization and release for Paracoccus sp. P23-7. The treatment with biochar supplement increased significantly the cell amount of Paracoccus sp. P23-7 in 1 mL of the liquid solution and the total cell amount of Paracoccus sp. P23-7 (in 25 mL liquid solution and in 1,5 g biochar) as compared to the control treatment.
Keywords: Biochar, Paracoccus sp. P23-7, immobilization, liquid culture and Propoxur

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng cố định vi khuẩn phân hủy thuốc trừ sâu Propoxur, Paracoccus sp. P23-7 của biochar. Thí nghiệm được thực hiện trong 25 mL dung dịch khoáng tối thiểu lỏng chứa 50 ppm Propoxur như là nguồn carbon duy nhất cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển suốt thời gian thí nghiệm và được kéo dài trong 18 ngày. Ba vật liệu biochar khác nhau được chọn để kiểm tra khả năng có định vi khuẩn của chúng bao gồm: biochar than củi, than đước và rác đô thị. Thí nghiệm được thực hiện với bốn lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy biochar có khả năng cố định vi khuẩn phân hủy thuốc trừ sâu Paracoccus sp. P23-7 trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng. Biochar rác đô thị có khả năng cố định vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 cao hơn so với 2 vật liệu biochar còn lại (than củi và than đước). Tuy nhiên, khả năng cố định và phóng thích vi khuẩn phân hủy thuốc trừ sâu Propoxur, Paracoccus sp. P23-7 khác nhau giữa các vật liệu biochar. Bổ sung biochar vào trong môi trường nuôi cấy khoáng tối thiểu lỏng chứa 50 ppm hoạt chất thuốc trừ sâu Propoxur giúp gia tăng mật số vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 tự do trong 1 mL môi trường lỏng vào thời điểm ban đầu của thời gian nuôi cấy và tổng mật số vi khuẩn (trong 25 mL môi trường nuôi cấy và trong 1,5 g biochar).
Từ khóa: Biochar, vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7, sự cố định, dung dịch nuôi cấy và Propoxur

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ansari, A., 2009. Can biochar save the planet? http://articles.cnn.com/2009-03-30/tech/biochar.warming.energy_1_carbon-co2-organic?_s=PM:TECH.

Chen, B., Yuan, M and Qian, L., 2012. Enhanced bioremediation of PAH-contaminated soil by immobilized bacteria with plant residues and biochar as carriers. Journal of Soil and Sediments. DOI 10.1007/s11368-012-0554-5.

Chen, B.L and Yuan, M.X., 2011. Enhanced sorption of polycyclic aromatic hydrocarbons by soil amended with biochar. Journal of Soils and Sediments. 11:62–71.

Đỗ Hoàng Sang., 2014. Đánh giá khả năng phân hủy thuốc trừ sâu Propoxur của dòng vi khuẩn phân lập từ nền đất bảo quản hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ.

Hoben, H.J., Somasegaran, P., 1982. Comparison of the pour, spread, and drop plate methods for enumeration of Rhizobium spp. in inoculants made from presterilized peat. Appl. Envion. Microbiol., 44 (5), 1246-1247.

Lehmann, J., Gaunt, J., Rondon, M., 2006. Bio-char sequestration in terrestrial ecosystems—A review. Journal of Mitigation and Adaptation Stratagies for Global Change 11, 403–427.

Nguyễn Mỹ Hoa., 2013. Khảo sát khả năng hấp phụ đạm bởi biochar trong điều kiện ủ háo khí. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 29: 52-59.

Pleasant, B., 2000. Make biochar-This ancient technique will improve our soils. http://www.motherearthnews.com/Organic-Gardening/Make-Biochar-To-Improve-Your-Soil.aspx.

Southavong, S; Khammingsavath, K; Vyraphet, P and Preston, T.R., 2012. Effect of effluent-treated biochar and biodigester effluent on growth of maize (Zea mays) and on soil physical properties. Journal of Livestock research for rural development. 24 (6).