Ngô Thị Minh Thúy * Lê Xuân Sinh

* Tác giả liên hệ (minhthuy0985@gmail.com)

Abstract

This study was conducted from April 2013 to January 2014, aiming to assess the efficiency in using different types of feed for snakehead culture by using the data from interviewing 205 fish farmers categorized by types of feed (only trash fish; both trashfish and pellet) and 2 different farming systems (pond and hapa on the river/canal). Only-trash fish farmers had stocking density (171 fingerlings/m3) higher than that of other group (34 fingerlings/m3). The responsive FCR for using trash fish and pellet were 4.3 and 1.9. Fish were harvested after stocking around 5-6 months at the size of 0.5-0.6 kg/fish. Fish were fed by trash fish had bigger size than that of other group (68,3 kg/m3 and 23,6 kg/m3, respectively). Unit production cost was still higher for feeding by pellet but the selling price was higher due to the harvest was mostly in off-season. Using pellet helps to supply feed more active, and to reduce the water pollution, as well as to mitigate the pressure on in both inland and marine natural aquatic resources. However, there is a need for better technical training and transfer, as well as improved quality in association with reduction the pellet price.
Keywords: Application, farming systems, pellet, snakehead fish, trash fish

Tóm tắt

Việc phân tích được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 01/2014 với số liệu khảo sát từ 205 hộ nuôi cá lóc theo cách sử dụng thức ăn (chỉ sử dụng cá tạp và có dùng một phần hoặc toàn bộ là thức ăn viên) với 2 mô hình chủ yếu (nuôi ao và giai vèo trên sông rạch) ở hai vùng sinh thái của Đồng bằng sông Cửu Long (vùng ảnh hưởng lũ ở nội đồng, vùng ven biển). Nhóm chỉ dùng cá tạp có mật độ cá thả trung bình 171 con/m3, cao hơn so với nhóm có áp dụng thức ăn viên (34 con/m3). Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tương ứng khi sử dụng cá tạp và thức ăn viên là 4,3 và 1,9. Sau khoảng 5-6 tháng, cá nuôi đạt kích cỡ 0,5-0,6 kg/con, khi chỉ dùng cá tạp thì cá lóc thu hoạch có kích cỡ lớn hơn và năng suất cũng cao hơn (68,3 kg/m3 so với 23,6 kg/m3). Tuy nhiên, nuôi cá lóc bằng thức ăn viên có giá thành thấp hơn so với chỉ nuôi bằng cá tạp. Sử dụng thức ăn viên cũng giúp chủ động hơn trong cung cấp thức ăn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước và giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở cả vùng nội đồng và ven biển. Tuy nhiên cần chú ý tăng cường chuyển giao kỹ thuật nuôi và sử dụng thức ăn cũng như cải tiến chất lượng và giảm giá bán thức ăn viên để giúp phát triển nghề nuôi.
Từ khóa: Cá lóc, cá tạp, FCR, khả năng áp dụng, mô hình, thức ăn viên

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Minh Chung & Lê Xuân Sinh, 2011. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần 4 tại Đại học Cần Thơ. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, tr.512-523.

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS. Đại học Mở -Bán công, Tp. Hồ Chí Minh. NXB Hồng Đức.

Lê Xuân Sinh, 2005. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng ngập lũ của Đồng bằng sông Cửu Long trong tình hình mới. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc về Môi trường và nguồn lợi thủy sản do Bộ Thủy sản tổ chức tại Hải Phòng, 14-15/01/2005, NXB Nông nghiệp, tr.397-315.

Lê Xuân Sinh & Đỗ Minh Chung, 2010, Hiện trạng và những thách thức cho nghề nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Số 10/2010, tr.56-63.

Trần Thị Thanh Hiền & Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. NXB Nông nghiệp.