Ngày xuất bản: 18-08-2022
Số báo đầy đủ
Khoa học Tự nhiên 2022
Khả năng gây độc của cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L.) trên mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster)
Tóm tắt
|
PDF

Những loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật hiện được đề xuất như những lựa chọn thay thế hữu ích cho thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp để quản lý côn trùng gây hại. Trong nghiên cứu này, ruồi giấm được sử dụng như một mô hình côn trùng để khảo sát khả năng gây độc của chiết xuất từ cây cỏ sữa lá nhỏ. Cỏ sữa lá nhỏ khi được phân tích thành phần hóa học cho thấy có sự hiện diện của flavonoid, polyphenol, tannin và alkaloid. Hoạt tính gây độc của chiết xuất cỏ sữa lá nhỏ được đánh giá đối với ấu trùng giai đoạn 2 của ruồi giấm và được chứng minh là có hiệu quả gây tử vong 53,33% ở nồng độ 150 mg/mL. Ngoài ra, cao chiết ethanol cỏ sữa lá nhỏ cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và sinh trưởng của ruồi giấm. Đáng chú ý, cao chiết cỏ sữa lá nhỏ gây ra những thay đổi trong hoạt động của enzyme acetylcholine và những suy giảm trong hoạt động vận động di chuyển đã được ghi nhận.
Giải thức tối tiểu cho đại số steenrod A_3 tại những bậc trong t≤30
Tóm tắt
|
PDF

Một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu bài toán phân loại kiểu đồng luân của các không gian tôpô là xác định nhóm đồng luân, đặc biệt là nhóm đồng luân ổn định của mặt cầu. Dãy phổ Adams hội tụ về thành phần 3-xoắn của nhóm đồng luân ổn định của mặt cầu π_*^S (S^0 ). Trang E_2 của dãy phổ Adams chính là đối đồng điều của đại số Steenrod "Ex" "t" _A^(*,*) (F_3,F_3 ). Để tính trang E_2 của dãy phổ Adams, ta cần tính "Ex" "t" _A^(*,*) (F_3,F_3 )=H^(*,*) ("Hom" (P_*,F_3 ),δ) cho giải thức A -mô đun tự do bất kỳ của F_3. Trong bài báo này, giải thức tự do〖 P〗_* đối với những bậc trong t≤30 được xây dựng.
Phân lập và xác định đặc tính của vi khuẩn bản địa cho sản xuất chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ở Bạch Long, tỉnh Nam Định
Tóm tắt
|
PDF

Thức ăn bổ sung probiotic có thể cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng của vật nuôi, nhưng vi khuẩn tương ứng chủ yếu được phân lập từ vật chủ máu nóng trên cạn, hạn chế ứng dụng hiệu quả trên tôm, cá và ngao. Chế phẩm sinh học từ loài vi khuẩn bản địa thích nghi với đường tiêu hóa của các loài thủy sản tương ứng do đó sẽ hiệu quả hơn. Trong nghiên cứu này, 194 chủng vi khuẩn đã được phân lập từ hệ tiêu hóa của ngao, tôm, và cá. Chủng TON1.4 cho thấy hoạt tính enzyme ngoại bào cao và khả năng ức chế các chủng vi khuẩn kiểm định tốt nhất. Kết quả giải trình tự gen 16S rDNA cho thấy chủng TON1.4 là Bacillus amyloliquefaciens. Hơn nữa, chủng TON1.4 cũng có khả năng chịu được pH từ 5 đến 9, nồng độ muối từ 0,5 đến 6%. Chiến lược phân lập và xác định đặc điểm của các chủng vi khuẩn bản địa được trình bày có tiềm năng cho sản xuất probiotic ,có thể dễ dàng thích nghi với các loài thủy sản khác.
Sự tồn tại nghiệm và tính liên tục của ánh xạ nghiệm bài toán điều khiển tối ưu đa mục tiêu
Tóm tắt
|
PDF

Bài báo nghiên cứu sự tồn tại và ổn định nghiệm của bài toán điều khiển tối ưu đa mục tiêu với phương trình trạng thái phi tuyến bị nhiễu. Bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật thích hợp, các điều kiện đủ cho sự tồn tại nghiệm và tính liên tục nghiệm của bài toán đang xét được thiết lập.
Sàng lọc phân đoạn tảo nâu Dictyopteris polypodioides có khả năng ức chế enzyme -amylase và -glucosidase
Tóm tắt
|
PDF

Sử dụng hoạt chất tự nhiên có khả năng ức chế enzyme chuyển hóa carbohydrate như α-amylase và α-glucosidase, là một trong những liệu pháp hiệu quả trong điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Cao chiết 90% MeOH của Tảo nâu Dictyopteris polypodioides cho hiệu quả ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase cao nhất với giá trị IC50 lần lượt là (52,95±0,28 mgL-1, 88,04± 0,05 mg L-1), tương đương chất chuẩn Acarbose (60,88± 0,48 mg L-1, 92,16± 1,67 mg L-1). Cao chiết 90% MeOH được tách bằng sắc ký cột silica gel thu được Fr.2 với hiệu quả ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase tốt nhất (87,49% và 93,43%) ở mức nồng độ 0,1 mg/mL. Nghiên cứu đã sàng lọc được phân đoạn Fr.2.2 (phân tách từ Fr.2 bởi sắc ký cột ODS) cho hiệu quả ức chế enzyme α-amylase (IC50=26,14 mg L-1) và α-glucosidase (IC50= 21,38 mg L-1) tối ưu nhất, cao hơn 3 và 4 lần tương ứng so với chất chuẩn Acarbose. Phân tích phổ 1H-NMR và 13C-NMR đã xác định được cấu trúc hợp chất zonarol trong phân đoạn Fr.2.2. Kết quả nghiên cứu chứng minh hợp chất zonarol là nhóm chất có tiềm năng...
Mô hình đạo hàm phân thứ cho sự lan truyền COVID-19 với biện pháp cách ly
Tóm tắt
|
PDF

Bài báo nghiên cứu sự lan truyền của COVID-19 bằng đạo hàm phân thứ. Sự lan truyền được quyết định bởi số sinh sản cơ bản R0 và tính ổn định của các điểm cân bằng. Tính ổn định địa phương được xác định bằng phương pháp giá trị riêng. Tính ổn định tiệm cận đều được chứng minh bằng phương pháp hàm Lyapunov và nguyên lý bất biến Lasalle. Chúng tôi chỉ ra rằng khi R0 < 1 thì điểm cân bằng tự do ổn định địa phương và tiệm cận đều và khi R0 > 1 thì điểm cân bằng bệnh ổn định địa phương và tiệm cận đều. Phân nhánh Transcitical được dùng để giải thích cơ chế của sự lan truyền. Mô phỏng số được thực hiện để kiểm chứng các kết quả lý thuyết.
Phân tích hàm lượng dược chất và đa dạng di truyền của một số giống đinh lăng thuộc chi Polyscias
Tóm tắt
|
PDF

Các yếu tố môi trường và thời gian sinh trưởng có tác động rất lớn đến hàm lượng các chất trong cây. Việc khảo sát ảnh hưởng của điều kiện địa lý và thời gian sinh trưởng lên hàm lượng một số hợp chất trong cây đinh lăng (Polyscias sp.) và sự đa dạng di truyền đã được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 01/2019 đến 12/2020. Kết quả cho thấy, thời gian sinh trưởng và loại mẫu có ảnh hưởng đến hàm lượng chất trong cây đinh lăng. Trong đó, cây 5 năm tuổi có hàm lượng tannic acid, quercetine, veratrine và thiamine (lần lượt là 88,71, 3,86, 1,09 và 0,1 mg/g) cao nhất. Rễ của cây đinh lăng chứa nhiều dược chất hơn các phần khác. Cây trồng ở Cà Mau và An Giang có hàm lượng dược chất cao hơn khi trồng ở Hậu Giang và Cần Thơ. Dựa vào trình tự ITS cho thấy, 09 mẫu đinh lăng thu thập tại Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang và An Giang, thuộc các loài Polyscias sp., P. fruticosa, P. quilfoylei và P. scutellaria có sự đa dạng di truyền.
Điều kiện tối ưu và đối ngẫu cho bài toán tối ưu nửa vô hạn dạng phân số với dữ liệu không chắc chắn sử dụng dưới vi phân Mordukhovich
Tóm tắt
|
PDF

Trong bài viết này, điều kiện tối ưu và các định lý đối ngẫu cho nghiệm chính thường của bài toán tối ưu nửa vô hạn không trơn dạng phân số với dữ liệu không chắc chắn trong những ràng buộc được nghiên cứu thông qua dưới vi phân Mordukhovich. Kết quả đạt được của nghiên cứu được chứng minh thông qua những ví dụ minh họa cụ thể.
Khảo sát khả năng tạo mô sẹo từ cây lạc (Arachis hypogaea L.) phục vụ cho công tác vi nhân giống
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu này được thực hiện với nguồn vật liệu từ cuống lá, phiến lá, rễ mầm và trục thượng diệp của giống lạc L14. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức khử trùng hiệu quả đối với mẫu hạt lạc là khử trùng kép bằng dung dịch NaOCl 2,5% và 0,5ml Tween20 trong thời gian lần 1 là 5 phút, lần 2 là 15 phút, giữa 2 lần mẫu được rửa sạch bằng nước cất tiệt trùng ít nhất 3 lần. Sau 3 tuần nuôi cấy trên nền môi trường MS có bổ sung 10 mg/L 2,4-D, mẫu cấy từ phiến lá cảm ứng tạo mô sẹo cao nhất: 100%. Môi trường 2,4-D nồng độ 5 mg/L cho mô sẹo dạng chắc và xanh, mô sẹo cảm ứng từ phiến lá tạo chồi cao nhất trên môi trường bổ sung 2,4-D 1,25 g/L và BAP 1 mg/L. Tỉ lệ tạo rễ từ chồi cảm ứng từ mô sẹo phiến lá cao nhất trên môi trường bổ sung NAA 0,2 mg/L và với hàm lượng đa lượng MS 100%.
Nghiên cứu chuyển pha trong mô hình XYh4 bằng phương pháp mô phỏng monte carlo
Tóm tắt
|
PDF

Mô hình hai chiều (2D) XY thông thường có xuất hiện chuyển pha bậc vô hạn hay còn gọi là chuyển pha Kosterlitz-Thouless (KT). Tuy nhiên, các vật liệu thực tế thì ngoài tương tác trao đổi còn có thêm vai trò của trường tinh thể. Do vậy, mô hình tổng quát 2D XYh4 là mô hình XY có thêm trường tinh thể bất đẳng hướng h4 có triển vọng mô tả các vật liệu. Mô hình XYh4 đã và đang được nghiên cứu bằng lý thuyết giải tích (lý thuyết trường trung bình hoặc tái chuẩn hóa) và mô phỏng số. Tuy nhiên, chuyển pha của mô hình XYh4 vẫn còn tranh luận và chưa thống nhất là mô hình XYh4 có chuyển pha bậc 2 Ising hay chuyển pha KT. Để làm rõ hơn vấn đề này, sự chuyển pha của XYh4 được khảo sát phụ thuộc vào trường tinh thể bất đẳng hướng h4 bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo.
Tối ưu các kỹ thuật dịch chuyển để xác định tốc độ truyền sóng điện từ sử dụng dữ liệu rađa xuyên đất ở một số tuyến đường thuộc thành phố Cần Thơ
Tóm tắt
|
PDF

Ra đa xuyên đất (Ground Penetrating Radar: GPR) là phương pháp Địa vật lý sử dụng sóng điện từ tần số cao (từ 10 MHz đến 3000 MHz), nhằm nghiên cứu các cấu trúc tầng nông dưới mặt đất như bê tông, nhựa đường, kim loại, đường ống, dây cáp hoặc khối xây… mà không cần phá hủy hay đào bới. Khi tiến hành xử lý dữ liệu ra đa xuyên đất (Ground Penetrating Radar: GPR), việc tính toán vận tốc truyền sóng điện từ là yếu tố quyết định tính chính xác, giúp xác định độ sâu, kích thước, và vị trí của các dị thường làm tăng tỷ số độ lớn của tín hiệu so với nhiễu trong mặt cắt sau dịch chuyển. Do đó, để gia tăng hiệu quả việc xác định vận tốc truyền sóng điện từ trong các lớp đất đá tầng nông, thuật toán tối ưu hóa kỹ thuật dịch chuyển Kirchhoff được sử dụng kết hợp với hai chuẩn entropy cực tiểu và năng lượng cực đại. Kết quả xác định vận tốc truyền sóng cũng chỉ ra bản chất các lớp địa chất tầng nông,...
Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr
Tóm tắt
|
PDF

Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết.
Khảo sát thời gian tồn trữ và đánh giá hiệu quả của chế phẩm Burkholdreia kururiensis KG8 trên cây lúa trồng trong chậu
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thời gian tồn trữ và đánh giá hiệu quả của chế phẩm đạm sinh học dạng lỏng (CPĐSHDL) từ vi khuẩn Burkholderia kururiensis KG8 trên cây lúa trồng trong chậu. CPĐSHDL từ Burkholderia kururiensis KG8 có khả năng duy trì mật số vi khuẩn trên 108 CFU/mL (77,6×108 CFU/mL) và hàm lượng NH4+ (6,28 mg/L) sinh ra trong 6 tháng tồn trữ đạt tiêu chuẩn qui định cho chế phẩm sinh học (TCVN 8741:2014). Sau 3 tháng tồn trữ, CPĐSHDL có chứa Burkholderia kururiensis KG8 bổ sung chất bảo quản CMC cho mật số và hàm lượng NH4+ cao nhất được dùng đánh giá hiệu quả sinh trưởng và năng suất cho cây lúa OM5451 trồng trong chậu. Kết quả cho thấy, CPĐSHDL có khả năng cung cấp tương đương 50% lượng đạm hóa học cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất lúa. Đồng thời, CPĐSHDL có chứa Burkholderia kururiensis KG8 góp phần cải thiện năng suất lúa lên 25% so với nghiệm thức sử dụng 100% đạm hóa học cho cây lúa OM5451 trồng trong chậu.
Xác định khả năng phân giải carboxymethyl cellulose và cellulose của các vi sinh vật phân lập từ ruột mối dưới đất (termitidae) thu nhận tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
Tóm tắt
|
PDF

Việt Nam là một quốc gia phát triển về nông nghiệp, sản xuất ra sản lượng lương thực thực phẩm lớn. Bên cạnh đó, còn có số lượng lớn sinh khối chứa cellulose như các phụ phẩm nông nghiệp thải ra môi trường. Vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose có vai trò quan trọng trong sản xuất phân hữu cơ, xử lý chất thải và sản xuất cồn từ quá trình phân giải cellulose. Từ 3 tổ mối đất được thu nhận tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã phân lập được 52 dòng vi sinh vật, trong đó có 28 dòng phân lập từ các mối thợ và 24 dòng phân lập từ các mối lính. Trong số 52 dòng vi sinh vật, 10 dòng (23,08%) có khả năng phân giải carboxymethyl cellulose (CMC) và cellulose từ bột rơm rạ thành glucose. Trong số 10 dòng vi sinh vật này, dòng VLT1.2 có khả năng phân giải cellulose từ bột rơm rạ để tạo ra hàm lượng glucose cao nhất (1,08 g/L) trong dung dịch thủy phân sau 10 ngày.
Khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính sinh học của cao chiết từ vỏ chôm chôm (Nephelium lappacium L.)
Tóm tắt
|
PDF

Để tận dụng tối ưu nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp và trong chế biến thực phẩm, các mẫu cao chiết từ vỏ của 3 giống chôm chôm (Nephelium lappacium L.) được khảo sát sơ bộ về thành phần hóa học, phát hiện có chứa các nhóm chất như: polyphenol, flavonoid, triterpenoid, carotenoid, proanthocyanidin saponin, tannin, hợp chất polyuronic, acid hữu cơ và chất khử. Hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng bắt gốc tự do DPPH cũng được xác định, nổi bật nhất là cao chiết từ vỏ chôm chôm nhãn với kết quả tương ứng là 199,65 mg GAE/g; 457,44 mg QE/g (dược liệu khô) và IC50, DPPH = 33,28 µg/mL. Bên cạnh đó, các mẫu cao chiết trong nghiên cứu này cũng thể hiện khả năng cao trong việc ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu cũng như khả năng gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7), các kết quả tương ứng là IC50, α-glucosidase từ 1,61 đến 5,96 µg/mL và phần trăm khả năng gây độc tế bào ung thư vú ở nồng độ 150 μg/mL từ 81,73% đến 82,06%.
Nguyên lý biến phân ekeland cho hàm hai biến với nhiễu tập
Tóm tắt
|
PDF

Kết quả của bài báo này là sự mở rộng của nguyên lý biến phân Ekeland cho hàm hai biến vectơ được xét từ không gian mêtric đủ vào không gian Hausdorff lồi địa phương được trang bị thứ tự bởi một nón lồi đóng có đỉnh. Hàm mục tiêu được nhiễu bởi một tập lồi nằm trong nón thứ tự, thay thế cho nhiễu theo một hướng cố định nằm trong nón được nghiên cứu trước đây. Các hệ quả trong các trường hợp đặc biệt được đưa ra để so sánh với các kết quả nghiên cứu gần đây về vấn đề này.
Nghiên cứu kỹ thuật điều khiển bù dự đoán thông minh ứng dụng trong lọc sóng hài cho tải phi tuyến hệ thống điện ba pha
Tóm tắt
|
PDF

Ổn định chất lượng hệ thống điện ba pha khi nhu cầu gia tăng tải và chất lượng điện là chủ đề nghiên cứu quan trọng và giải pháp sử dụng hệ thống lọc tích cực để nâng cao chất lượng điện phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu mới trong bài viết là ứng dụng bộ điều khiển bù dự đoán thông minh để nâng cao hiệu quả bộ lọc tích cực ba pha.
Hệ thống lọc tích cực có sự hỗ trợ của bộ điều khiển bù dự đoán thông minh làm cho hiệu quả lọc cao hơn và cải tiến phần cứng tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu về nguồn điện chất lượng cao. Kết quả mô phỏng cho thấy chỉ số méo hài dòng điện lưới ba pha đã được cải thiện với chỉ số THD < 5% khẳng định ứng dụng bộ điều khiển bù dự đoán thông minh có tính khả thi và hiệu quả cao.
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết trái bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.)
Tóm tắt
|
PDF

Thí nghiệm được thực hiện nhằm khảo sát hàm lượng của một số hợp chất phổ biến có trong dịch cao chiết trái bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.), khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm của dịch cao chiết. Bằng phương pháp quang phổ, hàm lượng các hợp chất phenolic tổng và flavonoid tổng có trong cao chiết từ trái bụp giấm được xác định lần lượt là 378,09 và 1473,00 mg/g TLK, cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa hàm lượng hai hợp chất. Khả năng kháng oxy hóa cũng được khảo sát dựa vào khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl) (EC50= 465,75 µg/mL) và khử sắt (EC50= 259,24 µg/mL). Đồng thời, cao chiết từ trái bụp giấm cho thấy khả năng kháng các chủng vi sinh vật Bacillus subtilis, B. cereus ATCC10876, Staphylococcus aureus ATCC25923, Listeria innocua ATCC33090, Pseudomonas aeruginosa ATCC27853, Salmonella sp. và Escherichia coli ATCC25922 với nồng độ ức chế tối thiểu dao động từ khoảng 16 - 32 mg/mL. Ngoài ra khả năng kháng chủng nấm mốc Aspergillus niger ATCC6275 cũng ghi nhận được kết quả tương tự.
Khảo sát cơ chế kháng viêm của cao chiết ethanol cúc chỉ thiên mềm (Elephantotus mollis) trên mô hình đại thực bào RAW264.7
Tóm tắt
|
PDF

Cúc chỉ thiên mềm (Elephantopus mollis) là một loại thảo dược dân gian được sử dụng để điều trị các bệnh viêm khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có một số ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nó đến quá trình đáp ứng viêm. Trong nghiên cứu này, cơ chế kháng viêm của cao chiết ethanol Cúc chỉ thiên mềm sử dụng mô hình đại thực bào RAW264.7 kích thích bởi lipopolysaccharide (LPS) được khảo sát. Điều trị với cao chiết giảm đáng kể các sản phẩm trung gian trong quá trình viêm như nitric oxide (NO) và biểu hiện của các cytokine tiền viêm. Hơn thế nữa, cao chiết ngăn cản sự kích hoạt con đường tín hiệu nuclear factor-kappa B (NF-κB) thông qua ức chế sự suy biến nuclear factor of kappa light polypeptide gene enhancer in B-cells inhibitor, alpha (IĸBα). Ngoài ra, cao chiết cũng kích hoạt con đường tín hiệu nuclear factor erythroid 2-related factor 2/heme-oxygenase-1 (Nrf2/HO-1) góp phần ngăn chặn stress oxy hóa. Trong nghiên cứu này, Cúc chỉ thiên mềm được sử dụng như một tác nhân trị liệu trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh do stress oxy hóa và viêm.
Phân tích các nguồn dị thường từ liền kề ở Rạch Giá-Kiên Giang sử dụng biến đổi wavelet 2-D và sự chuẩn hóa tham số tỉ lệ
Tóm tắt
|
PDF

Biến đổi wavelet là một trong những phương pháp hiệu quả trong phân tích dữ liệu trường thế bởi sự đa phân giải về thời gian và tần số rất tốt. Tính năng này rất quan trọng đối với việc phân tích các tín hiệu không tĩnh. Với các nguồn liền kề, có sự chồng chập của các dị thường từ thì việc định vị chính xác các nguồn còn khó khăn. Trong nghiên cứu này, biến đổi wavelet liên tục hai chiều sử dụng hàm wavelet phức Poisson – Hardy được sử dụng để phân tích các nguồn dị thường từ liền kề. Việc chuẩn hóa tham số tỉ lệ a-n trong phép biến đổi wavelet góp phần cải thiện độ phân giải, để tách biệt các nguồn dị thường từ gần nhau trong tỉ lệ đồ giúp việc phân tích tín hiệu chính xác hơn. Đầu tiên, phương pháp được áp dụng để phân tích trên mô hình trong đó có ba dạng nguồn từ là quả cầu, lăng trụ và vỉa mỏng phân bố rất gần nhau, nhằm kiểm chứng độ tin cậy và tính khả thi của nó. Sau đó, phương pháp ...
Tạo peptide đầu C bám định hướng polystyrene và thử khả năng bám
Tóm tắt
|
PDF

Hoạt hóa pha rắn thông qua việc cố định kháng thể lên trên bề mặt của chúng là bước đầu trong việc thiết kế và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch dựa trên pha rắn. Tuy nhiên, các kỹ thuật được sử dụng để cố định kháng thể như hấp thụ thụ động, cố định thông qua liên kết cộng hóa trị và liên kết ái lực chưa thực sự hiệu quả do còn tồn đọng nhiều nhược điểm như: sự gắn kết ngẫu nhiên trên của kháng thể, thời gian bảo quản, hiệu suất, cần can thiệp đến cấu trúc của kháng thể, đặc biệt là chi phí sản xuất cao. Vì vậy, trong nghiên cứu này, protein PS-Ax1 đóng vai trò như protein cầu nối giúp định hướng kháng thể trên bề mặt polystyrene và bước đầu xác nhận khả năng tương tác của protein mục tiêu với bề mặt vật liệu polystyrene. Kết quả này tạo tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển các kit xét nghiệm miễn dịch khác.
Phân lập vi khuẩn trong nước thải chế biến thủy sản có khả năng hấp thu nitrite
Tóm tắt
|
PDF

Nước thải chế biến thủy sản có chứa nitrogen dưới dạng amonium, nitrite và nitrate. Trong đó, nitrite ở nồng độ cao có thể gây độc cho động vật thủy sinh, ô nhiễm nguồn nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn từ nước thải chế biến thủy sản có khả năng hấp thu nitrite. Từ mẫu nước và mẫu bùn bề mặt được thu từ bể nước thải chế biến thủy sản, 37 dòng vi khuẩn có khả năng hấp thu nitrite đã được phân lập, trong đó, 24 dòng vi khuẩn được phân lập từ mẫu nước và 13 dòng vi khuẩn được phân lập từ mẫu bùn. Chín dòng vi khuẩn Gram âm gồm S3.2, S3.4, S3.10, S3.12, W3.17, W3.18, W3.20, W3.21 và W3.22 có khả năng tạo sinh khối cao và hấp thu hoàn toàn nitrite (nồng độ 50 và 100 ppm) ở thời điểm 24 giờ nuôi cấy. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh hóa cho thấy 9 dòng vi khuẩn đều có hoạt tính catalase, biến dưỡng citrate và không khử nitrate. Trong đó...
Đối ngẫu lagrange và điều kiện tối ưu dạng điểm yên cho bài toán tối ưu nửa vô hạn với ràng buộc biến mất
Tóm tắt
|
PDF

Bài báo này nghiên cứu về đối ngẫu Lagrange và tiêu chuẩn tối ưu dạng điểm yên cho bài toán tối ưu nửa vô hạn với ràng buộc biến mất. Mặc dù, các mô hình đối ngẫu dạng Mond-Weir và dạng Wolfe đã được khảo sát cho bài toán này, nhưng chưa có bài báo nào đề cập đến dạng đối ngẫu Lagrange. Mô hình đối ngẫu dạng Lagrange có thể dễ xử lý từ quan điểm thuật toán hơn là các mô hình đối ngẫu đã biết khác. Trong phần đầu bài báo, bài toán đối ngẫu dạng Lagrange được thiết lập và các quan hệ đối ngẫu được khảo sát theo các giả thiết lồi. Sau đó, các điều kiện tối ưu dạng điểm yên cho bài toán ưu nửa vô hạn với ràng buộc biến mất được thảo luận. Một số ví dụ cũng được cung cấp để minh họa các kết quả của bài báo.
Tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân giải protein và ức chế vi khuẩn Vibrio spp. từ nước mắm truyền thống
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn có khả năng phân giải protein và ức chế vi khuẩn Vibrio spp. Khả năng phân giải protein được thực hiện bằng phương pháp nhỏ giọt vi khuẩn và khả năng ức chế Vibrio spp. được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán qua giếng. Nghiên cứu đã phân lập được 10 dòng vi khuẩn từ nước mắm truyền thống, trong đó có 7 dòng có khả năng phân giải protein và 4 dòng có khả năng ức chế Vibrio spp. Dòng vi khuẩn được tuyển chọn là NM2.1 có đường kính vòng phân giải lớn và ức chế Vibrio spp. mạnh nhất trong những dòng vi khuẩn nghiên cứu. Qua quan sát hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào và giải trình tự đoạn gene 16S rDNA đã xác định được dòng NM2.1 là Bacillus sp. với độ tương đồng là 99,71% và có khả năng chịu mặn đến 25 ‰.
Thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm hại cây trồng của phần rễ cây xuyên khung (Ligusticum wallichii, Apiaceae)
Tóm tắt
|
PDF

Ligusticum wallichii thuộc họ Apiaceae, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc để ngăn ngừa thiếu máu, điều trị chứng đau nửa đầu và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, nó còn ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở người như Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhoid và Cholera sp.. Qua nghiên cứu này, hàm lượng tinh dầu, các chất chiết xuất, Z-lingustilide và ferulic acid trong 15 mẫu Ligusticum được trồng và xác định hoạt tính kháng nấm của loài Ligusticum. Hàm lượng tinh dầu thay đổi từ 0,20 đến 0,32%. Hàm lượng cao chiết bằng dung môi hữu cơ từ 7,52 đến 18,45%. Thông qua phân tích định lượng HPLC, hàm lượng Z-lingustilide được xác định khoảng 216,18–527,41 µg/g (w/dw) và hàm lượng ferulic acid từ 119,45 đến 501,57 µg/g (w/dw). Các cao chiết và tinh dầu thể hiện hoạt tính in vitro tương đối mạnh đối với nấm Fusarium oxysporum, Sclerotium rolfsii và Colletotrichum gloeosporioides. Kết quả in vitro cũng cho thấy cao chiết ethyl acetate có hoạt tính mạnh nhất trên tất cả các loại nấm thử nghiệm.
Khảo sát hoạt tính sinh học một hợp chất flavonoid glucoside phân lập từ cao ethyl acetate hoa mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.)
Tóm tắt
|
PDF

Từ hoa mai vàng, một dihydroflavonol glucoside đã được phân lập và khảo sát các hoạt tính sinh học. Cao ethyl acetate (cao EA) của hoa mai vàng có hoạt tính sinh học rất tốt như là chất kháng oxy hóa với IC50 là 2,27 µg/mL, (gấp 2 lần chất đối chứng acid ascorbic) và ức chế enzyme α-glucosidase với giá trị IC50 = 0,22±0.05 µg/mL (mạnh hơn 800 lần chất đối chứng Acarbose). Cao EA ức chế một chủng vi khuẩn Gram dươngC50 = 136,0±3,09 µg/mL). Cấu trúc hóa học của hợp chất phân lập từ cao EA được làm sáng tỏ bằng phân tích phổ nghiệm NMR và HR-MS và so sánh với các bài báo đã xuất bản, là 6-γ,γ-dimethylallyldihydrokaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside. Tìm hiểu tổng quan xác nhận đây là một hợp chất mới trong chi Ochna. Hợp chất thể hiện tính kháng oxy hóa tốt (IC50 = 7,34 µg/mL), nhưng lại yếu trong ức chế vi sinh vật và enzyme acetylcholineesterase (IC50 > 256 µg/mL). Trong thử nghiệm trên enzyme acetylcholinesterase gây bệnh Alzheimer, cao EA có nồng độ ức chế tốt hơn của hợp chất (IC50-EA-extract = 128,00±9,67 µg/mL)...
Ảnh hưởng của hình thái và yếu tố tôi hóa lên đặc tính điện tử và phổ hấp thụ của chấm lượng tử penta-graphene
Tóm tắt
|
PDF

Trong nghiên cứu này, tính chất điện tử và tính chất quang của chấm lượng tử penta-graphene với hình thái khác nhau được khảo sát bởi việc sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, H-ZZ-36 là cấu trúc ổn định nhất với đỉnh phổ hấp thụ khoảng 320 nm ở vùng tử ngoại. Khi cấu trúc này được tôi hóa biên lần lượt bằng các nguyên tử Silicon (Si), Phosphorus (P), Oxygen (O) và Fluorine (F), độ rộng vùng cấm được thu hẹp so với việc tôi hóa biên bởi nguyên tử Hydrogen (H). Thêm vào đó, đỉnh phổ hấp thụ của các cấu trúc trên dịch chuyển về vùng khả kiến với bước sóng tương ứng từ 350 nM đến 760 nM hoặc đỉnh hấp thụ nằm trong vùng hồng ngoại gần. Điều này cho thấy, thay đổi yếu tố tôi hóa là một trong những phương pháp hữu ích để phát triển những ứng dụng của chấm lượng tử penta-graphene trong các thiết bị quang điện tử.
Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến hàm lượng polyphenol, flavonoid, vitamin C, acid gallic và khả năng chống oxy hóa của dịch ép nước dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora Lour.)
Tóm tắt
|
PDF

Quá trình xử lý nhiệt được áp dụng trong nghiên cứu dịch ép làm từ trái dâu Hạ Châu. Các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm trong các công đoạn xử lý nhiệt là polyphenol tổng số (thuốc thử Folin-Ciocalteu), flavonoid tổng số (tạo phức AlCl3), vitamin C và acid gallic (sắc ký lỏng cao áp HPLC) và khả năng chống oxy hóa (DPPH) thể hiện qua hoạt tính kháng oxy hóa (giá trị EC50 mg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chọn được điều kiện chần, đun sơ bộ và chế độ thanh trùng được chọn lần lượt là 90oC-90 giây, 85oC-2 phút, 90oC-1,5 phút ứng với chất lượng của dịch ép dâu theo thứ tự các chỉ tiêu quan sát là 244,57 mgGAE/L, 193,47 mgQE/L, 115,97 mg/L, 17,62 mg/L và 383,95 mg/mL (EC50). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho quy trình chế biến nước giải khát làm từ trái dâu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ dâu.
Quỹ đạo đối phụ hợp của một lớp nhóm lie giải được 7-chiều
Tóm tắt
|
PDF

Phương pháp quỹ đạo hay còn gọi là lý thuyết Kirillov, được khởi xướng bởi Kirillov vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20, đã trở thành một công cụ quan trọng trong lý thuyết biểu diễn nhóm Lie và đại số Lie. Chìa khóa của lý thuyết Kirillov chính là các quỹ đạo đối phụ hợp của nhóm Lie. Trong bài viết này, vấn đề mô tả các quỹ đạo đối phụ hợp của lớp nhóm Lie tương ứng với một lớp đại số Lie giải được 7-chiều vừa được phân loại gần đây được xem xét. Cụ thể, một phương pháp mô tả quỹ đạo đối phụ hợp của nhóm Lie mà hoàn toàn dựa vào cấu trúc của đại số Lie tương ứng sẽ được giới thiệu. Sau đó, bằng cách áp dụng phương pháp này, các quỹ đạo đối phụ hợp của lớp nhóm Lie đang xét được mô tả tường minh.
Tạo dòng, biểu hiện và tinh sạch Protein A-L2 bằng silica
Tóm tắt
|
PDF

Các hạt silica (SiO2) được cố định protein là vật liệu đầy triển vọng trong các lĩnh vực y sinh hay cảm biến sinh học. Những nghiên cứu trước cho thấy protein ribosome L2 của vi khuẩn Escherichia coli liên kết mạnh với các hạt silica. Ngoài ra, protein A là thụ thể bề mặt có tính ổn định cao, có nguồn gốc từ vi khuẩn Staphylococcus aureus, sự liên kết giữa protein A và kháng thể được xem là một trong những tương tác protein-protein kinh điển được nghiên cứu nhiều nhất hiện nay. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tạo tiểu phần protein A dung hợp với protein L2 tái tổ hợp bằng cách cấu trúc vector pET22b-proAx1-L2. Protein được biểu hiện thông qua hệ thống E. coli BL21(DE3) và được kiểm tra bằng SDS-PAGE. Dựa vào sự liên kết đặc hiệu với hạt silica, Protein A-L2 được tinh sạch bằng các hạt silica trần không biến tính và sử dụng dung dịch MgCl2 nồng độ cao để dung ly protein mục tiêu. Phương pháp tinh sạch bằng hạt silica sẽ mang lại hiệu quả như tinh sạch nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và độ tinh...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học cỏ bạc đầu nhiều lá (Kyllinga polyphylla Willd. ex Kunth), họ cói (Cyperaceae)
Tóm tắt
|
PDF

Cỏ bạc đầu nhiều lá (Kyllinga polyphylla Willd. ex Kunth) thuộc họ Cói (Cyperaceae), có nhiều tại một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống cơ sở dữ liệu từ đặc điểm thực vật đến thành phần hóa học của loài K. polyphylla sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sử dụng loài này trong tương lai. Mẫu tươi được thu thập, mô tả chi tiết về hình thái và cấu trúc giải phẫu. Bột dược liệu và hợp chất trong cây cũng được khảo sát và định tính. Kết quả cho thấy có nhiều sản phẩm chuyển hóa thứ cấp như oxalate calcium, tinh dầu, nhựa, tinh bột được tìm thấy trong cấu trúc giải phẫu và bột dược liệu của loài này. Trong nghiên cứu này, 22 nhóm hợp chất hóa học được xác định gồm alkaloid, carbohydrate, cardiac glycoside, flavonoid, phenol, protein và acid amine, saponin, sterol, tannin, terpenoid, phytosterol, gum, glycoside, xanthoproteic, anthocyanin, coumarin, tinh dầu, carotenoid, diterpene, nhựa, betalains và acid hữu cơ. Các dữ liệu này cho thấy tiềm năng và ý nghĩa về mặt dược liệu của loài K. polyphylla trong nghiên cứu y học.
Sự ảnh hưởng của thực khuẩn thể và các loại cao chiết đối với Vibrio spp.
Tóm tắt
|
PDF

Vibrio spp. là nguyên nhân gây ra các bệnh vi khuẩn trên thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh đã tạo ra các chủng vi sinh vật đa kháng thuốc. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của cao chiết và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể đối với các dòng Vibrio spp. Nghiên cứu được thực hiện theo hai phương pháp là khuếch tán qua đĩa thạch và trải đếm so sánh mật số vi khuẩn. Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm khuếch tán qua đĩa thạch, hầu hết cao chiết và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể đều tạo vòng ức chế, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng tetracycline 5 mg/mL. Kết quả trải đếm cho thấy hầu hết các loại thực khuẩn thể và cao chiết đều làm giảm mật số vi khuẩn. Tuy nhiên, cao chiết lựu, cao chiết đầu lân và ɸTT1H, ɸTT2H làm thay đổi mật số không có ý nghĩa thống kê (p
Chế tạo vật liệu xúc tác nano PtRuCo/C-MWCNTs cho điện cực pin nhiên liệu methanol
Tóm tắt
|
PDF

Trong nghiên cứu này, hạt xúc tác nano hợp kim platinum-ruthenium-cobalt (PtRuCo) trên chất nền hỗn hợp carbon Vulcan XC-72 với ống nano carbon đa thành (C-MWCNTs) được tổng hợp bằng phương pháp đồng khử. Hạt nano PtRuCo được tổng hợp từ các tiền chất H2PtCl6, RuCl3, CoCl2, và chất khử là NaBH4 kết hợp ethylene glycol (EG). Các mẫu xúc tác sau khi chế tạo được đánh giá bởi các phương pháp đo phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX), nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), và quét thế vòng tuần hoàn (CV). Các kết quả đo đạc và phân tích cho thấy, chất xúc tác hợp kim ba thành phần PtRuCo cho khả năng oxy hóa methanol cao hơn 10% và khả năng chống ngộ độc CO gấp đôi so với hai thành phần PtRu. Hơn nữa, chất nền hỗn hợp C-MWCNTs cho hoạt tính oxy hóa methanol cao hơn 5% và khả năng kháng ngộ độc CO cao hơn 83% so với nền carbon.
Thử nghiệm hoạt tính sinh học của hai hợp chất flavonol glucoside phân lập được từ nhị hoa mai vàng
Tóm tắt
|
PDF

Từ cao chiết dichloromethane của nhị hoa mai vàng, Ochna integerrima (Lour.) Merr. đã phân lập được hai hợp chất là 6˗γ,γ˗dimethylallylkaempferol 7˗O˗β˗ᴅ˗glucopyranoside (1) và (2S,3S) 4’-methoxy-6˗γ,γ˗dimethylallyldihydro kaempferol 7˗O˗β˗ᴅ˗glucopyranoside (2). Cấu trúc của hai hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm hiện đại như 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC và so sánh với tài liệu đã được công bố trước đó. Hợp chất (2) thể hiện hoạt tính ức chế trên cả hai dòng tế bào ung thư vú MCF7 và ung thư phổi A549 với giá trị IC50 lần lượt là 152,00±8,5 μg/mL và 245,13±12,6 μg/mL. Hơn nữa, cả hai hợp chất đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Gram (+), Staphylococus aureus với giá trị IC50 của hợp chất (1) là 61,47 0,67 µg/mL và của hợp chất (2) là 194,6±5,38 μg/mL.
Tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao chiết giàu polyphenol và flavonoid có hoạt kháng vi khuẩn Vibrio spp. từ lá cây núc nác (Oroxylum indicum L.)
Tóm tắt
|
PDF

Phương pháp đáp ứng bề mặt được áp dụng để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố chiết xuất đến hàm lượng polyphenol (TPC) và flavonoid (TFC) trong lá núc nác (LNN). Điều kiện tối ưu được xác định để chiết xuất TPC và TFC là: nhiệt độ 59°C, ethanol 69%, thời gian 11 phút và tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/25 (w/v). Quá trình chiết xuất được xác minh ở các điều kiện tối ưu đã được xác định. Các giá trị thực nghiệm (TPC=215,47±1,03 mg GAE/g cao chiết; TFC=158,01±1,12 mg QE/g cao chiết) cho thấy sự phù hợp tốt với giá trị dự đoán (TPC=214,09 mg GAE/g cao chiết; TFC=158,77 mg QE/g cao chiết). Hoạt tính kháng khuẩn của cao tối ưu LNN được nghiên cứu chống lại năm chủng Vibrio spp. (VC-1, VC-2, VC-3, VC-4, và VC-5). Cao tối ưu LNN có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại Vibrio spp. Nồng độ ức chế tối thiểu của cao tối ưu LNN dao động từ 320 đến 640 µg/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của cao tối ưu LNN dao động từ 640 đến 1280 µg/mL.
Vi phân suy rộng trong điều khiển tối ưu có tham số với ràng buộc biên trơn
Tóm tắt
|
PDF

Hướng nghiên cứu mới của bài viết là sự ổn định vi phân của bài toán điều khiển tối ưu có tham số cho phương trình vi phân đạo hàm riêng elliptic nửa tuyến tính với ràng buộc biên trơn. Các kết quả mới của bài báo bao gồm các công thức tính toán chính xác đối đạo hàm Fréchet và đối đạo hàm Mordukhovich của toán tử ràng buộc với tập ràng buộc biên trơn có nhiễu, và công thức tính toán/ đánh giá dưới vi phân Fréchet (dưới vi phân chính quy) của hàm giá trị tối ưu của bài toán điều khiển tối ưu có tham số với ràng buộc biên trơn.
Hoạt tính kháng nấm của rutin và các cao chiết từ cây thóc lép ba hoa Desmodium triflorum: Nghiên cứu phân lập, bioassay và bào chế dạng nano
Tóm tắt
|
PDF

Thóc lép ba hoa (Desmodium triflorum) là cây thuốc nam được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong y học dân gian. Thử nghiệm in vivo và in vitro của các cao chiết và hoạt chất rutin từ cây thóc lép ba hoa với một số nấm gây bệnh thực vật đã được tiến hành. Các cao chiết từ cây thóc lép ba hoa thể hiện hoạt tính in vitro ức chế nấm Magnaporthe grisea, Sclerotium rolfsii (SR), Fusarium oxysporum và các chủng Colletotrichum sp. ở 1000 µg/mL. Ngoài ra, cao methanol ức chế bệnh đạo ôn do M. grisea gây ra trên cây lúa 50% ở 1000 và 3000 µg/mL in vivo. Sự hiện diện của rutin trong cây được tiến hành bằng phân tách và HPLC. Hoạt tính in vitro của rutin và nanorutin (kích thước hạt 669,3 nm và thế zeta -18,5 mV) được đánh giá với SR và Colletotrichum sp. Cả rutin và nanorutin đều ức chế nấm SR và nanorutin thể hiện hoạt tính tốt hơn khi thử với SR và Colletotrichum gloeosporioides. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận hoạt tính kháng nấm của thóc lép ba hoa và hoạt chất từ...
Nghiên cứu khả năng ức chế nảy mầm và tăng trưởng của các cao chiết từ cây trâm ổi (Lantana camara L.)
Tóm tắt
|
PDF

Trâm ổi (Lantana camara L.) là loài thực vật hoang dại được cho là có khả năng ức chế các loài thực vật lân cận trong cùng hệ sinh thái bằng cơ chế allelopathy. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế nảy mầm và tăng trưởng của cao chiết từ các bộ phận của cây trâm ổi trên đối tượng là hạt cải củ (Raphanus sativus L). Kết quả khảo sát cho thấy, các cao chiết từ cây trâm ổi có chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid, phenolic, saponin và coumarin. Hàm lượng phenolic và flavonoid được xác định có trong cao chiết từ hoa cao hơn các bộ phận khác, lần lượt là 239,13 mg GAE/g và 114,84 mg QE/g cao chiết. Khả năng ức chế nảy mầm và sự tăng trưởng của các cao chiết trâm ổi đối với hạt cải củ tăng dần theo nồng độ khảo sát và bộ phận hoa cho kết quả ức chế cao nhất. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết trâm ổi có tác động đến sự phân chia tế bào trong quá trình nguyên phân, tăng độ dày vách tế bào...
Xây dựng mô hình dự báo khoảng cho chuỗi thời gian dựa trên sự cải tiến trong thiết lập mối quan hệ mờ
Tóm tắt
|
PDF

Chuỗi thời gian là một kiểu dữ liệu được lưu trữ phổ biến và có nhu cầu dự báo rất lớn cho nhiều vấn đề thực tế. Nghiên cứu này đề nghị mô hình dự báo cho chuỗi thời gian khoảng dựa trên sự cải tiến trong thiết lập mối quan hệ mờ. Trong mô hình này, tập nền là sự biến đổi liên tiếp của hai khoảng thời gian và số lượng khoảng chia cho nó được xác định từ thuật toán phân tích chùm mờ dành cho dữ liệu khoảng. Dựa trên mối quan hệ mờ giữa những phần tử của tập nền và các khoảng được chia, một nguyên tắc mờ hoá dữ liệu quá khứ và dự báo cho tương lai được thiết lập. Mô hình đề nghị được trình bày chi tiết các bước và được minh hoạ bởi ví dụ số. Nó cũng được áp dụng trong dự báo nhiệt độ ở Hà Nội để minh hoạ cho áp dụng thực tế. Ví dụ minh hoạ và áp dụng thực tế cho thấy sự phù hợp của mô hình đề nghị cũng như thuận lợi của nó trong so sánh với các mô hình...
Nghiên cứu quy trình chiết tách polyphenol có hoạt tính chống oxy hóa từ lá hồng sim (Rhodomryrtus tomentosa)-Phú Quốc
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu này, sự tối ưu hóa đa biến trong quá trình chiết tách polyphenol từ lá hồng sim với sự hỗ trợ của phương pháp đáp ứng bề mặt. Các thông số về nồng độ ethanol, nhiệt độ chiết tách, thời gian chiết tách và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đã được tối ưu hóa. Theo các mô hình, điều kiện chiết tách tối ưu là: ethanol 90%, thời gian chiết tách 22 giờ, nhiệt độ chiết tách 59oC và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 (g/mL). Trong các điều kiện tối ưu, hàm lượng polyphenol chiết tách từ lá Hồng sim là 410,45±2,49 mg GAE/g cao chiết, phù hợp với giá trị dự đoán (409,62 mg GAE/g cao chiết). Cao tối ưu của lá hồng sim có khả năng trung hòa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl (EC50=11,79 µg/mL). Do đó, lá hồng sim có thể được sử dụng như một nguồn polyphenol tự nhiên mới có các ứng dụng tiềm tàng như chất chống oxy hóa trong ngành công nghiệp dược phẩm.
Sử dụng gradient chuẩn hóa toàn phần trên dữ liệu dị thường trọng lực để nghiên cứu cấu trúc sâu ở tỉnh Bạc Liêu
Tóm tắt
|
PDF

Gradient chuẩn hóa toàn phần là một trong những phương pháp địa vật lý nhằm nghiên cứu cấu trúc sâu như xác định dầu khí, mỏ quặng, vị trí tâm vật thể. Trong bài báo này, số liệu dị thường trọng lực được phân tích vận dụng thuật toán kết hợp giữa sự thay đổi của hệ số N và sự khai triển trường thế trọng lực theo chuỗi Fourier để xác định gradient tương ứng. Gradient chuẩn hóa toàn phần cực đại sẽ được tính toán dựa trên việc lựa chọn tối ưu các giá trị gradient chuẩn hóa. Cấu trúc địa chất được nghiên cứu (hoặc vật thể lạ) sẽ xuất hiện tại vị trí mà giá trị gradient chuẩn hóa toàn phần là cực đại tương ứng với độ sâu xác định. Từ việc tính toán các mô hình lý thuyết, phương pháp độ lớn gradient chuẩn hóa cực đại được sử dụng với tham số hài N và độ sâu nguồn dị thường trọng lực đã được thiết lập. Sau khi xác minh độ tin cậy và tính khả thi của phương pháp được đề xuất trên dữ liệu mô hình lý thuyết,...
Trích ly anthocyanin từ hoa chiều tím (Ruellia simplex C. Wright) ứng dụng làm chất chỉ thị trong phân tích hóa học
Tóm tắt
|
PDF

Trong nghiên cứu này, chất màu anthocyanin từ hoa chiều tím được chiết tách bằng hệ dung môi ethanol:nước và xem xét ứng dụng làm chất chỉ thị trong phân tích hóa học. Các khảo sát được thực hiện là độ ẩm mẫu hoa, tỉ lệ thể tích ethanol:nước, hàm lượng anthocyanin toàn phần, khoảng pH đổi màu của dịch chiết. Kết quả cho thấy, độ ẩm trung bình của mẫu hoa là 86,4%; tỉ lệ hệ dung môi ethanol:nước là 4:6 (mL/mL), hàm lượng anthocyanin toàn phần trong mẫu hoa là 0,513%. Khoảng pH đổi màu của dịch chiết là 5,00-7,00. Cuối cùng, dịch chiết này được thử dùng làm chất chỉ thị trong một số phép chuẩn độ acid-base và kết quả phân tích cho thấy, dịch chiết anthocyanin từ hoa chiều tím có thể dùng làm chất chỉ thị acid-base tương đương các chất chỉ thị tiêu chuẩn methyl orange và phenolphethalein.
Khám phá các phân tử thuốc từ cơ sở dữ liệu Drugbank như là hợp chất ức chế Kinesin Eg5 ở người bằng docking phân tử
Tóm tắt
|
PDF

Kinesin Eg5 đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình nguyên phân và là một mục tiêu thú vị để thiết kế các loại chất ức chế. Trong nghiên cứu này, sự kết hợp giữa mô hình nghiên cứu 2D-QSAR và docking phân tử đã được thực hiện trên các loại thuốc từ cơ sở dữ liệu của Drugbank như là các chất ức chế Eg5. Sáu loại thuốc bao gồm Mimosine, Flubendazole, Perampanel, Asenapine, Cloxacillin và Zaleplon được dự đoán là rất tiềm năng cho định hướng ức chế Eg5 với năng lượng liên kết thấp hơn -19 kJ/mol. Kết quả docking cho thấy bốn tương tác hydro với các amino acid Glu116, Gly117, Glu118 và Arg22 tại khoang gắn kết của Eg5. Do đó, kết quả của nghiên cứu này là những thông tin có giá trị cho việc thiết kế và dự đoán các chất ức chế Eg5 tiềm năng mới trong tương lai.
Tính chất quang của bột huỳnh quang SrMgAl10O17 đồng pha tạp Cr3+, Na+ được chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa nhằm ứng dụng trong chiếu sáng rắn
Tóm tắt
|
PDF

Vật liệu SrMgAl10O17 đồng pha tạp Cr3+và Na+ phát xạ đỏ xa đã được nghiên cứu chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa. Cấu trúc pha, hình thái, thành phần và tính chất quang của mẫu đã được khảo sát bằng nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX), phổ huỳnh quang (PL) và phổ huỳnh quang kích thích (PLE). Kết quả phân tích cho thấy vật liệu hấp thụ mạnh ở 547 nm và phát xạ đỏ xa trong vùng phổ rộng từ 650 nmđến 750 nm với đỉnh cực đại ở 691 nm. Nồng độ pha tạp tối ưu là 0,3% mol Cr3+ và 5% mol Na+. Việc đồng pha tạp thêm Na+ vào mạng nền SrMgAl10O17 giúp làm tăng các tâm phát xạ dẫn đến cường độ phổ phát quang tăng. Bột huỳnh quang chế tạo có thời gian sống dài. Thực nghiệm phủ lên chip LED cho thấy phổ phát xạ đỏ xa có tọa độ màu x = 0,2909; y = 0,2776, nhiệt độ màu (CCT) 6489K, chỉ số hoàn màu (CRI) 86,5. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bột huỳnh quang...
Khả năng kháng oxy hóa, ức chế α-glucoside và gây độc tế bào ung thư của cây sao nhái hồng (Cosmos caudatus Kunth) và sao nhái vàng (Cosmos sulphureus Cav.)
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase và gây độc tế bào ung thư của cao chiết ethanol 50% từ 2 loài sao nhái. Năng lực khử sắt (RP) cho thấy khả năng kháng oxy hóa của tất cả cao chiết đều khá tốt. Thêm vào đó, các cao chiết này cũng cho hiệu quả ức chế α-glucosidase mạnh, đặc biệt là cao chiết từ lá sao nhái hồng (IC50 = 7,50 µg/mL), nó ức chế mạnh hơn chất đối chứng acarbose (IC50 =122,20 µg/mL) gấp 16 lần. Ngoài ra, với thử nghiệm gây độc tế bào in vitro, các cao chiết cũng thể hiện được khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư vú (MCF-7). Tuy nhiên, trên tế bào ung thư phổi (NCI H460), các cao chiết lá lại không thể hiện được hoạt tính. Từ các kết quả nghiên cứu, có thể thấy, sao nhái là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase và ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư vú.
Điều kiện đủ cho cận sai số Ho ̈lder chứa tham số
Tóm tắt
|
PDF

Trong bài báo này, đề tài được nghiên cứu là các điều kiện đủ cho các hàm nửa liên tục dưới có cận sai H lder chứa tham số trên không gian mêtric và Asplund. Các điều kiện được trình bày dưới dạng các phần tử trên không gian nền và không gian đối ngẫu. Công cụ chính của nghiên cứu này là nguyên lý biến phân Ekeland và quy tắc tổng cho dưới vi phân Fréchet trên không gian Asplund. Các kết quả này được dùng để nghiên cứu điều kiện đủ cho tính chính quy mêtric H lder của ánh xạ đa trị.
Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên cao chiết của loài hải miên Xestospongia testudinaria
Tóm tắt
|
PDF

Hải miên là loài chứa các chất chuyển hóa thứ cấp đặc biệt, có hoạt tính sinh học đáng kể và có thể sử dụng cho các ứng dụng khác nhau. Trong nghiên cứu này, loài hải miên được thu lấy ngoài khơi biển Phú Quốc, Việt Nam và được định danh là Xestospongia testudinaria. Mẫu hải miên được chiết kiệt bằng ethanol 96º, thu cao EtOH tổng. Lượng lớn cao tổng được chiết phân bố lần lượt bởi n-hexane, dichloromethane để tạo các dịch chiết có độ phân cực khác nhau. Dùng thiết bị cô quay từ dịch chiết thu được các cao ký hiệu là: EtOH tổng, n-Hex, DC, EtOH còn lại. Các cao chiết từ hải miên đã được nghiên cứu về gây độc tế bào khi sử dụng ấu trùng tôm nước mặn (Artemia salinia), trong số 4 mẫu thử có 3 mẫu ức chế tốt Artemia salina. Đó là các mẫu cao ethanol tổng, cao dichloromethane, cao ethanol còn lại với LC50 < 50 µg/mL. Ngoài ra, cao chiết dichloromethane, ethanol tổng và ethanol còn lại của loài hải miên này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào KB và MCF-7 với giá trị...
Mô hình toán số tích hợp 1D2D3D nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông hậu, đoạn chảy qua huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Tóm tắt
|
PDF

Quá trình vận động của sông tạo ra những biến đổi trong lòng dẫn, điều này thể hiện thông qua sự vận tải bùn cát trên sông. Trong bài báo này, một phương pháp toán số mô phỏng quá trình vận chuyển của bùn cát trong đó đặc biệt là bằng mô hình 3D được giới thiệu. Trong đó, các phương trình được giải theo phương pháp thể tích hữu hạn trên lưới phi cấu trúc và trục thẳng đứng biến đổi sigma. Điểm nổi bật của mô hình 3D này là có thể tích hợp với các mô hình con 1D2D và các công trình trong điều kiện bài toán phức tạp ngoài thực tế. Ngoài ra, tính toán áp dụng thử nghiệm mô hình 3D đánh giá diễn biến lòng dẫn sông Hậu đoạn chảy qua huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cũng được trình bày trong bài báo này.
Tối ưu hóa quy trình ly trích cao chiết lá xạ đen (Celastrus hindsii) giàu polyphenol, flavonoid có hoạt tính kháng oxy hóa và kháng đái tháo đường in vitro
Tóm tắt
|
PDF

Khảo sát được bố trí theo phương pháp đáp ứng bề mặt dựa vào mô hình Box-Behnken trong phần mềm Design Expert 11.0 để tối ưu các điều kiện ly trích polyphenol và flavonoid trong lá xạ đen (LXĐ). Nghiên cứu đã ly trích được polyphenol (120,30±1,15 mg GAE/g cao chiết), flavonoid (302,39±1,78 mg QE/g cao chiết) tối ưu bằng phương pháp ngâm trong ethanol 69% (v/v) 6 giờ, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/36 (w/v) và nhiệt độ ly trích 60°C. Cao tối ưu LXĐ giàu polyphenol và flavonoid đã được nghiên cứu hoạt động kháng oxy hóa và kháng đái tháo đường in vitro. Kết quả cho thấy, cao tối ưu LXĐ thể hiện các hoạt động trung hòa và khử hiệu quả các gốc tự do trong thử nghiệm DPPH (EC50=26,73±1,16 µg/mL), NO• (EC50=55,43±0,78 µg/mL), ABTS•+ (EC50=7,79±0,01 µg/mL), RP (EC50=9,03±0,12 µg/mL) và FRAP (EC50=9,20±0,30 µg/mL) và TAC (EC50=59,49±2,61 µg/mL). Cao tối ưu LXĐ cũng ức chế đáng kể hoạt động của enzyme α-amylase và α-glucosidase với các giá trị EC50 lần lượt là 156,03±0,43 μg/mL, 26,33±0,76 μg/mL. Nghiên cứu này cho thấy cao tối ưu LXĐ giàu polyphenol và flavonoid là một tác nhân kháng oxy hóa...
Khảo sát khả năng kháng nấm Neoscytalidium sp. gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng hạt nano (Ag, ZnO) và tinh dầu (cam, sả, bưởi)
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là khảo sát khả năng ức chế nấm Neoscytalidium sp. gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long ruột đỏ bằng hạt nano (Ag, ZnO) và tinh dầu (cam, bưởi, sả), tạo tiền đề cho các nghiên cứu chế phẩm sinh học từ vật liệu nano và tinh dầu. Việc khảo sát ức chế nấm gây bệnh đốm nâu phân lập được từ thân thanh long ruột đỏ nhiễm bệnh ở Long An với nồng độ nano Ag, ZnO lần lượt là 12,5 ppm, 25 ppm, 50 ppm và 100 ppm và nồng độ tinh dầu cam, bưởi, sả lần lượt là 12.5 %, 25%, 50% và 100%. Kết quả cho thấy, nano Ag cho hiệu quả ức chế cao nhất ở nồng độ 25 ppm (59,61 %) trong khi Nano ZnO cho hiệu quả ức chế cao nhất ở nồng độ 100 ppm (65,91 %). Ở nồng độ tinh dầu cam 100%, hiệu quả ức chế là cao nhất (77,69 %). Sau 3 ngày cấy và quan sát, trong điều kiện tinh dầu bưởi và tinh dầu sả ở nồng độ 100%, 50%, 25% và 12,5% ...
Đặc điểm phân bố, hình thái và giải phẫu của loài dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte) thu tại vùng núi tỉnh an giang
Tóm tắt
|
PDF

Dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (V. Tiegh.) Lec.) với tên gọi dân gian tại các tình vùng đồng bằng sông Cửu Long là Mộc bá huê, chúng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau theo các kinh nghiệm truyền miệng của người dân sinh sống tại đây. Dó đất hình cầu là loài ký sinh bắt buộc với phần rễ của một số cây lâu năm và được tìm thấy với số lượng rất ít ở vùng núi An Giang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài B. latisepala. Kết quả nghiên cứu cho thấy, B. latisepala có hoa phân tính, ra hoa vào tháng 10-12 và chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Cấm, núi Tô và núi Dài thuộc tỉnh An Giang. B. latisepala có củ phân nhánh, toàn cây có màu vàng đặc trưng với bề mặt củ có màu vàng sẫm, phát hoa và lá có màu vàng nhạt. Vi phẫu củ, phát hoa, lá của B. latisepala được ghi nhận có nhiều bó libe – gỗ và khối nhựa màu cam nâu.
Tạo dòng, biểu hiện và tinh sạch tiểu phần thụ thể tái tổ hợp SCARB2 của enterovirus A71 dung hợp foldon peptide
Tóm tắt
|
PDF

Enterovirus A71 (EV-A71) là tác nhân chính gây nên biến chứng nguy hiểm của bệnh Tay Chân Miệng, có thể dẫn đến thương tật, và tử vong ở trẻ nhỏ. Hiện nay, vaccine và hợp chất điều trị EV-A71 còn nhiều hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi. Vì thế, nhiều nghiên cứu tìm giải pháp thay thế hoặc bổ trợ đang được tiến hành, trong đó có bẫy virus. Với chức năng chính là bắt, cố định virus, ngăn sự xâm nhiễm, thể bám của bẫy cấu trúc từ thụ thể liên kết EV-A71, cụ thể là SCARB2. Trong nghiên cứu này, tiểu phần thụ thể tái tổ hợp SCARB2 dung hợp foldon peptide được dòng hóa, biểu hiện, và tinh sạch nhằm tạo thể bám ở dạng trimer hóa có ái lực cao với virus. Vector pET22b-scrb2-IIIx3 được cấu trúc trong E. coli DH5α, protein được biểu hiện trong E. coli BL21(DE3), và chỉ thu được cấu hình monomer, phần lớn ở dạng thể vùi. Việc tái gấp cuộn và tinh sạch protein được tiến hành nhằm đưa protein trở về dạng tan có hoạt tính sinh học. Những kết quả trên cung cấp thêm nhiều thông...
Nghiên cứu cấu trúc và tính chất điện tử của dãy nano P2C dạng ngũ giác biên răng cưa bằng phương pháp mô phỏng phiếm hàm mật độ
Tóm tắt
|
PDF

Bằng phương pháp mô phỏng DFT, dãy nano P2C dạng ngũ giác biên răng cưa (p-P2C-SS) được tạo ra bằng cách cắt tấm p-P2C ngũ giác hai chiều. Đây là dãy nano có hai biên dạng răng cưa và các liên kết dư ở biên được trung hòa bởi các nguyên tử H. Khả năng tồn tại của cấu trúc được khẳng định thông qua phổ tán xạ phonon. Kết quả cho thấy rằng dãy nano p-P2C-SS chỉ có thể tồn tại khi nó được tạo thành tối thiểu bởi 10 dãy nguyên tử. Do ảnh hưởng của hiệu ứng giam cầm lượng tử nên khe năng lượng của dãy nano lớn hơn so với trường hợp của cấu trúc hai chiều, và sự phân bố của các trạng thái điện tử lân cận mức Fermi theo không gian trong dãy nano cũng bị giới hạn. Mẫu p-P2C-SS là loại vật liệu bán dẫn có khe năng lượng gián tiếp và không mang từ tính.
Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột
Tóm tắt
|
PDF

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi khuẩn có năng phân giải tinh bột. Các mẫu tinh bột nấu chín từ gạo ST25 được đặt ở nhiều vị trí khác nhau ở thành phố Cần Thơ để thu hút vi khuẩn. Sau 3 ngày, mẫu được phân lập bằng môi trường Amylolytic Bacteria. Các dòng vi khuẩn được định tính khả năng phân giải tinh bột bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và được định lượng bằng phương pháp dinitrosalicylic acid. Kết quả phân lập được 20 dòng có khả năng phân giải tinh bột gồm 10 dòng có tế bào hình que, 10 dòng có tế bào bình cầu và tất cả đều Gram dương. Kết quả ghi nhận dòng vi khuẩn KTXA1, VB-34 và VB-42 có khả năng phân giải tinh bột cao, với đường kính phân giải từ 14,33 mm – 18,33 mm. Dòng KTXA1 có khả năng phân giải cao nhất với hàm lượng đường khử từ 2,9 đến 3,07 mg/mL tại thời điểm 24 đến 96 giờ. Kết quả định danh dòng KTXA1 có độ tương đồng với vi khuẩn Bacillus sp. dựa vào trình tự gene 16S rRNA.