Phân lập vi khuẩn trong nước thải chế biến thủy sản có khả năng hấp thu nitrite
Abstract
Seafood processing wastewater contains several nitrogen sources including ammonium, nitrite and nitrate with high concentration. In water bodies, high level of nitrite can cause toxic effects to aquatic organisms, contaminate water sources and affect human health. From water and surface sediment samples collected in shrimp processing wastewater, 37 bacterial strains capable of nitrite uptake were isolated, in which 24 strains were obtained from the water sample and 13 strains were isolated from the surface sediment sample. Nine Gram-negative bacterial strains including S3.2, S3.4, S3.10, S3.12, W3.17, W3.18, W3.20, W3.21 and W3.22 were able to growth and to completely uptake nitrite after 24 hours of incubation in minimal medium supplemented with 50 and 100 ppm nitrite. All of the 9 strains performed catalase and citrate catabolism activity but did not show nitrate reduction activity. Among these, strains S3.2, S3.4, W3.21 and W3.22 were able to hydrolyze starch; strains S3.12, S3.17, S3.18 and W3.20 were motile.
Tóm tắt
Nước thải chế biến thủy sản có chứa nitrogen dưới dạng amonium, nitrite và nitrate. Trong đó, nitrite ở nồng độ cao có thể gây độc cho động vật thủy sinh, ô nhiễm nguồn nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn từ nước thải chế biến thủy sản có khả năng hấp thu nitrite. Từ mẫu nước và mẫu bùn bề mặt được thu từ bể nước thải chế biến thủy sản, 37 dòng vi khuẩn có khả năng hấp thu nitrite đã được phân lập, trong đó, 24 dòng vi khuẩn được phân lập từ mẫu nước và 13 dòng vi khuẩn được phân lập từ mẫu bùn. Chín dòng vi khuẩn Gram âm gồm S3.2, S3.4, S3.10, S3.12, W3.17, W3.18, W3.20, W3.21 và W3.22 có khả năng tạo sinh khối cao và hấp thu hoàn toàn nitrite (nồng độ 50 và 100 ppm) ở thời điểm 24 giờ nuôi cấy. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh hóa cho thấy 9 dòng vi khuẩn đều có hoạt tính catalase, biến dưỡng citrate và không khử nitrate. Trong đó...
Article Details
Tài liệu tham khảo
Ảnh, K. H. (2006). Giáo trình Vi sinh vật học (Phần 1). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
APHA. (2001). Standard methods for the examination of water and wastewater. 20th ed., American Public Health Association, Washington DC.
Bollmann, A., French, E., & Laanbroek, H. J. (2011). Isolation, cultivation, and characterization of ammonia-oxidizing bacteria and archaea adapted to low ammonium concentrations. In Methods in enzymology (Vol. 486, pp. 55-88). Academic Press. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-381294-0.00003-1
Dũng, N. L., Mượu, Đ. X., Tiến, N. P., Trạch, Đ, Đ., & Ty, P. V. (1972). Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học (Tập 1). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
Funge-Smith, S. J., & Briggs, M. R. P. (1998). Nutrient budgets in intensive shrimp ponds: implications for sustainability. Aquaculture, 164(1), 117-133. https://doi.org/10.1016/S0044-8486(98)00181-1
Hương, Đ. T. T., & Vi, L.T. T. (2013). Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu huyết học và tăng trưởng của cá Lóc (Channa striate). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27, 154-160.
Jensen, F. B. (2003). Nitrite disrupts multiple physiological functions in aquatic animals. Comparative Biochemistry and Physiology, Part A, 135, 9-24. https://doi.org/10.1016/S1095-6433(02)00323-9
Ngân, P. T. T. (2012). Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) (Luận án tiến sĩ). Trường Đại học Cần Thơ.
Ngân, P. T. T., & Hiệp, N. (2010). Biến động mật độ vi khuẩn hữu ích trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 14, 166-176.
Oanh, N. T. P., & Mai, N. T. (2017). Phân lập vi khuẩn có khả năng chuyển hóa nitrite trong một số ao nuôi tôm ở Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55(6B), 75-81. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.170
Oanh, N. T. P., Helbling, D. E., Bers, K., Fida, T. T., Wattiez, R., Kohler, H. P. E., Springael, D., & Mot, D. R. (2014). Genetic and metabolic analysis of the carbofuran catabolic pathway in Novosphingobium sp. KN65.2. Applied Microbiology and Biotechnology, 98(19), 8235-8252. https://doi.org/10.1007/s00253-014-5858-5
Phùng, T. N., & Trang, H. T. K. (2017). Phân lập và thử nghiệm khả năng xử lý nitrite trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobacter sp. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 3(34), 55-61.
Triết, L. M., Hùng, N. T., & Dân, H. N. (2008). Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - Tính toán thiết kế công trình (tái bản lần 3). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.