Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột
Abstract
The study was conducted to select starch degrading bacterial strains based on amylase enzyme production. Starch samples prepared from cooked rice (ST25 cultivar) were placed in different sites in Ninh Kieu district, Can Tho city to attract bacteria. After 3 days, bacterial strains were isolated from the samples using Amylolytic Bacteria medium. The strains were tested for starch degrading ability based on agar disfussion method. The high ability strains were measured the starch degrading ability by DNS method. The results showed that there were 20 isolated bacterial strains in which 10 strains have spherial shape and 10 strains have rodlike shape. All of strains are Gram positive. After 72 hours of culture in amylolytic bacteria medium, three bacterial strains KTXA1, VB-34, VB-42 showed the highest activity with the degrading zones from 14,33 mm to 18,33 mm. Based on the results from the DNS method the strain KTXA1 was selected which showed the highest starch degrading ability, producing the reduced sugar of about 2.9 to 3.07 mg/mL at 24 to 96 hours. The strain was identified as Bacillus sp. based on 16S rRNA sequence.
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi khuẩn có năng phân giải tinh bột. Các mẫu tinh bột nấu chín từ gạo ST25 được đặt ở nhiều vị trí khác nhau ở thành phố Cần Thơ để thu hút vi khuẩn. Sau 3 ngày, mẫu được phân lập bằng môi trường Amylolytic Bacteria. Các dòng vi khuẩn được định tính khả năng phân giải tinh bột bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và được định lượng bằng phương pháp dinitrosalicylic acid. Kết quả phân lập được 20 dòng có khả năng phân giải tinh bột gồm 10 dòng có tế bào hình que, 10 dòng có tế bào bình cầu và tất cả đều Gram dương. Kết quả ghi nhận dòng vi khuẩn KTXA1, VB-34 và VB-42 có khả năng phân giải tinh bột cao, với đường kính phân giải từ 14,33 mm – 18,33 mm. Dòng KTXA1 có khả năng phân giải cao nhất với hàm lượng đường khử từ 2,9 đến 3,07 mg/mL tại thời điểm 24 đến 96 giờ. Kết quả định danh dòng KTXA1 có độ tương đồng với vi khuẩn Bacillus sp. dựa vào trình tự gene 16S rRNA.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Amira, E., Mohammed, A. D., Ahmed, E., & Noha, O. (2012). Starch and Microbial α-Amylases: From Concepts to Biotechnological Applications. Carbohydrates – Comprehensive Studies on Glycobiology and Glycotechnology, chapter 21, 160-188.
Barker, G. C., Smith, J. J., & Cowan, D. A. (2003). Review and reanalysis of domain specific 16S primers. Journal of Microbiological Method, 55, 541-555. https://doi.org/10.1016/j.mimet.2003.08.009
Dung, N. T. P., Nhân, B. D., & Phong, H. X. (2012). Sản xuất men rượu từ Saccharomyces cerevisiae và enzyme amylase trong mầm lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21a, 11-18.
Hiệp, N. H., & Lý, N. T. H. (2012). Phân lập các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy tinh bột. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21a, 37-44.
Lan, P. T. N., Hoàng, N. H., & Châu, N. T. T. (2013). Khảo sát bước đầu vi sinh vật phân giải tinh bột ở một số ao nuôi tôm thuộc đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 (1116-1121).
Thanh, T. T. T. (2008). Nghiên cứu phân lập chủng vi sinh vật có khả năng thuỷ phân tinh bột sống. (Luận văn thạc sĩ ngành Công nghệ Sinh học). Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh, D. T. N., & Tram, D. T. T. (2018). Isolation and characterization of plant growth promoting rhizobacteria in black pepper (Piper nigrum L.) cultivated in Chon Thanh and Loc Ninh districts of Binh Phuoc province, Vietnam. International Journal of Innovations in Engineering and Technology, 10(1), 1-10. http://dx.doi.org/10.21172/ijiet.101.01
Thi, M., Hiệp, N. H., & Ngữ, C. M. (2019). Phân lập, nhận diện vi khuẩn phân hủy tinh bột từ rác hữu cơ, ruột sùng (Holotrichia parallela) và trùn đất (Lubricus terrestris). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55, 57-64. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.044
Toàn, H. T., Thảo, M. T., Phương, N. T., Ngân, T. L. K., Vinh, B. T., & Điệp, C. N., (2008). Phân lập vi khuẩn phân giải cellulose, tinh bột và protein trong nước rỉ từ bãi rác ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 10, 195-202.