Ngày xuất bản: 26-12-2015

NHỰA PHÂN HỦY SINH HỌC POLY(LACTIC ACID) TỔNG QUAN VÀ ỨNG DỤNG

Phương Thanh Vũ, Pham Ngoc Truc Quynh, Trần Công Huyện, Đặng Thị Cẩm Tiên
Tóm tắt | PDF
Nhựa Poly (latic acid) (PLA) được sản xuất từ tinh bột ngô bằng quá trình trùng ngưng D- hoặc L-lactic acid hoặc mở vòng Lactide. Đây là loại vật liệu phân hủy sinh học, có khả năng phân hóa và có thể duy trì cơ tính kể cả trong điều kiện ẩm độ cao. Chính vì lý do đó, bài báo này sẽ tổng hợp và trình bài lý do tại sao Polylactic acid lại được quan tâm như vật liệu thân thiện với môi trường có khả năng ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.  

CHẾ TẠO HẠT XÚC TÁC NANO CẤU TRÚC LÕI-VỎ PLATINUM-RUTHENIUM TRÊN NỀN CARBON CHO PIN NHIÊN LIỆU DÙNG METHANOL TRỰC TIẾP

Đặng Long Quân, Manh Tuan Nguyen
Tóm tắt | PDF
Vật liệu xúc tác nano cấu trúc ruthenium-lõi và platinum-vỏ trên nền carbon Vulcan (Ru@Pt/C) làm chất xúc tác trong điện cực pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp (DMFC) được chế tạo bằng phương pháp khử hai bước. Các tiền chất H2PtCl6 và RuCl3 đã được sử dụng, với dung dịch ethylene glycol (EG) kết hợp với NaBH4 làm chất khử. Ngoài ra, mẫu xúc tác dạng hợp kim Pt-Ru/C được tổng hợp trong cùng điều kiện chế tạo mẫu Ru@Pt/C để so sánh. Các phương pháp phân tích như X-ray diffraction (XRD), transmission electron microscopy (TEM), và đo điện hóa cyclic voltammetry (CV) đã được sử dụng để phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy vật liệu xúc tác nano cấu trúc lõi-vỏ Ru@Pt/C đã được chế tạo thành công, các hạt nano Ru@Pt có kích thước đồng nhất và phân bố đồng đều. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy sự vượt trội hoàn toàn của mẫu xúc tác cấu trúc lõi-vỏ so với mẫu hợp kim về cả hai mặt: khả năng oxy hóa methanol và mức độ oxy hóa hoàn toàn methanol.  

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ

Lê Văn Toán, Nguyễn Chí Ngôn, Lê Hoàng Đăng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này trình bày phương pháp thiết kế và thi công mô hình điều khiển vị trí có thể dùng để kiểm nghiệm các giải thuật điều khiển khác nhau. Hệ thống được xây dựng dựa trên mô-đun Arduino Mega2560 và MATLAB/Simulink. Kết quả kiểm nghiệm trên bộ điều khiển PID cho thấy đáp ứng của mô hình có thời gian tăng và thời gian xác lập hợp lý, sai số xác lập nhỏ, hoàn toàn đạt yêu cầu thiết lập học cụ phục vụ thực hành, thí nghiệm về điều khiển hệ thống.  

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỐNG ĂN MÒN CỐT THÉP TRONG BÊTÔNG BẰNG VẬT LIỆU BÊTÔNG POLYMER

Lâm Thanh Quang Khải
Tóm tắt | PDF
Bài báo này trình bày một số biện pháp bảo vệ cốt thép trong bêtông đang được sử dụng phổ biến hiện nay, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ cốt thép bằng vật liệu bêtông polymer. Nếu cấu kiện sử dụng hoàn toàn bằng vật liệu bêtông polymer thì giá thành rất đắt, ngoài ra trong cấu kiện chịu uốn thì miền chịu nén làm vật liệu khít lại trong quá trình làm việc dưới sự tác động của môi trường ngoài nên cốt thép ít bị ảnh hưởng. Còn miền chịu kéo, làm dãn nở bêtông nên xuất hiện nhanh các vết nứt dẫn đến môi trường xâm nhập nhanh và tác động trực tiếp đến cốt thép. Vì vậy, bài báo đã đề xuất sử dụng vật liệu bêtông polymer ở miền chịu kéo vừa đảm bảo kinh tế vừa chống ăn mòn cốt thép hiệu quả.  

NHẬN DẠNG MÔ HÌNH ĐÔI TƯỢNG DÙNG MẠNG NƠ-RON RBF TRONG ĐIỀU KHIỂN DỰ BÁO MÔ HÌNH

Lương Hoài Thương, Nguyễn Chí Ngôn, Nguyễn Chánh Nghiệm
Tóm tắt | PDF
Các hệ thống điều khiển trong thực tế thường phi tuyến, nên việc thiết kế bộ điều khiển trở nên khó khăn và các kỹ thuật điều khiển truyền thống cũng tỏ ra kém hiệu quả. Do đó, người ta thường tìm kiếm các giải pháp điều khiển hiện đại, thông minh, trong đó có kỹ thuật điều khiển dự báo mô hình. Tuy nhiên, khi áp dụng bộ điều khiển dự báo mô hình, vấn đề khó khăn là việc nhận dạng hành vi của đối tượng trong tương lai, đặc biệt khi chưa biết tham số của đối tượng. Nghiên cứu này tiếp cận việc ứng dụng mạng nơ-ron hàm cơ sở xuyên tâm RBF để khắc phục hạn chế đó. Ngoài ra, việc ứng dụng kỹ thuật huấn luyện online mạng nơ-ron RBF có ưu điểm là không cần phải thu thập dữ liệu trước - điều mà không phải lúc nào cũng đạt được trong thực tế. Giải thuật điều khiển được kiểm chứng trên hệ nâng vật trong từ trường. Kết quả mô phỏng cho thấy: đáp ứng của hệ nâng vật trong từ trường bám theo tín hiệu mong muốn, với thời gian xác lập khoảng 2 giây, không xuất hiện vọt lố và sai số xác lập không đáng kể. Mặt khác, khảo sát cũng cho thấy, hệ thống hoạt động ổn định dưới tác động của nhiễu và sự thay đổi khối lượng vật nặng.  

CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG TỪ ĐẤT BỒI LẮNG

Võ Duy Đăng Khôi, Huỳnh Kỳ Phương Hạ, Nguyễn Đình Hùng, Đoàn Văn Hồng Thiện, Nguyễn Quang Long
Tóm tắt | PDF
Trong những năm gần đây, hiện tượng bồi lắng nhanh trên các con sông là nguyên nhân gây cản trở giao thông đường thủy. Ngoài ra, chúng còn gián tiếp tác động tiêu cực đến môi trường và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, trấu và tro trấu được thải ra môi trường với lượng lớn không kiểm soát gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sinh thái. Gạch không nung chế tạo từ đất bồi lắng và tro trấu là kết quả của sự đóng rắn nhờ quá trình hydrat hóa trong phản ứng của xi măng và quá trình geopolymer hóa trong môi trường kiềm, quá trình đóng rắn diễn ra trong điều kiện khí quyển. Nghiên cứu này cho thấy gạch khung nung từ đất bồi lắng và tro trấu là vật liệu mới phù hợp với nhu cầu vật liệu xây dựng trong tương lai. Gạch không nung này có các đặc tính triển vọng giúp phát triển vật liệu xây không nung theo hướng thân thiện với môi trường.  

SO SÁNH LƯỢNG NƯỚC VÀ SỐ LẦN TƯỚI CỦA CÁC KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY LÚA: ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG STELLA

Hồng Minh Hoàng, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng mô hình cân bằng nước giữa ruộng và kênh nội đồng để mô phỏng sự biến động về nước tưới trong quá trình canh tác lúa và so sánh hiệu quả của các kỹ thuật tưới nước khác nhau (bao gồm: lượng nước và số lần bơm tưới). Sáu kỹ thuật tưới khác nhau (bao gồm: Kỹ thuật tưới ngập khô sen kẻ (AWD), bán khô (SDC), ngập cạn và khô (SWD), Bão hòa, TCVN: 8641-2011 và phương pháp tưới thực tế tại địa phương) được áp dụng trong nghiên cứu này. Mô hình được phát triển trong phần mềm hệ thống động (STELLA) để mô phỏng sự thay đổi về nước tưới trong mùa vụ trồng lúa. Các điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu và đặc điểm của giống lúa được thu thập và áp dụng chung cho các kỹ thuật tưới được phát triển trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước tưới của các kỹ thuật tưới biến động trong khoảng 854.000 - 1 triệu (m3/vụ) và số lần bơm tưới dao động trong khoảng 11 – 32 (lần/vụ) (với diện tích nghiên cứu là 120 ha); trong đó, kỹ thuật tưới AWD là hiệu quả nhất về lượng nước và số lần bơm tưới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý địa phương trong việc lựa chọn giải pháp tưới nước thích hợp cho cây lúa nhằm giảm tác động của hiện trạng thiếu nước tưới như ở vùng nghiên cứu.

Xử lý sơ cấp nước thải chế biến cá tra bằng phương pháp keo tụ

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Văn Ngâm, Trịnh Dương Sơn Tùng, Nguyễn Võ Châu Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Xử lý sơ cấp nước thải chế biến cá tra bằng phương pháp keo tụ” thực hiện trên bộ thí nghiệm Jartest để lựa chọn loại chất keo tụ, xác định liều lượng chất keo tụ và trợ keo tụ (polymer) thích hợp cho quá trình keo tụ nước thải chế biến cá tra; sau đó các thông số được lựa chọn sẽ dùng để vận hành mô hình bể keo tụ kết hợp lắng để đánh giá hiệu quả của quá trình. Các kết quả thí nghiệm cho thấy trong 3 chất keo tụ gồm phèn nhôm Al2SO4.18H2O, phèn sắt FeCl3.6H2O và poly-aluminium chlorideAl2(OH)3.Cl3 (PAC) thì PAC là chất keo tụ khả thi nhất về mặt kỹ thuật; ở liều lượng 500 mg/L PAC cho hiệu suất loại bỏ SS là 68,34% và COD là 61,25%. Khi kết hợp 500 mg/L PAC với 2 mg/L cationspecfloc C-1492 HMW [(C3H5ON)n hiệu suất loại bỏ SS và COD tăng đáng kể. Kết quả vận hành mô hình với các thông số được lựa chọn từ thí nghiệm Jartest cho hiệu suất loại bỏ SS, BOD5, COD, TKN, TP lần lượt là 78,26%, 63,15%, 75,1%, 81,39%, 73,92%; nước thải đầu ra đảm bảo các điều kiện để tiếp tục xử lý sinh học.  

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CÁ DA TRƠN CỦA LỒNG QUAY SINH HỌC HIẾU KHÍ

Lê Hoàng Việt, Ngô Huệ Đức, Nguyễn Hữu Thuấn, Nguyễn Võ Châu Ngân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu suất xử lý nước thải chế biến cá tra của lồng quay sinh học hiếu khí” được tiến hành nhằm xác định hiệu suất xử lý nước thải chế biến cá tra bằng lồng quay sinh học hiếu khí có giá thể là ống luồn dây điện cắt ngắn. Thí nghiệm được tiến hành trên mô hình lồng quay sinh học hiếu khí ở thời gian lưu nước 8 giờ, tốc độ quay là 2 vòng/phút, tải nạp BOD trung bình tính trên diện tích bề mặt màng sinh học là 0,0037 kg BOD.m-2.day-1. Kết quả cho thấy hiệu suất xử lý COD, BOD5, TKN, TP lần lượt là 97%, 97,87%, 84,06%, 63,17%. Những kết quả trên cho thấy lồng quay sinh học hiếu khí có thể ứng dụng như một công đoạn xử lý trong hệ thống xử lý nước thải chế biến cá tra.  

NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC CÓ HIỆU QUẢ CHO VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MNH HẠ, HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU

Lê Tấn Lợi, Lý Trung Nguyên
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá và đề xuất các mô hình canh tác có hiệu quả về mặt kinh tế nhằm cải thiện đời sống, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của nguồn tài nguyên mà hệ sinh thái đã đem đến cho người dân, qua đó nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp nông hộ để thu thập số liệu về thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tình hình kinh tế, xã hội trong vùng còn kém phát triển, đa phần người dân là nông dân nghèo, thiếu vốn sản xuất, ít tư liệu sản xuất, trình độ học vấn còn thấp, tập quán và kỹ thuật canh tác lạc hậu, chưa áp dụng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thật vào sản xuất. Qua khảo sát cho thấy trong vùng có 7 mô hình canh tác như sau: (1) mô hình lúa 1 vụ; (2) mô hình lúa 2 vụ, (3) mô hình trồng chuối; (4) mô hình lúa – chuối, (5) mô hình lúa - chuối - cá; (6) mô hình trồng dây thuốc cá và (7) mô hình trồng tràm. Theo kết quả tính toán có 3 mô hình có hiệu quả kinh tế cao và ít tác động đến môi trường được lựa chọn đề xuất là mô hình chuối, mô hình lúa - chuối và mô hình lúa - chuối - cá với lợi nhuận tương ứng là 35,1 triệu đồng/ha/năm, 39,4 triệu đồng/ha/năm và 37,8 triệu đồng/ha/năm.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI LÊN ĐẶC TÍNH THỦY VĂN LƯU VỰC SÔNG DƯƠNG ĐÔNG, PHÚ QUỐC

Nguyễn Thị Bích Phượng, Văn Phạm Đăng Trí, Võ Quốc Thành
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện để xem xét các đặc tính thủy văn và đánh giá tác động của thay sử dụng đất đai lên biến động lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông có diện tích nhỏ. Mô hình SWAT (Soil and water Assesment Tool) - công cụ đánh giá đất và nước được ứng dụng cho lưu vực sông Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang. Trong điều kiện số liệu hạn chế, lưu lượng dòng chảy theo giờ được đo đạc trên sông Dương Đông từ ngày 13 đến 20 tháng 6 năm 2014. Các thông số chính của mô hình được xác định và hiệu chỉnh bằng số liệu dòng chảy thực đo và phỏng vấn nông hộ. Kết quả mô phỏng cho thấy, hệ số chiết giảm dòng chảy ngầm (APHAL_BF), hệ số nhám Manning's n của kênh chính (CH_N2), độ dẫn thủy lực trong kênh (CH_K2), độ bão hòa thủy lực của đất (SOL_K) và hệ số trễ dòng chảy mặt (SUR_LAG) được đánh giá là những thông số có độ nhạy cao trong cân bằng nước của lưu vực. Với bước thời gian theo ngày, mô phỏng lưu lượng dòng chảy thực đo và mô phỏng trong giai đoạn hiệu chỉnh hệ số NS đạt 0,62 và kiểm định đạt 0,84. Thêm vào đó, các kịch bản cũng được xây dựng để xem xét sự thay đổi lưu lượng dòng chảy trong lưu vực khi sử dụng đất bị chuyển đổi (từ năm 2005 đến 2010) và cho thấy rằng lưu lượng dòng chảy ở hai kịch bản này không thay đổi đáng kể.

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) Ở CÁC ĐỘ DÀY THAN BÙN VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU

Trần Thị Kim Hồng, Dương Văn Ni, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Bình Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về ảnh hưởng của độ dày than bùn đến các chỉ tiêu sinh trưởng cây tràm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ được thực hiện bằng cách khảo sát, đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây tràm (Melaleuca cajuputi) như mật độ, đường kính, chiều cao trên 4 nghiệm thức (3 mức độ dày than bùn 30 – 50 cm; 50 – 80 cm; 80 – 100 cm và không than bùn), với 12 ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 100 m2 (10m x 10m). Kết quả khảo sát cho thấy độ dày than bùn có ảnh hưởng đến mật độ và tổng sinh khối tươi của rừng tràm. Mật độ cây ở khu vực nghiên cứu thuộc dạng trung bình dao động từ 1003 – 1279 cây/ha và có xu hướng giảm dần khi độ dày than bùn tăng lên. Mật độ giữa tràm trên đất có than bùn và không có than bùn có sự khác biệt ý nghĩa. Mật độ tràm không có sự khác biệt giữa 2 độ dày than bùn 50 - 80 cm và 80 -100 cm nhưng khác biệt với độ dày than bùn 30 - 50 cm. Đường kính trung bình các nghiệm thức có xu hướng tăng khi độ dày than bùn tăng và dao động từ 16.4 cm đến 18.9 cm. Chiều cao vút ngọn của cây có sự khác biệt giữa độ dày than bùn thấp nhất (30 - 50 cm) và độ dày than bùn cao nhất (50 – 80 cm).

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỮ LIỆU NÔNG THÔN MỚI TRÊN CƠ SỞ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

Trần Thị Ngọc Trinh, Trương Chí Quang, Trịnh Vũ Phương
Tóm tắt | PDF
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được triển khai từ năm 2010 trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do phần lớn công việc quản lý cơ sở dữ liệu được thực hiện theo hình thức thủ công nên các cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá và lập kế hoạch phát triển cho các giai đoạn tiếp theo. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một giải pháp hỗ trợ quản lý dữ liệu, đánh giá tiến độ thực hiện và lập kế hoạch trực quan trên bản đồ. Nghiên cứu này đưa ra một giải pháp xây dựng ứng dụng quản lý dữ liệu thực hiện nông thôn mới trên hệ thống thông tin địa lý được đặt tên NRCDBMS (New Rural Construction Database Management System - Hệ thống quản lý dữ liệu Nông thôn mới) và được áp dụng trong quản lý dữ liệu nông thôn mới ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. NRCDBMS cung cấp các chức năng lập kế hoạch, cập nhật, phân tích, tổng hợp dữ liệu và kết xuất bản đồ kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện. Kết quả ứng dụng chương trình quản lý cho vùng nghiên cứu đã cho phép tổng hợp, đánh giá nhanh tình hình thực hiện nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt, tính năng hỗ trợ lập kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới qua dữ liệu không gian giúp người quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện, so sánh kế hoạch và tiến độ thực hiện, cập nhật tự động kết quả thực hiện kế hoạch.

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG OXY HÓA CỦA CAO METHANOL CÂY HÀ THỦ Ô TRẮNG (Streptocaulon juventas Merr.)

Đái Thị Xuân Trang, Võ Thị Tú Anh, Lâm Hồng Bảo Ngọc
Tóm tắt | PDF
Khả năng kháng khuẩn và kháng oxy hóa của cao methanol cây Hà Thủ Ô trắng (thân và lá) đã được khảo sát. Bộ phận của cây Hà Thủ Ô được ly trích bằng dung môi methanol. Khả năng kháng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus được xác định bằng phương pháp Kirby-Bauer (Bauer et al., 1959; Bauer et al., 1966; Hudzicki, 2014) và khả năng kháng oxy hóa được tiến hành bằng phương pháp sử dụng DPPH (2,2-diphenyl-1 picrylhydrazyl). Kết quả chứng minh hiệu quả kháng khuẩn của cao methanol cây Hà Thủ Ô rất cao ở giá trị MIC =16 µg/ml đối với 2 dòng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Cao chiết methanol cây Hà Thủ Ô có khả năng kháng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus cao hơn thuốc kháng sinh chuẩn ampicillin (MIC = 64 µg/ml) và amoxicillin (MICE. coli = 64 µg/mlvà MICS. aureus = 16 µg/ml). Hiệu quả loại bỏ gốc tự do hydro ở DPPH của cao Hà Thủ Ô (IC50 = 349,35 µg/ml) thấp hơn so với vitamin C 15,5 lần (IC50 = 22,55 µg/ml).  

TÍNH TRƠN CỦA NGHIỆM SUY RỘNG CỦA BÀI TOÁN BIÊN BAN ĐẦU THỨ HAI ĐỐI VỚI PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG TRONG HÌNH TRỤ VỚI ĐÁY KHÔNG TRƠN

Phùng Kim Chức
Tóm tắt | PDF
Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu về tính trơn của nghiệm suy rộng của bài toán giá trị biên ban đầu thứ hai đối với phương trình truyền sóng (phương trình hyperbolic) trong hình trụ vô hạn với đáy chứa điểm nón. Một số kết quả quan trọng về sự tồn tại duy nhất, tính trơn của nghiệm của bài toán trong các không gian Sobolev đã được trình bày ở đây.  

KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA TỎI (Allium sativum L.) TRÊN Escherichia coli VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ

Bùi Thị Lê Minh, Võ Ngọc Duy, Hồ Thị Bảo Trân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) trên vi khuẩn Escherichia coli và sự tăng trưởng của gà được bổ sung tỏi tươi vào khẩu phần thức ăn ở các mức độ 1%, 2%, 3%, 4% trong thức ăn của gà. Kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn E. coli nhạy cảm với dịch chiết tỏi tươi với giá trị MIC 12,5 - 25 µg/ml. Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn ởcác nghiệm thức có bổ sung tỏi và không bổ sung tỏi không có sự khác biệt. Tuy nhiên, lượng thức ăn bình quân ởcác nghiệm thức bổ sung tỏi thì thấp hơn ở nghiệm thức đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng tỏi tươi vào khẩu phần ăn của gà phòng được bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra.  

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI LAI (LANDRACE x YORKSHIRE, YORKSHIRE x LANDRACE) VÀ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON ĐẾN 60 NGÀY TUỔI THUỘC HAI NHÓM GIỐNG DUROC x (LANDRACE x YORKSHIRE) VÀ DUROC x (YORKSHIRE x LANDRACE) Ở TRANG TRẠI

Lê Thị Mến
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại heo thuộc Công ty Chăn nuôi Vemedim, ở huyện Thới Lai – thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá năng suất sinh sản của 2 nhóm giống heo nái lai (lứa đẻ thứ 2 -5); giống Land-York (10 nái) và York-Land (10 nái) ở giai đoạn nuôi con (cai sữa heo con lúc 28 này tuổi). Bên cạnh, thí nghiệm cũng tiếp tục khảo sát năng suất sinh trưởng của heo con Duroc x LY (10 ổ) và Duroc x YL (10 ổ) đến sau cai sữa (60 ngày tuổi). Kết quả đối với heo nái cho thấy các chỉ tiêu về năng suất sinh sản: số heo con ở các thời điểm sơ sinh (còn sống), lúc 21 ngày tuổi và cai sữa; khối lượng heo con ở các thời điểm; tỉ lệ sống, tỉ lệ nuôi sống; hao mòn cơ thể nái đều khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 2 nhóm giống heo nái lai LY và YL. Đối với heo con thì các chỉ tiêu về tăng trọng (tích lũy, tuyệt đối), tỷ lệ mắc tiêu chảy; tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng đều khác nhau không ý nghĩa (p>0,05) giữa 2 nhóm heo con lai Duroc x LY và Duroc x YL. Hiệu quả kinh tế (thức ăn + thú y) toàn thí nghiệm khi nuôi heo con DYL đã cao hơn heo DLY 1%. Việc sử dụng 2 nhóm giống heo nái lai YL và LY như là heo nái nền trong công tác nhân giống với heo đực thuần Duroc để sản xuất heo con nuôi thịt đều mang lại hiệu quả (về kỹ thuật lẫn kinh tế) trong chăn nuôi trang trại ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh hưởng của mỡ cá Tra trong khẩu phần lên năng suất , chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown nuôi công nghiệp

Nguyễn Thị Thủy, Huynh Minh Quan
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown giai đoạn 62-72 tuần tuổi, trước khi loại thải gà mái nuôi công nghiệp. Đề tài được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với mức độ bổ sung 0% (MC0), 2% (MC2), 4% (MC4) và 6% (MC6%) mỡ cá tra trong khẩu phần. Kết quả cho thấy khi bổ sung mỡ cá tra cho gà mái đẻ giai đoạn từ 62-72 tuần tuổi thì không cải thiện được tỷ lệ đẻ của gà mà làm tăng khối lượng trứng gà so với đối chứng. Tiêu tốn thức ăn hàng ngày thấp nhất ở khẩu phần MC6 (109,5 g/ngày) và cao nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá MC0 (114,2 g/ngày). Chất lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung mỡ cá, ngoại trừ chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ lòng đỏ và màu sắc lòng đỏ được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tra. Khối lượng gà cuối thí nghiệm được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tăng từ (1,98-2,02 kg/con) so với khối lượng gà (1,96 kg/con) ở nghiệm thức không bổ sung mỡ cá. Có thể kết luận rằng việc bổ sung mỡ cá tra vào khẩu phần ăn của gà mái ở mức 2 và 4 % vào giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại đã cải thiện được khối lượng và chất lượng trứng. Khối lượng gà mái loại thải tốt hơn ở các khẩu phần bổ sung mỡ cá và phù hợp với yêu cầu của người thu mua để giết mổ.  

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DNA MÃ VẠCH CỦA HAI LOÀI CÁ BỐNG TRÂN BUTIS BUTIS VÀ BUTIS HUMERALIS

Dương Thúy Yên, Nguyễn Phương Thảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm so sánh đặc điểm hình thái và trình tự gene cytochrome C oxidase subutnit I (COI) của hai “loài” cá bống trân Butis butis và Butis humeralis đã được công bố trong các nghiên cứu trước để kiểm chứng việc định danh hai loài. Kết quả về hình thái, chúng giống nhau ở hình dạng thân, mõm, màu sắc và cấu tạo cơ gốc vi ngực và một số chỉ tiêu đo. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở vạch và màu sắc của mắt, vị trí bắt đầu của vi lưng và vi hậu môn, tỉ lệ dài đầu/khoảng cách hai mắt và cao thân/cao cuống đuôi. Về trình tự gene COI, các mẫu của hai loài giống nhau ở mức 99-100%. Khoảng cách di truyền giữa 2 loài (0,003±0,001) tương đương với khoảng cách di truyền trong cùng một loài. Như vậy, 2 nhóm cá bống trân là cùng một loài. Loài này khác với loài B. butis ở Genbank (giống trình tự gene COI ở mức 86%), chứng tỏ việc phân loại loài của cá B. butis trên thế giới chưa rõ ràng và cần tiếp tục được nghiên cứu.  

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC SỬ DỤNG LÁ TRICHANTHERA GIGANTEA TƯƠI LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Văn Thị Ái Nguyên, Võ Văn Sơn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các mức thay thế lá Trichanthera gigantea (T.gigantea) tươi trong khẩu phần nuôi gà Lương Phượng. Hai trăm bốn mươi con gà Lương Phượng có khối lượng 57,25 ± 5,06gđược bố trí vào thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức là 04 mức thay thế lá T.gigantea tươi vào khẩu phần cơ sở (KPCS) với tỉ lệ 0% (TG0), 5% (TG5), 7% (TG7) 10% (TG10), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả đạt được cho thấy tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Các chỉ tiêu mổ khảo sát như tỉ lệ thân thịt, ức, đùi không khác biệt giữa gà ở các nghiệm thức mà có khuynh hướng giảm dần theo mức tăng tỉ lệ thay thế lá T.gigantea trong khẩu phần. Việc thay thế 5% lá T.gigantea vào KPCS khẩu phần không ảnh hưởng đến năng suất gà Lương Phượng nuôi thịt.  

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC AO NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA

Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF). Nghiên cứu được tiến hành năm 2012 với 248 hộ nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả chỉ ra rằng hệ số hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa theo phương pháp SPF biến động từ 0,1764 đến 0,9504 với giá trị trung bình là 0,6867. Theo phương pháp DEA_VRS, hệ số hiệu quả kỹ thuật biến động từ 0,001 đến 1,000 với giá trị trung bình là 0,7192. Các yếu tố lao động, con giống, chi phí biến đổi khác có ảnh hưởng tới sản lượng, vì vậy người nông dân cần sử dụng cân đối và hợp lý các yếu tố này vào sản xuất nuôi tôm, đây là một dấu hiệu khả quan để tìm ra những giải pháp và hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.  

ĐA DẠNG DẤU PHÂN TỬ RAPD VÀ SSR CỦA SÁU GIỐNG LÚA THƠM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Quang Nghĩa, Lâm Thùy Giang, Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang
Tóm tắt | PDF
Mười lăm mồi RAPD và bốn mồi SSR được khảo sát trên sáu giống lúa thơm xuất khẩu gồm Jasmine, Tài Nguyên, Nàng Thơm, Hương Biển, Hương Việt, Hương lài sữa. Kết quả ghi nhận 13 mồi cho kết quả đa hình, một mồi (Sn06) cho kết quả đơn hình và một mồi (OPW19) không khuếch đại được trong phản ứng PCR. Tổng số băng lặp lại ghi nhận được là 73 với 64 băng đa hình (57,67%). Số băng đa hình dao động từ 2 đến 11 và số băng trung bình trên mỗi mồi là 5,21. Trong 13 mồi đa hình, sáu mồi cho kết quả tốt nhất về số lượng băng khuếch đại cũng như mức độ đa hình (trên 70%). Kết quả PCR với bốn mồi EAP, ESP, INSP và IFAP trên 6 mẫu lúa một lần nữa giúp khẳng định khả năng phân biệt các mẫu lúa của các mồi RAPD. Kết quả này cho thấy khả năng ứng dụng của các dấu phân tử RAPD và SSR trong việc phân tích các loci kiểm soát tính trạng mùi thơm của các giống lúa.  

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC ỨNG DỤNG TRONG LÊN MEN SỮA CHUA BỔ SUNG TẢO SPIRULINA

Nguyễn Ngọc Thạnh, Bùi Hoàng Đăng Long, Nguyễn Thị Việt Trinh, Huỳnh Thị Thu Ba, Huỳnh Xuân Phong, Ngô Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu với mục đích nhằm phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng lên men tốt vàứng dụng để sản xuất sữa chua bổ sung tảo Spirulina. Kết quả đã phân lập được 22 chủng vi khuẩn lactic từ 7 mẫu sữa chua, các chủng phân lập có khuẩn lạc hình tròn, mô, trắng đục, tế bào hình cầu hoặc que ngắn, kết đôi hoặc chuỗi, không di động, Gram dương, oxidase và catalase âm tính. Sơ tuyển được 7 chủng vi khuẩn lactic (S4, B1, B4, B5, D1, S1 và S2) có khả năng sinh acid lactic mạnh dựa trên khả năng oxy hoá lactate trên môi trường có chỉ thị bromocresol purple, đường kính vòng phân giải trong khoảng 1,5-1,9 cm. Thử nghiệm khả năng lên men sữa có bổ sung tảo Spirulina ở nhiệt độ ủ 41oC trong 8 giờcho thấy cả 7 chủng vi khuẩn đã phân lập đều có khả năng lên men với hàm lượng acid trong khoảng 2,97-6,03 g/L và mật số 10,91-10,98 log CFU/mL. Trong đó, chủng S2 phân lập từ sữa chua (hàm lượng acid dịch lên men là 6,03 g/L và mật số đạt 10,98 log CFU/mL) là chủng có triển vọng nhất và được định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử là Lactobacillusplantarum (Accession no. AB510752.1) với độ tương đồng ở mức 92%.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) ĐẾN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HIỆU SUẤT THU HỒI

Nguyễn Thị Như Hạ, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sự thay đổi đặc điểm hình thái, hiệu suất thu hồi (phi lê, lạng da, chỉnh hình) và thành phần hóa học theo sự gia tăng khối lượng của bốn nhóm cá điêu hồng từ 300-400 g, 400-600 g, 600-800 g đến lớn hơn 800 g/con được thực hiện nhằm tìm được cỡ cá thích hợp cho sản phẩm cá phi lê. Kết quả thu nhận cho thấy, kích cỡ, tỷ lệ thành phần (theo khối lượng), hiệu suất thu hồi (phi lê, lạng da, chỉnh hình) và thành phần hóa học cá theo từng nhóm khối lượng có sự khác biệt. Khi tăng trưởng, có sự phát triển đồng đều các kích thước của cá, trong đó chiều dài (chuẩn) gấp 2-2,2 lần chiều rộng, chiều cao thân gấp 2-2,1 chiều dày. Tỷ lệ thịt cá tăng theo sự gia tăng khối lượng và được xem là thành phần chiếm cao nhất. Hiệu suất phi lê của nhóm cá 600-800 g và nhóm lớn hơn 800 g là cao nhất và khác biệt về mặt thống kê với hai nhóm còn lại. Thịt cá điêu hồng có độ ẩm là 76,52-77,83 %, hàm lượng protein là 16,81-18,73 %, lipid là 1,2-1,56 % và tro là 1,13-1,21 %. Tóm lại, nhóm cá có khối lượng 600-800 g là cỡ cá thích hợp cho các sản phẩm cá phi lê.

ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT MĂN TRỒNG LÚA SỎI VÙNG HỒNG DÂN ? BẠC LIÊU

Nguyễn Trung Hiếu, Trần Kim Tính, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Đề tài “Đặc tính hóa học đất mặn trồng lúa sỏi vùng Hồng Dân – Bạc Liêu” được đặt ra nhằm tìm hiểu đặc tính hóa học, đề xuất cách theo dõi tình trạng mặn để canh tác lúa. Mẫu đất lấy ở 5 vị trí có thời gian mặn khác nhau trong năm, tháng 4 (mặn cao) và tháng 10 (đã có mưa nhiều). Tất cả có 70 mẫu đất được lấy. Mẫu nước ở các điểm trên cũng được lấy. Kết quả cho thấy rằng, lượng Mg trong mẫu đất cũng như trong mẫu nước đều cao hơn Ca. Trong nước mặn, nồng độ Ca hiện diện theo cân bằng của gypsium, với log (Ca2+) = -2,3. Tất cả các mẫu đất lấy vào tháng 4, có hàm lượng muối rất cao, hai chỉ số SAR và ESP đều vượt ngưỡng cho phép (SAR

LẬP BẢN ĐỒ CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG MẶN CỦA LÚA Ở GIAI ĐOẠN MẠ

Hồ Viết Thế, Thomson, Michael J. , Ismail, Abdelbagi I.
Tóm tắt | PDF
Quần thể lúa ở thế hệ F3 gồm 400 cá thể con từ tổ hợp lai Kalarata và Azucena được sử dụng để lập bản đồ liên kết gene với tổng cộng 100 chỉ thị phân tử SSR được sử dụng. Bản đồ liên kết thu được bao phủ 1.405 cM với khoảng cách trung bình giữa các locus là 14,05 cM. Sau khi đánh giá trong môi trường dinh dưỡng Yoshida với độ mặn 12 dSm-1 bằng cách bổ sung NaCl, tổng cộng 8 tính trạng số lượng (Quantitative Trait Loci -QTL) liên kết chặt với khả năng chịu mặn của lúa ở giai đoạn mạ đã được xác định thông qua 5 tính trạng khảo sát và các QTL này tập trung chủ yếu ở phần đầu của nhiễm sắc thể số một. Những QTL được phát hiện trong nghiên cứu này là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm phục vụ cho công tác lai tạo giống kháng mặn có sự trợ giúp của các chỉ thị phân tử.  

VI NHÂN GIỐNG CÂY MĂNG TÂY (ASPARAGUS OFFICINALIS L.)

Ngô Phương Ngọc, Lâm Ngọc Phương
Tóm tắt | PDF
Măng Tây (Asparagus officinalis L.) là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được sử dụng làm thực phẩm cũng như cây trang trí. Nghiên cứu “Vi nhân giống Măng Tây (Asparagus officinalis L.)” gồm bốn thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với bốn lần lặp lại. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng phù hợp cho việc nhân giống Măng Tây và loại giá thể thích hợp cho cây Măng Tây phát triển trong giai đoạn thuần dưỡng. Kết quả cho thấy: (1) Giai đoạn khử trùng mẫu cây, clorin 10% ở thời gian 25 phút là thích hợp; (2) Giai đoạn nhân chồi, sử dụng mẫu cấy đoạn thân trên môi trường MS bổ sung Kinetin 4 mg/L là thích hợp; (3) Giai đoạn tạo rễ, sử dụng mẫu cấy chồi ngọn trên môi trường MS bổ sung 1-naphthalene acetic acid (NAA) 3 mg/L là thích hợp; (4) Giai đoạn cây con thuần dưỡng đạt tỉ lệ sống cao dao dộng 67,5 – 72,5%.  

Tổng hợp hợp chất (10E,12E)-10,12-hexadecadienal, thành phần pheromone giới tính của một số loài ngài gây hại cây trồng ở đồng bằng sông Cửu Long

Lê Văn Vàng, Nguyễn Thị Tiên
Tóm tắt | PDF
Hợp chất (10E,12E)-10,12-hexadecadienal, thành phần pheromone giới tính của một số loài ngài gây hại cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long, được tổng hợp thành công sử dụng hợp chất 1,10-decanediol làm chất phản ứng ban đầu và phản ứng Wittig làm phản ứng then chốt. Hai nhóm chức rượu (OH) của hợp chất 1,10-decanediol lần lượt được bromo hóa và bảo vệ để tạo thành hợp chất 1-bromo-10-methoxymethoxy-decane. Hợp chất 1-bromo-10-methoxymethoxy-decane sau đó được đun với triphenylphosphine ở 90oC trong 48 giờ rồi kết hợp với hợp chất (E)-2-hexenal bằng phản ứng Wittig để thu được hỗn hợp methoxymethyl ethers (MOM-ether) của (10E,12E)-10,12-hexadecadien-1-ol và (10E,12Z)-10,12-hexadecadien-1-ol (hiệu suất tính từ hợp chất 1,10-decanediol thông qua 4 bước tổng hợp đạt 12,2%). Sau khi giải bảo vệ nhóm MOM-ether, hợp chất (10E,12E)-10,12-hexadecadien-1-ol được phân lập và tinh lọc bằng sắc ký cột mở sử dụng hỗn hợp 15% AgNO3 trong silica gel làm pha tĩnh. Oxy hóa hợp chất (10E,12E)-10,12-hexadecadien-1-olthu được với chất phản ứng pyridinium chlorochromate (PCC) tạo thành hợp chất (10E,12Z)-10,12-hexadecadienal (hiệu suất 69,3%).

CHỌN TẠO DÒNG MAI VÀNG MỚI CÓ HOA ĐẸP, LÂU TÀN

Lê Văn Hai
Tóm tắt | PDF
Đề tài “Chọn tạo dòng mai vàng (Ochna integerrima (Lour.)Merr.) mới có hoa đẹp lâu tàn” được thực hiện tại Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng-Trường Đại học Cần Thơ, nhằm lai tạo ra dòng mai vàng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là hoa đẹp lâu tàn, nở đúng thời vụ trong năm. Từ kết quả điều tra các giống mai vàng trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (2009-2010), hai giống mai giảo Thủ Đức và mai vàng hoa lâu tàn được chọn làm vật liệu lai tạo. Bằng phương pháp lai thuận nghịch từ hai tổ hợp lai ♂ Mai vàng hoa lâu tàn  x  ♀ Mai giảo Thủ Đức   và ♂ Mai giảo Thủ Đức  x  ♀ Mai vàng hoa lâu tàn đã được thực hiện. Các chỉ tiêu theo dõi gồm có đường kính hoa, số cánh hoa, hình dạng cánh hoa và thời gian rụng cánh hoa. Kết quả ở thế hệ F1 mỗi tổ hợp lai thu được từ 12 đến 15 hạt giống lai. Qua kết quả khảo nghiệm đặc tính hoa các cá thể lai mới được lai tạo, đã chọn ra được hai cá thể lai ưu tú THLI-9 và THLII-7. Trong các chỉ tiêu thí nghiệm, đường kính hoa và số cánh hoa bị ảnh hưởng tế bào chất, hình dạng cánh hoa không bị ảnh hưởng tế bào chất.

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN CÁC DẠNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NH4+ TRONG ĐẤT VÀ BỐC THOÁT NH3 TRONG CANH TÁC LÚA Ở TAM BÌNH - VĨNH LONG

Võ Thanh Phong, Trần Thanh Phong, Nguyễn Mỹ Hoa, Nguyễn Minh Đông
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự phân bố NH4+ trong đất và sự bốc thoát NH3 của các dạng phân đạm. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng gồm 4 nghiệm thức:(1) urê, (2) urê-nBTPT (n-butyl thiophosphoric triamide),(3) NPK viên nén, (4) NPK IBDU (Isobutylidene diurea)với 3 lần lặp lại. Hàm lượng NH4+ trong đất, trong nước và lượng bốc thoát NH3 được khảo sát ở 1, 3, 5, 7 ngày sau khi bón của các đợt bón phân. Kết quả cho thấy, hàm lượng NH4+ trong nước và ở lớp đất 0 - 3 mm ở nghiệm thức bón phân urê vàurê-nBTPT cao hơn so với bón phân NPK viên nén và NPK IBDU. Nghiệm thức bón phân NPK viên nén và NPK IBDU có hàm lượng NH4+ cao ở độ sâu 5 cm và tập trung cao tại khoảng cách xa viên phân 5 cm và 10 cm. Tổng lượng bốc thoát NH3 của nghiệm thức bón phân urê, urê-nBTPT, NPK viên nén và NPK IBDU tương ứng là 5,94%, 5,82%, 3,77% và 3,14% lượng N bón. Do đó bón vùi NPK viên nén và NPK IBDU làm giảm hàm lượng NH4+trong nước, trong lớp đất mặt và có khuynh hướng giảm bốc thoát NH3 so với bón vãi urê và urê-nBTPT.

HIỆU QUẢ PHÂN HỦY SINH HỌC HOẠT CHẤT PROPOXUR TRONG ĐẤT BỞI DÒNG VI KHUẨN PHÂN LẬP Paracoccus sp. P23-7 CỐ ĐỊNH TRONG BIOCHAR

Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Lâm Tử Lăng, Đỗ Hoàng Sang, Nguyễn Thị Tố Quyên, Dương Minh Viễn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của một số phương pháp chủng vi khuẩn khác nhau lên khả năng phân hủy sinh học hoạt chất thuốc trừ sâu Propoxur trong môi trường đất. Vi khuẩn phân hủy Propoxur, Paracoccus sp. P23-7 phân lập từ mẫu đất nhiễm Propoxur, được chủng vào đất qua hai dạng: 1) dạng vi khuẩn tự do và 2) dạng vi khuẩn cố định trong biochar. Mật số vi khuẩn đất, khả năng sống sót của vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 và nồng độ Propoxur được theo dõi theo thời gian thí nghiệm. Nghiệm thức chủng vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 cố định trong biochar thể hiện khả năng phân hủy Propoxur cao nhất, trong khi các phương pháp chủng khác có tốc độ phân hủy Propoxur thấp hơn. Dòng vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 vẫn sống sót và phát triển trong đất ở điều kiện phòng thí nghiệm sau 14 ngày nuôi cấy ở tất cả các phương pháp chủng vi khuẩn. Điều này được chứng minh thông qua điện di đồ DGGE về hình thái hệ vi khuẩn đất của các nghiệm thức thí nghiệm và của dòng vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này cho phép kết luận rằng, việc ứng dụng một thể phức hợp gồm biochar và dòng vi khuẩn phân hủy chuyên biệt hoạt chất nông dược là phương pháp triển vọng nhất giúp gia tăng tốc độ phân hủy sinh học đối với độc chất hữu cơ trong môi trường đất.

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN KHUYẾT NPK VÀ BA? BÙN MÍA LÊN HẤP THU ĐẠM, LÂN VÀ KALI CỦA CÂY MÍA VỤ GỐC TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI LONG MỸ - HẬU GIANG

Nguyễn Quốc Khương, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là (i) Xác định ảnh hưởng của bón khuyết NPK và bã bùn mía lên hấp thu dinh dưỡng NPK trong cây mía vụ gốc; (ii) Xác định cân bằng lượng dinh dưỡng NPK ở nghiệm thức bón bổ sung bã bùn mía dựa trên bón khuyết NPK ở vụ mía gốc; (iii) So sánh cân bằng NPK giữa vụ mía ngọn và mía gốc trồng trên đất phù sa tại Long Mỹ - Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thừa số 2 nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 79,2 m2. Trong đó, nhân tố A là bón khuyết dưỡng chất NPK gồm các nghiệm thức bón phân (NPK, NP, NK và PK), nhân tố B là bón bã bùn mía gồm (10 và 0 tấn ha-1). Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức bón bã bùn mía giúp tăng hấp thu NPK so với nghiệm thức không bón bã bùn mía qua hai vụ, với lượng hấp thu NPK trung bình ở những nghiệm thức không bón bã bùn mía theo thứ tự là 162 kg N ha-1, 37 kg P2O5 ha-1 và 264 kg K2O ha-1 so với hấp thu NPK ở những nghiệm thức có bón bã bùn mía là 236 kg N ha-1, 51 kg P2O5 ha-1 và 373 kg K2O ha-1. Cân bằng NPK của nghiệm thức bón NPK kết hợp với bã bùn mía được xác định ở vụ mía gốc là 13 kg N ha-1, 177 kg P2O5 ha-1, -264 kg K2O ha-1, cân bằng đối với vụ mía ngọn có giá trị thấp hơn là -27 kg N ha-1; -64 kg P2O5 ha-1; -423 kg K2O ha-1.

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh, Tạ Hoàng Trung
Tóm tắt | PDF
Đất sét là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào và phân bố khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được người dân, các công ty sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, chậu kiểng và các thủ công mỹ nghệ khác. Sản xuất sỏi nhẹ Keramzit được thực hiện với phương pháp nung phồng nhanh khoáng sét kaolinite (nhiệt độ khoảng 1000 – 12000C) có phối trộn chất độn than đá hoặc trấu xay ở 3 mức tỷ lệ (30%,50% và 70% chất độn). Kết quả xây dựng được quy trình sản xuất ra sỏi nhẹ Keramzit; sản phẩm sỏi nhẹ; trồng đánh giá nhanh trên cây bắp (15 ngày) chọn ra được sỏi có tỷ lệ phối trộn chất độn 50% là hiệu quả cao nhất; sử dụng 100% sỏi nhẹ loại (50% là chất độn) làm giá thể trồng thử nghiệm trên cây rau muống trong vòng 25 ngày cho năng suất cao như trồng trên 100% đất hữu cơ. Kết quả bố trí trồng thử nghiệm trên 5 loài cây kiểng (Cây Cau Tiểu Trâm,Cây Phát Tài, Cây Lưỡi Hổ, Cây Ngọc Ngân, Cây Da Nhật) với 100% sỏi nhẹ loại (50% là chất độn) làm giá thể quan sát sau 60 ngày cho thấy các cây sinh trưởng và phát triển tốt trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit. Do đó, có thể sử dụng đất sét tại ĐBSCL để sản xuất sỏi nhẹ phục vụ cho việc trồng rau màu, hoa kiểng làm tăng vẽ mỹ quan và môi trường sống xanh, sạch và đẹp.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA

Đinh Hồng Thái, Lê Minh Tường
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới của bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra các chủng xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctoniasolani Kuhn gây ra. Kết quả cho thấy 3 chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2 cho hiệu quả cao trong ức chế sự phát triển sợi nấm so với nghiệm thức đối chứng thể hiện qua đường kính khuẩn lạc phát triển trong môi trường PDA thấp và ổn định nhất lần lượt 0,0 mm, 6,0 mm, 10,0 mm và đối chứng là 90,0 mm ở thời điểm 5 ngày sau thí nghiệm. Bên cạnh đó, 6 chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2, CB-TG8, TO-VL11b, BM-VL9 không có sự hình thành hạch nấm đến thời điểm 15 ngày sau thí nghiệm. Ở điều kiện nhà lưới, ba chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2 có khả năng hạn chế bệnh đốm vằn hại lúa. Trong đó, chủng xạ khuẩn TB-VL2 ở thời điểm xử lý phun trước + phun sau cho hiệu quả cao và tương đương với thuốc Validacin 5 L kéo dài cho đến thời điểm 21 ngày sau khi lây bệnh như tỷ lệ chồi lúa bị nhiễm bệnh là 58,4%, hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh 44,4% và chiều cao tương đối vết bệnh là 20,7%, ở nghiệm thức thuốc Validacin 5L từng tự là 50,8%; 44,7% và 20,4%.

KHẢO SÁT KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VITAMIN E LÊN ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH PHÒNG BỆNH NEWCASTLE

Huỳnh Ngọc Trang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 không tiêm vaccine Newcastle nhằm khảo sát kháng thể thụ động. Thí nghiệm 2 gồm ba nghiệm thức, gà được tiêm vaccine Newcastle lần 1 lúc 7 ngày tuổi và lần 2 lúc 21 ngày tuổi. Riêng nghiệm thức 2 và 3 được bổ sung vitamin E lần lượt vào thức ăn và nước uống với liều 11mg/con/ngày từ lúc 7 ngày tuổi. Gà ở thí nghiệm 1 được lấy mẫu vào 3, 7, 21 và 30 ngày tuổi. Gà thí nghiệm 2 được lấy mẫu vào lúc 21, 35 và 52 ngày tuổi. Các mẫu huyết thanh được xét nghiệm bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI). Kết quả kháng thể mẹ truyền, ở 3 ngày tuổi với hiệu giá kháng thể trung bình (GMT)=12,5 và giảm nhanh ở 7 ngày tuổi (5,06), đến 30 ngày tuổi với GMT=2. Thí nghiệm 2, ở 21 ngày tuổi, GMT ở 3 nghiệm thức lần lượt là 6,25, 8,16 và 11,39. Ở 35 ngày tuổi, GMT ở 3 nghiệm thức đều tăng cao đủ bảo hộ gà (GMT>8). Tại thời điểm 52 ngày tuổi, GMT đạt cao nhất với nghiệm thức 1 là 28, nghiệm thức 2 là 58 và nghiệm thức 3 là 88.  

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN GIỐNG LOÀI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ LÓC (Channa striata) GIAI ĐOẠN GIỐNG ĐẾN NUÔI THƯƠNG PHẨM

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Thu Hằng
Tóm tắt | PDF
Đề tài khảo sát thành phần loài ký sinh trùng được thực hiện ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014. Tổng cộng có 78 mẫu cá lóc (39 mẫu cá giống và 39 mẫu cá thương phẩm) được quan sát dấu hiệu bệnh lý và soi tươi để kiểm tra ký sinh trùng. Kết quả cho thấy có 7 giống ký sinh trùng là Trichodina, Epistylis, Apiosoma, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Pallisentis và Spinitectus. Trong đó có 5 giống ký sinh trên da, mang và 2 giống ký sinh trong ruột. Số lượng ký sinh trùng nhiễm trên cá lóc phụ thuộc vào thành phần giống loài và cơ quan ký sinh. Ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là Trichodina (1-183 trùng/thị trường 10X) và thấp nhất là Dactylogyrus (1 trùng/thị trường 10X). Thành phần ký sinh trùng trên cá giống đa dạng hơn so với cá thương phẩm. Hầu hết các mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết, lở loét thường có số lượng ký sinh trùng nhiễm nhiều hơn mẫu cá khỏe.  

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SEMI BIOFLOC TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THÂM CANH

Tăng Minh Khoa, Nguyễn Thị Tím, Bùi Thị Thanh Tuyền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm và một đợt nuôi thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng nuôi tôm chân trắng theo qui trình semibiofloc tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm 1 gồm có 4 nghiệm thức (NT): NT1 là NT đối chứng, NT2 sử dụng rỉ đường, NT3 sử dụng bột gạo và NT4 sử dụng bột mì và thí nghiệm 2 gồm có 4 nghiệm thức khác nhau về tỉ lệ carbohydrate bổ sung trong qui trình (NT1 tỉ lệ C/N = 5:1, NT2 là 10:1, NT 3 là 15:1 và NT 4 là 20:1) nhằm tìm ra cơ chất sử dụng hiệu quả và xác định tỷ lệ C : N hợp lý trong qui trình Semibiofloc trong điều kiện ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả cho thấy sử dụng bột mì với tỉ lệ C:N là 10:1 cho tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê, và có hiệu quả về kinh tế, đảm bảo được môi trường thích hợp cho tôm chân trắng phát triển. Trong nuôi thực nghiệm tôm chân trắng tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, các yếu tố môi trường biến động trong khoảng cho phép, thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Năng suất thu được từ mô hình là 14,308 tấn/ha/vụ, với tỉ lệ sống bình quân là 89,2%; hệ số sử dụng thức ăn thấp (FCR = 1,012) và lợi nhuận thu được là 666 triệu đồng/ha/vụ. Đây là mô hình nuôi hiệu quả có thể nhân rộng ra toàn tỉnh Cà Mau và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG ĐỂ ƯƠNG GIỐNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (PILA POLITA)

Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước sử dụng trong quá trình ương giống đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ốc bươu đồng (Pila polita). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại là: 1). Nước xanh đơn thuần, 2). Nước ao đơn thuần, 3). Nước xanh + cho ăn, 4). Nước ao + cho ăn. Ốc giống được ương trong các bể nhựa xanh (0,5m2) với mật độ 150 con/bể. Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống của ốc ương bằng nước ao + cho ăn (92,0%) tương đương với nước xanh + cho ăn (89,1%) và nước ao đơn thuần (83,1%) nhưng cao (p

HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (> 90CV) VỚI MÔ HÌNH LIÊN KẾT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đặng Thị Phượng, Huỳnh Văn Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014 tại 3 tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gồm Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu nhằm phân tích hiệu quả khai thác hải sản của nghề lưới kéo đơn xa bờ. Số liệu được thu thông qua phỏng vấn trực tiếp 162 ngư dân của nghề lưới kéo đơn xa bờ với hai hình thức khai thác là ngư dân có tham gia các tổ/nhóm trong khai thác và nhóm khai thác tự do. Kết quả cho thấy năng suất khai thác trung bình của tàu có tham gia liên kết khai thác là 327,7 kg/CV/năm, chi phí đầu tư 6,48 triệu đồng/CV/năm thu được lợi nhuận 1,69 triệu đồng/CV/năm. Trong khi năng suất khai thác trung bình của tàu không tham gia liên kết thấp hơn (276,7 kg/CV/năm), với chi phí và lợi nhuận theo CV đều thấp hơn (6,09 triệu đồng/CV/năm và 1,04 triệu đồng/CV/năm). Mức hiệu quả về doanh thu của nghề lưới kéo đơn xa bờ đạt 67% đối với mô hình liên kết, thấp hơn so với mô hình không liên kết (76%).  

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GELATIN TỪ DA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THEO QUY TRÌNH MỚI

Nguyễn Đỗ Quỳnh, Nguyễn Lê Anh Đào
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này, gelatin được chiết rút từ da cá tra theo quy trình mới nhằm giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường do phế liệu thủy sản thải ra trong quá trình chế biến thủy sản. Da cá tra được xử lý khử các hợp chất phi protein trong dung dịch NaOH và khử khoáng trong CH3COOH rồi tiến hành nấu chiết ở các mốc nhiệt độ và thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy da cá ngâm NaOH 0,1M với thời gian 30 phút và ngâm CH3COOH 0,07M với thời gian 3h thì khử được 11,9% nitơ phi protein và 47,5% khoáng. Da cá sau xử lý được nấu chiết ở nhiệt độ 80oC trong vòng 30 phút thì thu được dung dịch gelatin có độ nhớt tốt nhất là 2,04 mPas và hiệu suất thu hồi là 5,57%. Điều kiện tối ưu cho việc sấy khô gelatin là 37oC trong 24h. Độ bền gel của gelatin từ da cá tra là 157,40 g cao hơn gần 1,5 lần so với độ bền gel của gelatin Trung Quốc là 107,2 g. Độ nhớt của gelatin từ da cá tra là 3,34 mPas cao hơn so với độ nhớt của gelatin Trung Quốc là 1,88 mPas.  

ƯƠNG GIỐNG CÁ DÀY (Channa lucicus Cuvier, 1831) VỚI THỨC ĂN KHÁC NHAU TRONG BỂ

Tiền Hải Lý, Bùi Minh Tâm, Võ Minh Khôi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ương cá Dày ở giai đoạn 4-30 ngày tuổi trong bể với thức ăn khác nhau được thực hiện từ tháng 4-5/2012 tại Trại thực nghiệm Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tìm ra thức ăn phù hợp với giai đoạn cá 4-30 ngày tuổi. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức: (i) chuyển đổi thức ăn chế biến (TACB)ở ngày thứ 16 (NT1); (ii) chuyển đổi TACB ở ngày thứ 13 (NT2); (iii) chuyển đổi TACB ở ngày ương thứ 10 (NT3); (iv) chuyển đổi TACB ở ngày thứ 7 (NT4); mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kích cỡ trung bình của cá ban đầu là 0,87±0,01 cm (0,002g/con) và được ương với mật độ 2 con/L. Sau 30 ngày ương: nhiệt độ, pH, hàm lượng nitrite trong các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Chiều dài của cá đạt từ 2,56-3,0 cm (0,057-0,071 cm/ngày; 3,6-4,12 %/ngày) và khối lượng cá từ 0,19-0,27 g (0,0063-0,0089 g/ngày; 15,17-16,35%/ngày). Ở NT1 cá tăng trưởng tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p

MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Ở TỈNH HẬU GIANG

Nguyễn Thanh Long
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2013 thông qua phỏng vấn trực tiếp 45 hộ nuôi với các nội dung để đánh giá  khía cạnh kỹ thuật, tài chính và xác định những thuận lợi khó khăn của mô hình. Kết quả cho thấy ao nuôi cá rô đầu vuông có diện tích không lớn (0,14 ha/ao). Cá rô đầu vuông được thả giống nuôi từ tháng 3 đến tháng 5. Sau thời gian nuôi 4 tháng, cá rô được thu hoạch với tỉ lệ sống 80,5%, năng suất trung bình đạt 84,7 tấn/ha; kích cỡ thu hoạch 7,42 con/kg và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,46. Hơn nữa, với tổng chi phí là 1.834 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu là 1.796 triệu đồn/ha/vụ, nông dân bị thua lỗ trung bình là 37,4 triệu đồng/ha. Có đến 54,8% hộ nuôi bị thua lỗ từ mô hình nuôi này. Khó khăn lớn nhất và chủ yếu của nghề nuôi cá rô đầu vuông là giá bán thấp và chi phí cao.  

Danh gia tinh hinh khai thac thuy san mua lu o vung dong bang song cuu long

Tang Bao Toan, Trần Văn Việt
Tóm tắt | PDF
Tình hình khai thác thủy sản mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long được nghiên cứu từ tháng 8-12 năm 2014 ở hai khu vực thượng nguồn (TN) và giữa nguồn (GN) bao gồm bốn tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Nghiên cứu đã khảo sát 160 hộ khai thác thủy sản và thu mẫu cá hàng tuần bằng lưới rê và dớn trong mùa lũ ở vùng nghiên cứu. Kết quả thấy rằng mức nước trên ruộng ở vùng TN dao động 40-120 cm và GN là 30-60 cm, đã xác định được 65 loài cá ở vùng TN và GN là 40 loài. Lưới rê, dớn và lú là ngư cụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Kích cỡ cá khai thác rất nhỏ so với kích cỡ tối đa của loài, cường lực khai thác ngày càng cao, ngư cụ có mắt lưới nhỏ, ngư cụ bị cấm được sử dụng ngày càng nhiều. Nguồn lợi cá suy giảm khoảng 50-70% so với 10 năm trước đây, do ảnh hưởng từ thuốc bảo vệ thực vật, nước lũ ngày càng ít, đê bao ngăn lũ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nguồn lợi thủy sản. Sự tương quan giữa mức nước và năng suất khai thác là không đáng kể.  

SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC INTEGRON NHÓM 1 Ở VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILA GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODONHYPOPHTHALMUS) NUÔI THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quách Văn Cao Thi, Từ Thanh Dung, Huynh Thi Diem Trang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự hiện diện của các integron nhóm 1 ở vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng cộng, đề tài đã phân lập được 40 dòng vi khuẩn A. hydrophila trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2014. Các dòng vi khuẩn được kiểm tra kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa khuếch tán với 15 loại kháng sinh. Kết quả cho thấy 80% các dòng vi khuẩn A. hydrophila thể hiện sự đa kháng thuốc. Ba mươi hai dòng vi khuẩn được chọn để xác định sự hiện diện của integron nhóm 1 bằng kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ các integron nhóm 1 hiện diện ở vi khuẩn A. hydrophila là 21,9%. Sự hiện diện của các yếu tố di truyền vận động (các integron nhóm 1) ở vi khuẩn A. hydrophila trong nghiên cứu cho thấy khả năng vi khuẩn này có thể truyền gen kháng kháng sinh sang các loài vi khuẩn khác trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản nên được quản lý chặt chẽ hơn.  

PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Công Kỉnh, Trần Ngọc Hải, Trương Hoàng Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1-12/2012 thông qua việc phỏng vấn 6 công ty (CT) sản xuất giống tôm sú, 16 hộ ương vèo, 24 đại lý thức ăn, thuốc và hóa chất, 91 cơ sở nuôi, 12 cơ sở thu mua và 9 doanh nghiệp chế biến thủy sản tại 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Kết quả nhiên cứu cho thấy mức độ liên kết trong nuôi tôm sú thâm canh hiện nay chưa chặt chẽ chủ yếu thông qua trao đổi thông tin. Các nhân tố đầu vào và đầu ra (giống, thức ăn, thuốc và cơ sở thu mua) trong chuỗi liên kết với người nuôi dưới hình thức cung ứng và bao tiêu theo giá thị trường. Diện tích bình quân ở hình thức nông hộ-NH (1,36 ha) thấp hơn đáng kể so với các hình thức khác (29,04-45,28 ha), diện tích trung bình ao nuôi khác biệt không đáng kể (0,45-0,59 ha/ao) nhưng độ sâu mức nước cao nhất ở hình thức trang trại-TT (1,52 m). Mật độ thả nuôi ở hình thức NH (33,12 con/m2), TT (31,57 con/m2) và tổ hợp tác-THT (36,25 con/m2) cao hơn hình thức CT (26,88 con/m2), tỷ lệ sống và năng suất cao nhất ở hình thức TT và CT lần lượt là 70,57%, 6,52 tấn/ha/vụ và 74,5%, 6 tấn/ha/vụ. Chi phí đầu tư từ 346,9-391,8 tr.đ/ha/vụ, giá thành sản xuất cao nhất ở hình thức NH (76,1 ngàn đồng/kg). Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở hình thức TT (374,7 tr.đ/ha/vụ, 50,8%), CT (346,8 tr.đ/ha/vụ, 56,7%) và tỷ lệ hộ lời thấp ở hình thức NH (83,7%). Nghiên cứu cho thấy hình thức NH có mức rủi ro cao nhất và kém bền vững hơn so với các hình thức còn lại.

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CÁ CHIM ĐEN PARASTROMATEUS NIGER (BLOCH, 1795) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN TỪ SÓC TRĂNG ĐẾN CÀ MAU

Mai Viết Văn
Tóm tắt | PDF
Cá chim đen có tên khoa học là Parastromateus niger, đây là loài cá biển có thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá chim đen phân bố tại vùng biển Sóc Trăng-Cà Mau được nghiên cứu tháng 03 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015. Kết quả phân tích cho thấy hệ số điều kiện (CF) của cá trong thời gian nghiên cứu dao động thấp từ tháng 05 đến tháng 09 (0,0272±0,0006). CF cao nhất vào tháng 10 (0,0282±0,0001). Hệ số thành thục (GSI) cao nhất vào tháng 08 (cá cái 4,68%; cá đực 1,29%), GSI thấp nhất vào tháng 04 (cá cái: 1,52%, cá đực: 0,59%). Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá cái và cá đực tăng từ tháng 06 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 08 (cá cái: 64%; cá đực: 82%). Điều đó cho thấy mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá chim đen phân bố vùng biển Sóc Trăng-Cà Mau từ tháng 06 đến tháng 10, sinh sản tập trung vào tháng 08 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim đen dao động từ 21.756 đến 1.784.151 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối của cá 629 trứng/g cá cái với khối lượng thân dao động từ 237,52 đến 1.491,00 g/cá thể. Mối tương quan thấp đã được tìm thấy giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá (r=0,51).

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Dương Đăng Khoa, Bùi Cao Nhẫn
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên các trường đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về các dịch vụ do trường cung cấp được gọi chung là dịch vụ giáo dục đại học. Mẫu thu thập từ 659 sinh viên bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đang theo học tại 6 trường đại học (bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng) trong khu vực ĐBSCL. Kết quả phân tích cho thấy: (1) Hình ảnh nhà trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ hài lòng của sinh viên; (2) Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến mức độ hài lòng của sinh viên và (3) Giá cả cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến mức độ hài lòng của sinh viên. Cuối cùng, một số hàm ý được đề xuất nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên cũng như những gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo.  

Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu đầu tư máy móc thiết bị của doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ

Nguyễn Thị Thu An, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các yếu tố, đặc biệt là sản lượng đối với vốn đầu tư máy móc thiết bị bằng cách sử dụng hàm cầu điều chỉnh từng phần dạng Nerlove. Kết quả ước lượng của mô hình cơ chế điều chỉnh từng phần của biến sản lượng thu được giá trị của hệ số điều chỉnh là 0,7113. Điều này cho thấy thông tin chưa được doanh nghiệp cập nhật kịp thời để hình thành kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến cầu đầu tư máy móc thiết bị. Trong ngắn hạn, yếu tố sản lượng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư máy móc thiết bị thấp hơn trong dài hạn và sau 2,5 năm sẽ thấy rõ sự ảnh hưởng của sản lượng đến vốn đầu tư máy móc thiết bị. Ngoài ra, doanh thu, số năm hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến vốn đầu tư máy móc thiết bị. Trong khi đó tỷ lệ nợ năm trước, lợi nhuận năm trước có ảnh hưởng tiêu cực đến vốn đầu tư máy móc thiết bị và có sự đánh đổi giữa vốn đầu tư máy móc thiết bị với lao động.  

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM: TRƯỜNG HỢP AGRIBANK BÌNH MINH, VĨNH LONG

Phan Đình Khôi, Nguyễn Quốc Thái, Thái Văn Đại, Hoàng Triệu Huy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ hài lòng và chất lượng dịch vụ được thực hiện khá phổ biến tuy nhiên hiểu biết về mức độ hài lòng của khách hàng trong ngành ngân hàng còn khá khiêm tốn. Nghiên cứu này vận dụng mô hình SERQUAL kết hợp với mô hình Logit và sử dụng các biến kiểm soát để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Vĩnh Long. Số liệu được thu thập thông qua phiếu khảo sát 130 khách hàng có gửi tiết kiệm tại chi nhánh. Kết quả cho thấy bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng bao gồm sự đáp ứng, cơ sở vật chất, năng lực phục vụ và sự an tâm. Bên cạnh đó, yếu tố kiểm soát – tuổi có ảnh hưởng nghịch chiều với mức độ hài lòng của khách hàng. Do đó, ngân hàng không chỉ yêu cầu nhân viên chú trọng đến độ tuổi của khách hàng trong khi thực hiện giao dịch, ngân hàng còn cần phải tích cực khuyến khích nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua 4 nhân tố nêu trên để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng gửi tiết kiệm.  

TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH THỂ CHẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

Võ Văn Dứt
Tóm tắt | PDF
Bài viết này điều tra tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Dựa vào “Lý thuyết chi phí giao dịch” của Hennart (1991), tác giả bài viết giả thuyết rằng, khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu có mối quan hệ nghịch biến với xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Để kiểm định giả thuyết, dữ liệu trích từ Bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục thống kê tại 175 doanh nghiệp có xuất khẩu đang hoạt động tại Việt Nam và mô hình hồi quy phi tuyến Tobit được sử dụng. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng, với sự kiểm soát các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp, giả thuyết của nghiên cứu đề ra được ủng hộ hoàn toàn. Những ngầm định về quản trị cũng được cung cấp trong bài viết.  

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KINH TẾ ĐÃ TỐT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phan Anh Tú, Nguyễn Thanh Sơn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, chúng tôi tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: (1) Động lực trở thành doanh nhân, (2) Nền tảng gia đình, (3) Chính sách chính phủ và địa phương, (4) Tố chất doanh nhân, (5) Khả năng tài chính, (6) Đặc điểm cá nhân. Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và địa phương.  

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI TỈNH TIỀN GIANG

Trịnh Đức Trí, Huỳnh Hữu Thọ, Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Nguyễn Thị Trúc Dung
Tóm tắt | PDF
Tiền Giang là tỉnh sản xuất xoài đứng thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long sau Đồng Tháp. Xoài Tiền Giang, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc là sản phẩm có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cao về giá và chất lượng so với các loại xoài khác. Tuy nhiên, trong sản xuất và tiêu thụ xoài còn rất nhiều hạn chế liên quan đến nhận thức của tác nhân tham gia chuỗi, liên kết sản xuất và tiêu thụ cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp để tăng số lượng và chất lượng ngành hàng quan trọng này. Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2008) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm (1) Phân tích thị trường xoài, (2) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại tỉnh Tiền Giang, (3) Phân tích chuỗi giá trị xoài và (4) Đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị xoài nhằm giúp các nhà hỗ trợ các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng.  

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU - ASSESSING THE SERVICE QUALITY OF CULTURAL TOURISM DESTINATIONS IN BAC LIEU PROVINCE

Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Văn Đậm
Tóm tắt | PDF
Bạc Liêu với nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn, đang thu hút được số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, những năm gần đây, du lịch văn hóa của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với nhiều điểm đến được xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách về văn hóa, lịch sử, con người Bạc Liêu. Mặc dù vậy, chất lượng dịch vụ tại các điểm đến văn hóa còn nhiều bất cập, cần phải cải thiện trong thời gian tới. Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến văn hóa, bài nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 du khách tại các điểm đến văn hóa trên địa bàn tỉnh. Thông qua phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy, các yếu tố mà các điểm đến văn hóa cần quan tâm đến bao gồm: Tính chuyên nghiệp, khả năng tạo ấn tượng, thái độ phục vụ và tính an toàn, khả năng tìm hiểu giá trị văn hóa, đồng phục của nhân viên. Ma trận IPA cũng được phân tích để làm cơ sở đưa ra các giải pháp ứng với từng phần tư chiến lược nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Bạc Liêu nói riêng và du lịch Bạc Liêu nói chung.  

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Vương Quốc Duy, Lê Long Hậu, Nguyễn Hồng Diễm, Nguyễn Văn Thép, Ong Quốc Cường, Trương Thị Thúy Hằng
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng bởi vì nó không chỉ được quan tâm nhiều trên các phương tiện thông tin đại chính, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp mà còn ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên nỗ lực rất nhiều để không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nhằm có được một công việc thích hợp sau khi ra trường. Trên cơ sở dữ liệu thu thập trực tiếp 400 sinh viên ở các Khoa tại Trường Đại học Cần Thơ và mô hình Probit, bài viết này “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ”. Kết quả cho thấy rằng, thu nhập của sinh viên, năm mà sinh viên đang theo học và kinh nghiệm sống ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê lên quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ.  

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM CỦA NÔNG HỘ NGHÈO Ở TỈNH TIỀN GIANG

Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 207 quan sát, là các tác nhân tham gia hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang được vận hành chủ yếu thông qua 4 kênh thị trường chính, bao gồm các tác nhân: nông hộ nghèo, thương lái, vựa, doanh nghiệp, bán buôn và bán lẻ. Nông hộ nghèo là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và doanh nghiệp. Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được tạo ra từ sản phẩm khóm tác động rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm. Tỷ lệ phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cũng ảnh hưởng rất tích cực đến thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang.  

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP CẦN THƠ

Huỳnh Thanh Nhã
Tóm tắt | PDF
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề quan trọng luôn được toàn xã hội quan tâm, nhất là khi nhu cầu về lao động có trình độ cao ngày càng tăng. Nằm trong lộ trình xã hội hóa giáo dục và đặc biệt là đề án tăng học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên một lần nữa được chính phủ quan tâm điều chỉnh, với mục tiêu không để sinh viên nào phải bỏ học. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để khảo sát 282 sinh viên vay vốn và phương pháp thống kê so sánh, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được chọn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên, từ đó đề xuất 4 giải pháp gồm tăng định mức tiền vay, mở rộng đối tượng cho vay, tăng số lần giải ngân và đảm bảo nguồn vốn cho vay, nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường cao đẳng công lập Cần Thơ.  

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Đức Thuần, Dương Ngọc Thành
Tóm tắt | PDF
Việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đang được lãnh đạo các cấp nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng quan tâm và triển khai, đây là chính sách xã hội cơ bản nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế của địa phương trong việc giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực của thành phố có hiệu quả. Tuy nhiên, lao động của thành phố Cần Thơ phần lớn là lao động trẻ (từ 15-29 tuổi) làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và những lao động từ 40 tuổi trở lên phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ với số mẫu điều tra là 480 người lao động tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ và Phong Điền. Số liệu được phân tích bằng các công cụ thống kê mô tả, mô hình Binary Logistic để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy một số yếu tố (Trình độ học vấn, Lợi nhuận và Khả năng đáp ứng nghề phi nông nghiệp của người lao động) có tác động trực tiếp đến việc tham gia đào tạo nghề nông thôn và tìm việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả.  

Vài suy nghĩ về quy định mang thai hộ trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Huỳnh Thị Trúc Giang
Tóm tắt | PDF
Mang thai hộ là một quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đây là quy định mang tính nhân văn vì đã mở cánh cửa pháp lý cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn và không thể sinh con bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Mang thai hộ một vấn đề phức tạp, tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định trong đời sống của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nội dung này còn khái quát, một số quy định gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Chính vì vậy, bài viết này sẽ tập trung làm rõ một số quy định về việc mang thai hộ trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, song song đó sẽ chỉ ra những điểm còn chưa hợp lý. Từ đó kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu áp dụng thực tiễn khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành.