Lê Văn Hai *

* Tác giả liên hệ (lvhai@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted in the Biochemistry and Plant Physiology Department, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University, aiming at to create a new yellow ochna line that satisfies consumer needs with its pretty flowers, long-lasting petals, and flowering in time during the Lunar New Year. By survey of varieties cultivated popularly in the Mekong Delta (2009-2010) two yellow ochna varieties were selected. They are Thu Duc yellow ochna (Mai giao Thu Duc) and long-blooming yellow ochna (Mai vang hoa lau tan) which were used for cross-breeding materials. By the reciprocal breeding method of two hybrid combinations, the male ♂ long-lasting petals yellow ochna x female ♀ Thu Duc yellow ochna and male ♂ Thu Duc yellow ochna x female ♀ long-lasting petals yellow ochna were conducted and data on the diameter of flowers, number of petals, petal shapes and time for petal falling were collected. Results showed that at the F1 generation, every hybrid combination had 12 to 15 seeds which were later planted up to flowering. Among flowering plants two elite hybrid individuals named THLI-9 and THLII-7 have been selected. In criteria of the experiment, the flower diameter and number of petals were affected by cytoplasm, but not for the petal shape.
Keywords: New yellow ochna line, reciprocal breeding, long blooming

Tóm tắt

Đề tài “Chọn tạo dòng mai vàng (Ochna integerrima (Lour.)Merr.) mới có hoa đẹp lâu tàn” được thực hiện tại Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng-Trường Đại học Cần Thơ, nhằm lai tạo ra dòng mai vàng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là hoa đẹp lâu tàn, nở đúng thời vụ trong năm. Từ kết quả điều tra các giống mai vàng trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (2009-2010), hai giống mai giảo Thủ Đức và mai vàng hoa lâu tàn được chọn làm vật liệu lai tạo. Bằng phương pháp lai thuận nghịch từ hai tổ hợp lai Mai vàng hoa lâu tàn  x  Mai giảo Thủ Đức   và Mai giảo Thủ Đức  x  Mai vàng hoa lâu tàn đã được thực hiện. Các chỉ tiêu theo dõi gồm có đường kính hoa, số cánh hoa, hình dạng cánh hoa và thời gian rụng cánh hoa. Kết quả ở thế hệ F1 mỗi tổ hợp lai thu được từ 12 đến 15 hạt giống lai. Qua kết quả khảo nghiệm đặc tính hoa các cá thể lai mới được lai tạo, đã chọn ra được hai cá thể lai ưu tú THLI-9 và THLII-7. Trong các chỉ tiêu thí nghiệm, đường kính hoa và số cánh hoa bị ảnh hưởng tế bào chất, hình dạng cánh hoa không bị ảnh hưởng tế bào chất.
Từ khóa: Dòng mai vàng mới, Lai thuận nghịch, Lâu tàn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đặng Văn Đông, 2009. Kết quả điều tra đánh giá sự phân bố và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây hoa mai vàng Yên Tử. Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam . Trang 1-9.

Lê Thị Khánh, Phạm Thị Hà, 2010. Đánh giá và tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua có triển vọng vụ Đông Xuân và Xuân Hè tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế 2010: 57.

Lê Văn Hai, 2011. Sưu tập các giống hoa mai trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Trường Đại học Cần Thơ. 60 trang.

Lim. E. S and J. S. Gumpil, 1984. The flowering, pollination and hybridization of groundnuts (Arachis hypogaea L.). Pertanika 7(2), 61-66.

Nguyễn Văn Hiển, 2000. Chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản Giáo dục. 366 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam-Quyển I. Nhà xuất bản Trẻ, 411-412.

Thái Văn Thiện, 2008. Kỹ thuật trồng mai vàng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 157 trang.

Trần Văn Hâu, 2009. Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 314 trang.