Phạm Đức Thuần * Dương Ngọc Thành

* Tác giả liên hệ (thuanpham2007@yahoo.com.vn)

Abstract

Vocational training for rural labors have been concerned and implemented by leaders at all levels and in Can Tho city in particular. This is the basic social policy addressing employment and effective use of human resources aimed to social stability and economic development of the localities. In Can Tho city, however, young employees (ageg of 15-29) working mainly in industrial sector and older labors (aged of 40 and over) working largely in agricultural sector have not yet meet the requirements on education, job qualifications and skills. Data from direct interviews of 480 rural households in the districts of Vinh Thanh, Thoi Lai, Co Do and Phong Dien were analyzed using descriptive statistical tools, binary Logistic model to evaluate the factors affecting the participation in vocational training of rural labors in Can Tho city. The results showed that several factors (including education level, profit and ability to respond to non-agricultural jobs of employees) have a direct impact on participation in rural vocational training and employment for rural labors.
Keywords: Affecting factor, participation, rural labor, vocational training

Tóm tắt

Việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đang được lãnh đạo các cấp nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng quan tâm và triển khai, đây là chính sách xã hội cơ bản nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế của địa phương trong việc giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực của thành phố có hiệu quả. Tuy nhiên, lao động của thành phố Cần Thơ phần lớn là lao động trẻ (từ 15-29 tuổi) làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và những lao động từ 40 tuổi trở lên phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ với số mẫu điều tra là 480 người lao động tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ và Phong Điền. Số liệu được phân tích bằng các công cụ thống kê mô tả, mô hình Binary Logistic để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy một số yếu tố (Trình độ học vấn, Lợi nhuận và Khả năng đáp ứng nghề phi nông nghiệp của người lao động) có tác động trực tiếp đến việc tham gia đào tạo nghề nông thôn và tìm việc làm cho lao động nông thôn có hiệu quả.  
Từ khóa: yếu tố ảnh hưởng, tham gia, đào tạo nghề, lao động nông thôn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2011. Tập bài giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Cục Thống kê thành phố Cần Thơ. 2013. Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ.

Mạc Tiến Anh, 2010. Nghiên cứu một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổng cục dạy nghề năm 2010.

Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội thành phố Cần Thơ. 2013. Báo cáo Tổng kết năm 2013.

Thành Ủy Cần Thơ. 2010. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ TPCT lần thứ XII nhiệm kỳ 2011 – 2015.

Thủ tưởng Chính phủ. 2009. Đề án 1956/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ. 2011. Quyết định 1216/QĐ-TTg và chỉ thị số 18/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt và triển khai quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ. 2013. Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ.

Vũ Hữu Ngoạn và Ngô Văn Dụ. 2011. Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001, tr.165-166.

Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề. 2010.Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các làng nghề truyền thống.Nxb. Lao động - Xã hội.

Võ Xuân Tiến, Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 5(40).2010.http://www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/so40quyen2/30-voxuantien.pdf.

Võ Thanh Dũng. 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và tác động của sự dịch chuyển này đến nông hộ tại thành phố Cần Thơ. Nxb. Trường Đại học Cần Thơ, tr.18-4.