Nguyễn Ngọc Thạnh * , Bùi Hoàng Đăng Long , Nguyễn Thị Việt Trinh , Huỳnh Thị Thu Ba , Huỳnh Xuân Phong Ngô Thị Phương Dung

* Tác giả liên hệ (nnthanh@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aimed to isolate and select lactic acid bacteria prossessing good fermentation capacity and to apply in spirulina-supplemented yogurt fermentation. Results showed that 22 strains were isolated from yogurt samples. Besides, bacterial cells whose colonies were round, convex and white colored were immobilized, spherical or rod-shaped, organized in pairs or beads, positive-Gram. In addition, those strains could not perform oxidase and catalase activities. Seven lactic acid bacteria strains (S4, B1, B4, B5, D1, S1, and S2) were initially selected and showed high lactic acid fermentation based on the ability to oxidize lactate on test medium containing bromocresol purple with 1.5 to 1.9 diameter halozones. Experiments testing on milk fermentation supplemented with Spirulina sp. at 41oC in 8 hours indicated that all 7 lactic acid bacteria isolates obtained fermentation capacities to produce lactic acid concentration at 2.97-6.03 g/L and cell density at 10.91-10.98 log CFU/mL. Among those isolates, S2 (produced 6.03 g/L lactic acid concentration and 10.98 log CFU/mL cell density) was the most promising isolate and was molecularly determined to be Lactobacillus plantarum (Accession no. AB510752.1) with 92% similarity.
Keywords: Lactic acidbacteria, lactic acid fermentation, yogurt, Spirulinasp.

Tóm tắt

Nghiên cứu với mục đích nhằm phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng lên men tốt vàứng dụng để sản xuất sữa chua bổ sung tảo Spirulina. Kết quả đã phân lập được 22 chủng vi khuẩn lactic từ 7 mẫu sữa chua, các chủng phân lập có khuẩn lạc hình tròn, mô, trắng đục, tế bào hình cầu hoặc que ngắn, kết đôi hoặc chuỗi, không di động, Gram dương, oxidase và catalase âm tính. Sơ tuyển được 7 chủng vi khuẩn lactic (S4, B1, B4, B5, D1, S1 và S2) có khả năng sinh acid lactic mạnh dựa trên khả năng oxy hoá lactate trên môi trường có chỉ thị bromocresol purple, đường kính vòng phân giải trong khoảng 1,5-1,9 cm. Thử nghiệm khả năng lên men sữa có bổ sung tảo Spirulina ở nhiệt độ ủ 41oC trong 8 giờcho thấy cả 7 chủng vi khuẩn đã phân lập đều có khả năng lên men với hàm lượng acid trong khoảng 2,97-6,03 g/L và mật số 10,91-10,98 log CFU/mL. Trong đó, chủng S2 phân lập từ sữa chua (hàm lượng acid dịch lên men là 6,03 g/L và mật số đạt 10,98 log CFU/mL) là chủng có triển vọng nhất và được định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử là Lactobacillusplantarum (Accession no. AB510752.1) với độ tương đồng ở mức 92%.
Từ khóa: lên men acid lactic, sữa chua, tảo Spirulina, vi khuẩn lactic

Article Details

Tài liệu tham khảo

Abee, T., Beldman G., van de Broek B., Houben J., Nout R., Rombouts F., Schuostra S., Voragen F., Wouters J., Noomen A. and P. Walstra. 1999. Food Fermentation. Wageningen Agricultural University, Holland.

Adam, M.R. and Moss, M.O. 2000. Food Microbiology, 2nd ed. RS C, UK.

Hồ Thị Lẹ. 2009. Nghiên cứu quy trình sữa chua đậu nành tảo Spirulina. Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Lê Văn Lăng. 1999. Spirulina - Nuôi trồng, Sử dụng trong Y dược và Dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học.

TCVN 7030:2002, Sữa chua – Quy định kỹ thuật. 2002. Bộ Khoa học và Công nghệ.

Varga, L. 2006. Effect of acacia (Robinia pseudo-acacia L.) honey on the characteristic microflora of yogurt during refrigerated storage. International Journal of Food Microbiology 108, pp.272-275.