Phạm Công Kỉnh * , Trần Ngọc Hải Trương Hoàng Minh

* Tác giả liên hệ (phamcongkinh365@gmail.com)

Abstract

This study was carried out from January to December 2012 through random interviewing 6 producing companies of Tiger shrimp seed, 16 nursing households, 24 feed and chemical gents, 91 farms, 12 collector and 9 processing companies in Kien Giang, Soc Trang and Ben Tre province. The results of study shown that linkage of intensive shrimp (Penaeus monodon) farming models was low and only exchanged information (technique, market). Suppliers (breed, feed, chemical) and buyers (colllectors and processors) associated with farming models through supplying and buying with market price. The average area of houseshold (1.36 ha/household) was the smallest in the farming models (29.04-45.28 ha), pond area of farming models (0.45-0.59 ha/pond) were not significant but depth water of farm enterprenuers was highest (1.52 m). Stocking density of companies (26.88 ind./m2) was lower than that in houseshold, farm enterprenuers and cooperative i.e 33.12, 31.57 and 36.25 ind./m2, survival rate and yield of farm enterprenuers and companies were highest: 70.57%, 6.52 tons/ha/crop and 74.5%, 6 tons/ha/crop, respectively. Total production cost was 346.9-391.8 million VND/ha/crop, production cost of houseshold was highest (72.2 thousand VND/kg). Benefit and cost benefit ratio were highest in farm enterprenuers (374.7 million VND/ha/crop, 50.8%) and companies (346.8 million VND/ha/crop, 56.7%). However the lowest profitable rate was in the household. The result of study showed that houseshold is highest risk and less sustainable than other models.
Keywords: Black tiger shrimp, culture firm, integration, production efficiency, Mekong Delta

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1-12/2012 thông qua việc phỏng vấn 6 công ty (CT) sản xuất giống tôm sú, 16 hộ ương vèo, 24 đại lý thức ăn, thuốc và hóa chất, 91 cơ sở nuôi, 12 cơ sở thu mua và 9 doanh nghiệp chế biến thủy sản tại 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Kết quả nhiên cứu cho thấy mức độ liên kết trong nuôi tôm sú thâm canh hiện nay chưa chặt chẽ chủ yếu thông qua trao đổi thông tin. Các nhân tố đầu vào và đầu ra (giống, thức ăn, thuốc và cơ sở thu mua) trong chuỗi liên kết với người nuôi dưới hình thức cung ứng và bao tiêu theo giá thị trường. Diện tích bình quân ở hình thức nông hộ-NH (1,36 ha) thấp hơn đáng kể so với các hình thức khác (29,04-45,28 ha), diện tích trung bình ao nuôi khác biệt không đáng kể (0,45-0,59 ha/ao) nhưng độ sâu mức nước cao nhất ở hình thức trang trại-TT (1,52 m). Mật độ thả nuôi ở hình thức NH (33,12 con/m2), TT (31,57 con/m2) và tổ hợp tác-THT (36,25 con/m2) cao hơn hình thức CT (26,88 con/m2), tỷ lệ sống và năng suất cao nhất ở hình thức TT và CT lần lượt là 70,57%, 6,52 tấn/ha/vụ và 74,5%, 6 tấn/ha/vụ. Chi phí đầu tư từ 346,9-391,8 tr.đ/ha/vụ, giá thành sản xuất cao nhất ở hình thức NH (76,1 ngàn đồng/kg). Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở hình thức TT (374,7 tr.đ/ha/vụ, 50,8%), CT (346,8 tr.đ/ha/vụ, 56,7%) và tỷ lệ hộ lời thấp ở hình thức NH (83,7%). Nghiên cứu cho thấy hình thức NH có mức rủi ro cao nhất và kém bền vững hơn so với các hình thức còn lại.
Từ khóa: Tôm sú, hình thức nuôi, liên kết, hiệu quả sản xuất, ĐBSCL

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ NN&PTNT, 2013. Tổng kết sản xuất tôm nước lợ 2013. http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=31697, truy cập ngay 12/12/2013.

Bộ NN&PTNT, 2014. Xuất khẩu tôm đạt mức cao kỷ lục 4,1 tỷ USD trong năm 2014. http://www.omard.gov.vn/site//vi-VN/50/15724/9718/Xuat-khau-tom-dat-muc-cao-ky-luc-41-ty-USD-trong-nam-2014.aspx , truy cập ngày 02/02/2015.

Coles, C. and Mitchell, J., 2011. Working together — horizontal coordination as an upgrading strategy. In: Mitchell, J., Coles, C. (Eds.), Markets and Rural Poverty: Upgrading in Value Chains. Earthscan, Washington DC, pp. 1–20.

Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012. Các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 22c, trang 106-118.

Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Lâm Văn Tùng, Phạm Công Kỉnh, Trương Hoàng Minh và Trần Ngọc Hải, 2012. Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 2012:24a, trang 78-87.

Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Trung, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2010. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaeus monodon) ở ĐBSCL. Kỹ yếu Hội thảo khoa học thủy sản lần thứ 4: trang 542-536.

Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh và Huỳnh Minh Tuyền, 2010. Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận nuôi tôm sú của NH ở tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Bộ NN&PTNT. Kỳ 2 tháng 11/2010, trang 53-57.

Nguyễn Thanh Long, Dương Vĩnh Hảo và Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2010:14, trang 119-127.

Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga, 2011. Đánh giá mức độ tích tụ và ô nhiễm bùn dáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) tham canh. Tạp chí Khoa học Bộ NN&PTNT. Kỳ 1 tháng 5/2011, trang 73-79.

Tran Thi Thu Ha, Simon R. Bush and Han Van Dijk, 2013. The cluster panacea?: Questioning the role of cooperative shrimp aquaculture in Vietnam. Journal of Aquaculture, No. 388-391, pp 89-98.

Trương Quốc Phú, 2006. Bài giảng: Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Võ Văn Bé, 2007. Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.