Ngô Thị Thu Thảo *

* Tác giả liên hệ (thuthao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted to evaluate the effects of water sources on the growth and survival of juvenile black apple snail (Pila polita). Experiment was arranged with 4 treatments and triplications were run per each treatment as follow: 1). Green water only (GW), 2). Water from fish pond only (PW); 3). GW + feeding and 4). PW + feeding. Snails were reared in plastic tanks (0.5 m2) with the density of 150 ind./tank. After 35 days of rearing period, the survival rate of snails in PW+feeding (92.0%) was similar to the result in GW+feeding (89.1%) or PW (83.1%) but significantly higher than (p<0.05) in GW (52.9%). The average shell height and weight of snails (12.22 mm and 0.39 g) in PW+feeding were similar to those in GW+feeding (11.11 mm and 0.32 g) and that were singnificant difference (p<0.05) from the results in PW (6.74 mm and
0.06 g) and GW only (6.07 mm and 0.06 g). Our findings showed that water supply from cultured fish pond could be more suitable than water from tilapia-green water for rearing juvenile of black apple snail.
Keywords: Black apple snail, Pila polita, green water, survival, growth

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước sử dụng trong quá trình ương giống đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của ốc bươu đồng (Pila polita). Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại là: 1). Nước xanh đơn thuần, 2). Nước ao đơn thuần, 3). Nước xanh + cho ăn, 4). Nước ao + cho ăn. Ốc giống được ương trong các bể nhựa xanh (0,5m2) với mật độ 150 con/bể. Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống của ốc ương bằng nước ao + cho ăn (92,0%) tương đương với nước xanh + cho ăn (89,1%) và nước ao đơn thuần (83,1%) nhưng cao (p<0,05) so với nước xanh đơn thuần (52,9%). Chiều cao và khối lượng trung bình của ốc ở nghiệm thức nước ao + cho ăn (12,22 mm và 0,39 g) tương đương với nước xanh + cho ăn (11,11mm và 0,32 g) nhưng cao hơn (p<0,05) so với khi ương trong nước ao (6,74 mm và 0,06 g) hoặc nước xanh đơn thuần (6,07 mm và 0,06g). Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước từ ao nuôi cá thích hợp cho quá trình ương ốc giống hơn nước có tảo từ hệ thống nước xanh – cá rô phi.  
Từ khóa: Ốc bươu đồng, Pila polita, nước xanh, tỷ lệ sống, sinh trưởng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, C.E., 1998. Water Quality in pond for aquaculture. Department of Fisheries and Applied Aquaculture Auburn University Alabama 36849 USA.

Ghesquiere S., 1998 - 2003. The apple snail (Ampullariidae). [Cited 2008 Nov 18]. Available from: URL: http://www.applesnail.net, accessed on 21/11/2013.

Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2013. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 18/2013. Trang 84-90.

Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2014. Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống. Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ Số chuyên đề Thủy sản, Tập 1. ISSN: 1859-2333. Trang 83-91.

Lum-Kong, A. and J.S. Kenny, 1989. The reproductive biology of the ampullariid snail Pomacea urceus. Journal of Molluscan Studies, 55: 53-65.

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Ngọc Việt và Lê Văn Bình, 2013. Ảnh hưởng của rau xanh và thức ăn công nghiệp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng giống (Pila polita). Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ số 28/2013 (Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học). ISSN: 1859-2333. Trang 151-156.

Nguyễn Thị Bình, 2011. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Vinh. 105 trang.

Nguyễn Thị Đạt, 2010. Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ trăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 77 trang.

Nguyễn Thị Diệu Linh, 2011. Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ trăng trưởng của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố Vinh. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Vinh. 107 trang.

Nguyễn Văn Thuận và Lê Trọng Sơn, 2004. Giáo trình động không xương sống. Nhà xuất bản đại học Huế. 316 trang.

Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 62 Trang.