Ngày xuất bản: 30-07-2018
Thủy sản
Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana tigerina) giai đoạn nuôi thương phẩm
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm tìm ra độ mặn thích hợp, ứng dụng nuôi ếch Thái Lan trong tình hình xâm nhập mặn hiện nay tại Tiền Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu về tăng trưởng, tỷ lệ sống (TLS) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của ếch được nuôi với các nghiệm thức (NT) có độ mặn 0‰, 2‰, 4‰, 6‰ và 8‰; trong đó 0‰ là NT đối chứng. Sau 60 ngày nuôi, weight gain (WG), daily weight gain (DWG) của ếch cao nhất ở NT 0‰ (WG là 75 g, DWG là 1,25 g/ngày), tiếp đến là NT 2‰ (WG là 67,3g, DWG là 1,12 g/ngày) và ở NT 8‰ ếch có WG, DWG thấp nhất (WG là 49,5 g; DWG là 0,82 g/ngày). Ếch nuôi có TLS cao nhất ở NT 4‰ (90%), kế đến là NT 0‰ (88,8%) và thấp nhất ở NT 6‰ (81,3%), tuy nhiên, sự khác biệt về TLS giữa các NT lại không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). FCR của ếch cao nhất ở NT 8‰ (1,17) và thấp nhất ở NT 0‰ (0,99), tuy nhiên sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Kết quả cho thấy, ếch Thái Lan tăng trưởng tốt trong môi trường nước có độ mặn đến 6‰.
Thành phần động vật phù du ở sông Cái Lớn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động vật phù du phân bố trên sông Cái Lớn thuộc huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2017 đến 08/2017. Mẫu động vật phù du được thu 6 đợt với 3 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa, tại 6 điểm trên sông chính. Tổng số loài động vật phù du đã xác định được là 105 loài. Số lượng các loài động vật phù du có sự biến động theo các đợt thu mẫu, dao động từ 71 loài trong mùa mưa đến 95 loài trong mùa khô. Trong đó, số lượng loài Rotifera phong phú nhất với 47 loài (44,8%), tiếp đến là Copepoda với 23 loài (21,9%). Mật độ động vật phù du ở sông Cái Lớn trong thời gian nghiên cứu cao, dao động từ 14.167 đến 62.000 cá thể/m3.
Ảnh hưởng của chiết xuất ổi (Psidium guajava) và diệp hạ châu (Phylanthus amarus) lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Ổi (Psidium guajava) và diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) là những loại dược liệu truyền thống nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những dược liệu này lên việc cải thiện hệ miễn dịch của cá tra (Pangasianoson hypophthalmus) ít được quan tâm. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của chiết xuất ethanol từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất giữa chúng (1:1) lên tế bào bạch cầu cá tra. Các tế bào bạch cầu (5×106 tế bào/mL) thu từ máu ngoại vi và thận của cá tra được bổ sung chiết xuất riêng lẻ từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất lá ổi: diệp hạ châu tại 2 nồng độ khác nhau (10 và 100 mg/mL) trong 24 giờ nuôi cấy. Kết quả cho thấy chiết xuất từ lá ổi, diệp hạ châu và hỗn hợp chiết xuất có tác động tích cực đến các chỉ tiêu miễn dịch được khảo sát. Cụ thể, hoạt tính lysozyme và tổng kháng thể của các nghiệm thức có bổ sung chất chiết xuất tăng đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p
Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng điệp seo (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) giai đoạn trôi nổi
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của điệp seo giai đoạn trôi nổi, tìm ra thức ăn thay thế tảo hoặc bổ sung thức ăn tổng hợp vào khẩu phần tảo nhằm chủ động hơn trong việc cho ăn. Ấu trùng chữ D được nuôi 10 ngày đến giai đoạn đỉnh vỏ, được cho ăn với 3 nghiệm thức thức ăn (NT1:100% tảo đơn bào Pavlova sp.+ Chromonas sp. + Dicrateria sp. với tỷ lệ 1:1:1; NT2: 50% tảo đơn bào Pavlova sp.+ Chromonas sp. + Dicrateria sp. với tỷ lệ 1:1:1 + 50% thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1); NT3: 100% thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1). Kết quả chỉ ra rằng ấu trùng ở NT2 đạt cao nhất về chiều dài (192,3 µm) và chiều cao (189,3 µm), tốc độ sinh trưởng trung bình của ấu trùng cao nhất nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với NT1. Tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở NT1 (33,1%), tiếp theo là ở NT2 (29,8%). Sinh trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất ở NT3 và có sự khác biệt ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại (P
Đánh giá hiệu quả của hoạt động ương và kinh doanh cá trê lai giống (Clarias macrocephalus x C. Gariepinus) ở tỉnh Tiền Giang
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 110 hộ ương và 38 cơ sở kinh doanh cá trê lai giống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ tháng 02/2017 đến tháng 10/2017 nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động trên. Kết quả khảo sát hoạt động ương cá trê lai giống cho thấy, nhóm hộ có diện tích trung bình ao ương 1.000-2.000 m2/ao (nhóm I) và 2.001-3.000 m2/ao (nhóm II) có năng suất và lợi nhuận cao hơn nhóm diện tích trung bình ao ương 3.001-6.000 m2/ao (nhóm III) với khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p
Nghiên cứu một số mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định sự biến đổi của một số yếu tố chất lượng nước và sự hiện diện của một số mầm bệnh trên nghêu Meretrix lyrata ở Bến Tre từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2016. Kết quả quan sát những dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Chất lượng nước tại bãi nuôi: pH, NO2, NH3, H2S không có khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định ở yếu tố nhiệt độ và độ mặn (P
Khảo sát phương pháp phân tích nitơ bazơ bay hơi (TVB-N) đánh giá độ tươi của sản phẩm thủy sản
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp phân tích tổng nitơ bazơ bay hơi (TVB-N) áp dụng cho việc đánh giá độ tươi của sản phẩm thủy sản. Các phương pháp khảo sát bao gồm: (1) phương pháp sử dụng acid perchloric chiết tách nitơ bazơ bay hơi, sau đó chưng cất bằng sodium hydroxide và amoniac được hấp thu bằng boric acid và định lượng lại bằng hydrochloric acid (TCVN 9215 – 2012) và (2) phương pháp sử dụng nước nóng và magnesium oxide chưng cất chiết tách nitơ bazơ bay hơi và sau đó amoniac được hấp thu bằng boric acid và định lượng lại bằng sulfuric acid (Velho, 2001). Thêm vào đó, độ tươi của sản phẩm trong điều kiện bảo quản lạnh và độ tươi của cá biển thu thập từ các chợ và siêu thị cũng được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả hai phương pháp đều có thể sử dụng trong phân tích tổng nitơ bazơ bay hơi trong mẫu cá, độ lặp lại ổn định và độ thu hồi cao và hệ số biến động thấp giữa các ngày phân tích. Việc bảo quản lạnh (4-5°C) cá tra tươi và cá nục trong ba ngày không làm thay đổi chất lượng cá. Cá biển (cá nục và cá bạc má) thu mẫu tại các chợ và siêu thị tại thành phố Cần Thơ có độ tươi chấp nhận được, có thể làm thực phẩm cho người. Tóm lại, phương pháp sử dụng nước nóng và magnesium oxide chưng cất chiết tách nitơ bazơ bay hơi, sau đó amonia được hấp thu bằng boric acid và định lượng lại bằng sulfuric acid (Velho, 2001) có thể được sử dụng cho việc phân tích TVB-N thường ngày mà ít sử dụng hóa chất độc hại hơn so với phương pháp TCVN 9215 – 2012.
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên chất lượng nước, tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong hệ thống tuần hoàn
Tóm tắt
|
PDF
Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng nước, tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong hệ thống tuần hoàn nước được khảo sát trong thời gian 12 tuần. Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 10,01 ± 1,01 g được thả nuôi với 4 mật độ là 40, 60, 80, 100 con/100-L. Cá được cho ăn 2 lần/ngày theo nhu cầu bằng thức ăn công nghiệp 41% đạm. Trong thời gian thí nghiệm, pH của các nghiệm thức dao động từ 6,03 – 8,67, có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng lượng thức ăn và mật độ nuôi. Các chỉ tiêu TAN, NO2- tăng trong những tuần đầu và có xu hướng giảm về cuối vụ nuôi. Hàm lượngNO2- dao động từ 0,02 – 1,28 mg/L. Nhìn chung, các chỉ tiêu chất lượng nước đều trong giới hạn thích hợp cho cá nuôi. Nghiệm thức nuôi 100 con/100L cho kết quả nuôi tốt nhất với tăng trưởng đặc biệt là 2,56 %/ngày, tỉ lệ sống đạt 83% , với năng suất 97,39kg/m3 và hệ số tiêu tốn thức ăn là 1,2. Nghiên cứu nuôi cá với mật độ cao hơn và qui mô lớn được đề xuất để đánh giá mật độ tối ưu và hiệu quả kinh tế cao cho ứng dụng vào sản xuất.
Nghiên cứu sự biến động sinh khối phiêu sinh thực vật và hàm lượng ôxy hòa tan để quản lý đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện trong suốt chu kỳ một năm, với sáu đợt thu mẫu vào các tháng 1, 3, 5, 7, 9 và 11 năm 2015, nhằm khảo sát biến động sinh khối phiêu sinh thực vật (PSTV) và hàm lượng ôxy hòa tan (DO) trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL-TN) theo không gian, thời gian và thủy triều, qua đó đề xuất giải pháp quản lý đàn cá trên kênh. Nghiên cứu đã phân vùng kênh NL-TN theo ba đoạn, đầu kênh, giữa kênh và cuối kênh với chín trạm thu mẫu. Mẫu được thu đại diện cho các thời điểm thủy triều cao nhất và thấp nhất trong tháng. Kết quả cho thấy sinh khối PSTV đạt cao nhất ở đoạn cuối kênh (5,2-6,1 gDW/m3) và thấp nhất ở đoạn đầu kênh (4,4-4,9 gDW/m3), tuy nhiên không có mối tương quan giữa sinh khối PSTV cao và DO xuống thấp vào sáng sớm theo không gian. Xét theo khía cạnh thời gian, sinh khối PSTV đạt cao nhất vào tháng 7 (6,9 gDW/m3) và thấp nhất vào tháng 9 (3,5 gDW/m3), tuy nhiên không có mối tương quan giữa sinh khối PSTV và DO theo thời gian. Như vậy việc quan trắc sinh khối PSTV với tần suất 2 tháng/lần là chưa có hiệu quả trong dự báo tương quan biến động của chỉ số này với sự thiếu hụt DO nhằm mục đích quản lý đàn cá. Xét theo biến động thủy triều, các mức nước lớn và nước ròng ảnh hưởng có ý nghĩa lên sự khác biệt sinh khối trung bình năm của PSTV. Xét riêng khía cạnh DO, mức DO xuống thấp nhất vào thời điểm sáng sớm của tháng 5 khi nước ròng, trùng hợp với hiện tượng cá chết nhiều trên kênh vào đầu mùa mưa, đặt ra yêu cầu cần quan trắc và quản lý DO thường xuyên vào các thời điểm dễ xảy ra nguy cơ thiếu hụt DO để quản lý đàn cá.
Khả năng kháng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản của dịch trích từ lá và hạt cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) trong điều kiện in vitro
Tóm tắt
|
PDF
Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) từ lâu được xem là loại thảo dược quý, chữa nhiều bệnh trên người và động vật thủy sản. Nghiên cứu này đánh giá khả năng kháng của các chất chiết xuất từ hạt và lá của cây trâm bầu đối với một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản như: Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella ictaluri và Vibrio parahaemolyticus. Thí nghiệm sử dụng dịch lá và hạt cây trâm bầu, trích theo hai phương pháp khác nhau (ngâm lạnh trong cồn và trích nước có gia nhiệt), để khảo sát tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả nghiên cứu xác định, dịch trâm bầu kháng vi khuẩn A. hydrophila; E. ictaluri và V. parahaemolyticus với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 5,3 mm, 8,98 mm và 6,25 mm. Dịch trâm bầu trích bằng nước kháng khuẩn tốt hơn dịch trâm bầu trích bằng cồn, dịch trích hạt trâm bầu kháng khuẩn tốt hơn dịch trích lá. Minimum inhibitory concentration (MIC) của dịch trích lá và hạt trâm bầu đối với E. ictaluri là như nhau (16 µL/mL). Với vi khuẩn A. hydrophila, MIC của dịch trích hạt (12 µL/mL) thấp hơn so với MIC của dịch trích lá (28,8 µL/mL). Với V. parahaemolyticus, MIC dịch trích hạt (14,4 µL/mL) cũng thấp hơn MIC dịch trích lá (21,6 µL/mL). Nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm ra các giải pháp ứng dụng cây trâm bầu vào phòng trị bệnh cho động vật thủy sản.
Ảnh hưởng của thức ăn và phương pháp kích thích lên khả năng sinh sản của ốc nhảy (Strombus canarium Linneaus, 1758) tại Khánh Hòa
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của ba loại thức ăn (thức ăn tổng hợp, tảo khô dạng phiến Spirulina flakes và thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô dạng phiến Spirulina flakes) đến quá trình nuôi vỗ và ba phương pháp kích thích sinh sản (nhiệt độ, oxy già và tia cực tím) tới khả năng sinh sản của ốc nhảy (S. canarium) bố mẹ tại Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ sống của ốc nhảy bố mẹ ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo khô dạng phiến Spirulina flakes là cao nhất đạt 92,11 ± 7.42 % nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Ốc nhảy bố mẹ cho ăn bằng hỗn hợp thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô dạng phiến Spirulina flakes, khi kích thích sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt cho khối lượng trứng là nhiều nhất (4,5 ± 0,27 g/ốc cái), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp (2,9 ± 0,17 g/ốc cái) nhưng không có sự sai khác đối với nghiệm thức cho ăn bằng tảo khô (4,16 ± 0,26 g/ốc cái). Tỉ lệ nở của trứng ở nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn tổng hợp kết hợp với tảo khô dạng phiến Spirulina flakes đạt cao nhất (94,10 ± 1,34 %) và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p
So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 04/2018 thông qua việc phỏng vấn 90 hộ nuôi lươn (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi lươn thông thường) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình giữa các biến định lượng giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường là phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m2/hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m2 và năng suất 7,9 kg/m2/vụ. Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m2/hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m2 và năng suất là 6,6 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m2/vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần. Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m2/vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao.
Khảo sát đặc tính đối kháng của Bacillus licheniformis (B1) đối với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh teo gan tụy cấp tính trên tôm (AHPND) trong điều kiện thí nghiệm
Tóm tắt
|
PDF
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm EMS (early mortality syndrome) được phát hiện là bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ravà gây thiệt hại lớn đối với mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis (B1) được phân lập từ ruột cá Đối (Mugil cephalus) trong tự nhiên có khả năng đối kháng tốt với vi khuẩn V. parahaemolytics với vòng kháng khuẩn 15 mm trong thời gian 24 giờ. Ngoài ra, khả năng kháng V. parahaemolytics được thử nghiệm bằng phương pháp đồng nuôi cấy (co- culture) cho thấy chủng B1 (nồng độ 105 CFU/mL, 106 CFU/mL, 107 CFU/mL) có khả năng ức chế hoàn toàn V. parahaemolytics (104, 105, 106, 107 CFU/mL) sau thời gian chín giờ và đặc tính này ổn định trong 24 giờ khảo sát.
Ảnh hưởng của thời gian bảo quản nguyên liệu đến chất lượng của gelatin chiết rút từ da cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Trong nghiên cứu này, gelatin được chiết rút từ da cá tra trong điều kiện bảo quản khác nhau (da cá tra tươi, da cá tra cấp đông 1 tháng và cấp đông 3 tháng) nhằm kiểm tra ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng của gelatin thành phẩm. Cả 3 mẫu da cá tra được xử lý ngâm trong dung dịch NaOH nồng độ 0,1M trong 30 phút và dung dịch CH3COOH nồng độ 0,07M trong 3 giờ để khử nitơ phi protein và khử khoáng. Gelatin được chiết rút ở nhiệt độ 70°C trong 1,5 giờ cho độ nhớt và hiệu suất thu hồi là cao nhất với các giá trị là 6,55 mPas, 13,5% đối với mẫu da cá tra tươi, 6,57 mPas, 16,6% đối với mẫu da cá tra cấp đông 1 tháng và 5,39 mPas, 16,2% đối với mẫu da cá tra cấp đông trên 3 tháng. Điều kiện tối ưu để sấy gelatin chiết rút từ 3 mẫu da cá là 55-60°C trong 22 giờ. Độ bền gel của gelatin được chiết rút từ da cá tra tươi, da cá tra cấp đông 1 tháng và cấp đông 3 tháng là 165; 154 và 150 g và cao hơn gấp 2 lần so với gelatin thương mại (75,3 g). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của sản phẩm gelatin hầu như không bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản.
Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các mật độ khác nhau
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương thích hợp để nâng cao tỉ lệ sống trong ương ấu trùng cua biển. Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm: (1) ương ấu trùng từ giai đoạn zoae1 đến zoae4 ở các mật độ khác nhau (300, 350, 400 và 450 con/L) và (2) ương ấu trùng từ giai đoạn zoae4 đến cua1 với các mật độ khác nhau (40, 50, 60, 70, 80, 90 và 100 con/L). Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương có thể tích 100 L và độ mặn 30‰. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy sau 10 ngày ương, ấu trùng ở tất cả các nghiệm thức đều chuyển sang giai đoạn zoae4. Chỉ số biến thái (LSI) và chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng zoae4 ở các nghiệm thức mật độ khác nhau không ý nghĩa thống kê (p>0,05), với tỉ lệ sống trung bình của zoae4 dao động từ 57,2 – 64,4%. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy sau 16 ngày ương, LSI và chiều dài cua1 không khác biệt thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức mật độ. Tỉ lệ sống của cua 1 ở các nghiệm thức dao động từ 4,8 – 9,4%, trong đó tỉ lệ sống của cua1 cao nhất ở nghiệm thức 40 con/L, khác biệt không có ý nghĩa so với mật độ ương 50, 60 và 70 con/L(p>0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các mật độ cao hơn (80, 90 và 100 con/L). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn zoae1 –zoae4 với mật độ 450 con/Lvà zoae 4 đến cua 1 với mật độ 70 con/L có thể được xem là thích hợp nhất.
Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và phương thức thu hoạch đến năng suất của sinh khối Artemia franciscana nuôi trên bể
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và phương thức thu hoạch thích hợp để đạt năng suất sinh khối Artemia franciscana cao và ổn định ở điều kiện nuôi trong bể, để góp phần chủ động cung cấp nguồn sinh khối Artemia làm thức ăn cho các trại giống thủy sản. Về ảnh hưởng kết hợp của độ mặn và mật độ nuôi đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của sinh khối Artemia được đánh giá ở điều kiện nuôi trên bể. Thí nghiệm được bố trí gồm 9 nghiệm thức với hai nhân tố độ mặn và mật độ nuôi, với 3 độ mặn (15, 30 và 45‰) và 3 mật độ nuôi (500; 1.000 và 1.500 cá thể/L) khác nhau; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (Thí nghiệm 1). Thí nghiệm sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng protein 30% và lipid 9% và thời gian thực hiện trong 14 ngày. Kết quả tốt nhất thu được tăng trưởng chiều dài cá thể (6,2 mm) và năng suất sinh khối Artemia (1,31 kg/m3) ở độ mặn 30‰ và mật độ nuôi 500 cá thể/L. Thí nghiệm 2 được bố trí để đánh giá ảnh hưởng của phương thức thu tỉa đến năng suất sinh khối Artemia nuôi trên bể. Thí nghiệm 2 gồm 9 nghiệm thức, hai nhân tố gồm 3 tần suất thu hoạch (1, 3 và 5 ngày/lần) và 3 tỉ lệ thu hoạch sinh khối (con trưởng thành) khác nhau (10, 20 và 30%/lần thu hoạch). Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy áp dụng phương pháp thu tỉa mỗi ngày đạt năng suất sinh khối Artemia cao hơn các nghiệm thức khác, trong đó ở tỉ lệ thu hoạch 30% cho năng suất cao nhất (2,20 kg/m3) sau 5 tuần nuôi.
Ứng dụng marker phân tử DNA barcode trong định danh các mẫu Moina spp. phân lập tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Trong quần thể giáp xác nước ngọt, các loài thuộc giống Moina (Baird, 1850) thường chiếm ưu thế. Hiện nay, một số loài Moina spp. được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá trong nuôi trồng thủy sản và làm chất chỉ thị sinh học trong các nghiên cứu độc chất học trong môi trường nước. Trong nghiên cứu này, các mẫu Moina sp. tại năm tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Long An) được định danh bằng hình thái và ứng dụng marker phân tử DNA barcode dựa trên gen ty thể cytochrome coxidase subunit I (mtCOI). Nghiên cứu đã giải trình tự thành công đoạn gen mtCOI của 48 mẫu Moina sp. phân lập được. Kết quả phân tích cho thấy loài M. micrura hiện diện nhiều nhất, kế đến là loài M. macrocopa và các mẫu Moina spp. được phân thành năm nhóm di truyền; trong đó, 31/48 mẫu Moina sp. thuộc nhóm I tương đồng 99% với M. micrura; 4/48 mẫu Moina sp. thuộc nhóm V, tương đồng 99% với loài M. macrocopa; 8/48 mẫu Moina sp. thuộc nhóm II, 4/48 mẫu Moina sp. thuộc nhóm III và 1/48 mẫu Moina sp. thuộc nhóm IV chứa trình tự gen mtCOI có sự tương đồng thấp hơn 90% so với các loài Moina đã được công bố trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), Hoa Kỳ nên có thể được ghi nhận là những loài Moina mới, chưa có trình tự mtCOI trên ngân hàng gen.
Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên hệ thống miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm bổ sung 0,5; 1% tỏi tươi; 0,25; 0,5% bột tỏi và đối chứng (không bổ sung tỏi). Sau 14 ngày sử dụng thức ăn có bổ sung tỏi, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh (Streptoccocus agalactiae). Mẫu được tiến hành thu sau 7 ngày, 14 ngày cá được bổ sung tỏi và 3 ngày sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae. Các chỉ tiêu miễn dịch được theo dõi bao gồm mật độ tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi đều tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (p
Ảnh hưởng của liều lượng apex aqua lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống cá nâu (Scatophagus argus)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ Apex Aqua đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu giống từ đó tìm ra tỷ lệ Apex Aqua bổ sung thích hợp để nâng cao tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu góp phần xây dựng quy trình ương có hiệu quả và giảm chi phí khi ương. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức bón Apex Aqua với liều lượng khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần: không bổ sung Apex Aqua (đối chứng), bổ sung Apex Aqua 2 g/m3, bổ sung Apex Aqua 4 g/m3, bón bổ sung Apex Aqua 6 g/m3. Cá nâu có khối lượng trung bình ban đầu là 0,15 g/con được ương ở độ mặn 5‰, Apex Aqua được bổ sung 3 ngày/lần. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận, sau 45 ngày thí nghiệm, các yếu tố môi trường nước đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá nâu. Trong đó, cá nâu ương ở nghiệm thức bổ sung Apex Aqua 2 g/m3 tăng trưởng tuyệt đối 0,025 g/ngày và tăng trưởng tương đối 4,613 %/ngày là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) giữa các nghiệm thức. Như vậy, có thể ương cá nâu với liều lượng bổ sung Apex Aqua 2 g/m3.
Hiệu quả tài chính và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới rê (<90 CV) ở tỉnh Bạc Liêu
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 chủ tàu lưới rê ven bờ (
Khả năng nhạy với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) ở Trà Vinh
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn Aeromonas schubertii gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh ở tỉnh Trà Vinh. Tất cả 24 chủng vi khuẩn được kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trước khi tiến hành làm kháng sinh đồ với 15 loại kháng sinh. Sau đó 4 chủng đại diện được chọn để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) với 4 loại kháng sinh (colistin, doxycycline, erythromycin, amoxicillin) bằng phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng. Kết quả cho thấy đa số vi khuẩn A. schubertii nhạy cảm cao với kháng sinh doxycycline (83,33%) và colistin (79,17%); kháng cao với oxytetracycline (79,17%), florfenicol (79,17%), erythromycin (70,83%) và novobiocin (62,5%); và kháng hoàn toàn với ampicillin, amoxicillin và rifampicin. Kết quả xác định MIC cho thấy 4 chủng vi khuẩn A. schubertii nhạy cao với colistin (MIC = 0,25-0,5 μg/mL) và doxycycline (MIC = 4 μg/mL), kháng với erythromycin (MIC = 8 μg/mL) và kháng hoàn toàn với amoxicillin (MIC = 512 μg/mL).
Nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) bằng công nghệ biofloc từ nguồn carbohydrate rỉ đường bổ sung ở các giai đoạn khác nhau
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bổ sung carbohydrate từ rỉ đường thích hợp nhất lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức (i) Bổ sung carbohydrate từ Mysis-1, (ii) bổ sung carbohydrate từ Mysis-3, (iii) bổ sung carbohydrate từ Postlarvae-2, và (iv) bổ sung carbohydrate từ Postlarvae-4. Bể thí nghiệm có thể tích 500 L, mật độ 150 con/L, độ mặn 30‰, sử dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỉ lệ C/N=25. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và các chỉ tiêu biofloc ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm phát triển. Tăng trưởng về chiều dài ở Postlarvae-15 lớn nhất ở nghiệm thức bổ sung nguồn carbohydrate từ Mysis-3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức bổ sung nguồn carbohydrate từ Postlarvae-2 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên sản phẩm bột dinh dưỡng thương mại (Supa-stock®) nhằm kích thích sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên là tảo và động vật phù du (ĐVPD) trong ao ương làm tăng khả năng bắt mồi và tăng trưởng của cá tra bột. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức bao gồm nghiệm thức đối chứng (không bổ sung Supa-stock®), bổ sung Supa-stock® trước 2 ngày khi thả cá tra bột, và bổ sung Supa-stock® trước 4 ngày khi thả cá tra bột và duy trì mỗi ngày cho đến ngày thứ 10 sau thả cá tra bột. Mỗi nghiệm thức được thực hiện trên 3 ao, diện tích ao khoảng 2.500 m2, mực nước 1,3 m. Mật độ cá thả là 1 triệu cá bột/1000 m2. Mẫu định tính và định lượng (ĐVPD) được thu mỗi ngày cho đến ngày 10 bằng lưới phiêu sinh động vật (kích thước mắt lưới 60µm) để xác định thành phần loài và mật độ của ĐVPD trong ao. Cá bột cũng được thu mỗi ngày để phân tích thành phần thức ăn trong ruột và sự lựa chọn thức ăn của cá. Kết quả đã ghi nhận được 65 loài ĐVPD thuộc 4 nhóm bao gồm luân trùng (Rotifera) 27 loài; giáp xác chân chèo (Copepoda) 20 loài; giáp xác râu ngành (Cladocera) 13 loài; động vật nguyên sinh (Protozoa) 5 loài. Mật độ ĐVPD dao động trong khoảng 118.148 - 5.777.037 cá thể/m3, trong đó Rotifera chiếm phần lớn từ 50.926 - 3.788.889 cá thể/m3 và thấp nhất là Protozoa dao động khoảng 0 - 32.593 cá thể/m3. Khả năng lựa chọn thức ăn của cá tra bột ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock® trước 2 ngày khi thả cá tra bột cao hơn có ý nghĩa thống kê (P
Sự khác biệt về đặc điểm hình thái của các loài cá trê thuộc giống Clarias phân bố ở Phú Quốc
Tóm tắt
|
PDF
Trong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái của một nhóm cá trê “lạ” thu ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được so sánh với các loài cá trê thuộc giống Clarias đã được định danh gồm cá trê trắng (Clarias cf. batrachus), cá trê vàng (C. macrocephalus), cá trê Phú Quốc (C. gracilentus) nhằm bổ sung thông tin thành phần loài trong giống Clarias. Tổng cộng 129 mẫu cá trê đã được thu thập và phân tích hình thái dựa vào 22 chỉ số sinh trắc hình thái (tỉ lệ số đo hình thái so với chiều dài chuẩn và chiều dài đầu). Về hình dáng bên ngoài, các nhóm cá trê có thể được phân biệt được với nhau bằng hình dạng thân, màu sắc, hình dạng đầu và đặc biệt là hình dạng gai vi ngực. Nhóm cá trê “lạ” có cạnh ngoài gai vi ngực với các răng to rõ và dễ dàng phân biệt với các nhóm khác. Tất cả các chỉ số sinh trắc đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bốn nhóm cá (p< 0,05). Kết quả phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis- PCA) cũng thể hiện sự sắp xếp rõ ràng của bốn nhóm cá, trong đó nhóm cá trê vàng và nhóm cá “trê lạ” gần giống nhau hơn so với hai loài trê trắng và trê Phú Quốc. Hai thành phần chính (Principal Component - PC1 và PC2), giải thích lần lượt 46,3% và 22,6% sự khác biệt về số đo của bốn nhóm cá. Ngoài ra, phân tích nhóm còn cho thấy 100% các cá thể cá trê được xếp đúng vào từng nhóm ban đầu. Kết quả nghiên cứu này thống nhất với kết quả của nghiên cứu trước: cá trê “lạ” có thể không phải là con lai giữa cá trê vàng và cá trê Phú Quốc.
Ảnh hưởng của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu (Gracilaria sp.) và chế độ cho ăn lên khả năng đề kháng bệnh của tôm
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tác động tích cực của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) - rong câu (Gracilaria sp.) và chế độ cho ăn khác nhau lên khả năng đề kháng vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) của tôm sú. Sau 60 ngày thí nghiệm, tôm thí nghiệm được xác định các chỉ tiêu tổng tế bào máu (THC), định loại bạch cầu (DHC), hoạt tính enzyme phenoloxidase (PO) và khả năng kháng lại vi khuẩn V. parahaemolyticus. Kết quả ghi nhận (i) tổng tế bào máu, bạch cầu không hạt và hoạt tính PO đều tăng đáng kể ở những nghiệm thức nuôi kết hợp; (ii) tỉ lệ chết tích lũy sau 14 ngày cảm nhiễm ở những nghiệm thức nuôi kết hợp có tỉ lệ thấp hơn (23,3%) so với nghiệm thức đối chứng (63,3%). Kết quả trên cho thấy tôm sú được nuôi kết hợp rong câu và chế độ cho ăn khác nhau giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và tăng tỉ lệ sống cho tôm sú khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus.
Đặc điểm phát triển ống tiêu hóa và khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá trê Phú Quốc (Clarias gracilentus, Ng, Hong & Tu, 2011)
Tóm tắt
|
PDF
Quá trình phát triển về hình thái và cấu trúc mô ống tiêu hóa của cá trê Phú Quốc được khảo sát từ khi mới nở đến giai đoạn 30 ngày tuổi. Kết quả cho thấy cá bột bắt đầu mở miệng vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 cá mới ăn thức ăn ngoài với cỡ miệng trung bình 0,89 ± 0,05 mm. Ống tiêu hóa phân hóa thành 4 phần gồm xoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Ngày tuổi thứ 10 dạ dày đã hình thành chức năng tiêu hóa riêng biệt. Về cấu trúc mô học, dạ dày được hình thành vào ngày tuổi thứ 5 và hoàn chỉnh chức năng vào ngày tuổi thứ 10 với sự xuất hiện rất nhiều tuyến dạ dày. Nghiên cứu về khả năng sử dụng thức ăn chế biến đã ghi nhận: có thể ương cá với thức ăn chế biến từ ngày tuổi thứ 10, nhưng sinh trưởng về khối lượng của cá chậm hơn so với những cá ở nghiệm thức cho ăn ở các ngày tuổi 13, 16, 19 với các giá trị lần lượt: 0,003, 0,002, 0,004 và 0,005g/ngày và rất chậm khi so sánh với sinh trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng (0,012g/ngày). Ngay ở nghiệm thức cho cá ăn ở ngày tuổi thứ 19, thì sau 45 ngày ương, khối lượng của cá (0,24±0,13 g) chỉ tương đượng 50% so với cá ăn hoàn toàn thức ăn tươi sống (0,53±0,23g). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ sống không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi.
Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới rê và lưới kéo (20-90 CV) ở tỉnh Sóc Trăng
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê được thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 12/2017 ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả cho thấy, nghề lưới kéo và nghề lưới rê là hai nghề có số lượng tàu nhiều nhất. Nghề lưới kéo và lưới rê có thể khai thác quanh năm. Công suất tàu lưới rê (37,5 CV) và tàu lưới kéo (38,9 CV) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sản lượng và tỉ lệ cá tạp của nghề lưới rê (14,1 tấn/năm; 15,1%) thấp hơn nghề lưới kéo (17,7 tấn/năm; 45,2%) (p
Ảnh hưởng của inulin và fructooligosaccharides lên tăng trưởng, một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung inulin và fructooligosaccharides (FOS) vào thức ăn lên tăng trưởng và sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (đối chứng, 0,5% Inulin, 1% Inulin, 0,5% FOS và 1% FOS); mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Sau 21 và 28 ngày, các chỉ tiêu miễn dịch bao gồm mật độ tổng hồng cầu, mật độ tổng bạch cầu, định lượng từng loại bạch cầu và hoạt tính của lysozyme được phân tích để đánh giá đáp ứng miễn dịch của cá. Sau 28 ngày, cá được cân trọng lượng để tính tăng trọng và tiến hành cảm nhiễm với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri để đánh giá khả năng kháng khuẩn. Tỉ lệ chết của cá được ghi nhận hàng ngày trong suốt 14 ngày. Sau 3 ngày cảm nhiễm với E. ictaluri, 3 cá /bể được thu để phân tích miễn dịch. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme ở các nghiệm thức bổ sung inulin và FOS đều cao hơn nghiệm thức đối chứng sau 28 ngày cho ăn. Nghiệm thức bổ sung 1% inulin cho kết quả mật độ tổng bạch cầu, bạch cầu đơn nhân, trung tính, lympho, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme tăng cao có ý nghĩa thống kê sau 28 ngày và có tỉ lệ chết thấp nhất (42,67%) sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri (p
Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn (tảo tươi, thức ăn tổng hợp và tảo khô dạng phiến Spirulina flakes kết hợp thức ăn tổng hợp) và độ mặn (25‰, 30‰, 35‰) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy giai đoạn trôi nổi (ấu trùng veliger) được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 15 ngày thí nghiệm, nghiệm thức sử dụng thức ăn là tảo khô dạng phiến Spirulina flakes kết hợp thức ăn tổng hợp cho tốc độ sinh trưởng của ấu trùng tốt nhất (46,3 ± 4,41 µm/ngày) và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo tươi là 76,2 ± 2,3% và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức độ mặn 30‰, ấu trùng có tốc độ sinh trưởng (39,1 ± 4,74 µm/ngày) và tỷ lệ sống (70,4 ± 2,52%) cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức độ mặn 25‰.
Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain) ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp tại 34 trại sản xuất cua giống ở 3 tỉnh khu vực ĐBSCL gồm: Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích trung bình của các trại sản xuất cua giống là 516±1.096 m2, tổng thể tích bể ương là 234±416 m3, thể tích trung bình mỗi bể ương là 4±2 m3 và sản xuất trung bình 6±2 đợt/năm. Trong các trại được khảo sát có 32,4% tự nuôi vỗ cua mẹ và 67,6% mua cua ôm trứng. Mật độ ương ấu trùng trung bình 395±141 con/L, sau 9±2 ngày ương thì tiến hành san thưa với mật độ 82±31con/L. Trung bình sau 25±1 ngày ương, tỉ lệ sống của cua đạt 4,6% (2,3-7,7%), năng suất trung bình 5.492±2.500 con/m3 và sản lượng đạt 1,29±2,22 triệu con/đợt. Trong 34 trại được khảo sát, trại có lợi nhuận chiếm 91,2% và 8,8% còn lại là lỗ vốn. Đối với các trại có lợi nhuận, tổng chi phí trung bình là 23,4 triệu đồng/cua mẹ/đợt (228,7±92,9 triệu đồng/trại/đợt) và lợi nhuận bình quân 9,5 triệu đồng/cua mẹ/đợt (89,0±167,2 triệu đồng/trại/đợt), tương ứng với tỉ suất lợi nhuận là 0,41±0,27. Đối với các trại lỗ vốn thì lỗ từ 1,9 – 4,2 triệu đồng/cua mẹ/đợt (7,4 – 16,9 triệu đồng/trại/đợt).
Khảo sát sự biến động mật độ vi sinh vật và một số yếu tố môi trường tại thời điểm nghêu chết ở tỉnh Nam Định năm 2016-2017
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm khảo sát sự biến động mật độ vi sinh vật và một số yếu tố môi trường liên quan đến nghêu chết tại tỉnh Nam Định năm 2016-2017. Mẫu nước, bùn, nghêu được thu tại các khu vực khác nhau của vùng thấp triều, trung triều và cao triều. Sự hiện diện và mật độ nhóm vi khuẩn Vibrio và các chỉ tiêu: pH, độ mặn, nhiệt độ, NH3, NO2, H2S được xác định, đồng thời, phương pháp t-test, ANOVA một nhân tố được sử dụng để tìm ra mối tương quan của các yếu tố này đến sức khỏe nghêu. Kết quả cho thấy, trên tổng diện tích nuôi, hiện tượng nghêu chết rải rác với tỷ lệ thấp (1-10%) đã xảy ra vùng cao triều vào tháng 4/2016 và 5/2017. Nghêu chết có kích thước lớn, mật độ cao (500-600 con/m2). Nghêu không thể hiện các dấu hiệu đặc trưng, kết quả mô học vỏ tổn thương và bong tróc tế bào mang ở mức nhẹ. Các yếu tố sinh vật liên quan đến nghêu chết là mật độ của vi khuẩn nhóm Vibrio trong nước (2068,2 cfu/ml), bùn (9713,5 cfu/g), nghêu (2241,3 cfu/g) và mật độ vi khuẩn V. parahaemolyticus trong nghêu (96,8 cfu/g). Ngoài ra, môi trường ảnh hường đến nghêu chết là thời gian phơi bãi kéo dài (5-6 giờ), nhiệt độ nước cao (23- 26°C năm 2016 và 32-38°C năm 2017) và độ mặn cao (19-21‰ năm 2016 và 23-27‰ năm 2017). Tuy nhiên, các giá trị nhiệt độ, độ mặn của hai đợt chết này không cao như các đợt nghêu chết hàng loạt trước đây tại Nam Định. Đây có thể là nguyên nhân không xuất hiện nghêu chết hàng loạt năm 2016 và 2017.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết lá dứa (Pandanus amaryllifolius) đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) tẩm bột bảo quản lạnh
Tóm tắt
|
PDF
Sự ảnh hưởng của loại dung môi chiết rút (nước cất, ethanol 70% và acetone 70%) đến hàm lượng phenolic và flavonoid của dịch chiết lá dứa đã được khảo sát. Kết quả cho thấy, dung môi ethanol 70% cho dịch chiết lá dứa có hàm lượng polyphenol (163±4,50 mgGAE/g) và flavonoid (23,6±0,49 %) là cao nhất. Dịch chiết thu được được bổ sung vào sản phẩm tôm sú (Penaeus monodon) tẩm bột với tỉ lệ 2% và phân tích sự thay đổi chất lượng thông qua việc phân tích giá trị Peroxide (PV), Thiobarbituric acid reactive substances (TBARS), độ tươi (TVB-N), cấu trúc, điểm cảm quan và tổng vi sinh vật hiếu khí trong 18 ngày bảo quản lạnh (4±2ºC). Sau 9 ngày bảo quản lạnh, mẫu tôm tẩm bột được bổ sung thêm 2% dịch chiết lá dứa đã ngăn chặn được sự oxy hóa lipid với giá trị PV là 6,92 meq/kg và TBARS là 6,20 mgMDA/kg, trong khi giá trị PV và TBARS của mẫu đối chứng lần lượt là 8,75 meq/kg và 7,51 mgMDA/kg. Ngoài ra, mẫu tôm tẩm bột có bổ sung dịch chiết lá dứa có giá trị cảm quan tốt, mùi thơm hấp dẫn hơn so với mẫu đối chứng ở cùng thời điểm bảo quản.
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên tăng trưởng, tỉ lệ sống, glucose và enzyme tiêu hóa của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) giai đoạn Postlarvae 15 đến Juvenile
Tóm tắt
|
PDF
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn tôm bột (postlarvae) lên giống (juvenile) được tiến hành với 5 nghiệm thức nhiệt độ (27-28, 30-31, 33-34, 36-37 và 28,5-29,5oC (đối chứng). Thí nghiệm bắt đầu từ tôm 0,02 g/con, trong 45 ngày, bể ương 250 lít, mật độ 100 con/bể và mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Tăng trưởng tôm được xác định mỗi 15 ngày; cuối thí nghiệm thu mẫu máu phân tích glucose, mẫu ruột và dạ dày phân tích enzyme tiêu hóa (trypsin, chymotrypsin, amylase). Tỉ lệ sống giảm theo nhiệt độ tăng, 0% ở nhiệt độ 36-37oC, 65% ở nhiệt độ 27-28oC (cao nhất) và 63,7% ở nhiệt độ đối chứng. Tăng trưởng khối lượng (0.015 g/ngày) cao nhất ở nhiệt độ 30-31oC. Hàm lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức 33-34oC (12,11 mg/100 mL) khác có ý nghĩa thống kê (p
Dẫn liệu về thành phần loài cá xương (Osteichthys) ở khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằmcung cấp dẫn liệu bước đầu về thành phần loài, cấu trúc các bậc taxon, các loài cá có giá trị bảo tồn ở Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mẫu cá được thu trực tiếp ngoài thực địa, định hình bằng dung dịch formol 40%. Chụp hình ngay khi còn tươi; đo hình thái ngoài theo Pravdin (1961), Nguyễn Văn Hảo (2001);định loại cá bằng so sánh hình thái dựa vào khóa định loại của Mai Đình Yên (1978), Rainboth (1996), Kottelat (2001a và 2001b) và Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2001, 2005a và 2005b); trình tự sắp xếp lớp, bộ, họ, giống và loài theo Eschmeyer, 2017 và của các tác giả khác. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 73 loài thuộc 47 giống, 20 họ, 08 phân bộ của 08 bộ. Bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế về họ, giống và loài với 09 họ (chiếm 45% tổng số họ của khu vực nghiên cứu), 10 giống (chiếm 21,27% tổng số giống), 49 loài (chiếm 67,12% tổng số loài). Kết quả cũngđã xác định được có 02 loài cá có giá trị bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), 07 loài có tên trong Quyết định 82/2008/QĐ-BNNPTNT và Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 59 loài có tên trong Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) và 01 loài có tên trong Phụ lục II của Công ước CITES (2017) và 04 loài đặc hữu cho khu vực miền Trung.
Hoạt tính kháng khuẩn của một số cao chiết thảo dược kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm nuôi
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bảy loại chất chiết thảo dược (thầu dầu, lưỡi rắn, mật gấu, chùm ngây, lược vàng, ô rô và sài đất) với nguyên liệu được thu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của bảy loại cao chiết thảo dược được sàng lọc trên hai chủng vi khuẩn thường gây bệnh cho tôm nuôi (Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus). Kết quả ghi nhận: Bảy loại cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau, trong đó cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) cho hiệu quả cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn 17 - 18 mm, kế đến là cao chiết mật gấu (Vernonia amygdalina del.), chùm ngây (Moringa oleifera), ô rô (Acanthus ilicifolius L.) và sài đất (Wedelia calendulacea (L) Less.) với đường kính vòng vô khuẩn ở mức trung bình từ 10 - 11 mm. Ngược lại, đường kính vòng vô khuẩn thấp nhất trên cả hai chủng vi khuẩn thu được từ dịch chiết cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa L.) và lược vàng (Callisia fragrans) với vòng kháng khuẩn tương ứng là 7 mm và 8 mm; Kết quả cũng được xác định hiệu quả ở cao chiết thầu dầu đối với V. harveyi, V. parahaemolyticus, tương ứng với giá trị MIC và MBC là 1,25 mg/ml và 2,5 mg/ml; 2,5 mg/ml và 5,0 mg/ml.
Sinh sản của tôm sú mẹ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) gia hóa ở thế hệ G4
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này đánh giá sức sinh sản của tôm sú mẹ gia hóa ở thế hệ G4, là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ tăng trưởng nhanh” trong điều kiện nuôi trong nhà. Tôm mẹ gia hóa thế hệ G4 có tỉ lệ thành thục là 100%. Ở lần đẻ thứ nhất, tôm mẹ có trọng lượng trung bình là 73,3±6,6 g, tỉ lệ đẻ là 50%, sức sinh sản thực tế là 283.556±75.801 trứng/tôm mẹ, tỉ lệ trứng thụ tinh là 84,9%±7,5% và tỉ lệ trứng nở là 96,3%±3,4%; ở lần đẻ thứ 2 có các số liệu lần lượt là: 78±2,5 g, 75,9%, 265.600±97.240 trứng/tôm mẹ, 91,8%±3,4% và 92,1%±4,4%; và đẻ lần 3: 75±7,5 g, 18,2%, 204.444±34.667 trứng/tôm mẹ, 72,4%±16,2% và 60,5%±45,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của trứng đã suy giảm khi tôm đẻ lần 3 (p
Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi nghêu (Meretrix lyrata) tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật, tài chính của nghề nuôi nghêu trong bối cảnh môi trường sống ở Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu và môi trường ngày càng ô nhiễm. Kết quả điều tra, đã xác định các hiện trạng kỹ thuật như sau: diện tích nuôi trung bình/hộ (6,4 ± 1,09 ha), cỡ giống thả nuôi (2.604 ± 527,5 con/kg), lượng giống thả (2,3 ± 0,29 tấn/ha), mật độ thả (387,9 ± 71,7 con/m2), thời gian nuôi (17,5 ± 1,23 tháng), cỡ nghêu thu hoạch (56,6 ± 1,04 con/kg) và tỉ lệ sống (34,1 ± 1,12%). Năng suất nuôi trung bình (13 ± 1,28 tấn/ha/vụ) và có mối tương quan với các yếu tố: điều kiện sân nuôi, diện tích, mật độ và thời gian nuôi. Hiện trạng tài chính: giá bán nghêu thương phẩm (16,5 ± 0,77 nghìn đồng/kg), chi phí sản xuất (103,6 ± 12,4 triệu đồng/ha/vụ), doanh thu (198,4 ± 19,1 triệu đồng/ha/vụ). Lợi nhuận trung bình (94,8 ± 15,9 triệu đồng/ha/vụ) và có mối tương quan chặt chẽ với diện tích, sản lượng, mật độ và thời gian nuôi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định được một số khó khăn, thách thức mà hiện tại mà người nuôi nghêu ở Gò Công Đông đang gặp phải (nghề nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, con giống tự nhiên khan hiếm, dịch bệnh và thiếu vốn sản xuất). Tuy nhiên, có 90% các hộ được khảo sát cho biết họ vẫn tiếp tục phát triển nghề nuôi nghêu tại địa phương.
Bước đầu đánh giá khả năng loại trừ vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) Vibrio parahaemolyticus bằng phương pháp sử dụng hệ sợi nấm trong hệ thống nuôi tôm
Tóm tắt
|
PDF
Ngành nuôi tôm ở Việt Nam đang bị đe doạ bởi sự bùng nổ của nhiều loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, tỉ lệ chết lên đến 100% trong thời gian ngắn ở các trang trại nuôi tôm. Việc sử dụng hệ sợi nấm kiểm soát dịch bệnh AHPND trên tôm với lợi thế chi phí thấp và thân thiện với môi trường là một phương pháp đầy tiềm năng. Trong nghiên cứu này, hệ sợi nấm gồm có Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatus và Pycnoporus sanguineus được sử dụng để kiểm tra khả năng kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tôm được gây cảm nhiễm bằng cách thêm dịch huyền phù Vibrio parahaemolyticus ở nồng độ 105 CFU/mL. Khoảng 5 gam cơ chất bao phủ bởi các sợi tơ nấm được áp dụng trên từng bể nuôi tôm Penaeus vannamei PL30-35 riêng lẻ, mẫu tôm được thu để đánh giá khả năng kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của từng loại nấm. Kết quả cho thấy, hệ sợi nấm Pycnoporus sanguineus có khả năng loại bỏ 99% vi khuẩn V.parahaemolyticus, mặc dù tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng còn thấp, vào khoảng 65% sau thí nghiệm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nhằm tối đa hóa khả năng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm của hệ sợi nấm để có thể ứng dụng thực tế trong nuôi tôm.
Ảnh hưởng của dung môi chiết tách đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ bột tảo Spirulina (Anthrospira platensis)
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích khảo sát khả năng chống oxy hóa của cao chiết từ bột tảo Spirulina (Anthrospira platensis), từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng cao chiết tảo trong việc bảo quản các sản phẩm thủy sản. Cao chiết được chuẩn bị từ dung môi chiết là nước nóng ở 100oC trong 3 giờ và ethanol 90% trong 12 giờ. Hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết được đánh giá thông qua khả năng khử gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) và tổng hàm lượng phenolic có trong cao chiết. Cao chiết từ bột tảo được bổ sung vào dầu đậu nành, dầu cá biển và dầu cá tra nhằm đánh giá khả năng chống oxy hóa ở nhiệt độ 60oC được thực hiện thông qua việc xác định chỉ số peroxide (PV) và Thiobarbituric acid reactive substance (TBARS). Kết quả cho thấy, cao chiết thu được từ dung môi ethanol 90% có hoạt tính khử gốc tự do DPPH (67,1%), với giá trị nồng độ chất chống oxy hóa mà hoạt tính đạt được 50% (IC50) là 0,66 mg/mL, cao hơn so với mẫu cao chiết từ nước nóng 100oC. Tuy nhiên, tổng hàm lượng hợp chất phenolic của cao chiết từ nước nóng lại cao hơn, đạt giá trị 8,11 mg acid gallic tương đương (GAE)/ g cao chiết. Sự khác biệt về chỉ số peroxide trong suốt 6 ngày bảo quản các mẫu dầu đậu nành và dầu cá biển ở 60oC cho thấy tiềm năng của việc ứng dụng cao chiết bột tảo Spirulina từ ethanol trong quá trình bảo quản các loại dầu khác nhau.
Ảnh hưởng của probiotic (Bacillus subtilis) lên chất lượng nước, tỉ lệ sống và hoạt tính emzyme tiêu hóa của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain)
Tóm tắt
|
PDF
Probiotic được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để cải thiện chất lượng nước, kiểm soát dịch bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của các động vật thủy sinh. Nghiên cứu này được tiến hành để xác định hiệu quả của vi khuẩn Bacillus subtilis như một chất bổ sung trong quá trình ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Bacillus subtilis được bổ sung hàng tuần với mật độ 106 CF/mL và nghiệm thức đối chứng không sử dụng probiotic. Kết quả cho thấy rằng, probiotic có thể giúp cải thiện chất lượng nước như hàm lượng TAN, nitrit và mật độ Vibrio thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p
Thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến. Nghiên cứu được thực hiện với 14 đợt thu mẫu ở 3 ao tôm thuộc huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang với mật độ từ 1-3 con/m2, diện tích từ 1,5-1,7ha, độ sâu 1,2 m, thay nước định kỳ 1 lần/tháng. Tôm được thả bổ sung 1 lần/tháng và không cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi. Mẫu tôm được thu 30 con/đợt để phân tích thành phần các nhóm thức ăn trong ống tiêu hóa. Một số các thông số môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ mặn,TSS,TN và TP) cũng được ghi nhận. Kết quả cho thấy các thông số môi trường nước phù hợp với sự phát triển thức ăn tự nhiên và tăng trưởng của tôm trong ao nuôi. Biến động thành phần thức ăn tự nhiên phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng và độ mặn trong môi trường ao nuôi. Ngoài các mảnh vụn hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, nghiên cứu đã xác định được tổng cộng 10 nhóm thức ăn tự nhiên trong ống tiêu hóa của tôm. Thành phần và số lượng thức ăn trong ống tiêu hóa (OTH) của tôm ghi nhận được ở các ao nuôi là 8-23 giống và 6-6.289 cá thể/OTH. Tôm giai đoạn nhỏ với kích thước trung bình 1,5±0,4cm đến 3,6±0,6cm sử dụng chủ yếu tảo Bacillariophyta, Rotifera, Copepoda, Polychaeta và mảnh vụn hữu cơ. Tôm trưởng thành với kích cỡ 12,3±0,7cm tiêu thụ chủ yếu mảnh vụn hữu cơ và Polychaeta. Nhìn chung, tôm có xu hướng chuyển tập tính ăn từ sinh vật nổi sang sinh vật đáy khi đạt kích cỡ từ 4,8±0,5cm đến 5,3±0,8cm.
Khảo sát thành phần loài rong xanh họ Cladophoraceae trong các thủy vực nước lợ tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau
Tóm tắt
|
PDF
Khảo sát thành phần loài rong xanh thuộc họ Cladophoraceae ở các thủy vực nước lợ tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau được thực hiện hàng tháng, từ tháng 05/2015 đến tháng 04/2016. Các loại hình thủy vực được chọn thu mẫu bao gồm: ao nuôi tôm quảng canh cải tiến, ao bỏ hoang, kênh/mương tự nhiên, ao nước thải. Kết quả đã xác định được 15 loài rong xanh thuộc 3 giống, trong đó Cladophora đa dạng nhất có 7 loài, Rhizoclonium có 5 loài, Chaetomorpha có 3 loài. Tần suất xuất hiện của các loài rong xanh trong ao tôm quảng canh cải tiến cao hơn so với các thủy vực khác và số loài dao động trong mỗi tháng thu từ 5-11 loài. Rong xanh xuất hiện quanh năm nhưng sự phân bố thành phần loài bị chi phối bởi sự thay đổi mùa vụ đặc biệt là độ mặn. Số loài rong xanh cao nhất được bắt gặp vào tháng 05 (11 loài) và thấp nhất vào tháng 10 (5 loài). Bên cạnh đó, rong xanh còn bị ảnh hưởng bởi sự ưu thế của các loài rong và thực vật thủy sinh khác trong thủy vực.
Đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng với Vibrio harveyi của tôm sú (Penaeus monodon) ăn thức ăn có bổ sung chất chiết từ rong mơ (Sargassum microcystum)
Tóm tắt
|
PDF
Thử nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp chất chiết từ rong mơ (Sargassum microcystum) bổ sung vào thức ăn cho tôm sú (Penaeus monodon). Tôm được cho ăn với chế độ ăn bổ sung hỗn hợp chất chiết rong mơ S. microcystum ở các hàm lượng khác nhau (0%, 0,5%, 1%, 2% chiết xuất từ rong mơ), cho ăn liên tục trong 30 ngày, Thí nghiệm cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi được tiến hành trong xô nhựa 60 L với 30 con tôm/nghiệm thức. Các chỉ tiêu miễn dịch của tôm thí nghiệm bao gồm tổng số tế bào bạch cầu (THC), số lượng tế bào bạch cầu có hạt (LGC), số lượng tế bào bạch cầu không hạt (HC), hoạt tính phenoloxidase (PO) và sức đề kháng với V. harveyi được đánh giá. Kết quả cho thấy: (i) THC, LGC, HC và hoạt tính enzyme PO gia tăng đáng kể trong nhóm bổ sung 1% chiết xuất từ rong mơ, (ii) tỉ lệ sống cao nhất (80%) được ghi nhận ở nhóm ăn thức ăn bổ sung với nồng độ 1% chất chiết từ rong mơ sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn V. harveyi. Đồng thời, việc cho ăn 1% hỗn hợp chất chiết từ rong mơ S. microcystum có thể tăng khả năng đáp ứng miễn dịch và kháng lại V. harveyi ở tôm sú.
Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn giống
Tóm tắt
|
PDF
Các tỉ lệ cho ăn khác nhau đã được thử nghiệm để đánh giá tăng trưởng và tỉ lệ tăng sinh khối của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống. Thí nghiệm gồm có 4 tỉ lệ cho ăn khác nhau và được lặp lại 3 lần là: 1) Cho ăn với tỉ lệ 3% khối lượng ốc trong 5 tuần (F3-3), 2) Cho ăn 3% trong tuần đầu và 5% ở tuần thứ 2 đến thứ 5 (F3-5), 3) Cho ăn 3% trong tuần đầu, 5% tuần thứ 2 và 7% tuần thứ 3 trở đi (F3-7), 4) Cho ăn 3% tuần đầu, 5% tuần 2, 7% tuần 3, 10% từ tuần thứ tư trở đi (F3-10). Ốc bươu đồng với khối lượng 0,10 - 0,13 g và chiều cao vỏ từ 7,05 - 8,03 mm được ương trong bể PVC (40×80 cm), với mật độ 300 con/m2 và cho ăn thức ăn công nghiệp (18% đạm). Sau 5 tuần nuôi, tỉ lệ sống của ốc khi cho ăn với các tỉ lệ khác nhau không có sự khác biệt (p>0,05). Tuy nhiên, khi cho ăn ở nghiệm thức F3-10 (1,66 g và 20,2 mm) thì cao hơn so với các nghiệm thức khác (p
Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ (tàu >90 CV) ở tỉnh Cà Mau
Tóm tắt
|
PDF
Công tác nghiên cứu hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo đơn (tàu > 90 CV) vùng xa bờ được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018 tại huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 45 hộ ngư dân làm nghề lưới kéo xa bờ xoay quanh nội dung chính về ngư cụ khai thác, tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, loài khai thác, sản lượng khai thác, tỉ lệ cá tạp, hiệu quả tài chính cũng như những thuận lợi và khó khăn. Kết quả cho thấy, nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Cà Mau có 295 chiếc, công suất trung bình là 234 CV/tàu và trọng tải trung bình 18,6 tấn/tàu. Nghề lưới kéo xa bờ có thể khai thác quanh năm, những tháng có sản lượng cao tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Sản lượng khai thác trung bình là 88,7 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp là 24,3%. Tổng chi phí trung bình của một chuyến biển là 50,45 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận trung bình là 35,39 triệu đồng/chuyến, với tỉ suất lợi nhuận là 0,72 lần. Để nghề lưới kéo đơn xa bờ phát triển ổn định, ngư dân cần được tạo điều kiện để tiếp cận vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản và tập huấn cho ngư dân biết cách sử dụng các thiết bị khai thác nhằm tăng hiệu quả khai thác của họ cũng cần được đẩy mạnh.
Đặc điểm gen kháng kháng sinh nhóm beta-lactam của vi khuẩn Escherichia coli phân lập trên cá ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt
|
PDF
Escherichia coli sinh enzyme beta-lactamases kháng thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam phổ rộng (ESBL-E. coli), là loài vi khuẩn gây nhiều bệnh nguy hiểm trên người. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm gen kháng kháng sinh nhóm beta-lactam của 40 chủng vi khuẩn ESBL-E. coli phân lập từ 18 mẫu cá tự nhiên (Pangasianodon bocourti, Pangasianodon conchophilus) và 54 mẫu cá nuôi (Pangasianodon hypophthalmus, Oreochromis sp.) ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Kết quả ghi nhận: (i) ESBL-E. coli phân lập từ các mẫu cá thu ở An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp mang các gen kháng thuốc kháng sinh phổ biến là blaTEM (6 chủng), blaCTX-M-1 (6 chủng), blaCTX-M-9 (7 chủng) và nhiều chủng mang cả hai gen là blaTEM+CTX-M-1 và blaTEM+CTX-M-9; (ii) ESBL-E. coli phân lập từ các mẫu cá thu ở An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp chủ yếu thuộc nhóm A (17 chủng) và B1 (17 chủng). Đặc biệt, trong 6 chủng còn lại, nghiên cứu đã phát hiện 3 chủng thuộc nhóm B2 và 3 chủng thuộc nhóm D, đây là các chủng vi khuẩn có độc lực cao.
Ảnh hưởng của việc bổ sung hàm lượng lecithin khác nhau trong thức ăn đến sự biến thái và tỉ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn zoea 3 đến cua 1
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức bổ sung lecithin thích hợp trong thức ăn phối chế cho ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) ở hai giai đoạn ương nuôi (1) từ giai đoạn zoea 3 đến megalop; (2) từ giai đoạn megalop đến cua 1. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm năm nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (53%), lipid (12%), được bổ sung với các mức lecithin lần lượt là 0% (đối chứng), 1%, 2%, 3% và 4%. Ấu trùng cua được cho ăn kết hợp thức ăn thí nghiệm và ấu trùng Artemia trong suốt thời gian ương nuôi. Kết quả cho thấy khi ương nuôi ấu trùng cua từ giai đoạn zoea 3 đến megalop, nghiệm thức thức ăn bổ sung 3% lecithin cho chỉ số biến thái, tỉ lệ sống, chiều dài và khối lượng của megalop cao hơn có ý nghĩa thống kê (p
Giun nhiều tơ và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững
Tóm tắt
|
PDF
Giun nhiều tơ là một nhóm lớn của ngành giun đốt với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng dành hầu hết thời gian sống bên dưới nền đáy trong những hang tự đào có dạng hình chữ U. Giun nhiều tơ được biết đến đầu tiên như là mồi câu cá ở nhiều nơi trên thế giới. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy nhóm giun nhiều tơ có nhiều đóng góp trong cải thiện môi trường và đóng góp vào các quá trình phân hủy sinh học tự nhiên; ngoài ra, giun nhiều tơ còn là nguồn thức ăn quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và được ứng dụng như là một mắt xích quan trọng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững – hệ thống nuôi trồng thủy sản với nhiều bậc thức ăn khác nhau. Bài viết này sẽ tóm tắt một số đặc điểm sinh học của giun nhiều tơ và nêu ra tầm quan trọng của chúng trong nuôi trồng thủy sản.
Ứng dụng phương pháp phân tích hình ảnh trong việc đo các chỉ tiêu hình thái trên cá
Tóm tắt
|
PDF
Các chỉ tiêu đo rất quan trọng trong việc phân tích hình thái trên cá. Tuy nhiên, việc đo đạc thường tốn nhiều thời gian, công sức và khó lặp lại khi kiểm tra sai số.Phương pháp phân tích hình ảnh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong việc đo các chỉ tiêu hình thái trên nhiều loài sinh vật. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp phân tích hình ảnh trong việc thực hiện các chỉ tiêu đo của hai nhóm hình thái cá (1) nhóm cá có dạng hình ống, đại diện là các loài cá trê (giống Clarias), (2) nhóm cá có hình dạng thân dẹp bên, đại diện là cá ba kỳ đỏ (Cyclocheilichthys apogon). Nguyên lý của phương pháp này là chuyển đổi dữ liệu hình ảnh ở đơn vị Pixel thành đơn vị đo thông dụng thông qua một tỉ lệ “SCALE” được xác định trên hình ảnh của mẫu cá được chụp cùng với thước đo. Các mẫu vật lần lượt được đo bằng phương pháp thông thường với thước vi cấp và được phân tích hình ảnh để xác định độ dài trên ứng dụng tpsDig. Phân tích tương quan (correlation) được thực hiện giữa các số liệu thu được từ hai phương pháp để so sánh sự tương đồng giữa hai phương pháp đo. Kết quả cho thấy đa số các chỉ tiêu đo (17 trên tổng số 25 chỉ tiêu) đều có hệ số tương quan cao (r>0,85), thể hiện tính chính xác cao của phương pháp phân tích hình ảnh trên cả hai dạng kiểu hình cá. Phương pháp phân tích hình ảnh có triển vọng ứng dụng cao trong các nghiên cứu hình thái cá để rút ngắn thời gian phân tích, giảm thiểu khả năng sai sót về dữ liệu hay kiểm tra lại việc đo đạc trong trường hợp xảy ra sai sót hay mất mẫu vật.
Ảnh hưởng của các chiết xuất từ lá ổi (Psidium guajava) và cỏ mực (Eclipta alba) lên sự đề kháng bệnh đốm trắng nội tạng ở cá lóc (Channa striata)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn và nồng độ thích hợp của chất chiết xuất từ cỏ mực và lá ổi kháng lại vi khuẩn Aeromonas schubertii gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata). Đường kính vòng vô trùng của thí nghiệm kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn hai chiết xuất cỏ mực và lá ổi ở cùng nồng độ 250mg/mL, 125mg/mL, 62,5 mg/mL được ghi nhận lần lượt là 20,83±0,76 mm, 16,00±0,00 mm, 14,00±1,00 mm và 23,17±0,29 mm, 16,67±0,58 mm, 15,00±1,00 mm. Hai nhóm cá lóc thí nghiệm được bổ sung vào thức ăn chất chiết xuất từ cỏ mực hoặc lá ổi với có cùng nồng độ 1, 5 và 10 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 45 ngày. Kết quả sự tăng trưởng và hệ số FCR (Feed Conversion Ratio) cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung thảo dược (p
Xác định mối tương quan giữa chiều dài với khối lượng và phân tích phổ thức ăn của ễnh ương (Kaloula pulchra Gray, 1831)
Tóm tắt
|
PDF
Mẫu ễnh ương được thu ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trong 2 mùa (mùa khô và mùa mưa). Nghiên cứu đã thu 400 mẫu ễnh ương, gồm 202 mẫu ễnh ương nhỏ (
Tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ ngư dân sống bên trong và 60 hộ bên ngoài hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) Ô Môn - Xà No bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Mục tiêu nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin về tình hình thu nhập, chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản bên trong và bên ngoài HTCTTL ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản của hộ ngư dân sống bên trong và bên ngoài HTCTTL tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No là một trong những hoạt động sản xuất nhằm cải thiện thêm thu nhập cho nông hộ. Hộ sống ở ngoài HTCTTL có thu nhập 93,4 triệu đồng/năm, cao hơn so với thu nhập của hộ sống trong HTCTTL 79,2 triệu đồng/năm. Chi phí sinh hoạt bình quân của hộ sống bên trong HTCTTL là 3,43 triệu đồng/tháng và hộ bên ngoài HTCTTL là 3,86 triệu đồng/tháng. Chi phí mua thực phẩm thủy sản dao động 44,3-45% tổng chi phí của hộ. Thực phẩm tiêu dùng của hộ khai thác thủy sản khá đa dạng về chủng loại. Trong đó, thực phẩm thủy sản được các hộ thường xuyên sử dụng hơn so với các loại thịt gia súc, gia cầm và trứng. Hộ khai thác thủy sản sống bên ngoài HTCTTL có nhu cầu sử dụng thực phẩm thủy sản nhiều hơn so với hộ sống bên trong HTCTTL (4,2 kg/người/tháng so với 3,5 kg/người/tháng). Lượng thịt heo bình quân được sử dụng 1,1 kg/người/tháng và sản lượng các loại thịt gia cầm, gia súc được sử dụng rất ít. Nhu cầu đối với nhóm thực phẩm tự cung tự cấp của nông hộ khai thác thủy sản được dự đoán không thay đổi trong tương lai.
Tác động của thuốc albendazole và fumagillin lên vi bào tử trùng Kabatana sp. gây nhiễm trong tế bào thận và cơ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng tồn tại của bào tử Kabatana sp. trong môi trường nhân tạo và khả năng ức chế của thuốc kháng sinh lên vi bào tử trùng nhiễm trên tế bào thận và cơ cá tra. Kết quả cho thấy tế bào thận và sợi cơ của cá tra có khả năng sống sót trong môi trường L-15. Kết quả cảm nhiễm bào tử vào tế bào thận và cơ sau 2 giờ cảm nhiễm cũng cho thấy, các tế bào bị bào tử xâm nhập với tỉ lệ nhiễm là 11,68±2,60% tổng số tế bào thận và 7,49±3,02% tổng số sợi cơ. Tại thời điểm 12 giờ sau khi cảm nhiễm, 100% các tế bào thận và sợi cơ bị bào tử xâm nhiễm. Bên cạnh đó, kết quả thí nghiệm thuốc cũng cho thấy albendazole và fumagillin ở nồng độ 5 µg/mL có khả năng ức chế Kabatana sp. nhiễm trong tế bào thận/cơ cá tra, có thể áp dụng thử nhiệm trong điều trị bệnh gạo do vi bào tử trùng Kabatana sp. kí sinh trong cơ cá tra.
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) giống ương theo công nghệ biofloc
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống tôm càng xanh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các mức che lưới khác nhau (1) không che lưới, (2) che một lớp lưới, (3) che hai lớp lưới và (4) che ba lớp lưới. Bể ương tôm có thể tích 500 lít, tôm giống có khối lượng 0,006 g/con, mật độ 1.000 con/m3, độ mặn 5‰, sử dụng bột gạo để tạo biofloc với tỷ lệ C/N=15. Theo kết quả nghiên cứu sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài, khối lượng của tôm ở nghiệm thức không che lưới là (3,37±0,18%/ngày) và (11,4±0,62%/ngày) cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức có che lưới. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức không che lưới (91,5±5,33%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Đánh giá phương pháp bảo quản và chất lượng SCD (dạng tế bào đơn) thu hoạch từ rong bún (Enteromorpha intestinalis)
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định phương pháp thích hợp để bảo quản SCD (dạng tế bào đơn) từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) và đánh giá hiệu quả sử dụng SCD làm thức ăn đến sinh trưởng và tlệ sống của Artemia franciscana. Quy trình thu hoạch SCD gồm ba bước bao gồm:1) Xay nhuyễn bột rong khô và rây qua mắt lưới 200 µm; 2) Ngâm bột rong trong 2 giờ sau đó ủ với nấm men 48 giờ; 3) Lọc qua mắt lưới 50 µm và ly tâm để cô đặc sản phẩm. Phần ly tâm thu được SCD cô đặc và giữ lạnh ở 4oC gọi là SCD tươi (SCD-T); phần khác đem đi sấy gọi là SCD khô (SCD-K). Kết quả cho thấy SCD-T có thời gian bảo quản ngắn trong khoảng 15 ngày ở nhiệt độ 4°C, trong thời gian bảo quản mật độ các hạt SCD có xu hướng giảm trong khi SCD-K có thời gian bảo quản lâu hơn. Artemia được cho ăn với năm loại thức ăn khác nhau trong đó đối chứng là thức ăn tôm sú số 0 và bốn nghiệm thức còn lại gồm SCD-K và SCD-T với các mức thay thế thức ăn tôm sú tương ứng là 50% và 100%. Artemia đạt chiều dài, tỷ lệ sống (63,8%) và các chỉ số sinh sản cao nhất (49,3 phôi/con cái) khi sử dụng 100% thức ăn tôm sú. Tuy nhiên, khi kết hợp 50% thức ăn SCD-K với 50% thức ăn tôm cho kết quả về tỷ lệ sống đạt 54,67 % sau 14 ngày nuôi và khả năng sinh sản của Artemia với sức sinh sản đạt 34,1 phôi/con cái. Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có tỷ lệ SCD khô thấp hơn 50% có thể được nghiên cứu ứng dụng làm thức ăn thay thế cho Artemia.
Nghiên cứu bệnh vi khuẩn trên cá bóp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định một số bệnh vi khuẩn phổ biến trên cá bóp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã thu thập và phân lập được 34 chủng vi khuẩn trên 75 mẫu cá bóp bệnh từ 36 lồng nuôi cá biển ở 4 đảo như: Phú Quốc, Kiên Hải (Nam Du), Kiên Lương (Hòn Nghệ) và Tiên Hải. Các chủng vi khuẩn được kiểm tra các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa; trong đó định danh nhóm Vibrio sp. và Photobacterium sp. với kit API 20E, nhóm Streptococcus sp. với kit API 20 Strep kết hợp với phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA. Kết quả ghi nhận tổng số 14 chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus và 9 chủng Photobacterium damselae được phân lập trên cá bóp bệnh xuất huyết, lở loét. Trong khi, 11 chủng Streptococcus iniae phân lập được trên cá bóp bệnh phù mắt. Kiểm tra kháng sinh đồ trên 24 chủngvi khuẩn (8 chủng của mỗi nhóm vi khuẩn) cho kết quả nhạy cao với doxycycline và florfenicol. Trong khi đó, hầu hết các chủng V. alginolyticus kháng với ampicillin, streptomycin và erythromycin. Tất cả các chủng S. iniae cho kết quả kháng với streptomycin và gentamicin và 5/8 (62,5%) số chủng này kháng với rifampicin. Nhóm vi khuẩn P. damselae cho kết quả nhạy đối với kháng sinh tetracycline, ampicillin, cefotaxime, erythromycin và rifampicin với tỉ lệ 50-90%.
Sự biến đổi của lượng coliforms và Escherichia coli gây nhiễm trên cá rô phi khi bảo quản ở nhiệt độ dương thấp
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu nhằm mục đích theo dõi xu hướng biến đổi của vi sinh vật chỉ thị vệ sinh coliforms và E. coli khi tiến hành gây nhiễm E. coli vào cá rô phi trong quá trình bảo quản tại 5 chế độ nhiệt độ dương thấp (1, 4, 9, 15 và 19 ± 1°C). Để tất cả các mẫu ban đầu đều nhiễm E. coli, chủng vi khuẩn thuần từ phòng thí nghiệm được tăng sinh và tiêm vào mẫu cá với lượng biết trước (≤ 90 cfu/g). Lượng coliforms ban đầu biến động từ 5,6.102 cfu/g đến 1,44.104 cfu/g. Ở cuối thời hạn bảo quản, dựa vào tổng lượng vi sinh vật hiếu khí TVC (khi TVC ≥ 106 cfu/g), lượng coliforms trong cá rô phi sau 144 giờ ở 1 ± 1°C, 120 giờ ở 4 ± 1°C, 120 giờ ở 9 ± 1°C, 24 giờ ở 15 ± 1°C, và 20 giờ ở 19 ± 1°C lần lượt là: 6,6.106, 4,17.106; 2,22.106; 1,15.106 và 7,64.106 cfu/g. Kết quả cho thấy lượng coliforms tăng càng nhanh khi nhiệt độ bảo quản càng cao, trong khi E. coli không phát triển ở 1 ± 1°C và 4 ± 1°C.