Đặng Thị Phượng * , Nguyễn Hoàng Duy , Nguyễn Thanh Long Huỳnh Văn Hiền

* Tác giả liên hệ (thiphuong@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted from August to December 2017 through interviewing 30 inshore gill net households (<90 CV), 4 wholesalers, 3 retailers and 1 processor in Bac Lieu province. The aim of this study was to describe delivery channel and calculate value added for different sectors in products’ delivery channel under the gill net fishing industry, in order to provide information for management and stable development of this industry in Bac Lieu province. The results show that the average yield of gill net fishing (for boat <90 CV) was 510 kg/trip with a single fishing trip last 6 days. The total cost was 18.33 million/trip and the profit was 10.36 million VND with a return rate was 0.75. The most important product delivery channel of inshore gill net fishing industry was from the fisherman to middleman (100% the yield) and then to wholesalers with 69.37% the yield. Delivery of profits (net value added) of the sectors were unreasonably balanced and the wholesalers made up the highest profit rate in the whole chain. The main difficulties for fishermen were their lack of capital investment and the unexpected variation of selling prices.
Keywords: Bac Lieu, delivery channel, financial efficiency, gill net

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 chủ tàu lưới rê ven bờ (<90 CV), 4 vựa thu mua hải sản, 3 hộ bán lẻ hải sản và 1 nhà máy sơ chế thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả kênh phân phối và tính toán giá trị tăng thêm của từng tác nhân tham gia trong kênh phân phối sản phẩm khai thác của lưới rê, từ đó cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lí và phát triển ổn định nghề khai thác lưới rê ven bờ của tỉnh Bạc Liêu. Sản lượng của nghề lưới rê (<90 CV) trung bình là 510 kg/chuyến, với thời gian đánh bắt mỗi chuyến khoảng 6 ngày. Chi phí cho mỗi chuyến khoảng  18,33 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận bình quân là 10,36 triệu đồng với tỉ suất lợi nhuận trên chi phí là 0,75 lần. Kênh phân phối quan trọng nhất của sản phẩm khai thác của nghề lưới rê ven bờ là ngư dân khai thác bán cho vựa thu mua (100% sản lượng) và vựa thu mua bán cho chợ đầu mối 69,37% sản lượng. Việc phân phối lợi ích (giá trị gia tăng thuần) của các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa hợp lí và vựa thu mua chiếm tỉ lệ cao trong toàn chuỗi. Khó khăn chủ yếu của ngư dân khai thác lưới rê ven bờ là thiếu vốn và giá bán sản phẩm khai thác chưa ổn định.
Từ khóa: Bạc Liêu, hiệu quả tài chính, kênh phân phối, lưới rê

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2014. Sô 25/CCKT ngày 25/12 2014. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2014 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. 13 trang.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2015. Số 21/CCKT ngày 28/12/2015. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2015 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. 16 trang.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2016. Số 28/CCKT ngày 18/12/2016. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2016 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 15 trang.

Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức - GTZ, 2007. Cẩm nang Valuelinks. Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Xuất bản lần thứ nhất. 277 trang.

Hồng Văn Thưởng, Hà Phước Hùng và Hồng Thị Hải Yến, 2014. Hiện trạng khai thác và quản lí nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học. 30: 37-44.

Nguyễn Thanh Long, 2013. Khảo sát hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 29: 104-108.

Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại học Cần thơ, 2010. 14b: 354-366.

Nguyễn Thanh Long, 2016. Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học. 45: 112-118.

Nguyễn Trung Vẹn, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng, 2013. Phân tích hiệu quả khai thác hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập Hội nghị Khoa học trẻ ngành thuỷ sản toàn quốc lần thứ IV. Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ IV, 6-7/6/2013, thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 661-169.

Phan Lê Diễm Hằng, Nguyễn Ngọc Duy, 2013. Tiếp cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác – trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa. Tạp chí khoa học – Công nghệ Thủy sản. 4: 107 – 112.