Lý Văn Khánh *

* Tác giả liên hệ (lvkhanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The study determined the effects of the Apex Aqua on growth and survival of spotted scat to find the appropriate rate of Apex Aqua supplements to enhance growth and survival of spotted, scat contributing to improving effective culturing procedures and reducing production costs.. The experiment was designed randomly with four treatments with different ratios of Apex Aqua, including (1) no fertilize, (2) fertilize at the rate of Apex Aqua = 2 g/m3, (3) fertilize at the rate of Apex Aqua = 4 g/m3, (4) fertilize at the rate of Apex Aqua = 6 g/m3. Each treatment, was repeated three times. Spotted scat was 0,15 g in average weight, and was cultured at  salinity of 5‰; Apex Aqua was supplemented every 3 days. After 45 days of experiment, water factors were suitable for the development of spotted scat. Spotted scat in the treatment of Apex Aqua = 2 g/m3 (the everage weight gain of 1,267 (g), daily weight gain of 0,025 g/day and relative growth rate of 4,613 %/day) showed the highest figures, and difference was statistically significant (p<0,05) compared with the other treatments. The highest survival rates (96.4%) were obtained from the treatment of no fertilize, but difference was not statistically significant (p>0,05) compared with the other treatments. Thus, spotted scat can be cultured with fertilize at the rate of Apex Aqua = 2 g/m3.
Keywords: Ratio Apex Aqua, Scatophagus argus, Spotted scat

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ Apex Aqua đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu giống từ đó tìm ra tỷ lệ Apex Aqua bổ sung thích hợp để nâng cao tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu góp phần xây dựng quy trình ương có hiệu quả và giảm chi phí khi ương. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức bón Apex Aqua với liều lượng khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần: không bổ sung Apex Aqua (đối chứng), bổ sung Apex Aqua 2 g/m3, bổ sung Apex Aqua 4 g/m3, bón bổ sung Apex Aqua 6 g/m3. Cá nâu có khối lượng trung bình ban đầu là 0,15 g/con được ương ở độ mặn 5‰, Apex Aqua được bổ sung 3 ngày/lần. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận, sau 45 ngày thí nghiệm, các yếu tố môi trường nước đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá nâu. Trong đó, cá nâu ương ở nghiệm thức bổ sung Apex Aqua 2 g/m3 tăng trưởng tuyệt đối 0,025 g/ngày và tăng trưởng tương đối 4,613 %/ngày là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng là khá cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Như vậy, có thể ương cá nâu với liều lượng bổ sung Apex Aqua 2 g/m3.
Từ khóa: Cá nâu, tỷ lệ Apex Aqua, Scatophagus argus

Article Details

Tài liệu tham khảo

Barry, T. P and Fast, A. W., 1992. Biology of the spotted scat (Scatophagus argus) in the Philippines. Asian Fisheries Science 5:163-179

Boyd, C.E., 1998. Pond water aeration systems, Aquaculture Engineering, 18(1): 9-40.

Boyd, C.E., 2007. Nitrification important process in aquaculture. Global Aquaculture Advocate 10(3): 64-67.

Bùi Thị Bích Hằng, 2017. Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) trong thức ăn lên đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Báo cáo khoa học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Lý Văn Khánh, Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền và Trần Ngọc Hải, 2010. Ảnh hưởng độ mặn lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu giống (Scatophagus argus). Tạp chí khoa học, số 14. Trang 177-185.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, 2014. Sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) nuôi trong ao đất. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 33. Trang 122-130.

Trương Quốc Phú, 2009. Giáo trình quản lý chất lượng nước Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 124 trang.